Giáo án tiết Sinh hoạt tập thể và Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Tuần 1 đến 10

doc 31 trang thienle22 13141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tiết Sinh hoạt tập thể và Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tiet_sinh_hoat_tap_the_va_hoat_dong_ngoai_gio_len_lo.doc

Nội dung text: Giáo án tiết Sinh hoạt tập thể và Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Tuần 1 đến 10

  1. GIÁO ÁN TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ VÀ HĐNGLL TUẦN 1 HĐTT : SINH HOẠT LỚP : THÀNH LẬP HĐTQ LỚP HỌC. I. Mục tiêu - KT : Nhận xét, đánh giá HĐ của lớp trong tuần vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới. Bầu được hội đồng tự quản của lớp. - KN : Rèn các em kĩ năng nhanh nhẹn trong từng hoạt động của tiết sinh hoạt. - TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. II. Các HĐ chính 1) Ban văn nghệ tổ chức trò chơi cho cả lớp cùng chơi. 2) Cô giáo mời hội đồng tự quản lâm thời đánh giá hoạt động trong tuần qua. - Đại diện hội đồng tự quản đánh giá ưu điểm, hạn chế của lớp - Đại diện hội đồng tự quản tổ chức cho lớp thảo luận cặp đôi 2 phút về những việc đã làm và những việc chưa làm được. - Đại diện hội đồng tự quản mời các bạn cùng chia sẻ trước lớp. *Đánh giá : - Tiêu chí: HS nêu ra được các hoạt động đã thực hiện tốt và một số tồn tại trong tuần., biết nhận xét nhữn gì bạn làm tốt và chưa tốt về bạn. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 3) Bầu hội đồng tự quản lớp học Việc 1: GV nêu vấn đề, bầu 1 CTHĐTQ, 2PCTHĐTQ . Việc 2: - Cô giáo mời H ứng cử, đề cử: 5H - Cho H chuẩn bị tranh cử trong thời gian 5 phút. - Mời H tranh cử. Việc 3: Thảo luận , thống nhất HĐTQ ( Có thể qua hình thức bỏ phiếu ) - Chủ THĐTQ cũ nêu thể lệ bỏ phiếu với ban kiểm phiếu và thông qua trứơc lớp: cá nhân mỗi bạn viết tên của bạn mà mình chọn vào phiếu, số phiếu đánh từ cao xuống thấp, bạn nào có số phiếu cao nhất trúng chủ tịch hội đồng tự quản. - Hội đồng tự quản mới ra mắt. - Hội đồng tự quản cũ bàn giao công việc cho hội đồng tự quản mới. 5) Đại diện hội đồng tự quản thảo luận để thành lập các ban. - Cô giáo mời ý kiến H - HĐTQ dán tên các ban vào bảng.
  2. - H viết tên ban mà mình thích, H đính tên của mình vào mỗi ban ở bảng. - CTHĐTQ phân công chỗ ngồi cho các ban vừa hát vừa đổi chỗ. - Bầu trưởng ban trong thời gian 3 phút. Báo các trưởng ban với cô giáo 6) Cô giáo nêu chủ đề của tháng cho trưởng các ban. - Trưởng ban về xây dựng nội dung kế hoạch cho ban mình phụ trách. - Cô giáo mời từng ban lên trình bày kế hoạch. GV tập hợp kế hoạch của các ban và chốt lại các việc cho thời gian tới như : - Tìm hiếu các ngày lễ trong tháng 2 – 9 Ngày Quốc khánh nước cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam 5 – 9 Ngày khai giảng năm học mới - Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ trên - Tiếp tục củng cố nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức tự giác trong các hoạt động của lớp, trường - Nhóm thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài tập VN trong từng ngày. - Tăng cường vệ sinh lớp, dịch vụ,vệ sinh phong quang trường sạch sẽ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước - Bổ sung sách vở, dụng cụ học tập - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng khai giảng năm học mới. *Đánh giá : - Tiêu chí: Thành lập được HĐTQ mới. Bầu được các ban và nêu được nhiệm vụ của các ban. HS cùng nhau thảo luận để đưa ra được kế hoạch cho tuần tới (dựa trên chủ đề GV đã đưa ra) - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Kết thúc tiết học: Cô giáo nhận xét chung, tổ chức lớp múa hát tập thể. HĐNG: LỄ HỘI QUÊ EM I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS hiểu biết thêm về những lễ hội truyền thống của quê hương. - KN: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. - TĐ: Yêu mến, tự hào với các lễ hội quê em; GD HS có ý thức bảo tồn và giữ gìn các lễ hội quê hương. - NL: Phát triển năng lực thẩm mĩ. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh; dụng cụ vẽ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
  3. 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ. - Nghe GV giới thiệu bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ 1: Tìm và chọn nội dung đề tài: - Cá nhân nhớ và ghi lại các lễ hội mà em biết. - Chia sẻ với bạn trong nhóm. Trưng bày tranh ảnh về các lễ hội quê em. - Chia sẻ trước lớp. * Đánh giá: - Tiêu chí: +Kể được tên các lễ hội tiêu biểu của quê em: Lệ Thủy có lễ hội đua thuyền Ngoài ra còn có các lễ hội tưởng nhớ những người có công với quê hương; lễ hôi văn hóa với mục đích vui chơi giải trí. (hội bài chòi). - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời. HĐ 2. Cách vẽ tranh lễ hội: - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm mô tả các hoạt động diễn ra trong lễ hội và nêu cách vẽ tranh lễ hội theo các bước. - Chia sẻ trước lớp; GV HD các bước vẽ: * Đánh giá: - Tiêu chí :+Nêu các bước vẽ tranh lễ hội: Xác định hình ảnh chính, hình ảnh phụ Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau Sửa và điều chỉnh hình cho đẹp mắt. Vẽ màu theo ý thích, chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp với các hình mảng trong tranh. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Thực hành: - Cá nhân vẽ. HĐ 4: Nhận xét, đánh giá: - Một số cá nhân trưng bày sản phẩm và giới thiệu cho các bạn nội dung tranh.
