Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An

doc 15 trang thienle22 4960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_4_5_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_giao_vien.doc

Nội dung text: Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An

  1. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học TUẦN 8 Ngày soạn: 13/10/2018 Ngày dạy: 15/10/2018 Chiều tiết 1,2 lớp 31 HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH : TRÒ CHƠI BLOCK (T1,2) I. Mục tiêu: - KT: Biết cách tự rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - KN: Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - TĐ: Có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục; - NL: Sử dụng được trò chơi Blocks. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH, cài đặt sẵn phần mềm Blocks và đưa biểu tượng ra màn hình nền. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Giới thiệu trò chơi GV giới thiệu biểu tượng của trò chơi trên màn hình - Cả lớp quan sát ? Để khởi động trò chơi em làm thế nào? H: Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động trò chơi Block. H nhận xét, GV nhận xét Gv: Có còn cách nào nữa không? H: Nhấn chuột phải vào biểu tượng ,chọn Open(mở). H nhận xét, GV nhận xét, chốt - Giáo viên giới thiệu với các em về một số kí hiệu và giải thích ý nghĩa của kí hiệu tương ứng với các khối trong trò chơi đồng thời giới thiệu trò chơi Blocks giúp em rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột máy tính, khả năng ghi nhớ của mình. - Giáo viên giới thiệu luật chơi và thực hiện thao tác chọn màn chơi, lật hình làm mẫu để học sinh quan sát. HĐ2. Cách chơi Việc 1: H đọc nội dung ở SHDH Việc 2: H thảo luận với ban bên cạnh về cách chơi Việc 3: Các nhóm chia sẽ kết quả trước lớp H nhận xét, Giáo viên: Phạm Thị An -1- Năm học 2018-2019
  2. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học GV nhận xét , chốt Khi nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ sẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp 2 ô có hình vẽ giống nhau thì các hình đó sẽ biến mất. Nhiệm vụ của em là làm biến mất các ô đó càng nhanh càng tốt. Kết thúc thời gian chơi, số thời gian chơi và tổng số cặp em lật được sẽ được nhấp nháy ở phía dưới. HĐ 3. Bắt đầu trò chơi Việc 1: NT cho các bạn đọc thông tin trong sách, thảo luận trò chơi và thực hiện vào máy ? Có mấy chế độ chơi? (H: 2 chế độ: một người và 2 người chơi) Việc 2: Các nhóm chia sẽ kết quả đã làm được H nhận xét Gv nhận xét, chốt: Để bắt đầu trò chơi mới em chọn Game ở góc trên bên trái, chọn New để bắt đầu. a) Chế độ một người chơi - Chọn Game, chọn 1 Player. + Time: Thời gian trò chơi. + Tatal Pairs Flipped: tổng số lần lật hình. b) Chế độ hai người chơi - Chọn Game, chọn 2 Player. + Player 1 Matches: Người chơi thứ nhất. + Player 2 Matches: Người chơi thứ hai. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. HĐ 4. Thoát khỏi trò chơi H Nêu cách thoát khỏi trò chơi? H nhận xét – GV nhận xét, chốt * Cũng cố: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động và thoát trò chơi Blocks - 1 H nêu lại cách chơi? - Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: * HS làm quen được với trò chơi Blocks, biết khởi động và thoát trò chơ * Thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người và 2 người chơi + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, Tích hợp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, Thực hành. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV yêu cầu HS mở máy tính, khởi động trò chơi. Thực hiện các yêu cầu sau: Việc 1: GV tổ chức học sinh theo nhóm máy tính, từng học sinh trong nhóm tự tìm hiểu trò chơi, học sinh thực hiện chọn trò chơi ở chế độ một người chơi, các bạn khác trong nhóm quan sát và góp ý cho bạn. Giáo viên: Phạm Thị An -2- Năm học 2018-2019
