Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

docx 131 trang nhungbui22 09/08/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_tr.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

  1. GIÁO ÁN SINH HỌC 10 Sản phẩm Nhóm: Giáo viên sinh học sáng tạo xin gửi tặng đến thầy cô. Đây là sản phẩm công sức và tâm huyết của rất nhiều người trong nhóm. Giáo án còn nhiều điểm cần hoàn thiện, khi thầy cô sử dụng có vấn đề gì góp ý trao đổi xin gửi mail về: Trong thời gian tới, rất mong các thầy cô trở lại nhóm để làm những dự án dạy học tiếp theo để tạo môi trường học tập trong các thầy cô. Xin trân thành cảm ơn! TM Trưởng nhóm GV: DƯƠNG THỊ THU HÀ Đơn vị công tác: THPT Xuân Phương – Hà Nội BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO Thời gian thực hiện: (số tiết: 01) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: . - Trình bày được khái niệm hô hấp tế bào. viết được PTTQ.
  2. - Vẽ được sơ đồ mô tả được các giai đoạn, nguyên liệu, sản phẩm, nơi sảy ra của mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào. - Phân biệt được hô hấp ngoài và hô hấp tế bào - Phân tích được vai trò của hô hấp tế bào trong việc chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống. - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào dựa vào một số ví dụ, hiện tượng thực tế - Vận dụng: giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn; bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; 2. Về năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc học sinh có khả năng tự đọc, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua việc trả lời chính xác các câu hỏi, giải thích đúng các hiện tượng thực tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra. + Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua khả năng làm việc nhóm, thảo luận, thống nhất để trả lời câu hỏi. - Năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức kiến thức sinh học về quá trình hô hấp tế bào (trình bày khái niệm hô hấp tế bào, viết pttq, trình bày nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm của các giai đoạn trong hô hấp tế bào; giải thích vai trò chuyển đổi năng lượng của hô hấp tế bào; Rút ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Phân tích sự ảnh hưởng đó. Giải thích hô hấp tế bào của một vận động viên hay ở các trạng thái vận động khác nhau của cơ thể mạnh hay yếu? + năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học (đề xuất được các biện pháp bảo quản nông sản trên cơ sở ức chế hô hấp tế bào) + Năng lực vận dụng: được mối quan hệ giữa hô hấp tế bào với vấn đề bảo quản nông sản. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: hòa đồng, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Yêu nước: có ý thức thực hiện các biện pháp bảo quản nông sản, giữ thực phẩm tươi ngon, hạn chế hao hụt sau thu hoạch. - Chăm chỉ: chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: hoàn thành tốt công việc được phân công, đúng thời gian quy định và đúng yêu cầu.
  3. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Tranh hình 16.2 và 16.3, sơ đồ tư duy quá trình hô hấp tế bào. - Thiết bị: máy tính, máy chiếu, bút mầu. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh về quá trình hô hấp trong tế bào nhằm kích thích sự tò mò, háo hức trong nghiên cứu bài mới. b) Nội dung: - Giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi sau để vừa kết hợp kiểm tra bài cũ vừa tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài: Câu 1: trong tế bào chất hóa học nào được sử dụng phổ biến để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào? Năng lượng của hợp chất này cung cấp được tế bào sử dụng vào những việc gì? Câu 2: năng lượng để tổng hợp ra phân tử ATP được tế bào lấy từ đâu? Câu 3: Hãy lấy ví dụ cụ thể của quá trình dị hóa trong tế bào Câu 4: em có chứng minh được quá trình hô hấp tế bào là quá trình dị hóa và quá trình này giải phóng năng lượng không? c) Sản phẩm:. Dự kiến trả lời câu 1 :ATP, năng lượng do ATP cung cấp được sử dụng để tổng hợp các chất cần thiết, vận chuyển chủ động các chất qua màng, sinh công cơ học và các hoạt động sống