  4. * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS biết vẽ tranh lễ hội quê em đúng chủ đề và trình bày được nội dung tranh vẽ: Cách chọn hình ảnh (phù hợp đề tài) Cách sắp xếp hình ảnh (cân đối, rõ nội dung) Cách vẽ hình(hợp lí, sinh động) Màu sắc(hài hòa, thể hiện được không khí của lễ hội, độ đậm nhạt phù hợp với từng mảng) - Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân đi xem lễ hội đua thuyền vào ngày 2/9.Tuyên truyền để nhiều người cùng biết vễ lễ hội quê em. TUẦN 2 HĐNGLL : ATGT: Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS phân biệt được 23 biển báo hiệu giao thông đường bộ. Hiểu ý nghĩa, nội dung, sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông đường bộ - KN: Trình bày tên các biển báo theo các nhóm. - TĐ: Có ý thức tuân theo các báo hiệu của tín hiệu giao thông đường bộ. - NL: Giúp HS phát triển năng lực hiểu và vận dụng( làm quen được với thao tác mô tả) II. Hoạt động học +/HĐ1: Tổ chức trò chơi An toàn giao thông Việc 1 : Cả lớp lắng nghe cô giáo phổ biến luật chơi Việc 2 : Chia các bạn thành hai nhóm và chơi. Đội nào thực hiện đúng theo các biển báo hiệu giao thông đường bộ thì nhóm đó giành chiến thắng Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau trò chơi *Đánh giá: - Tiêu chí: HS bước đầu biết phân biệt được các biển biển báo đơn giản thường gặp.
  5. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ2: Nội dung của biển báo hiệu giao thông đường bộ Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về ý nghĩa, nội dung của từng biển báo trong các tranh. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được ý nghĩa , nội dung của các biển baostrong tranh. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời +/HĐ3 : Ý thức của HS trong việc tuân theo các báo hiệu của tín hiệu giao thông đường bộ Việc 1 : Cả lớp suy nghĩ về tầm quan trọng của việc tuân theo tín hiệu giao thông đường bộ Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về ý nghĩa, nội dung của từng biển báo trong các tranh. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. +/ HĐ4: Tổng kết, đánh giá Việc 1 : Cá nhân tự nhận xét về ý nghĩa và tầm quan trọng của các biển báo giao thông đường bộ Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói được tầm quan trọng trong việc thức hiện nghiêm túc tín hiệu giao thông. Liên hệ được thực tế. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
  6. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động kết thúc tiết học HĐTT : SINH HOẠT ĐỘI : THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ ĐỘI I. Mục tiêu: - KT : Đội viên hiểu được vai trò, ý nghĩa của CLB mình tham gia. Nhận xét,đánh giá HĐ của lớp trong tuần vừa qua - KN : Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để chọn tham gia vào CLB phù hợp. Đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới - TĐ : GD đội viên có ý thức phấn đấu khi tham gia vào các CLB Biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp. II. Hoạt động cơ bản 1. Thành lập câu lạc bộ Đội- Phụ trách sao. HĐ 1: mục đích ý nghĩa của việc thành câu lạc bộ Đội- Phụ trách sao. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. *Đánh giá: -Tiêu chí:+ Đưa ra mục đích ý nghĩa của việc thành lập câu lạc bộ Đội – Phụ trách sao. ( Thành lập CLB để điều hành các hoạt động của chi đội, chỉ đạo các ban hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả, giúp đỡ sao nhi đồng trong các hoạt động của liên đội) -Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2: Tiêu chí để tham gia CLB Đội – Phụ trách sao. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. *Đánh giá: -Tiêu chí:+ Xây dựng được một tiêu chí thuyết phục, phù hợp với vai trò của CLB. (Các bạn tham gia vào CLB phụ trách Đội phải là những bạn yêu thích CLB, thích hoạt động Đội. Các em có năng lực của người chỉ huy Đội, tổ chức vận động phong trào sao cho đồng bộ đạt được quy mô lớn, thu hút đông đảo các bạn đội viên tham gia, đồng thời tạo được sự đồng tình ủng hộ của liên đội, gia đình.)
