Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 32 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An

doc 17 trang thienle22 5080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 32 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_4_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_giao_vie.doc

Nội dung text: Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 32 (Năm học 2018 - 2019) - Giáo viên: Phạm Thị An

  1. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học TUẦN 32 Ngày soạn: 13/04/2019 Ngày dạy: 15/04/2019 Tin học: Chiều tiết 1 lớp 32 BÀI 4: THAY ĐỔI NỀN, BỔ SUNG THÔNG TIN VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách chọn nền trang trình chiếu từ mẫu có sẵn; 2. Kỹ năng: - Thêm được các thông tin về trang trình chiếu như: tác giả, ngày, tháng soạn bài trình chiếu, số thứ tự trang trình chiếu 3. Thái độ: - H học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực: Thao tác thành thạo với phần mềm trình chiếu. II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy tính, máy chiếu. Máy tính cài đặt sẵn phần mềm PowerPoint và phần mềm UniKey, đưa các biểu tượng ra trên màn hình nền ở từng máy của học sinh. - Giáo viên sưu tầm và lưu một số tranh, ảnh sử dụng trong bài học như hình ảnh động vật, hình ảnh bảo vệ môi trường, hình ảnh biển báo, đèn giao thông đặt vào thư mục trên mỗi máy tính. - Học sinh: sách HDH, bút chì. III. Hoạt động dạy - học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Em hãy soạn bài trình chiếu gồm 4 trang có chủ đề Các cơ quan trong cơ thể người theo gợi ý trang 103, 104 sgk Trang 1: Tên chủ đề Trang 2: Ghi nội dung: Cơ quan tiêu hóa và cơ quan thần kinh Trang 3: Ghi nội dung: Cơ quan hô hấp và cơ quan bài tiết nước tiểu Trang 4: Ghi lời cảm ơn người theo dõi Yêu cầu: a/ Lựa chọn bố cục từng trang cho phù hợp b/ Chèn hình, tranh ảnh minh họa nội dung vào từng trang trình chiếu c/ Bổ sung thông tin người soạn, ngày soạn và số trang trình chiếu d/ Đặt tên bài trình chiếu rồi lưu vào thư mục máy tính. Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận, lựa chọn bố cục trình bày cho từng trang trình chiếu, phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm Việc 2: Các nhóm thực hiện lần lượt các yêu cầu vào máy, trình bày nội dung trong trang trình chiếu (gõ lại tiêu đề và nội dung cho sẵn trong sách giáo khoa trang 103, 104). - GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 1 Năm học 2018-2019
  2. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Giáo viên lưu ý học sinh lựa chọn bố cục cho trang 2, 3 của bài trình chiếu sao cho hợp lí để trình bày nội dung và hình ảnh minh hoạ cho nội dung đó (chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ cho phù hợp với nội dung đẹp mắt và rõ ràng). Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả đã làm được - Các nhóm nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương Đánh giá thường xuyên - Tiêu chí: * H sử dụng được phần mềm PowerPoint để soạn bài trình chiếu theo yêu cầu: biết lựa chọn bố cục hợp lý, chèn được hình, tranh ảnh vào trong trang trình chiếu; thêm được các thông tin cho trang trình chiếu, * H lưu được bài vào thư mục của máy tính - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG H tạo bài trình chiếu có 2 trang rồi thực hiện các yêu cầu b, c, d trang 104 sgk, rút ra nhận xét về chức năng của các nút lệnh. + : Để thay đổi màu nền cho các trang trình chiếu trong bài trình chiếu. + : Để thay đổi màu nền cho trang trình chiếu được chọn. GV nhận xét, * Củng cố bài học Giáo viên tổ chức chơi trò chơi bằng cách tạo các thẻ học tập, mỗi thẻ học tập là một bước soạn bài trình chiếu, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện sắp xếp các thẻ học đó theo thứ tự các bước soạn bài trình chiếu đúng, nhóm nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. Ngày soạn: 13/04/2019 Ngày dạy: 15/04/2019 Tin học: Chiều tiết 2 lớp 32 BÀI 5: SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU ĐỂ THUYẾT TRÌNH (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách trình bày nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn. 2. Kỹ năng: Học sinh sẽ trình bày được nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn. 3. Thái độ: - H học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực: Thuyết trình thành thạo với phần mềm trình chiếu. II. Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 2 Năm học 2018-2019