khác. Dự kiến trả lời câu 2:(vận dụng kiến thức bài 13) quá trình dị hóa cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP. Dự kiến trả lời câu 3:(vận dụng kiến thức bài 13) quá trình hô hấp tế bào d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên sử dụng lần lượt các câu hỏi từ 1￿ 3 để kết hợp vừa kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, và sử dụng câu hỏi 4 để tạo tình huống có vấn đề mà học sinh huy động kiến thức đã có chưa đủ để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và giải quyết vấn đề 2.1. Tìm hiểu về khái niệm hô hấp tế bào. a) Mục tiêu: Giúp học sinh giải quyết vấn đề đặt ra từ hoạt động trước. b) Nội dung:
  4. Học sinh thực hiện nghiên cứu sách giáo khoa để tìm các thông tin về nội dung quá trình hô hấp tế bào dùng để chứng minh cho vấn đề: hô hấp tế bào có phải quá trình dị hóa không? Hô hấp tế bào có giải phóng năng lượng không? Quá trình nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi sẽ giúp học sinh hình thành kiến thức mới và làm rõ các nội dung kiến thức liên quan đến khái niệm hô hấp tế bào. Bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý sau: - Quá trình dị hóa là gì? - Những chất hóa học nào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào? sản phẩm sinh ra do hô hấp tế bào là gì? Phân loại các chất tham gia và sản phẩm tạo thành thành 2 nhóm chất hữu cơ phức tạp và chất đơn giản hơn (chất vô cơ). - Quá trình hô hấp tế bào có giải phóng năng lượng không? Được chứa đựng trong phân tử nào? Năng lượng giải phóng ra có nguồn gốc từ đâu? Tại sao lại phải thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng này? c) Sản phẩm: - Đáp án cho các câu hỏi: + Dị hóa là quá trình phân giải các chấu hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn. + Các chất tham gia vào hô hấp tế bào: Cacbohidrat- chất hữu cơ phức tạp, oxi; sản phẩm: CO2; H2O - chất vô cơ, đơn giản. + Quá trình hô hấp tế bào có giải phóng năng lượng (năng lượng của cacbohidrat) năng lượng giải phóng được chứa trong ATP. Quá trình hô hấp tế bào giúp chuyển đổi năng lượng từ dạng khó sử dụng thành dạng dễ sử dụng. - Kết luận: hô hấp tế bào là quá trình dị hóa, phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng tích trữ trong ATP. d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa phần I. Khái niệm hô hấp tế bào và trả lời các câu hỏi trên. - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu học sinh kết luận giải quyết vấn đề đặt ra ở hoạt động khởi động. Học sinh kết luận - Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về hô hấp tế bào, viết phương trình tổng quát. 2.2. tìm hiểu về các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào a) Mục tiêu: Học sinh vẽ được sơ đồ tưu duy về nội dung các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào: nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm,
  5. b) Nội dung: - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để tìm hiểu các giai đoạn chính của hô hấp tế bào: tên, thứ tự giai đoạn. - Giáo viên đưa ra một khung sơ đồ tư duy thể hiện các giai đoạn chính của hô hấp tế bào, yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu tài liệu tiếp tục phát triển, hoàn thiện tiếp sơ đồ tư duy trên theo 3 nội dung chính: nơi xảy ra, nguyên liệu và sản phẩm. Lưu ý việc sử dụng mầu sắc để thể hiện những điểm giống nhau và khác nhau ở 3 giai đoạn trên. c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về các giai đoạn chính của hô hấp tế bào d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa hình 16.1 để tìm hiểu các giai đoạn chính của hô hấp tế bào: tên, thứ tự giai đoạn. Dự kiến trả lời: quá trình hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn gồm đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp, - Giáo viên đưa ra một khung sơ đồ tư duy thể hiện các giai đoạn chính của hô hấp tế bào, yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu tài liệu tiếp tục phát triển, hoàn thiện tiếp sơ đồ tư duy trên theo 3 nội dung chính: nơi xảy ra, nguyên liệu và sản phẩm. Lưu ý việc sử dụng mầu sắc để thể hiện những điểm giống nhau và khác nhau ở 3 giai đoạn trên.