  3. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 2: Sau khi học sinh tìm hiểu và làm quen với trò chơi, giáo viên sắp xếp học sinh theo cặp có cùng khả năng, để các em cùng thi nhau thực hiện trò chơi này ở chế độ hai người chơi. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. - Đối với nhóm máy đã thành thạo trò chơi hoặc hoàn thành trò chơi sớm, giáo viên hướng dẫn học sinh tăng mức độ khó cho trò chơi (chế độ chơi Big Board) theo hướng dẫn: - Gv quan sát, theo dõi H thực hiện - GV: Sau khi hoàn thành màn chơi, học sinh gõ tên của mình vào ô trống, nháy chọn OK để lưu thành tích màn chơi Báo cáo kết quả làm được với cô giáo. GV nhận xét Ngoài ra, giáo viên giới thiệu một số chức năng khác trong trò chơi như: - Tạo màn chơi mới bằng cách nhấn phím F2 trong màn hình trò chơi. . Để kết thúc trò chơi em, Nhấn File/ Chọn Exit C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Về nhà đọc bài đọc thêm “Máy tính trong đời sống” SHDH Tr37. Giáo viên: Phạm Thị An -3- Năm học 2018-2019
  4. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 13/10/2018 Ngày dạy: 15/10/2018 Chiều tiết 3 lớp 31 HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH : TRÒ CHƠI BLOCK (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết cách tự rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - KN: Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - TĐ: Có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục; - NL: Sử dụng được trò chơi Blocks. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH, cài đặt sẵn phần mềm Blocks và đưa biểu tượng ra màn hình nền. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Giới thiệu trò chơi GV giới thiệu biểu tượng của trò chơi trên màn hình - Cả lớp quan sát ? Để khởi động trò chơi em làm thế nào? H: Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động trò chơi Block. H nhận xét, GV nhận xét Gv: Có còn cách nào nữa không? H: Nhấn chuột phải vào biểu tượng ,chọn Open(mở). H nhận xét, GV nhận xét, chốt - Giáo viên giới thiệu với các em về một số kí hiệu và giải thích ý nghĩa của kí hiệu tương ứng với các khối trong trò chơi đồng thời giới thiệu trò chơi Blocks giúp em rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột máy tính, khả năng ghi nhớ của mình. - Giáo viên giới thiệu luật chơi và thực hiện thao tác chọn màn chơi, lật hình làm mẫu để học sinh quan sát. HĐ2. Cách chơi Việc 1: H đọc nội dung ở SHDH Việc 2: H thảo luận với ban bên cạnh về cách chơi Việc 3: Các nhóm chia sẽ kết quả trước lớp H nhận xét, GV nhận xét , chốt Giáo viên: Phạm Thị An -4- Năm học 2018-2019
  5. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Khi nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ sẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp 2 ô có hình vẽ giống nhau thì các hình đó sẽ biến mất. Nhiệm vụ của em là làm biến mất các ô đó càng nhanh càng tốt. Kết thúc thời gian chơi, số thời gian chơi và tổng số cặp em lật được sẽ được nhấp nháy ở phía dưới. HĐ 3. Bắt đầu trò chơi Việc 1: NT cho các bạn đọc thông tin trong sách, thảo luận trò chơi và thực hiện vào máy ? Có mấy chế độ chơi? (H: 2 chế độ: một người và 2 người chơi) Việc 2: Các nhóm chia sẽ kết quả đã làm được H nhận xét Gv nhận xét, chốt: Để bắt đầu trò chơi mới em chọn Game ở góc trên bên trái, chọn New để bắt đầu. a) Chế độ một người chơi - Chọn Game, chọn 1 Player. + Time: Thời gian trò chơi. + Tatal Pairs Flipped: tổng số lần lật hình. b) Chế độ hai người chơi - Chọn Game, chọn 2 Player. + Player 1 Matches: Người chơi thứ nhất. + Player 2 Matches: Người chơi thứ hai. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. HĐ 4. Thoát khỏi trò chơi H Nêu cách thoát khỏi trò chơi? H nhận xét – GV nhận xét, chốt * Cũng cố: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động và thoát trò chơi Blocks - 1 H nêu lại cách chơi? - Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: * HS làm quen được với trò chơi Blocks, biết khởi động và thoát trò chơ * Thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người và 2 người chơi + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, Tích hợp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, Thực hành. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Về nhà đọc bài đọc thêm “Máy tính trong đời sống” SHDH Tr37. Giáo viên: Phạm Thị An -5- Năm học 2018-2019
  6. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 13/10/2018 Ngày dạy: 16/10/2018 Sáng tiết 1 lớp 31 HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH : TRÒ CHƠI BLOCK (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết cách tự rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - KN: Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ; - TĐ: Có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục; - NL: Sử dụng được trò chơi Blocks. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH, cài đặt sẵn phần mềm Blocks và đưa biểu tượng ra màn hình nền. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học: 1. Khởi động - Gọi 1 H lên khởi động trò chơi Blocks và thực hiện chơi? - Cả lớp quan sát, nhận xét GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV yêu cầu HS mở máy tính, khởi động trò chơi. Thực hiện các yêu cầu sau: Việc 1: GV tổ chức học sinh theo nhóm máy tính, từng học sinh trong nhóm tự tìm hiểu trò chơi, học sinh thực hiện chọn trò chơi ở chế độ một người chơi, các bạn khác trong nhóm quan sát và góp ý cho bạn. Việc 2: Sau khi học sinh tìm hiểu và làm quen với trò chơi, giáo viên sắp xếp học sinh theo cặp có cùng khả năng, để các em cùng thi nhau thực hiện trò chơi này ở chế độ hai người chơi. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. - Đối với nhóm máy đã thành thạo trò chơi hoặc hoàn thành trò chơi sớm, giáo viên hướng dẫn học sinh tăng mức độ khó cho trò chơi (chế độ chơi Big Board) theo hướng dẫn: - Gv quan sát, theo dõi H thực hiện - GV: Sau khi hoàn thành màn chơi, học sinh gõ tên của mình vào ô trống, nháy chọn OK để lưu thành tích màn chơi Báo cáo kết quả làm được với cô giáo. GV nhận xét Giáo viên: Phạm Thị An -6- Năm học 2018-2019
  7. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngoài ra, giáo viên giới thiệu một số chức năng khác trong trò chơi như: - Tạo màn chơi mới bằng cách nhấn phím F2 trong màn hình trò chơi. . Để kết thúc trò chơi em, Nhấn File/ Chọn Exit B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Về nhà em hãy truy cập vào một số địa chỉ trang Web phục vụ cho việc học tập, vui chơi phù hợp với lứa tuổi của mình cùng với bố mẹ hoặc bàn bè. Ngày soạn: 14/10/2018 Ngày dạy: 16/10/2018 Sáng tiết 2 lớp 41,tiết 3 lớp 43 CHỦ ĐỀ 2 : EM TẬP VẼ BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (T1) I. Mục tiêu: - KT: Nắm các kiến thức, kĩ năng đã học về cách vẽ hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ; - KN: Lưu bài vẽ vào máy tính và mở bài vẽ đã lưu để chỉnh sửa; - TĐ: Hăng say xây dựng bài; - NL: Ứng dụng các kiến thức đã học để hoàn thành bài vẽ. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Trao đổi với bạn, nối theo mẫu. Việc 1: Cá nhân hoàn thành bài tập sách HDH. Việc 2: Đổi chéo vở vởi bạn để kiểm tra với bạn. Việc 3: Báo cáo kết quả làm được với cô giáo. HĐ 2: Em và bạn thực hiện các yêu cầu sau: - Mở chương trình Paint - Vẽ hình rồi tô màu cho hình theo mẫu, lưu bài vẽ có tên lần lượt là Bài vẽ 1 và Bài vẽ 2 vào thư mục của em trên máy tính. Việc 1: NT điều hành các bạn trong nhóm khởi động máy, mở chương trình paint. - H thảo luận cách vẽ hình theo mẫu yêu cầu b, thực hiện vẽ và tô màu theo hình mẫu, lưu bài vào máy. Giáo viên: Phạm Thị An -7- Năm học 2018-2019
  8. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Em sử dụng công cụ gì để vẽ hình đèn giao thông, con diều? Để tô màu vào hình em thực hiện như thế nào? Việc 2: Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo H nhận xét, Gv nhận xét bài vẽ của từng nhóm, tuyên dương nhóm vẽ đẹp HĐ3. Em và bạn trao đổi cách đổi tên hai bài vẽ ở hoạt động 2 thành tên Đèn giao thông và Con diều. Gv hướng dẫn H cách đổi tên baive1 ở hoạt động 2 thành tên Đèn giao thông trên màn hình - H quan sát, theo dõi, nêu các bước thực hiện để đổi tên mà cô vừa làm? H nhận xét, GV nhận xét, chốt Y/c H thực hiện đổi tên 2 bài vẽ ở hoạt động 2 thành tên Đèn giao thông và Con diều vào máy. - Gv quan sát chung, nhận xét - H thoát phần mềm Paint Đánh giá thường xuyên + Tiêu chí: * H khởi động, thoát được phần mềm Paint; * Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các công cụ đã học vào vẽ hình theo mẫu; * Lưu được bài vào máy tính, đổi được tên tệp hình vẽ. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, Tích hợp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời; Thực hành. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Về nhà tìm hiểu thêm về công cụ đường gấp khúc Giáo viên: Phạm Thị An -8- Năm học 2018-2019
  9. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 14/10/2018 Ngày dạy: 16/10/2018 Sáng tiết 4 lớp 53 BÀI 3: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN (T1) I. Mục tiêu - KT: Nắm cách chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản; - KN: Thực hiện trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau; - TĐ: Thể hiện tính sáng tạo và thẩm mỹ trong cách trình bày văn bản; - NL: Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nội dung tự học cá nhân, nhóm. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học 1. Khởi động - Gv mở một đoạn văn bản có sẳn, yêu cầu H thụt dòng đầu của đoạn văn bản, giản khoảng cách giữa các dòng 2.0, trình bày chữ nghiêng. - H thực hiện, cả lớp quan sát, nhận xét, Gv nhận xét 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1, 2: Mở đoạn văn bản đã có sẵn trong máy - NT điều hành các bạn khởi động máy, mở đoạn văn bản đã lưu trong máy tính, quan sát các biểu tượng trên thanh công cụ trong nhóm Styles, ở thẻ Home và nhận xét khái quát về các kiểu trình bày. - Một học sinh chọn nút lệnh Heading 1, các bạn trong lớp sẽ thảo luận về phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, sự thay đổi của đoạn văn bản sau khi chọn Heading 1 so với các đoạn văn bản còn lại. - H nhận xét GV nhận xét, thao tác chọn mẫu - Giáo viên cho học sinh lần lượt thử chọn các heading tiếp theo rồi nhận xét về việc thay đổi kiểu chữ của đoạn văn bản. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thay đổi kiểu trình bày của: + Nhiều đoạn văn bản; + Cả văn bản; + Tiêu đề văn bản. H: Cách chọn kiểu trình bày có săn cho đoạn văn bản là: B1: Nháy chuột vào đoạn văn bản cần trình bày Giáo viên: Phạm Thị An -9- Năm học 2018-2019