  7. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Thành lập CLB Việc 1: Các cá nhân thấy mình yêu thích CLB tự nguyện xin gia nhập vào CLB Đội – Phụ trách sao Việc 2: Đề cử các bạn có năng lực vào ban chủ nhiệm CLB Việc 3: Biểu quyết thống nhất ý kiến. Việc 4 : Ban chủ nhiệm CLB ra mắt ( trong quá trình bình chọn GV theo giỏi và định hướng cho HS) *Đánh giá: -Tiêu chí: - Thu hút được các đội viên yêu thích hoạt động đội tham gia vào câu lạc bộ để phát huy các kĩ năng ,năng lực của mình. - Chọn được ban chủ nhiệm CLB đủ năng lực, nhiệt tình để điều hành các hoạt động của lớp. - lên được kế hoạch hoạt đông của CLB và kế hoạch hoạt động dự kiến theo kế hoach của Liên đội - Dự kiến bộ máy quản lý, điều hành CLB (Ban Chủ nhiệm, phụ trách các Ban). - Xây dựng quy chế hoạt động CLB (Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên CLB). - Xây dựng điều lệ, nội quy hoạt động của CLB, biểu mẫu đăng ký thành viên. - Thiết kế Logo phù hợp với đặc trưng riêng của CLB, phù hợp với đặc điểm của chi đội, với đặc trưng của liên đội) -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, kế hoạch tuần tới: * Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, +/ YC các phân đội thảo luận các HĐ của ban : Công tác chuẩn bị sách vở, học tập, nề nếp, công tác vệ sinh +/Các phân đội trưởng báo cáo. +/ CĐT nhận xét tình hình hoạt động củachi đội trong thời gian qua. +Chị phụ trách nhận xét chung: - Ưu điểm: + Chi đội ổn định được nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa chuẩn bị cho khai giảng năm học mới. + Nhiều đội viên có ý thức học tập tốt ( Nhi, Việt Tiến, Quỳnh .) - Một số tồn tại: + Một số đội viên chưa tích cực trong công tác trồng và chăm sóc hoa; đến lớp chưa đầy đủ và đúng giờ ( Đạt, An Phú ) Đánh giá :
  8. - Tiêu chí: HS nêu ra được các hoạt động đã thực hiện tốt và một số tồn tại trong tuần., biết nhận xét nhữn gì bạn làm tốt và chưa tốt về bạn. -Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép nhanh, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Kế hoạch công tác tuần đến: - Tìm hiếu các ngày lễ trong tháng 2 – 9 Ngày Quốc khánh nước cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam 5 – 9 Ngày khai giảng năm học mới - Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ trên - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước - Bổ sung sách vở, dụng cụ học tập * Đánh giá: - Tiêu chí:HS cùng nhau thảo luận để đưa ra được kế hoạch cho tuần tới(dựa trên kế hoạc của Đôi, kế hoạch của nhà trường thông qua GV) - Phương pháp:Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời. *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. TUẦN 3 HĐNGLL : ATGT: Bài 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết được những quy định đối với người đi xe đạp trên đường theo Luật GTĐB.Biết cách lên xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. - KN: HS thể hiện cách điều khiển xe an toàn khi qua đương giao nhau( có hoặc không có vòng xuyến). Phán đoán và xác định được điều kiện an toàn hay không an toàn. Xây dựng một số phương án để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - TĐ:Giúp HS có ý thức điều khiển xe đạp an toàn. - NL: Giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn II. Chuẩn bị: III. Hoạt động học 1.HĐ1: Lái xe đạp an toàn Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh
  9. Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu hỏi Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe như thế nào. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 2. HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh và trả lời câu hỏi Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV HD rút ra ghi nhớ. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS nắm và nêu được những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường. - Phương pháp :Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật :Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 3. HĐ3 : Thực hành trên sân trường Việc 1 : Cả lớp lắng nghe cô giáo phổ biến luật chơi Việc 2 : Chia các bạn thành hai nhóm và chơi. Đội nào thực hiện đúng thì nhóm đó giành chiến thắng Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau trò chơi * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết cách điều khiển xe an toàn, giải thích được vì sao đ ixe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải. - Phương pháp : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật :Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 4. HĐ4: Tổng kết, đánh giá Việc 1 : Cá nhân tự nhận xét về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đi xe đạp an toàn Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau *Hoạt động kết thúc tiết học
  10. Qua tiết học, em cần biết tuân thủ luật Giao thông đường bộ. Nói với người thân cần nghiêm chỉnh chấp hành theo Luật GTĐB để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. GDTT : SINH HOẠT LỚP : HOẠT ĐỘNG TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN I. Mục tiêu: - KT : HS Nhận xét,đánh giá được HĐ của lớp trong tuần vừa qua. Nắm đươc hình thức trang trí lớp học thân thiện. - KN : Có kĩ năng thảo luận đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. - TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó để tuần tới đạt KQ cao hơn. Biết yêu quý trường lớp. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Các HĐ chính A. Trang trí lớp học thân thiện HĐ1 : Trang trí góc học tập của lớp. Việc 1 : GV nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ của từng nhóm trong việc trang trí lớp. Việc 2 : Các nhóm thảo luận, thống nhất quy trình thực hiện đạt hiểu quả cao. Việc 3 : Các nhóm tiến hành trang trí lớp theo phân công N1,2 : Chuẩn bị các sản phẩm thủ công để trưng bày. N3 : Trang trí góc học tập, góc bộ môn N4 : Trang trí góc thư viện. N5 : Trang trí góc thiên nhiên, góc thư viện. * Nhóm trưởng của mỗi nhóm quản lí việc trang trí của các thành viên trong nhóm của mình. Việc 4 : Báo cáo kết quả với cô giáo. GV nhận xét chung. Đánh giá: - Tiêu chí: HS phối hợp trang trí lớp 1 cách hiệu quả, đạt kết quả cao. Có ý thức khi làm việc. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Vệ sinh lớp học. Việc 1 : GV nêu rõ nhiệm vụ của từng nhóm trong việc vệ sinh lớp. Việc 2 : Các nhóm thảo luận, thống nhất quy trình thực hiện đạt hiểu quả cao. Việc 3 : Các nhóm tiến hành vệ sinh lớp theo phân công N1,2 : Lau chùi các cửa sổ, cửa kính. N3,4 : Quét trần nhà và toàn bộ lớp học N5 : Chăm sóc các chậu hoa nhỏ trước lớp và lan can lớp học