  6. - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa hoàn thiện nội dung sơ đồ. - Giáo viên kiểm tra sơ đồ của 1 - 2 học sinh. Nhận xét, góp ý. Đưa ra 1 sơ đồ mẫu. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh. Sử dụng các thông tin trong hình 16.2; 16.3 và các thông tin giáo viên cung cấp để tính toán số ATP sinh ra ở mỗi giai đoạn quá trình hô hấp tế bào khi oxi hóa 1 phân tử Glucozo. Rút ra kết luận về giai đoạn trong hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất. b) Nội dung: Sử dụng các câu hỏi định hướng nghiên cứu: - thống kê số ATP được tổng hợp ra ở giai đoạn đường phân dựa vào hình 16.2? ở giai đoạn chu trình crep dựa vào hình 16.3? - Thống kê số phân tử NADH, FADH2 được tạo ra ở giai đoạn đường phân dựa vào hình 16.2? ở giai đoạn chu trình crep dựa vào hình 16.3? Tính tổng số NADH và FADH2 tham gia vào chuỗi chuyền electron hô hấp? Biết cứ 1 NADH khi bị oxi hóa bởi oxi thì giải phóng năng lượng tổng hợp được 3ATP, 1FADH2 tổng hợp được 2ATP, tính tổng số ATP tạo ra ở giai đoạn này? - Rút ra kết luận giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất? Tính tổng số ATP sinh ra ở cả 3 giai đoạn. Nếu không có oxi phân tử thì điều gì xảy ra với hô hấp tế bào, khi đó 1 gluco tham gia quá trình hô hấp còn sinh ra 38ATP không? c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi trên: - Thống kê số ATP được tổng hợp ở giai đoạn đường phân: 4-2 ATP; ở giai đoạn chu trình crep: 2 ATP. - Thống kê số phân tử NADH, FADH2 được tạo ra ở giai đoạn đường phân: 2NADH; ở giai đoạn chu trình crep: (6 +2)NADH, 2FADH2; Tổng số NADH và FADH2 tham gia vào chuỗi chuyền electron hô hấp: (2+6+2) = 10NADH, 2FADH2; Tổng số ATP tạo ra ở giai đoạn này: (10x3) + 2 x2 = 34 ATP. - Giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất: chuỗi chuyền electron hô hấp. Tổng số ATP sinh ra ở cả 3 giai đoạn: 2+ 2 + 34 = 38 ATP. d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ: 4hs/nhóm. Giao nhiệm vụ học tập: nghiên cứu sách giáo khoa phần II, hình 16.2 và 16.3, thảo luận, trả lời các câu hỏi trên. Học sinh nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Gọi ngẫu nhiên nhóm trả lời, thành viên nhóm trả lời, điểm tính chung cho cả nhóm. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. Giáo viên chính xác hóa kiến thức.
  7. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Thông qua các các hiện tượng thường gặp trong thực tế về bảo quản nông sản học sinh giải thích được nguyên nhân của hiện tượng hao hụt sau thu hoạch trong quá trình bảo quản. Từ đó đề xuất các biện pháp giúp bảo quản nông sản, hạn chế hao hụt tối đa, giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó. Qua một số ví dụ và hiện tượng thực tế rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào hoặc lượng ATP được tổng hợp trong hô hấp tế bào. b) Nội dung: Sử dụng hệ thống các câu hỏi sau: - Nông sản sau thu hoạch thường có hiện tượng bị hao hụt (giảm trọng lượng) trong quá trình bảo quản. Nếu loại trừ các nguyên nhân do côn trùng hại, do thối, hỏng, do thoát hơi nước, thì nguyên nhân gây hao hụt trong bảo quản nông sản có thể là gì? Giải thích? - Nếu không có oxi phân tử thì giai đoạn nào của hô hấp tế bào không thể xảy ra, khi đó ATP sinh ra trong hô hấp tế bào được bao nhiêu? (khi oxi hóa 1Glucozo)? Giải thích hô hấp tế bào của một vận động viên hay ở các trạng thái vận động khác nhau của cơ thể, khi cơ thể đói, no thì mạnh hay yếu? - Để hạn chế hao hụt trong bảo quản nông sản thì cần hạn chế hô hấp tế bào của nông sản. Hãy viết một bài viết dài khoảng 700 từ đề xuất các biện pháp giúp hạn chế hô hấp tế bào góp phần bảo quản nông sản? c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi: - Nguyên nhân ở đây là do hô hấp tế bào làm tiêu hao chất hữu cơ, giảm lượng hữu cơ tích lũy trong nông sản đặc biệt là Glucozo. Do chất hữu cơ trong tế bào đã bị “đốt cháy thành khí CO2 và nước” làm giảm trọng lượng nông sản và gây hao hụt. - Nếu không có oxi phân tử thì giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp của hô hấp tế bào không thể xảy ra, khi đó ATP sinh ra trong hô hấp tế bào chỉ thu được: 4 ATP. Hô hấp tế bào của một vận động viên diễn ra mạnh vì cơ thể đang vận đọng mạnh cần nhiều năng lượng cung cấp nên hoạt động hô hấp tế bào sinh năng lượng cũng xảy ra mạnh mẽ, hay ở các trạng thái vận động khác nhau của cơ thể: cơ thể vận động mạnh: hô hấp tế bào tăng và ngược lại; cơ thể no- nhiều đường- hô hấp bình thường, cơ thể đói- đường giảm thì hô hấp tế bào giảm. ￿ yếu tố có thể ảnh hưởng đến hô hấp tế bào: oxi, CO2, nhu cầu năng lượng, lượng đường trong tế bào, máu. - Để hạn chế hao hụt trong bảo quản nông sản thì cần hạn chế hô hấp tế bào của nông sản. - Bài viết 700 từ đề xuất các biện pháp giúp hạn chế hô hấp tế bào góp phần bảo quản nông sản. d) Tổ chức thực hiện:
  8. Học sinh thực hiện nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau, thực hiện tra cứu trả lời các câu hỏi, viết bài theo yêu cầu. Kết hợp thực hiện trên lớp và ỏ nhà, liên lạc với giáo viên qua zalo, messenger để hỏi, trao đổi. BÀI 17: QUANG HỢP I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. - Phát biểu được khái niệm quang hợp, viết được phương trình tổng quát của quang hợp. - Kể tên các đối tượng sinh vật có khả năng quag hợp. - Phân biệt được vị trí diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối.
  9. - Trình bày được mối quan hệ giữa 2 pha. 2. Về năng lực - Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập. - Vận dụng kiến thức quang hợp để giải quyết một số vấn đề trong thực tế liên quan đến giải quyết ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. 3. Phẩm chất - Nhận thấy vai trò quan trọng của quang hợp. Tìm hiểu ứng dụng của quang hợp vào đời sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu • Phiếu học tập: Phân biệt pha sáng và pha tối, thông qua phiếu học tập này học sinh chỉ ra được 4 điểm khác biệt cơ bản giữa hai pha. • Hình ảnh về “cây nhân tạo” III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu “quang hợp” Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - Huy động sự hiểu biết của học sinh về quá trình quang hợp. - Học sinh phát hiện ra bản chất của quang hợp và phát sinh nhu cầu tìm hiểu quá trình quang hợp. b) Nội dung - Học sinh nhớ lại kiến thức và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: • Học sinh trình bày được hiểu biết cơ bản về quang hợp • Giải thích được: quang hợp cần ánh sáng. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Giáo viên Chia lớp thành 8 nhóm (3 bàn kế nhau thành 1 nhóm) Cho học sinh tình huống Hãy tưởng tượng nếu trái đất của chúng ta không còn nhận được ánh sáng mặt trời nữa thì điều gì sẽ xảy ra ? 2. Học sinh - Xem thông tin - Phân công, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm
  10. - Liên hệ kiến thức lớp 6 trả lời 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức Có rất nhiều điều có thể xảy ra. Một trong những điều đó là quá Nội dung: Khái niệm trình quang hợp không thể xảy ra và sẽ kéo theo nhiều hệ luy: quang hợp và vai trò các sinh vật quang hợp sẽ chết, hầu hết các loài khác sẽ không có của quang hợp. đủ thức ăn. Quang hợp: sử dụng ánh sáng để thải ra oxi nhưng quan trọng hơn là tạo ra chất hữu cơ để nuôi sống các sinh vật quang hợp và các sinh vật khác. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ QUANG HỢP Thời gian: 25 phút 2.1. Tìm hiểu khái niệm quang hợp Mục tiêu: - Huy động sự hiểu biết của học sinh về quá trình quang hợp. - Phát hiện khái niệm, phương trình và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nội dung: Học sinh nhớ lại kiến thức và đọc sách, thảo luận để tìm ra khái niệm, phương trình, các sinh vật có khả năng quang hợp, từ đó nhận biết được sản phẩm quan trọng mà sinh vật quang hợp cần để sinh trưởng và phát triển. Sản phẩm: Trình bày được khái niệm, phương trình, đối tượng quang hợp. Trả lời được câu hỏi liên hệ. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng thảo luận’ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ nguyên Quang hợp là gì? liệu vô cơ. Những sinh vật nào có khả năng quang hợp? - Nhóm sinh vật có khả năng quang hợp: thực Bản chất quang hợp? vật, tảo, một số vi khuẩn. PT TQ của quang hợp viết như thế - CO2 + H2O + NLAS -> (CH2O) + O2 nào? Sắc tố quang hợp là gì? Gồm những loại nào? Liên hệ: Tại sao khi trời nắng, chúng ta ngồi dưới gốc cây thì cảm thấy rất dễ chịu?