  10. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học B2: Nháy chọn kiểu trình bày ? Nêu lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản? - GV chốt: Chọn kiểu trình bày có săn cho đoạn văn bản tiết kiệm được thời gian định dạng vì kiểu có sẵn đã được định dạng như: Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Bài tập 1 - H mở văn bản đã lưu trong máy tính, sau đó luyện tập các thao tác a, b ở SHDH trang 45 Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo H nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương * Củng cố: Để chọn 1 kiểu trình bày có sẳn cho đoạn văn bản em thực hiện thế nào? H nêu - H nhận xét, nêu lại. Gv chốt. Đánh giá thường xuyên + Tiêu chí: * HS chọn được kiểu trình bày có sẳn cho đoạn văn bản, trình bày được văn bản theo nhiều kiểu khác nhau + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, Tích hợp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, Thực hành C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Ngày dạy: 16/10/2018 Chiều tiết 1 lớp 51,tiết 2 lớp 52 BÀI 3: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN (T1) (Đã soạn ngày 14/10/2018) Giáo viên: Phạm Thị An -10- Năm học 2018-2019
  11. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 14/10/2018 Ngày dạy: 16/10/2018 Chiều tiết 3 lớp 41 CHỦ ĐỀ 2 : EM TẬP VẼ BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nắm các kiến thức, kĩ năng đã học về cách vẽ hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ; - KN: Lưu bài vẽ vào máy tính và mở bài vẽ đã lưu để chỉnh sửa; Biết sử dụng, phối kết hợp giữa các công cụ đã học vào vẽ hình cơ bản - TĐ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ hình; - NL: Sử dụng thành thạo các công cụ đã học vào vẽ hình trong phần mềm Paint. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học 1. Khởi động Em hãy khởi động phần mềm Paint và vẽ hình, tô màu theo mẫu? H thực hiện - Cả lớp quan sát, nhận xét GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4. Em mở bài vẽ Đèn giao thông, vẽ thêm chiếc ô tô bên cạnh chiếc đèn giao thông rồi lưu lại bài vẽ vào thư mục của em trên máy tính. Việc 1: NT điều hành các bạn trong nhóm khởi động máy, mở bài vẽ Đèn giao thông ở hoạt động 2 - H thảo luận cách vẽ và tô màu chiếc ô tô. Chiếc ô tô gồm có mấy bộ phận? Em sử dụng công cụ gì để vẽ từng bộ phận của ô tô? Em sử dụng màu gì để tô? - H vẽ và tô màu chiếc ô tô, lưu bài vào máy. Việc 2: Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo H nhận xét, Gv nhận xét bài vẽ của từng nhóm, tuyên dương nhóm vẽ đẹp HĐ 5. Mở bài vẽ Con diều, sử dụng công cụ sao chép để sao chép thành nhiều con diều khác. Vẽ thêm mặt trời và các đám mây rồi tô màu để bức tranh sinh động hơn. Giáo viên: Phạm Thị An -11- Năm học 2018-2019
  12. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Gv cho hs xem hình vẽ mẫu. Việc 1: NT điều hành các bạn mở bài vẽ Con diều ở hoạt động 2 - H quan sát hình mẫu của cô, thảo luận cách làm. Để sao chép con diều em thực hiện như thế nào? Em sử dụng công cụ gì để vẽ mặt trời, các đám mây? Chọn màu tô phù hợp? - H thực hiện và lưu bài vào máy. - Gv quan sát chung, giúp đỡ nhóm còn chậm Việc 2: Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo GV chiếu bài các nhóm để cả lớp quan sát, nhận xét, bình chọn nhóm nào vẽ đẹp nhất Gv nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đẹp * Củng cố: Y/c H nhắc lại cách sao chép hình? Đánh giá thường xuyên + Tiêu chí: * H khởi động, thoát được phần mềm Paint; * Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các công cụ đã học vào vẽ hình; * Sử dụng được công cụ sao chép hình vẽ, lưu được bài vào máy tính. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng công cụ để vẽ đường thẳng, cách sử dụng công cụ để vẽ đường gấp khúc H thảo luận nhóm rồi ghi điểm giống nhau và khác nhau của hai công cụ này vào bảng Chia sẽ kết quả với cô giáo H nhận xét, GV nhận xét, chốt (điểm giống nhau: cả hai công cụ đều có thể sử dụng để vẽ đường thẳng; điểm khác nhau: công cụ dùng để vẽ từng đường thẳng riêng lẻ, công cụ có thể vẽ liền mạch nhiều đoạn thẳng để tạo thành một vùng khép kín hoặc hình có nhiều cạnh) Giáo viên: Phạm Thị An -12- Năm học 2018-2019
  13. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học GV: khi nào thì sử dụng công cụ vẽ đường thẳng? Khi nào thì sử dụng công cụ vẽ đường gấp khúc? H trả lời. H nhận xét, GV nhận xét Ngày dạy: 116/10/2018 Chiều tiết 4 lớp 42 CHỦ ĐỀ 2 : EM TẬP VẼ BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (T1) (Đã soạn ngày 14/10/2018) Ngày dạy: 17/10/2018 Sáng tiết 1 lớp 43, tiết 2 lớp 42 CHỦ ĐỀ 2 : EM TẬP VẼ BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (T2) (Đã soạn ngày 14/10/2018) Giáo viên: Phạm Thị An -13- Năm học 2018-2019
  14. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 16/10/2018 Ngày dạy: 18/10/2018 Chiều tiết 1 lớp 53, tiết 2 lớp 51, tiết 3 lớp 52 BÀI 3: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN (T2) I. Mục tiêu - KT: Nắm cách chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản; - KN: Thực hiện trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau; - TĐ: Thể hiện tính sáng tạo và thẩm mỹ trong cách trình bày văn bản; - NL: Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nội dung tự học cá nhân, nhóm. II. Chuẩn bị - GV: Máy tính, Tài liệu HDH. - HS: Tài liệu HDH, bút, vở III. Hoạt động học 1. Khởi động - Gv mở một đoạn văn bản có sẵn, yêu cầu H trình bày đoạn văn bản theo mẫu có sẵn. - H thực hiện, cả lớp quan sát, nhận xét, Gv nhận xét 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ2. Bài tập 2 Việc 1: Mở văn bản có sẳn trong máy, thực hiện điều chỉnh nhiều đoạn văn bản có cùng 1 kiểu trình bày Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh cách thực hiện điều chỉnh nhiều đoạn văn bản có cùng 1 kiểu trình bày Việc 3: NT điều hành các bạn thảo luận, thống nhất ý kiến Báo cáo trước lớp H nhận xét, GV nhận xét, chốt: Để điều chỉnh nhiều đoạn văn bản có cùng 1 kiểu trình bày ta thực hiện: Đánh dấu các đoạn văn bản cần thay đổi, sau đó chọn kiểu trình bày thích hợp. HĐ3. Bài tập 3 Y/c H gõ 4 đoạn văn bản ngắn (theo mẫu) rồi thực hiện điều chỉnh các đoạn văn bản theo y/c ở SHDH NT điều hành các bạn thực hành theo nhóm, học sinh thảo luận về các yêu cầu điều chỉnh văn bản Giáo viên: Phạm Thị An -14- Năm học 2018-2019
  15. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo GV chiếu bài 1 số nhóm để H quan sát, nhận xét GV nhận xét, tuyên dương * Củng cố: ? Em hãy nêu cách chọn kiểu trình bày có sẵn cho văn bản? cách điều chỉnh nhiều đoạn văn bản có cùng 1 kiểu trình bày? - Em cần ghi nhớ sử dụng các kiểu trình bày văn bản có sẵn giúp em trình bày văn bản nhanh hơn. Đánh giá thường xuyên + Tiêu chí: * H biết cách điều chỉnh nhiều đoạn văn bản có cùng 1 kiểu trình bày * HS gõ được văn bản theo mẫu; điều chỉnh được văn bản theo yêu cầu + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Y/C HS về nhà thực hành bài 1, 2 SHDH trang 45 Giáo viên: Phạm Thị An -15- Năm học 2018-2019