  11. * Nhóm trưởng của mỗi nhóm quản lí việc trang trí của các thành viên trong nhóm của mình. Việc 4 : Báo cáo kết quả với cô giáo. GV nhận xét chung. Đánh giá: - Tiêu chí: HS phối hợp vệ sinh lớp 1 cách hiệu quả, đạt kết quả cao. Có ý thức khi làm việc. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới: * Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua Việc 1 :/Các trưởng ban báo cáo. Việc 2 :/ CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. Việc 3 :GV nhận xét chung: * Đánh giá : - Tiêu chí: HS nhận xét được cụ thể các ưu điểm ,tồn tại của cá nhân trong nhóm, trong các ban. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. *Kế hoạch công tác tuần đến: Việc 1 :+ Các ban thảo luận lên kế hoạch dựa trên kế hoạch của Đội. Việc 2 :+ GV bổ sung và thống nhất một số hoạt động như sau. - Tìm hiếu các ngày lễ trong tháng. - Luôn phấn đấu thi đua dạy tốt – học tốt. - Tiếp tục củng cố nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. - Nhóm thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, việc chuẩn bị bài của các bạn trong từng ngày. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước * Đánh giá : - Tiêu chí: HS các ban biết đưa ra ý kiến trao đổi để vạch ra được một số việc làm cho tuần tới. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. TUẦN 4 HĐNGLL : ATGT: Bài 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
  12. VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - KT: HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của cá con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn đến trường.Xác định được những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp để có cách phòng tránh. - KN: HS lập được bản đồ con đường cho mình khi đi học hoặc đi chơi. Biết cách phòng các tình huống không an toàn ở những điểm nguy hiểm trên đường. - TĐ:Giúp HS có ý thức thực hiện quy định của Luật GTĐB, tham gia tuyên truyền mọi người thực hiên luật Giao thông. - NL: Giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn II.Chuẩn bị: Mô hình, băng đĩa về hình ảnh các đoạn đường an toàn và không an toàn. Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường. Phiếu học tập III. Hoạt động học 1.HĐ1: Những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu hỏi Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe như thế nào. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS nêu được nhữngcon đường chưa đủ điều kiện an toàn và biết được con đường đủ điều kiện an toàn - Phương pháp :Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật :Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. HĐ2: Xác định con đường an toàn khi đến trường Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh và trả lời câu hỏi Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS phân biệt được những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường đi bộ và đ ixe đạp. Biết chọn con đường an toàn cho bản thân - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
  13. - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3. HĐ3 : Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT Việc 1 : Cả lớp đọc tình huống GV đưa ra Việc 2 : Các nhóm cùng nhau chia sẽ Tình huống không an toàn là gì? Có thể phòng tránh như thế nào? Việc 3 : CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết nêu được điểm không an toàn trong tình huống và nêu cách phòng. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn,nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 4. HĐ4: Tổng kết rút ra ghi nhớ. *Hoạt động kết thúc tiết học Qua tiết học, em cần biết chọn cho mình con đường an toàn khi đi học hoặc đi chơi. Nói với người thân cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. GDTT: SINH HOẠT ĐỘI : HOẠT ĐỘNG VUI HỘI TRĂNG RẰM I./ Mục tiêu: - KT: HS tham gia vui hội trăng rằm tại lớp vui vẻ, ý nghĩa. Hiểu ý nghĩa của ngày hội. Nhận xét, đánh giá HĐ chi Đội trong thời gian vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của chi Đội tuần tới. - KN: Hs biết cách tổ chức các hoạt động vui hội trăng rằm. Rèn cho HS kĩ năng nói , diễn đạt khi nhận xét hoặc có ý kiến phải ngắn gọn trọng tâm. - TĐ: Hiểu và trân trọng các ngày hội.GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL: Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II/ Các HĐ chính: A. Hoạt động vui hội trăng rằm: HĐ 1: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu Việc 1: Cá nhân chia sẻ trong nhóm những hiểu biết của mình về nguồn gốc và ý nghĩa của đêm rằm trung thu. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và đọc tài liệu nói về nguồn gốc và ý nghĩ của ngày hội trăng rằm cho cả lớp nghe
  14. *Đánh giá: -Tiêu chí:+ HS nắm được nguồn gốc và ý nghĩ của ngày hội trăng rằm . (Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 2: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ mừng tết Trung thu Việc 1: Các nhóm tiến hành đăng kí tiết mục văn nghệ và lên diễn trước lớp Việc 2: Lớp thưởng thức cổ vũ động viên nhóm bạn. Việc 3: GV tổ chức cho HS hát tập thể *Đánh giá: -Tiêu chí:+ Các tiết mục văn nghệ vui nhộn có ý nghĩa. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3: Phá cỗ rước đèn ông sao
  15. *Đánh giá: - Tiêu chí:+ GV tổ chức cho các em phá cổ, phát quà cho các em, phát thưởng cho những HS tiến bộ ngoan trong thời gian vừa qua - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời B. Tổng kết, đánh giá, nhận xét công tác tuần qua. Kế hoạch tuần tới: * Tổng kết, đánh giá, nhận xét công tác tuần qua Việc 1: +YC các phân đội thảo luận các HĐ của phân đội mình về các mặt: Học tập,nề nếp, công tác vệ sinh, tư cách đội viên, HĐ Đội, HĐ giữa giờ Việc 2: +Các phân đội trưởng báo cáo. Việc 3: +GV nhận xét chung: -Ưu điểm: + Các phân đội duy trì được nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, chăm sóc hoa. + Nhiều đội viên có ý thức học tập tốt, làm BTvề nhà đầy đủ - Một số tồn tại: + Một số HS chưa tích cực trong công tác trồng và chăm sóc hoa; BT ứng dụng về nhà còn chưa thực hiện (Quang Anh, Hà Anh ) *Đánh giá : - Tiêu chí :HS đánh được những việc các em đx thực hiện tốt trong tuần và chỉ ra được những việc các bạn và mình chưa thực hiện tốt trong tuần qua. - Phương: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. tôn vinh học tập. + Chi đội trưởng thông qua kế hoạch. * Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội - Tham gia tốt các buổi tập duyệt chuẩn bị cho Đại hội Liên đội - Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong , TCĐV khi đến trường. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong HT, K tra - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước *Đánh giá : - Tiêu chí :HS đưa ra được kế hoạch cho tuần tới( các công việc cụ thể, trọng tâm) - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. + Sinh hoạt văn nghệ: Chi đội hát bài hát theo chủ điểm tháng 9 TUẦN 5