  11. 2. Học sinh - Tiếp nhận câu hỏi. - Thảo luận cặp đôi ->Thảo luận nhóm 3. Đại diện nhóm trả lời 4. Giáo viên nhận xét và hệ thống hóa kiến thức 2.2. Tìm hiểu hai pha của quang hợp Mục tiêu: - Phát hiện hai pha của quang hợp xảy ra lần lượt với nguyên liệu, sản phẩm, điều kiện, nơi xảy ra. - Tìm ra nguồn gốc của oxi, mối liên hệ giữa hai pha. - Mô tả được diễn biến cơ bản của 2 pha. Nội dung: Thảo luận nhóm để tìm ra đáp án các câu hỏi phân biệt pha sáng và pha tối. Sản phẩm Phân biệt được pha sáng và pha tối qua bảng so sánh. Thảo luận trả lời được nguồn gốc oxi và quan hệ giữa hai pha, lí do cho tên gọi “chu trình C3” Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Giáo viên Quang hợp gồm những pha nào? - Quang hợp gồm pha sáng và pha tối. Đều xảy ra Yêu cầu HS hoàn thành nội dung tại lục lạp của tế baò. PHT số 1. Pha sáng Pha tối - Giải thích lệnh ở SGK trang 68? - Tìm ra mối liên hệ giữa hai pha. ĐK Cần ánh sáng Không cần ánh - Vì sao pha tối gọi là quá trình cố sáng định CO2? - Trong pha tối của quang hợp, tại Vị Trí trong Hạt granna Chất nền TB (Stroma) sao lại gọi tên là chu trình C3? 2. Học sinh + NL H2O, NADP , CO2, ATP, - Tiếp nhận nhiệm vụ ADP NADPH - Đọc sách vào hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi SP’ ATP, NADPH, Đường 3. Đại diện nhóm lên trình bày O2 glucozơ 4. Giáo viên nhận xét và hệ thống hóa kiến thức - Oxi tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ quá
  12. trình quang phân li nước. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích ứng dụng của con người trong việc tăng cường độ quang hợp ở cây xanh. Nội dung: TÌNH HUỐNG: LÀM SAO ĐỂ CÂY LỚN NHANH HƠN? Để sinh trưởng và phát triển, cây xanh phải quang hợp. Câu hỏi 1: Quá trình quang hợp có thể xảy ra vào ban đêm không? Câu hỏi 2: Nếu muốn cây xanh lớn nhanh hơn, ngoài việc cung cấp đủ nước, muối khoáng, chúng ta nên làm gì? Sản phẩm: • Có thể. Cần bổ sung ánh sáng nhân tạo (thắp đèn vào ban đêm). • Cần làm sao để kích thích cây quang hợp nhiều hơn bằng cách kéo dài thời gian chiếu sáng. Tổ chức thực hiện Giáo viên nêu tình huống, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp a. Mục tiêu Học sinh nhận thấy ứng dụng của các sinh vật quang hợp trong đời sống thực tiễn. b) Nội dung VẤN ĐỀ: Tại các thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nồng độ CO2 tăng cao do các phương tiện giao thông, quá trình sản xuất và do diện tích đất trồng cây xanh không nhiều. Hãy đề ra giải pháp giúp cải thiện môi trường bằng biện pháp giúp tăng nồng độ Oxi và giảm nồng độ CO2 trong không khí mà không ảnh hưởng tới cuộc sống, kinh tế của người dân. c) Sản phẩm Bản thuyết trình của học sinh nói lên vấn đề tăng số lượng sinh vật quang hợp (không nhất thiết là cây xanh).