  3. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy tính, máy chiếu. Máy tính cài đặt sẵn phần mềm PowerPoint và phần mềm UniKey, đưa các biểu tượng ra trên màn hình nền ở từng máy của học sinh. - Học sinh: sách HDH, bút chì. III. Hoạt động dạy - học: * Khởi động: - Giáo viên gọi 1 học sinh nhắc lại các bước để soạn 1 bài trình chiếu H nhận xét Gv nhận xét, tuyên dương A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1: Thao tác trình chiếu Giáo viên cho từng nhóm học sinh thực hiện trình chiếu bài trình chiếu đã soạn ở Bài 3 phần Hoạt động ứng dụng, mở rộng theo hướng dẫn trong sách. Việc 1: H đọc phần hướng dẫn trong SGK Việc 2: Các nhóm mở bài trình chiếu đã soạn ở Bài 3 phần Hoạt động ứng dụng, mở rộng rồi luân phiên nhau thực hiện trình chiếu nội dung theo hướng dẫn Việc 3: Các nhóm thực hiện trình chiếu nội dung bài trước lớp. - Các nhóm nhận xét - GV nhận xét Giáo viên lưu ý: học sinh có thể sử dụng các phím tắt như: phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên, phím Shift +F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn hoặc phím ESC để tắt chế độ trình chiếu. HĐ 2: Tìm hiểu về hoạt động thuyết trình với bài trình chiếu a/ Chuẩn bị thiết bị trình chiếu: Việc 1: H đọc SGK Việc 2: Chia sẽ những hiểu biết của mình về quá trình chuẩn bị với bạn trong nhóm Việc 3: Chia sẽ kết quả trước lớp H nhận xét GV nhận xét b/ Các bước thuyết trình: Việc 1: H đọc SGK, trả lời câu hỏi: Để thuyết trình có mấy bước? Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 3 Năm học 2018-2019
  4. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 2: Chia sẽ các bước để thuyết trình với bạn bên cạnh Việc 3: Chia sẽ kết quả trước lớp H nhận xét GV nhận xét, chốt Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh các bước chuẩn bị và thuyết trình như sau: + Lập kế hoạch: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu mục đích, chủ đề cần giới thiệu cho người nghe, chuẩn bị nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin trong các trang trình chiếu; + Chuẩn bị cấu trúc bài trình chiếu: Cần chuẩn bị theo các phần như: mở đầu; các mục nội dung chính; kết luận; + Thực hành: Nên tập thuyết trình trước máy tính hoặc nhóm bạn để tiếp nhận những góp ý hoặc điều chỉnh về nội dung, cách thuyết trình trước khi thuyết trình trước nhiều người; + Thuyết trình: Khi trình bày trước nhiều người, cần lưu ý đến cử chỉ, mắt nhìn, sử dụng bút trỏ laser, giọng nói để hoạt động thuyết trình đạt được hiệu quả cao nhất. Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: * H biết nhấn phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên, phím Shift +F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn hoặc phím ESC để tắt chế độ trình chiếu. * Biết sử dụng các phím mũi tên để chuyển tiếp hoặc lùi lại các trang trình chiếu khi thuyết trình * Biết cách thuyết trình bài trình chiếu trước thầy cô giáo và bạn bè - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời, thực hành Ngày dạy: 15/04/2019 Tin học: Chiều tiết 3 lớp 31 BÀI 4: THAY ĐỔI NỀN, BỔ SUNG THÔNG TIN VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU (T2) (Đã soạn ngày 13/04/2019) Ngày dạy: 16/04/2019 Tin học: Sáng tiết 1 lớp 31 BÀI 5: SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU ĐỂ THUYẾT TRÌNH (T1) (Đã soạn ngày 13/04/2019) Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 4 Năm học 2018-2019
