Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 20, Bài 17: Quang hợp

doc 8 trang nhungbui22 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 20, Bài 17: Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_theo_cv5512_tiet_20_bai_17_quang_hop.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 20, Bài 17: Quang hợp

  1. Ngày soạn: Tiết 20 Bài 17. QUANG HỢP I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm quang hợp và kể tên được những sinh vật có khả năng quang hợp - Nêu được ý nghĩa và sự cần thiết của quá trình quang hợp. - Trình bày được tóm tắt nguyên liệu tham gia, diễn biến và sản phẩm tạo ra trong pha sáng và pha tối của quang hợp. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa 2 pha trong quá trình quang hợp. 2. Năng lực: - Phát triển năng lực tự học và tự chủ thông qua + Tự tìm kiếm thông tin trong tài liệu. + Xác định được mục tiêu học tập. + Xây dựng được kế hoạch học tập của nhóm, cá nhân. + Nhận định và điều chỉnh được những thiếu sót của nhóm, cá nhân trong quá trình học tập. - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua: Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đồi sống sinh vật. - Phát triển năng lực giao tiếp thông qua: + Biết cách thể hiện những kiến thức thu nhận được trước đám đông của lớp, rèn luyện khả năng trình bày với những phương pháp phù hợp. - Phát triển năng lực hợp tác thông qua: + Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV + Biết tự nhận vai trò của cá nhân trong hoạt động chung của nhóm. + Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường II. Thiết bị dạy học và học liệu - Các sơ đồ, tranh có liên quan. - Máy tính, máy chiếu - PHT Đặc điểm Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra
  2. Điều kiện ánh sáng Nguyên liệu Diễn biến Sản phẩm - Đáp án PHT Đặc điểm Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Màng tilacôit Chất nền lục lạp Điều kiện Chỉ diễn ra khi có ánh sáng Diễn ra cả ở trong tối và ngoài sáng ánh sáng Nguyên liệu Diệp lục,ánh sáng, H2O. ATP, NADPH, CO2, RiDP. Diễn biến + CO + ATP + NADPH > (CH O) + NLAS + H O + NADP + ADP + Pi > 2 2 n 2 + NADPH + ATP + O ADP + NADP 2 Sản phẩm NADPH, ATP, O2 Chất hữu cơ III. Tiến trình bài dạy 1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu - Gây hứng thú, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của bản thân có liên quan đến bài học, kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung GV cho học sinh quan sát video về vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh cuối tháng 6/2019 và liên hệ với vụ cháy rừng Amazon vào tháng 9/2019, hay gần nhất là vụ cháy rừng ở Australia cuối tháng 12 vừa rồi. Yêu cầu HS quan sát video, thảo luận cặp đôi và đưa ra ý kiến về 2 nội dung: - Những vụ cháy rừng đó gây ra những hậu quả gì? - Theo em, có cần thiết phải bảo vệ rừng không? - Vì sao rừng được coi là “lá phổi xanh của Trái Đất”? c. Dự kiến SP của HS Dự kiến sản phẩm của học sinh: - Hậu quả của những vụ cháy rừng: + Thiệt hại về người, tài sản + Làm ô nhiễm môi trường
  3. + Mất nơi cư trú của các loài động vật + Gây hiệu ứng nhà kính - Do đó, cần thiết phải bảo vệ rừng - Rừng được coi là “lá phổi xanh của Trái Đất” vì: + Hấp thụ Cacbonic và thải Oxi cho sinh vật + Giảm hiệu ứng nhà kính + Điều hòa khí hậu + Hút bụi 4. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv cho Hs xem video và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để đưa ra ý kiến. HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi Mỗi nội dung GV gọi 1 đại diện bất kì trình bày ý kiến. Yêu cầu các HS khác bổ sung. GV: chưa chốt kiến thức mà chuyển hướng vào bài mới Vậy quá trình hấp thụ khí cacbonic và thải oxi ở thực vật gọi là quá trình gì? Nó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17. Quang hợp 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30') a. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được khái niệm quang hợp và chỉ ra được quang hợp có thể diễn ra ở những đối tượng nào - Viết được phương trình quang hợp - Trình bày được vai trò của quang hợp. - Trình bày được diễn biến trong 2 pha của quang hợp và mối liên hệ giữa 2 pha đó. - Phát triển năng lực: + Tự học và tự chủ. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Tri thức sinh học. - Bồi dưỡng phẩm chất: + Chăm chỉ (chăm học và chăm làm). + Có trách nhiệm với bản thân, với công việc, b. Nội dung: I. Khái niệm 1. Phương trình quang hợp 2. Khái niệm
  4. 3. Vai trò II. Các pha của quang hợp 1. Pha sáng 2. Pha tối c. Dự kiến sản phẩm của học sinh: I. Khái niệm 1. Phương trình quang hợp AS CO2 + H2 O (CH2O) + O2 2. Khái niệm - Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng DL để tổng hợp các chất hữu cơ từ nguyên liệu vô cơ. 3. Vai trò: - Làm thức ăn cho các loài - Điều hòa không khí - Giảm hiệu ứng nhà kính 4. Các pha của quang hợp Phiếu học tập số 2 Đặc điểm Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Màng tilacôit Chất nền lục lạp Điều kiện Chỉ diễn ra khi có ánh sáng Diễn ra cả ở trong tối và ngoài sáng ánh sáng Nguyên liệu Diệp lục,ánh sáng, H2O. ATP, NADPH, CO2, RiDP. Diễn biến + CO + ATP + NADPH > (CH O) + NLAS + H O + NADP + ADP + Pi n 2 2 2 > NADPH + ATP + O + 2 ADP + NADP Sản phẩm NADPH, ATP, O2 Chất hữu cơ d. Tổ chức thực hiện I. Khái quát về quang hợp Hoạt động GV - HS Nội dung kiến thức * Chuyển giao nhiệm vụ 1. Phương trình quang hợp - Hoạt động cặp đôi AS CO2 + H2 O (CH2O) + O2 - Gv chiếu hình ảnh về quang hợp, từ đó yêu cầu HS DL
  5. cho biết: 2. Khái niệm + Nguyên liệu quang hợp - Là quá trình sử dụng năng lượng ánh + Sản phẩm quang hợp sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ + Điều kiện xảy ra quang hợp nguyên liệu vô cơ với sự tham gia của Từ đó hình thành phương trình quang hợp. hệ sắc tố. * Các nhóm thực hiện nhiệm vụ Quang hợp có thể xảy ra ở thực vật, HS: Thảo luận cặp đôi và trình bày nội dung vào PHT tảo và 1 số vi khuẩn. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Vai trò - Từ PTQH, HS khái quát: Quang hợp là gì? Quang - Làm thức ăn cho các loài động vật và hợp có thể xảy ra ở những đối tượng nào? con người - Theo em, quang hợp có vai trò gì đối với sinh vật và - Điều hòa không khí con người? - Giảm hiệu ứng nhà kính Đại diện 1 vài cặp đôi nêu ý kiến - Chuyển hóa quang năng thành hóa * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năng tạo nguồn năng lượng dự trữ cho HS: NX và bổ sung sinh giới GV: Chốt kiến thức, các cặp đôi bổ sung vào bài GV: Kết hợp với nhận xét của HS các cặp, nhận xét, đánh giá và cho điểm cho sp của mỗi cặp. II. Các pha của quang hợp Hoạt động GV - HS Nội dung kiến thức * Chuyển giao nhiệm vụ II. Các pha của quang hợp - Hoạt động nhóm Đáp án PHT số 2 - Phương pháp: Dạy học qua trò chơi Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 5-6HS Gv yêu cầu Hs hoàn thiện nội dung PHT đã được giao về nhà trong thời gian 2 phút. Sau đó, tất cả sẽ cùng tham gia trò chơi “Tay đua cừ khôi” - Có 8 câu hỏi. Mỗi nhóm sẽ cùng trả lời lần lượt các câu hỏi bằng cách chọn đáp án A, B, C , D hoặc viết đáp án vào bảng phụ. - Mỗi câu trả lời đúng, nhóm đó xe được đi xe tiến lên 1 vạch - Nhóm trả lời sai thì xe dừng nguyên tại chỗ - Trò chơi sẽ kết thúc sau khi nhóm đầu tiên về đích hoặc khi kết thúc gói câu hỏi