  13. Cây nhân tạo (ảnh) do Công ty BiomiTech ở Mexico giới thiệu có khả năng lọc lượng không khí ô nhiễm tương đương 368 cây thật, hứa hẹn giải pháp mới tại những khu vực khó trồng cây xanh ở các thành phố lớn.
  14. Chương IV: PHÂN BÀO BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. - Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào. - Trình bày được các kỳ của nguyên phân, kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. - Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì? 2. Về năng lực - Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập; tìm hiểu, lên ý tưởng và thực hiện làm mô hình các kì của quá trình nguyên phân; thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình học; vẽ sơ đồ tư duy. - Vận dụng kiến thức trong bài để giải thích một số hiện tượng trong thực tế: rối loạn quá trình phân bào và bệnh ung thư, 3. Phẩm chất - Nhận thấy thực trạng của việc sử dụng các chất kích thích, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm. II. Thiết bị dạy học và học liệu • Phiếu học tập: + Đặc điểm các giai đoạn trong kỳ trung gian; + Các diễn biến chính, hình ảnh của các kỳ trong nguyên phân. - Video, hình ảnh về bệnh ung thư; ý nghĩa của quá trình nguyên phân. - Các trò chơi: ô cửa bí mật (khởi động); về đích (luyện tập) và biển đáp án A,B,C,D. - Các mô hình về diễn biến các kỳ của nguyên phân (GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và bốc thăm nội dung chuẩn bị của nhóm mình). • Một số sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân. III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - Học sinh tái hiện được các kiến thức về quá trình nguyên phân đã được học ở lớp 9 để trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô cửa bí mật. b) Nội dung (được hiểu là nội dung hoạt động)
  15. - Học sinh tái hiện được kiến thức đã học về nguyên phân và vận dụng kiến thức đã biết trả lời các câu hỏi trong trong trò chơi ô cửa bí mật. c) Sản phẩm: • Học sinh trả lời được các câu hỏi trong trò chơi ô cửa bí mật và tìm ra được từ khóa: “Quá trình nguyên phân”. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Gv giới thiệu trò chơi và luật chơi. - Cho các nhóm bốc thăm thứ tự chơi. 2. Học sinh - Đại diện nhóm chọn ô cửa, thảo luận tìm ra đáp án của câu hỏi tương ứng trong mỗi ô cửa (nếu có) hoặc quan sát tranh, ảnh, sơ đồ để tìm ra đáp án và từ khóa của trò chơi. - Phân công người đại diện trả lời câu hỏi. 3. Học sinh trình bày sản phẩm - Liên hệ kiến thức về nguyên phân ở lớp 9 trả lời 4. GV nhận xét, cho điểm các nhóm và tổng kết trò chơi. Sau đó Nội dung: Liên hệ dẫn dắt vào bài mới. và dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chnng về chu kì tế bào Thời gian: 7 phút a) Mục tiêu - Học sinh nêu được khái niệm chu kì tế bào và đặc điểm của các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào. - Trình bày được diễn biến các pha trong kỳ trung gian. - Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì? b) Nội dung - Học sinh hoàn thành phiếu học tập và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: • Học sinh nêu được khái niệm chu kì tế bào và các giai đoạn của chu kì tế bào. • Nêu được diễn biến của các pha trong kì trung gian thông qua PHT. • Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích được cơ chế gây bệnh ung thư cũng như nguyên nhân gây bệnh ung thư.