  5. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 14/04/2019 Ngày dạy: 16/04/2019 Tin học: Sáng tiết 2 lớp 41,tiết 3 lớp 43 BÀI 5: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: : - Biết cách sử dụng câu lệnh lặp thay thế các câu lệnh lặp lại nhiều lần; - Biết sử dụng câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. 2. Kĩ năng: : - Sử dụng được câu lệnh lặp thay thế các câu lệnh lặp lại nhiều lần; - Sử dụng được câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, hứng thú khi tham gia thực hành. 4. Năng lực: H sử dụng thành thạo câu lệnh lặp để vẽ hình trong Logo II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy chiếu, - Học sinh: sách, vở, bút III. Hoạt động dạy - học: Gọi 2 bạn lên bảng viết các lệnh đã học trong phần mềm Logo - H nhận xét - GV nhận xét A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Câu lệnh lặp a/ - Giáo viên cho học sinh viết lại các câu lệnh điều khiển Rùa vẽ hình vuông đã được học ở bài trước. - Giáo viên gợi ý để học sinh rút ra nhận xét về tính chất lặp lại của các câu lệnh. - Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động tìm hiểu câu lệnh lặp, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng câu lệnh lặp để viết lệnh điều khiển Rùa vẽ hình vuông. So sánh kết quả với lần vẽ trước. Việc 1: H thực hiện vẽ hình vuông bằng 8 câu lệnh đơn Việc 2: H thực hiện vẽ hình vuông bằng câu lệnh REPEAT So sánh kết quả với lần vẽ trước, rút ra nhận xét GV quan sát, hướng dẫn thêm Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả đã làm được H nhận xét, GV nhận xét b/ Viết câu lệnh lặp vào chỗ chấm, thực hiện ở trên máy để kiểm tra kết quả Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 5 Năm học 2018-2019
  6. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 1: H viết câu lệnh vào vở, so sánh kết quả với bạn bên cạnh Việc 2: H thực hiện câu lệnh REPEAT vào máy GV quan sát, hướng dẫn thêm Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả đã làm được H nhận xét, GV nhận xét GV chốt : Cấu trúc câu lệnh lặp: Repeat n[ các câu lệnh lặp lại]: Rùa sẽ lặp lại n lần các lệnh đặt trong dấu ngoặc [ ] Giáo viên giúp học sinh hiểu được rằng câu lệnh lặp không chỉ giúp học sinh viết các câu lệnh ngắn gọn mà còn rèn luyện cho học sinh tư duy thuật toán “chia để trị” (chia vấn đề cần giải quyết thành các vấn đề nhỏ hơn, dễ giải quyết hơn). HĐ2: Câu lệnh Wait Việc 1: Các nhóm thực hiện lần lượt các lệnh trong mỗi cột, so sánh kết quả hiển thị trên màn hình Việc 2: NT điều hành các bạn thảo luận, rút ra ý nghĩa sử dụng của lệnh wait Việc 3: BHT cho các nhóm chia sẻ đáp án trước lớp. H, GV nhận xét, GVchốt : Trong hoạt động tìm hiểu câu lệnh Wait, xét về tư duy lập trình thì câu lệnh này không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhờ nó mà các em quan sát trực quan hơn hành động của Rùa khi thực hiện các câu lệnh. Cũng nhờ lệnh Wait mà ta có thể tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt. Wait n: Rùa sẽ tạm dừng n tic trước khi thực hiện các lệnh tiếp theo Lưu ý: lệnh Wait không làm thay đổi hành động của Rùa mà chỉ làm “chậm” các hành động đó. Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: * H biết được cấu trúc của câu lệnh lặp Repeat n[ ] * Sử dụng được câu lệnh lặp thay thế các câu lệnh lặp lại nhiều lần; * Sử dụng được câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời, thực hành Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 6 Năm học 2018-2019
  7. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 14/04/2019 Ngày dạy: 16/04/2019 Tin học: Sáng tiết 4 lớp 53 BÀI 4: CHÈN Ô NHỊP, THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ BẢN NHẠC (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: : - Biết cách chèn thêm một hoặc nhiều ô nhịp; 2. Kĩ năng: - Thay đổi được thông tin của bản nhạc đã tạo. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực: H thay đổi thành thạo thông tin của bản nhạc với phần mềm Sudoku MuseScore; II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy chiếu, - Một phần bản nhạc bài “Son la son” đã nhập nốt. - Một số bản nhạc đơn giản. - Học sinh: sách, vở, bút III. Hoạt động dạy - học: - Ổn định lớp - Gọi 1 H lên mở 1 bản nhạc có sẳn từ máy tính bằng phần mềm MuseScore, thực hiện thêm 2 ô nhịp mới vào cuối đoạn nhạc. H nhận xét, GV nhận xét A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Chèn thêm một ô nhịp: Việc 1: Các nhóm mở đoạn nhạc TĐN số 1 rồi chèn thêm 2 ô nhịp theo hướng dẫn SGK, sau đó đưa ra nhận xét về việc nối thêm ô nhịp và chèn một ô nhịp khác nhau ở chỗ nào? GV quan sát, giúp đỡ Việc 2: Chia sẽ kết quả với nhóm bên cạnh Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả H nhận xét GV nhận xét, chốt HĐ 2. Chèn thêm nhiều ô nhịp Tương tự như cách chèn một ô nhịp ở HĐ1, Việc 1: H đọc hướng dẫn ở phần 2 trang 126, sau đó gọi một học sinh đứng lên trình bày các bước chính để chèn thêm nhiều ô nhịp vào khuông nhạc. Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 7 Năm học 2018-2019
  8. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 2: H thao tác chèn thêm nhiều ô nhịp vào khuông nhạc theo hướng dẫn. GV quan sát, hướng dẫn thêm Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả H nhận xét GV nhận xét, chốt HĐ 3. Thay đổi tựa đề, tiêu đề, tên nhạc sĩ, của bản nhạc đã tạo Việc 1: H đọc hướng dẫn ở phần 3 trang 127, trả lời câu hỏi: để thay đổi thay đổi tựa đề, tiêu đề, tên nhạc sĩ, của bản nhạc đã tạo em làm thế nào? Việc 2: NT điều hành các bạn trong nhóm lận phiên nhau thực hiện thay đổi thông tin của bản nhạc đã tạo. GV quan sát, hướng dẫn thêm Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả H nhận xét GV nhận xét, chốt Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: * Biết cách chèn thêm một hoặc nhiều ô nhịp; * Thay đổi được thông tin của bản nhạc đã tạo. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời, thực hành B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Ngày dạy: 16/04/2019 Tin học: Chiều tiết 1 lớp 51,tiết 2 lớp 52 BÀI 4: CHÈN Ô NHỊP, THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ BẢN NHẠC (T1) (Đã soạn ngày 14/04/2019) Ngày soạn: 14/04/2019 Ngày dạy: 16/04/2019 Tin học: Chiều tiết 3 lớp 41 BÀI 5: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: : - Biết cách sử dụng câu lệnh lặp thay thế các câu lệnh lặp lại nhiều lần; - Biết sử dụng câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 8 Năm học 2018-2019
  9. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học 2. Kĩ năng: : - Sử dụng được câu lệnh lặp thay thế các câu lệnh lặp lại nhiều lần; - Sử dụng được câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, hứng thú khi tham gia thực hành. 4. Năng lực: H sử dụng thành thạo câu lệnh lặp để vẽ hình trong Logo II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy chiếu, - Học sinh: sách, vở, bút III. Hoạt động dạy - học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Thực hiện các lệnh trong SGK trang 119, điền kết quả vào ô trống Việc 1: NT điều hành các trong nhóm luân phiên thực hiện các câu lệnh vào máy, quan sát kết quả trên màn hình, điền kết quả vào vở GV quan sát, hướng dẫn thêm Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bên cạnh Việc 3: BHT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. H nhận xét GV nhận xét, Chốt lại : Hoạt động này nhằm giúp học sinh luyện tập kĩ năng về câu lệnh lặp. Giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện ra quy luật về mối quan hệ giữa số lần lặp và góc quay của Rùa trong các câu lệnh (ví dụ, Repeat n [FD d RT α] thì α = 360 : n). Từ đó, có thể giúp học sinh ghi nhớ cách viết câu lệnh điều khiển Rùa vẽ đa giác đều n cạnh. HĐ 2. Thêm lệnh Wait 60 vào các câu lệnh ở SGK trang 119, thực hiện trên máy quan sất kết quả Thông thường, học sinh chỉ thêm một câu lệnh Wait vào sau câu lệnh RT n. Giáo viên yêu cầu học sinh thêm 2 câu lệnh Wait vào trong câu lệnh lặp để có thể quan sát rõ hơn hành động của Rùa khi thực hiện từng câu lệnh. Việc 1: H viết câu lệnh vào vở Việc 2: So sánh kết quả với bạn bên cạnh Thực hiện các lệnh trên vào máy, kiểm tra kết quả GV quan sát Việc 3: Báo cáo những việc đã làm với cô giáo. H nhận xét Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 9 Năm học 2018-2019