  6. - Nhóm chiến thắng sẽ là nhóm di chuyển đến gần vạch đích nhất * Các nhóm thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Đại diện 1 nhóm nêu ý kiến * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS: NX và bổ sung GV: Chốt kiến thức, các nhóm bổ sung vào bài GV: Kết hợp với nhận xét của HS các nhóm, nhận xét, đánh giá và cho điểm cho sp của mỗi nhóm. * Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở A- chất nền của lục lạp. B- chất nền của ti thể. C- màng tilacôit của lục lạp. D - màng ti thể. Câu 2: Sản phẩm tạo ra trong pha sáng của quá trình quang hợp là A .ATP; . NADPH; O2 , B. C6H12O6; H2O; ATP. C. ATP; CO2; C6H12O6 D. H2O; ATP; O2; Câu 3: Pha tối của quang hợp diễn ra ở A- chất nền của lục lạp. B- chất nền của ti thể. C- màng tilacôit của lục lạp. D - màng ti thể. Câu 4: Trong quang hợp, sản phẩm nào của pha sáng được chuyển sang pha tối?(ATP, NADPH) Câu 5: Hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp? A. Giải phóng O2 . B. Giải phóng điện tử từ quá trình quang phân li nước. C. Biến đổi CO2 thành cacbohidrat. D. Tổng hợp ATP. Câu 6: Hoạt động nào sau đây không xảy ra trong pha sáng của quang hợp? A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng B. Nước được phân li và giải phóng điện tử C. Hình thành ATP D. Cacbohidrat được tạo ra Câu 7: Quá trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp? A. Chu trình Crep B. Chu trình Canvin C. Đường phân D. Chuỗi truyền electron điện tử Câu 8: Điền vào các vị trí đánh số 1, 2, 3 và 4
  7. Đáp án: 1- ánh sáng, 2- H2O, 3-ATP, 4- (CH2O) Câu hỏi phụ (Trong trường hợp các đội đều về đích cùng nhau): Theo em, câu nói “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao? 3. Hoạt động 3: Luyện tập 5’ a. Mục đích HS luyện tập, củng cố lại nội dung kiến thức bài học b. Nội dung Gv yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nội dung ghép nối Ghép các ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp c. Dự kiến sản phẩm học tập của HS Cột A Cột B Đáp án 1. Các sắc tố quang hợp A.khi không có ánh sáng 1-B 2. Oxi được tạo ra trong B. có nhiệm vụ hấp thụ năng 2-E quang hợp lượng ánh sáng 3. Trong pha sáng của C. nếu không có oxi 3-D quang hợp, nước được phân li nhờ 4. Pha sáng của quá trình D.năng lượng ánh sáng và 4-A quang hợp sẽ không thể phức hệ giải phóng oxi diễn ra E. có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước
  8. d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát PHT và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành trong 3 phút. * Các nhóm thực hiện nhiệm vụ HS: Thảo luận cặp đôi và trình bày nội dung vào PHT * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv gọi 1 cặp đôi nhanh nhất trả lời. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung GV chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy bài học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng 3’ a. Mục đích - Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung (sử dụng vấn đề mở, không dùng câu hỏi) Dựa vào kiến thức đã học, em đã phần nào hiểu được vai trò của quang hợp và hiểu được lý do tại sao phải bảo vệ rừng. Em hãy viết một bức thư kêu gọi toàn bộ mọi người hãy chung tay bảo vệ rừng c. Dự kiến SP của HS - HS xem hình ảnh và viết thư. d. Tổ chức thực hiện GV cho HS xem hình ảnh thảm họa sau vụ cháy rừng ở Úc và cho Hs viết thư nộp lại trong tiết học sau. 5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2') - Hs nghiên cứu nội dung bài 18, 19: Trình bày diễn biến trong từng kì của quá trình nguyên phân và giảm phân, chuẩn bị bìa cứng, len, kéo, keo dính theo nhóm. Rút kinh nghiệm giờ dạy