  16. HĐNGLL: ATGT : BÀI 4. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - KT: Hiểu được các nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Nhận xet đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông. - KN: HS biết vận vận dụng kiến thức đã học đê phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông - TĐ: Có ý thức chấp hành đúng luật ATGT. Vận động các bạn và những người xung quanh thực hiện đúng luật ATGT - NL: Giúp HS phát triển năng lực phán đoán, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế II. Chuẩn bị: GV:Một số tranh vẽ về tình huống sang đường không an toàn Phiếu học tập III. Các hoạt động HĐ 1:Nguyên nhân gây tai nạn giao thông - Việc 1: Cá nhân suy nghĩ viết ra giấy Việc 2: Chia sẽ trong nhóm Việc 3: Chia sẽ trước lớp GV tương tác và kết luận các nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là: - Do con người - Do phương tiện giao thông - Do đường - Do thời tiết Cho HS quan sát một số tranh đã chuẩn bị *Đánh giá: - Tiêu chí: HS hiểu được nguyên nhân khác nhau dẫn đến TNGT, kể được các nguyên nhân - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Phòng tránh tai nạn giao thông Việc 1: Cá nhân làm vào phiếu Việc 2: Chia sẽ trước lớp GV tương tác và chốt các cách đề phòng tai nạn giao thông
  17. - Luôn tập trung chú ý khi đi đường - Khi tham gia GT cần chấp hành đúng luật GT - Kiểm tra điều kiện an toàn của các phương tiện GV cho HS nhắc lại . *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được các cách phòng tránh tai nạn giao thông - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV.Ứng dụng: HD học sinh về nhà viết 1 bài hoặc sưu tầm tranh để tiết hôm sau trình bày trước lớp. GDTT : SINH HOẠT LỚP : THÀNH LẬP CÁC CÂU LẠC BỘ I. Mục tiêu: - KT : HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của CLB mình tham gia. Nhận xét,đánh giá HĐ của lớp trong tuần vừa qua - KN : Biết được mạnh, điểm yếu của bản thân để chọn tham gia vào CLB phù hợp. Đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới - TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu khi tham gia vào các CLB Biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Các HĐ chính 1.Thành lập các câu lạc bộ ( học tập, thể thao, nghệ thuật ) HĐ 1:Ý nghĩa mục đích của việc thành lập các câu lạc bộ. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. *Đánh giá: - Tiêu chí: Để tạo ra sân chơi để HS học hỏi và nâng cao kiến thức về học tập , thể thao và âm nhạc. Từ đó tuyển chọn các HS có năng khiếu, năng lực điều hành câu lạc bộ. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2: Thành lập ban chủ nhiệm các câu lạc bộ. Việc 1: Các nhóm thảo luận đăng kí các câu lạc bộ mình sẽ tham gia. Việc 2: HĐTQ chốt danh sách đăng kí. Việc 3: Bầu ra ban chủ nhiện của các câu lạc bộ để lên kế hoạch và điều hành hoạt động
  18. *Đánh giá: - Tiêu chí:+ Xây dựng được ba câu lạc bộ học tập , TDTT, nghệ thuật. Thu hút được các bạn yêu thích TDTT , ân nhạc và chia sẻ những ý tưởng hay trong học tập tham gia. Chọn ra các bạn có năng kiếu, có năng lực để thành lập chủ nhiệm câu lạc bộ. ) - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Các câu lạc bộ thảo luận và lên kế hoạch hoạt động Việc 1: Các câu lạc bộ phân công trách nhiện các thành viên trong câu lạc bộ của mình. Thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Việc 2: Trình kế hoạch lên GVCN Việc 3: GV thống nhất và quyết định ( trong quá trình bình chọn GV theo giỏi và định hướng cho HS) *Đánh giá: -Tiêu chí:+ Lên được kế hoạch hoạt đông của CLB và kế hoạch hoạt động dự kiến theo kế họach của lớp của nhà trường. +Xây dựng quy chế hoạt động CLB (Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên CLB). + Xây dựng điều lệ, nội quy hoạt động của CLB, biểu mẫu đăng ký thành viên. + Kế hoạch phù hợp với đặc trưng riêng của CLB, phù hợp với đặc điểm của chi lớp (Đưa ra những câu lạc bộ có thể hỗ trợ trong các hoạt động học tập và vui chơi, khã năng thực hiện có hiệu quả. Câu lạc bộ phải đảm bảo hoạt động thường xuyên theo chu kì qui định. HS phát triển tốt năng lực, năng khiếu của mình. ( Câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ giao tiếp tiếng anh, câu lạc bộ hò khoan Lệ Thủy, Câu lạc bộ thể dục thể thao) - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2.Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới: * Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, Việc 1 : CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. Việc 2 : Ý kiến của Hs Việc 3 : GV nhận xét chung: - Ưu điểm: + Các nhóm ổn định nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa khá tốt. + Nhiều HS có ý thức học tập tốt Nhi, Quỳnh . + Các em đã có nề nếp trong việc tạo không gian lớp học, chỗ ngồi được luân chuyển hợp lí. - Một số tồn tại:
  19. + Một số HS chưa tích cực trong công tác chăm sóc hoa; đến lớp chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực : Quang Anh, Hà Anh . *Đánh giá: - - Tiêu chí: HS đánh giá được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần qua, biết trình bày ý kiến các nhân còn thắc mawcstrong đánh giá của HĐTQ và các ban. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Kế hoạch công tác tuần đến: - Tiếp tục củng cố nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong HT, K tra - Nhóm thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, việc chuẩn bị bài của các bạn trong từng ngày. - Tăng cường vệ sinh lớp, dịch vụ,vệ sinh phong quang trường sạch sẽ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước *Đánh giá: - - Tiêu chí: HS biết đưa ra được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần đến dựa trên kế hoach của cô giáo. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. TUẦN 6 HĐNGLL: ATGT: BÀI 5: EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - KT: Hiểu được ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về tai nạn giao thông.HS biết phân tích nguyên nhân của TNGT theo luật GTĐB - KN: HS hiểu và giải thích các điều luật đơn giản và bạn bè cho bạn bè và những người khác; đề ra các phương án tránh tai nạn giao thông - TĐ: Tham gia các hoạt động của lớp; độ TNTP về công tác bảo đảm ATGT. Hiểu được phòng ngừa là trách nhiệm của mọi người. Nhắc nhỡ bạn hoặc những người chưa thực hiện đúng luật GTĐB.