  10. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học GV nhận xét, chốt: Hoạt động này nhằm giúp các em luyện tập kĩ năng về câu lệnh Wait. HĐ 3. Thay đổi giá trị Wait trong câu lệnh sau, thực hiện trên máy quan sất kết quả CS PEPEAT 6[FD 100 RT WAIT 60] Việc 1: các nhóm thực hiện vào máy Việc 2: Chia sẽ kết quả với nhóm bạn bên cạnh GV quan sát Việc 3: Báo cáo những việc đã làm với cô giáo. H nhận xét GV nhận xét, chốt Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: * H biết sử dụng câu lệnh lặp để vẽ hình chữ nhật, tam giác, hình vuông, đa giác đều 5 cạnh , 6 cạnh * Biết sử dụng câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của Rùa. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm/cặp để học sinh trao đổi, thảo luận, xác định thuật toán rồi viết câu lệnh điều khiển Rùa thực hiện yêu cầu 1,2 trang 120 theo mẫu. Việc 1: các nhóm thực hiện vào máy Việc 2: Chia sẽ kết quả với nhóm bạn bên cạnh GV quan sát Việc 3: Báo cáo những việc đã làm với cô giáo. H nhận xét GV nhận xét, chốt * Củng cố, ghi nhớ: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc, ý nghĩa của câu lệnh Repeat và câu lệnh wait Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 10 Năm học 2018-2019
  11. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày dạy: 17/04/2019 Tin học: Sáng tiết 1 lớp 43 BÀI 5: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (T2) (Đã soạn ngày 07/04/2019) Ngày dạy: 17/04/2019 Tin học: Sáng tiết 2 lớp 42 BÀI 5: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (T1) (Đã soạn ngày 07/04/2019) Ngày soạn: 15/04/2019 Ngày dạy: 17/04/2019 Kĩ thuật : Chiều tiết 1 lớp 42 LẮP XE TẢI (T2) I.MỤC TIÊU: KT: - HS chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. KN: - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ôtô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. TĐ: - Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải. NL: - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Hợp tác, sáng tạo, thẩm mĩ, ngôn ngữ. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Mẫu ô tô tải lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: + Nêu quy trình lắp ô tô tải? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Thực hành lắp ô tô tải (Tiếp) Việc 1: Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị ĐDHT của các thành viên trong nhóm Việc 2: Lắp tiếp ô tô tải mà tiết trước chưa hoàn thành. Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 11 Năm học 2018-2019
  12. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 3: Chia sẻ cách lắp ô tô tải Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: * HS lắp được ô tô tải * Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Thực hành; Định hướng học tập Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: * Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. * Lắp được ô tô tải theo mẫu. Xe chuyển động được. * Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ nội dung bài học với bạn bè, người thân. Ngày soạn: 15/04/2019 Ngày dạy: 17/04/2019 Tin học: Chiều tiết 2 lớp 53, tiết 3 lớp 51 BÀI 4: CHÈN Ô NHỊP, THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ BẢN NHẠC (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: : - Biết cách chèn thêm một hoặc nhiều ô nhịp; 2. Kĩ năng: - Thay đổi được thông tin của bản nhạc đã tạo. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực: H thay đổi thành thạo thông tin của bản nhạc với phần mềm Sudoku MuseScore; II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Giáo án, SHD, máy chiếu, Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 12 Năm học 2018-2019
