Giáo án Tin học 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_tha.doc
Nội dung text: Giáo án Tin học 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp
- Giáo án tin học 5 TUẦN 5 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 5 Ngày dạy: 5/10/2020 (Lớp : 5C ) 6/10/2020 ( Lớp 5B,A) BÀI 5: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH STELLARIUM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. KT: học sinh hiểu được một số khái niệm về thiên văn học và không gian xung quanh em. 2. KN: sử dụng được phần mềm Stellarium để quan sát được bầu trời sao dưới dạng ba chiều 3. TĐ: Có ý thức học tập, yêu thích môn học và hiểu rõ hơn về bầu trời, từ đó biết yêu thiên nhiên đất nước, con người. 4. NL: Sử dụng tốt phần mềm Stellarium II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Máy chiếu; Các máy tính được cài đặt phần mềm Stellarium; Đặt biểu tượng phần mềm Stellarium trên màn hình nền. - Học sinh: SGK, STH. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Giới thiệu phần mềm - CN đọc nội dung, quan sát tranh ở sgk và trả lời câu hỏi. - Cách khởi động phần mềm? ? Để chuyển phần mềm sang tiếng việt em thực hiện như thế nào? - Chia sẻ với bạn bên cạnh. - Báo cáo kết quả trước lớp. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt Giáo viên giới thiệu giao diện phần mềm sau khi khởi động trên màn hình * Khởi động phần mềm : Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm Stellarium Sẽ mặc định em đang ở nơi nào trên thế giới. - Để chuyển sang tiếng việt: B1: Em di chuyển chuột vào bên trái phần mềm nháy chọn biểu tượng GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 1 - Trường TH Phú Thủy
- Giáo án tin học 5 TUẦN 5 Năm học: 2020 - 2021 Nháy chọn Tiếng việt - Ngôn ngữ chương trình - Ngôn ngữ bầu trời B2: Nháy chọn mục Save View - GV. Để làm việc được với phần mềm thì các em phải hiểu rõ các nút lệnh để điều khiển - Cả lớp quan sát HĐ 2. Hướng dẫn sử dụng a/ Ý nghĩa của các thanh công cụ dọc và ngang - NT điều hành các bạn đọc nội dung sgk, cùng tìm hiểu ý nghĩa của các thanh công cụ dọc và ngang. - Thống nhất ý kiến, chia sẽ trước lớp - Chiếu các thanh công cụ lên màn hình để cả lớp cùng quan sát - Bảng địa điểm - Bảng thời gian - Bảng bầu trời và các tùy chọn - Bảng tìm kiếm - Bảng cấu hình - Bảng la bàn b/ Cách cọn địa điểm qua sát * Nháy chọn bảng địa điểm để xuất hiện cửa sổ địa điểm như hình dưới GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 2 - Trường TH Phú Thủy
- Giáo án tin học 5 TUẦN 5 Năm học: 2020 - 2021 Gõ địa chỉ muốn tìm vào khung - Gõ địa điểm muốn tìm vào khung tìm kiếm và gõ Enter c/ Cách tìm hành tinh hoặc ngôi sao nào đó - GV giới thiệu một số thông tin cơ bản về tên gọi, hình dáng của các chòm sao; tên gọi, hình ảnh các hành tinh trong Hệ Mặt Trời; hình ảnh đặc trưng của một số thành phố lớn trên thế giới. - Giáo viên làm mẫu phần chọn địa điểm quan sát, cách tìm hành tinh hoặc ngôi sao nào đó - Cả lớp quan sát d/Thoát khỏi ứng dụng - CN đọc nội dung, thực hiện và trả lời câu hỏi: - Để thoát khỏi phần mềm em làm thế nào? Chia sẽ cách làm với bạn bên cạnh Trình bày trước lớp. H nhận xét, GV nhận xét, chốt ĐÁNH GIÁ: - Tiêu chí: HS sử dụng được phần mềm STELLARIUM để tìm hiểu về thiên văn học và không gian xung quanh ta * Đối với HS năng lực còn hạn chế: khởi động và thoát được phần mềm STELLARIUM, nắm được ý nghĩa của một số công cụ ở thanh dọc và ngang, biết cách chọn địa điểm quan sát - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, thực hành BÀI 5: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH STELLARIUM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. KT: học sinh hiểu được một số khái niệm về thiên văn học và không gian xung quanh em. 2. KN: sử dụng được phần mềm Stellarium 3. TĐ: Có ý thức học tập, yêu thích môn học 4. NL: Sử dụng tốt phần mềm Stellarium II. CHUẨN BỊ: GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 3 - Trường TH Phú Thủy
- Giáo án tin học 5 TUẦN 5 Năm học: 2020 - 2021 - Giáo viên: Máy chiếu; Các máy tính được cài đặt phần mềm Stellarium; Đặt biểu tượng phần mềm Stellarium trên màn hình nền. - Học sinh: SGK, STH. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Học sinh thực hành theo các yêu cầu sau: - NT điều hành các bạn thực hiện các yêu cầu sau: Việc 1: Khởi động khởi động phần mềm STELLARIUM Việc 2: Chuyển ngôn ngữ phần mềm sang tiếng Việt, lưu lại Việc 3: Thực hành chọn một vài địa điểm để quan sát, tìm một số hành tinh và ngôi sao mà em thích Báo cáo kết quả đã làm được với cô giáo Chiếu bài các nhóm lên để H quan sát, nhận xét GV nhận xét. 2. GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” - Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm máy(3 học sinh), thi đua xem nhóm nào tìm ra một ngôi sao nào đó (do giáo viên chỉ định) một cách nhanh nhất. - Cả lớp bắt đầu chơi - Sau khi hoàn tất bài thực hành, GV hỏi: + Ngôi sao đó có hình dạng là gì? Ý nghĩa của ngôi sao đó? Em thích ngôi sao nào nhất? H trả lời, H nhận xét, bổ sung GV nhận xét ĐÁNH GIÁ: - Tiêu chí: HS sử dụng được phầm mền STELLATIUM để tìm hiểu về các quốc gia, các ngôi sao, các hành tinh trên thế giới * Đối với HS năng lực còn hạn chế: HS sử dụng được phầm mền STELLATIUM để tìm hiểu về 1 quốc gia, 1 ngôi sao nào đó trên TG - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em tự quan sát địa điểm của một quốc gia nào đó, tìm hiểu về 1 hành tinh mà em thích GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 4 - Trường TH Phú Thủy