  20. - NL: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ( tuyên truyền), năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế II. Chuẩn bị: GV: Số liệu thống kê TNGT hàng năm của nước và địa phương.Các tình huống đóng vai HS: chuẩn bị bài tuyên truyền ngắn hoặc tranh vẽ. III. Các hoạt động HĐ 1:Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người. Việc 1: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm theo vị trí phân công. Việc 2: HS đọ số liệu đã sưu tầm,phát biểu cảm tưởng Việc 3: Gọi 1-2 em giới thiệu sản phẩm của mình. HĐ 2: Trò chơi : Sắm vai GV nêu ra tình huống các nhóm phân công sắm vai sau đó lên trình bày trước lớp. HĐ 3. Lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông Chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1 gồm các em tự đi xe dạpđến trường Nhóm 2: Gồm các em được bố mẹ dưa đi Nhóm 3: Các em nhà gần tự đi bộ đến trường. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS vận dụng kiến thức đã học để xây phương ánPTTNGT cho bản thân và các bạn trong lớp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 4: Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông Việc 1: Cá nhân làm vào phiếu Việc 2: Chia sẽ trước lớp GV tương tác và chốt các cách đề phòng tránh tai nạn giao thông *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được các cách phòng tránh tai nạn giao thông - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp
  21. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. đặt câu hỏi. IV.Ứng dụng: HD học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền ATGT. GDTT : SINH HOẠT ĐỘI : ĐẠI HỘI CHI ĐỘI 1/ Mục tiêu: - Giúp chi đội đánh giá lại hoạt động của năm qua và đề ra phương hướng của năm tới năm học 2019-2020. Bầu ra BCH chi đội để điều hành hoạt động của chi đội . II. Chuẩn bị III.Các hoạt động 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra số lượng, tác phong đội viên. 2. Nghi lễ chào cờ 3. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 4. Đoàn chủ tịch cũ và thư kí lên làm việc. 5. Đoàn chủ tịch thông qua chương trình đại hội. - Đọc bản báo cáo tổng kết năm học và dự thảo phương hướng năm học. - Thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết. - Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình của chi đội. *Đánh giá: - Tiêu chí: Đánh giá được các mặt mạnh và các kết quả đạt được của năm học vừa qua. Xây dựng được kế hoạch hoạt động của chi đội năm học 2019-2020. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 6. Bầu Ban chỉ huy Chi Đội - BCH chi đội cũ công bố hết nhiệm kì. - Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng BCH chi đội mới. - Biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử, đề cử. - Bầu ban kiểm phiếu ( 3 đội viên) - Ban kiểm phiếu làm việc công bố kết quả. - BCH chi đội mới ra mắt, nhận nhiệm vụ. 7. Bầu đại biểu đi dự đại hội Liên đội - Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng đại biểu đi dự đại hội Liên đội. - Biểu quyết thống nhất danh sách đề cử, ứng cử. - Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả. * Đánh giá : - Tiêu chí : Bầu ra được BCH chi đội mới là những đội viên nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động. - Phương pháp : Quán sát, vấn đáp
  22. - Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 8. Kết thúc đại hội Bế mạc, chào cờ. TUẦN 7 GDTT : SINH HOẠT LỚP: HĐ VỆ SINH: CHĂM SÓC BỒN HOA CÂY CẢNH I. Mục tiêu: - KT: + Hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh . + Biết một số ưu điểm và hạn chế của tuần vừa qua và nắm được kế hoạch tuần tới. - KN : Biết cách chăm sóc bồn hoa cây cảnh một cách hiệu quả. Nhận xét được hoạt động tuần qua, lập kế hoạch hoạt động tuần tới. - TĐ : GD Hs ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh, môi trường.HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Các HĐ chính A. Hoạt động vệ sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh. HĐ1. Trồng dặm thêm hoa ở bồn hoa của lớp. Việc 1: GV phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi nhóm: N1,2: Trồng dặm thêm hoa chuỗi ngọc ở bồn hoa đường vào sân trường. N3,4,5: Trồng dặm thêm hoa chuỗi ngọc ở bồn hoa đường vào nhà xe. Việc 2: Các nhóm tiến hành làm việc Các bạn nam cuốc đất, bỏ phân chuẩn bị hoa cho các bạn nữ trồng. Các nhóm trưởng quản lý chung. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo. Việc 4: GV nhận xét chung. Đánh giá : - Tiêu chí : Học sinh biết phân công nhau làm việc. Tham gia tích cực, vui vẻ. - Phương pháp : quan sát , vấn đáp - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Vệ sinh, cắt tỉa bồn hoa Việc 1: GV phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi nhóm: N1,2: Nhặt rác, nhổ cỏ và tưới nước cho bồn hoa. N3,4,5: Thực hiện cắt tỉa bồn hoa. Việc 2: Các nhóm tiến hành làm việc