  13. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Một phần bản nhạc bài “Son la son” đã nhập nốt. - Một số bản nhạc đơn giản. - Học sinh: sách, vở, bút III. Hoạt động dạy - học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1 trang 127: Giáo viên yêu cầu học sinh mở tệp TĐN số 1 đã lưu sẵn trong thư mục máy tính, chèn thêm 2 ô nhịp và ghi thêm nốt nhạc vào 2 ô nhịp mới. Học sinh nghe thử để kiểm tra vị trí chèn ô nhịp và nốt nhạc đã đúng chưa. - NT điều hành các bạn khởi động phần mềm . - Thực hiện lần lượt các yêu cầu và máy GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện - Các nhóm chia sẽ kết quả làm được - H nhận xét - Gv nhận xét Qua hoạt động này, giúp các em biết được cách thêm ô nhịp vào đoạn nhạc đã có Hoạt động 2 trang 127: Giáo viên yêu cầu H tạo 1 bản nhạc em đã học ở lớp 5. Soạn tựa đề, tiêu đề, tên nhạc sĩ, của bản nhạc đã tạo. Học sinh có thể nghe thử bản nhạc mới này để kiểm tra kết quả chép nhạc. - NT phân chia các bạn trong nhóm luân phiên thực hiện lần lượt các yêu cầu và máy GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện - BHT đi quan sát kết quả của các nhóm thực hiện - Các nhóm chia sẽ kết quả làm được - H nhận xét, GV nhận xét Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: * H biết cách thêm ô nhịp và ghi thêm được nốt nhạc vào ô nhịp mới * H tạo được bản nhạc mới theo yêu cầu Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 13 Năm học 2018-2019
  14. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, hỏi đáp, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm 1 bản nhạc thiếu nhi theo ý của mình rồi dùng phần mềm Musescore để chép đoạn nhạc đó, chơi thử rồi lưu vào máy tính nghe thử. Việc 1: các nhóm thảo luận, tìm bài nhạc của mình cần tạo Việc 2: Thực hiện vào máy Việc 3: Chia sẽ trước lớp H nhận xét, GV nhận xét * Củng cố, ghi nhớ: GV yêu cầu H nhắc lại: - Cách chèn thêm một hoặc nhiều ô nhịp vào khuông nhạc; - Thay đổi thông tin của bản nhạc đã tạo; - Nhắc lại các phím tắt để thực hiện thao tác chèn thêm một ô nhịp vào giữa khuông nhạc, chèn thêm ô nhịp vào cuối đoạn nhạc. Ngày soạn: 15/04/2019 Ngày dạy: 18/04/2019 Đạo đức: Sáng tiết 1 lớp 21 GIÚP BẠN VƯỢT KHÓ (T1) I.MỤC TIÊU: KT: - Hs hiểu được ý nghĩa của việc giúp bạn vượt khó: Giúp bạn có thêm điều kiện và nghị lực vượt qua những khó khăn và có niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống. KN: - Biết giúp đỡ bạn vượt khó bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình. TĐ: - Yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, đặc biệt với những người khó khăn trong cuộc sống. NL: - Tự giải quyết, hợp tác, tự tin, ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: - Sách đạo đức lớp 2, vở BTĐ Đ, chuyện kể III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Việc 1: TBVN điều hành lớp hát Việc 2: Gv nhận xét Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 14 Năm học 2018-2019
  15. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học 2.Hình thành kiến thức. GV giới thiệu bài- ghi đề bài – HS nhắc đề bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện Việc 1: Nghe thầy/cô kể một câu chuyện về quá trình vượt khó để học tập của một bạn trong trường hoặc trường bạn Em lắng nghe chuyện kể, suy nghĩ trả lời các câu hỏi + Bạn ấy đã gặp khó khăn gì? + Bạn ấy làm thế nào để vượt qua khó khăn và có thể tiếp tục học tập? + Vì sao bạn ấy phải được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè? + Sự giúp đỡ của mọi người có ý nghĩa như thế nào đối với những người gặp khó khăn? Việc 2: Thảo luận, trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Cho các bạn chia sẻ câu trả lời trong nhóm. NT điều hành nhóm, các thành viên nêu lên ý kiến của mình và thống nhất lại kết quả. Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Qua câu chuyện hs hiểu được quá trình vượt khó trong học tập từ đó tự học hỏi những điều tốt đẹp của câu chuyện. Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời: - PP: vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi và TLCH, nhận xét bằng lời, TÔN VINH Hoạt động 2: Kể về những người bạn gặp khó khăn mà em biết Việc 1: Em suy nghĩ và kể về những người bạn bị thiệt thòi, rủi ro, bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống( có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị bệnh tật, khuyết tật, mồ côi, ) nhưng vẫn cố gắng học tập. Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: Cho các bạn chia sẻ câu trả lời trong nhóm NT điều hành nhóm, các thành viên nêu lên ý kiến của mình Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Hs kể được những tấm gương vượt khó trong thực tế cuộc sống. Tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp, tích hợp - Kĩ thuật: Đặt CH và TLCH, nhận xét bằng lời, Tôn vinh học tập, phân tích, phản hồi Hoạt động 3: Liên hệ thực tế Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 15 Năm học 2018-2019
  16. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 1: Em tự liên hệ bản thân: Mình đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Ai đã giúp đỡ mình? Em đã từng giúp bạn gặp khó khăn trong cuộc sống chưa? Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ. Nhận xét, tuyên dương các bạn Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: HS liên hệ được thực tế bản thân mình về những việc mình đã gặp khó khăn và mình đã giúp đỡ người khác và từ đó rút ra được bài học cho bản thân khi giúp đỡ người khác. Mạnh dạn khi trình bày trước lớp. - PP: Vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ với người thân, bạn bè về nội dung bài học. Ngày soạn: 14/04/2019 Ngày dạy: 18/04/2019 HĐNG: Sáng tiết 2 lớp 32 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (ĐẠO ĐỨC 3) I. MỤC TIÊU: KT: - Qua bài học học sinh hiểu thêm về làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Bình. KN: - Hiểu được quy trình sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống của quê hương mình. TĐ: - Giáo dục HS càng yêu thích và giữ gìn và quảng bá nghề truyền thống của quê hương. NL: - Chăm chỉ, tự giác học II. CHUẨN BỊ: - Trang ảnh một số nghề như làm nón, làm hiếu cói, làm gốm, làm mây tre. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho cả lớp hát tập thể 1 bài. 2. Hình thành kiến thức: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1:Tìm hiểu các nghề và làng nghề truyền thống: Việc 1: HĐCN: Cho HS nối tiếp nêu một số nghề truyền thống ở quê mình. Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 16 Năm học 2018-2019
  17. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 2:Chia sẻ: Chốt các nghề truyền thống ở quảng bình là: Nghề làm nón, nghề nấu rượu, nghề làm chiếu cói, nghề sản xuất nước mắm, nghề đan lát, nghề ren đúc. Nghề chổi đót. - Cho HS xem tranh của các làng nghề. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống. Việc 1: Cho HS nối tiếp nêu quy trình sản phẩm nghề mà em biết. Việc 2: Chia sẻ: Khen ngợi một số em nêu quy trình đúng. Việc 3: Cho HS đọc phần ghi nhớ: Nghề và làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng tăng thu nhập cho người lao động , các làng nghề còn là nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương một cách tinh tế. Chúng ta cần trân trọng và lưu giữ, quảng bá cho sản phẩm nghề truyền thống của quê hương. Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: *H hiểu thêm về làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Bình. + PP: vấn đáp, tích hợp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân tích, phản hồi. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nhận xét tiết học. Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ. Ngày dạy: 18/04/2019 Tin học: Sáng tiết 4 lớp 42 BÀI 5: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (T2) (Đã soạn ngày 14/04/2019) Ngày dạy: 18/04/2019 Tin học: Sáng tiết 5 lớp 52 BÀI 4: CHÈN Ô NHỊP, THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ BẢN NHẠC (T2) (Đã soạn ngày 15/04/2019) Ngày dạy: 19/04/2019 HĐNG: Chiều tiết 1 lớp 31 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (ĐẠO ĐỨC 3) (Đã soạn ngày 14/04/2019) Ngày dạy: 19/04/2019 Kĩ thuật : Chiều tiết 2 lớp 43 LẮP XE TẢI (T2) (Đã soạn ngày 15/04/2019) Giáo viên: Phạm Thị An T32 - 17 Năm học 2018-2019