  23. Các bạn nam giúp đỡ các bạn nữ trong việc cắt tỉa hoa. Các nhóm trưởng quản lý chung. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo. Việc 4: GV nhận xét chung. Đánh giá : - Tiêu chí : Học sinh hiểu được ý nghĩa cũng như cách vệ sinh, chăm sóc hoa. Tham gia tích cực, vui vẻ. - Phương pháp : quan sát , vấn đáp - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, kế hoạch tuần tới: HĐ 1: Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua Việc 1: CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. Việc 2: Các trưởng ban nhận xét Việc 3: GV nhận xét chung. - Ưu điểm: + Các nhóm ổn định nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa khá tốt. + Nhiều HS có ý thức học tập tốt . + Các em đã có nề nếp trong việc tạo không gian lớp học. + Thực hiện tốt các hoạt động của trường và Đội đề ra. - Một số tồn tại: Đến lớp còn có một số ít bạn chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực : Đạt, Xuân Khánh + Làm vệ sinh còn chậm *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đánh giá được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần qua, biết trình bày ý kiến cá nhân còn chưa thỏa mãn qua việc đánh giá của HĐTQ và các ban. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập HĐ2: Kế hoạch công tác tuần đến: Việc 1: GV nêu kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục củng cố nề nếp và phát huy ưu điểm trong tuần qua. - Thia đua học tập để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước Việc 2: Các ban thảo luận một số biện pháp thực hiện hoạt động tuần tới *Đánh giá:
  24. - Tiêu chí: HS biết đưa ra được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần đến dựa trên kế hoach của cô giáo. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. TUẦN 8 gdtt: sinh ho¹t ®éi : THI KỂ CHUYỆN NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM. I. Mục tiêu - KT : +Kể được các câu chuyện nói về phụ nữ Việt nam.Tự hào về các việc làm mà phụ nữ Việt Nam làm được. +Giúp HS biết đánh giá HĐ của chi Đội trong thời gian vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của chi Đội tuần tới. - KN :Biết sưu tầm các mẫu chuyện hay và ý nghĩa, HS có KN trình bày trôi chảy, các nội dung đánh giá. - TĐ : Có ý thức xây dựng tập thể. Biết tự hào truyền thống và nối tiếp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Các HĐ chính A. Thi kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam. HĐ1 : Ôn lại truyền thống ngày phụ nữ Việt Nam. - GV hỏi : ngày 20/10 là ngày gì ? - Ngày đó chúng ta phải làm gì ?Nêu những việc làm của em ? Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Đánh giá : - Tiêu chí : Học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày 20/10. - Phương pháp : quan sát , vấn đáp - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2 : Thi kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam
  25. Việc 1: GV nêu ý nghĩa của ngày phụ nữ Việt Nam. Phát động thi kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam. Việc 2: Các nhóm thảo luận, thống nhất câu chuyện mà nhóm mình kể. Việc 3: Các nhóm chia sẻ câu chuyện trước lớp. Bình bầu nhóm kể chuyện hay nhất. - Các nhóm có thể đóng vai kể câu chuyện của nhóm mình. - Rút ra ý nghĩa, thông điệp qua mỗi câu chuyện - Bình bầu nhóm kể hay nhất . Việc 4: Gv nhận xét. Chia sẻ. Đánh giá : - Tiêu chí : Học sinh biết phân công nhau làm việc, kể được câu chuyện về người phụ nữ Việt Nam. - Phương pháp : quan sát , vấn đáp - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới: HĐ1 :Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua Việc 1 : YC các phân đội thảo luận các HĐ của phân đội mình về các mặt: Học tập,nề nếp, công tác vệ sinh, tư cách đội viên, HĐ Đội, HĐ giữa giờ Các phân đội trưởng báo cáo. Việc 2 : Chi đội trưởng nhận xét tình hình hoạt động của chi đội trong thời gian qua. Việc 3 : Chị phụ trách nhận xét chung: -Ưu điểm: Các đội viên đều thực hiện tốt nề nếp như đồng phục, khăn quàng, phù hiệu . - Tồn tại: Vẫn có hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. * Đánh giá : - Tiêu chí : CĐT,PĐT dựa vào sổ đã ghi chép nhận xét về hoạt động của phân đội, chi đội mình tuần qua. - PP : Quan sát, vấn đáp - KT : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2 *Kế hoạch công tác tuần đến. -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong , TCĐV khi đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực , nghiêm túc trong các hoạt động học - Chuẩn bị ôn tập cho KTĐK GKI đạt điểm cao. - Tăng cường vệ sinh lớp phong quang trường sạch sẽ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm trong tuần tới, yêu cầu trình bày rõ ràng cụ thể từng việc.
  26. - PP : vấn đáp - KT : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. TUẦN 9 GDTT : SINH HOẠT LỚP. HOẠT ĐỘNG CLB HỌC TẬP Kể chuyện Bác Hồ: Bài 1: Bác chỉ muốn các cháu được học I. Mục tiêu: : - KT : HS hoạt động tích cực ở các CLB Nhận xét,đánh giá HĐ của lớp trong tuần 8. Nắm được nội dung câu chuyện Bác chỉ muốn các cháu được học - KN : Tham gia các CLB một cách tích cực. Đề ra kế hoạch HĐ của tuần 9. Biết liên hệ bản thân qua câu chuyện. - TĐ : Biết phấn đấu khi tham gia các CLB cũng như trong học tập, rèn luyện. GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Các HĐ chính 1. Hoạt động CLB học tập. HĐ 1:.Ban chủ nhiệm câu lạc bộ tổ chức trò chơi “đoàn kết”. *Đánh giá: - Tiêu chí:+ HS chơi trò chơi vui vẻ, nhanh nhẹn - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2.Giới thiêu chủ đề sinh hoạt, mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB giới thiêu chủ điểm hoạt động của CLB Tiếng Anh. Việc 2: Các nhóm chia sẻ mục đích ý nghĩa của giờ sinh hoạt CLB Việc 3: các bạn chia sẻ trước lớp Đánh giá: - Tiêu chí:+ HS nắm được chủ đề của buổi sinh hoạt, mục đích, ý ngĩa của buổi sinh hoạt. + Chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ toán học. nhằm chia sẻ những kinh nghiệm học toán và nắm kiến thức một cách nhanh dễ nhớ và áp dụng thành thạo vào thực hành. Giúp các bạn tiếp thu còn chậm biết cách học tập khoa học hơn, tiến bộ hơn. + Phát triển kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Và áp dụng vào trong quá trình học và giao tiếp hằng ngày. - PP: Quan sát,vấn đáp.
  27. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3.Tiến hành nội dung sinh hoạt Việc 1: Ban chủ nhiêm CLB điều hành và giới thiệu chương trình, Việc 2 : Giao lưu các nội dung câu hỏi, hoặc phỏng vấn nhau bằng tiếng Anh. Việc 3 : chia sẻ bí quyết làm thế nào để học giỏi môn tiếng Anh. Việc 4: Giao lưu văn nghệ hát các bài hát bằng tiếng Anh. Đánh giá: - Tiêu chí:+ HS nhiệt tình, nêu được các ý tưởng hay, ôn lại các kiến thức cơ bản bằng hình thức trò chơi. ( trả lời được các câu hỏi, nêu được kinh nghiệm học của mình , tham gia trò chơi nhiệt tình hăng hái ) -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 4. Kết thúc buổi sinh hoạt: ban chủ nhiệm nhận xét . GV nhận xét chung và dặn dò. 2.*Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: +/ YC các ban thảo luận các HĐ của ban : Công tác học tập, nề nếp, vệ sinh +/Các trưởng ban báo cáo. +/ CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. +GV nhận xét chung: - Ưu điểm: + Các nhóm ổn định nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa khá tốt. + Nhiều HS có ý thức học tập tốt + Các em đã có nề nếp trong việc tạo không gian lớp học. + Thực hiện tốt các hoạt động của trường và Đội đề ra. - Một số tồn tại: Đến lớp còn có một số ít bạn chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực : Đạt, Khánh *Đánh giá: - - Tiêu chí: HS đánh giá được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần qua, biết trình bày ý kiến cá nhân còn chưa thỏa mãn qua việc đánh giá của HĐTQ và các ban. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3.*Kế hoạch công tác tuần đến: - Tiếp tục củng cố nề nếp và phát huy ưu điểm trong tuần qua. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Chuẩn bị cho việc KTĐK GHKI
  28. - Thực hiện đọc sách đều đặn. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong học tập. - Tăng cường vệ sinh lớp, vệ sinh phong quang trường sạch sẽ. - Chú ý đến chăm sóc bồn hoa, chậu cảnh. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết đưa ra được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần đến dựa trên kế hoach của cô giáo. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Kể chuyện Bác Hồ: Bài 1: Bác chỉ muốn các cháu được học hành - Gv kể chuyện - GV nêu câu hỏi để HS trả lờis - Cho học sinh liên hệ bản than *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được nội dung câu chuyện, nêu được ý nghĩa câu chuyện và qua câu chuyện biết lien hệ bản thân. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. TUẦN 10 GDTT : SINH HOẠT ĐỘI: Hội thi Vẻ đẹp tuổi hoa của chi đội I/ Mục tiêu: -KT : HS hiểu hơn về hội thi vẻ đẹp tuổi hoa của chi đội. Nhận xét, đánh giá HĐ của chi Đội trong thời gian vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của chi Đội tuần tới. -KN : HS có KN trình bày trôi chảy. -TĐ : Tích cực tham gia các hội thi. GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. II/ Các HĐ chính 1. Tổ chức cuộc thi Vẻ đẹp tuổi hoa của chi đội
  29. HĐ1: ý nghĩa của việc tổ chức cuộc thi Vẻ đẹp tuổi hoa. Việc 1: GV nêu mục đích, lí do tổ chức hội thi. Việc 2: HS thảo luận nêu ý nghĩa hội thi Việc 3: Báo cáo với cô giáo GV nhận xét chung. * Đánh giá : - Tiêu chí : các em hiểu được mục đích, ý nghĩa của hội thi - Phương pháp : Quan sát ; vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời , tôn vinh học tập. HĐ2: Tham gia hội thi. Việc 1: Mỗi tổ cử ra 1 bạn xuất sắc của tổ để tham gia thi. Lớp sẽ cử 5 bạn làm Ban giám khảo cùng với chị phụ trách. Việc 2: Lần lượt trả lời 5 câu hỏi theo hình thức chọn đáp án đúng hoặc câu hỏi ngắn. ( Câu hỏi GV chuẩn bị trên màn hình. Đáp án được viết vào bảng. Bạn nào trả lời sai sẽ bị dừng, các bạn còn lại tiếp tục thi cho đến khi kết thúc). Câu 1: Người đội viên gồm có mấy yêu cầu? Câu 2: Người Đội viên đầu tiên tên là gì? Câu 3: Tên một nữ anh hùng vẫn ung dung mỉm cười và cài hoa lên tóc khi ra bãi bắn. Câu 4: Bài hát quốc ca có tên là gì? Câu 5: Ngày thành lập Đội TNTPHCM là ngày, tháng , năm nào? - Nếu còn từ hai bạn trở lên sẽ tham gia tiếp phần thi năng khiếu. Ai cao điểm nhất sẽ được giải. Việc 3: Trao giải cho bạn đạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. * Đánh giá : - Tiêu chí : các em tham gia hội thi một cách tích cực. đạt kết quả cao. - Phương pháp : Quan sát ; vấn đáp - Kĩ thuật : ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời , tôn vinh học tập. 2. Đánh giá tuần qua và nêu hoạt động tuần tới *Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: Việc 1 +YC các phân đội thảo luận các HĐ của phân đội mình về các mặt: Học tập,nề nếp, công tác vệ sinh, tư cách đội viên, HĐ Đội, HĐ giữa giờ + Các phân đội trưởng báo cáo. Việc 2: +Chi đội trưởng nhận xét tình hình hoạt động của chi đội trong thời gian qua. Việc 3: Chị phụ trách nhận xét chung: -Ưu điểm: + Các nhãm duy trì được nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, chăm sóc hoa. + Các đội viên tham gia KTGHKI nghiêm túc. - Một số tồn tại:
  30. + Một số đội viên chưa tích cực trong công tác trồng và chăm sóc hoa. + Một số em ngồi học còn chưa nghiêm túc. * ĐGTX : - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua, yêu cầu trình bày rõ ràng có ghi chép theo dõi cẩn thận. - PP : Quan sát - KT : ghi chép ngắn *Kế hoạch công tác tuần đến. - Tham gia tốt hoạt động giữa giờ -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong , TCĐV khi đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước. - Thực hiện tích cực các hoạt động để chào mừng ngày 20/11 * ĐGTX: - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm trong tuần tới, yêu cầu trình bày rõ ràng cụ thể từng việc. - Phương pháp : Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.