  16. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Cho học sinh quan sát hình ảnh quá trình từ 1 TB tạo thành 2 TB, 2 TB tạo thành 4 TB và kết hợp nghiên cứu thông tin trong mục I/SGK - Nêu được khái niệm chu kì tế bào? - Nêu được các giai đoạn của chu kì tế bào và nhận xét thời gian diễn ra các giai đoạn đó? - Hoàn thành phiếu học tập về diễn biến các pha trong kì trung gian? 2. Học sinh - Chuẩn bị sản phẩm: phiếu bài tập - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình bày sản phẩm - Thảo luận và kết hợp SGK trả lời câu hỏi và hoàn thành Nội dung: Hệ thống hóa phiếu học tập. kiến thức trọng tâm chu 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức kì tế bào. • Khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn của chu kì tế bào. • Bổ sung và hoàn thiện các phiếu học tập của học sinh. • Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh ung thư ở người HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung diễn biến các kì của nguyên phân Thời gian: 15 phút a) Mục tiêu - Học sinh trình bày được diễn biến chính của các kì trong nguyên phân trên mô hình mà nhóm chuẩn bị. - Học sinh giải thích được ý nghĩa một số hoạt động của NST trong các kì nguyên phân. b) Nội dung - Học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình (mô hình diễn biến các kì nguyên phân) và vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi của các nhóm bạn và của GV. c) Sản phẩm: • Học sinh trình bày được diễn biến các kì nguyên phân trên mô hình. • Giải thích được ý nghĩa hoạt động của NST trong các kì nguyên phân và hoàn thiện PHT cá nhân về nội dung các kì của nguyên phân. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc
  17. 1. Mời đại diện các nhóm chuẩn bị nội dung đã được giao trong tiết học trước lên trình bày diễn biến các kì của nguyên phân? - Giải thích được ý nghĩa hoạt động của NST trong các kì của nguyên phân? 2. Học sinh - Chuẩn bị sản phẩm: mô hình diễn biến các kì nguyên phân. - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi. 3. Học sinh trình sản phẩm - Thuyết trình diễn biến các kì nguyên phân trên mô hình mà nhóm mình chuẩn bị. Nội dung: Hệ thống hóa kiến - Đặt câu hỏi cho các nhóm bạn và giải đáp các câu hỏi thức diễn biến các kì của của nhóm bạn đặt ra cho nhóm mình. nguyên phân. - Hoàn thành phiếu học tập cá nhân. 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức - Nhận xét, chấm điểm phần trình bày của các nhóm trên mô hình diễn biến các kì của nguyên phân. - Bổ sung và hoàn thiện phiếu học tập cá nhân của học sinh và các câu hỏi đặt ra của các nhóm. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ý nghĩa của quá trình nguyên phân Thời gian: 7 phút a) Mục tiêu - Học sinh nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân. - Học sinh nêu được các ứng dụng về kiến thức nguyên phân trong thực tế: trồng trọt, chăn nuôi, điều trị chữa bệnh ở người b) Nội dung - Học sinh theo dõi đoạn video về ý nghĩa của nguyên phân và các nhóm lên bảng liệt kê các ý nghĩa và các ứng dụng kiến thức nguyên phân trong thực tế ở trong đoạn video. c) Sản phẩm: • Học sinh liệt kê được các ý nghĩa của quá trình nguyên phân có trong đoạn video. • Học sinh khái quát được ý nghĩa của nguyên phân thành ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. – Cho các nhóm theo dõi đoạn video về ý
  18. nghĩa của nguyên phân. - Yêu cầu các nhóm sau khi theo dõi xong sẽ liệt kê được các ý nghĩa của nguyên phân có trong đoạn video lên bảng. 2. Học sinh - Các nhóm theo dõi đoạn video về ý nghĩa của nguyên phân. - Các nhóm liệt kê được các ý nghĩa của nguyên phân trong đoạn video lên bảng. 3. Học sinh trình bày sản phẩm - Liệt kê được các ý nghĩa của nguyên phân. - Khái quát được thành ý nghĩa lí luận và ý nghĩa Nội dung: Hệ thống hóa kiến thức ý thực tiễn của nguyên phân. nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức nguyên phân. - Nhận xét, chấm điểm phần liệt kê của các nhóm về ý nghĩa của nguyên phân. - Bổ sung và hoàn thiện kiến thức về ý nghĩa của nguyên phân. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP Thời gian: 8 phút a, Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về chu kì tế bào và quá trình nguyên phân để tham gia trò chơi về đích. b, Nội dung: Các nhóm bốc thắm thứ tự chơi và lựa chọn bộ câu hỏi cho nhóm mình. Học sinh quan sát bộ câu hỏi, thảo luận thống nhất đáp án (có thể đặt ngôi sao hi vọng để gấp đôi điểm) và giơ biển đáp án để giáo viên chấm. c, Sản phẩm: * Bộ câu hỏi 1: - Câu hỏi 10đ: Thời gian của 1chu kì tế bào được xác định bằng thời gian A. các kì trong quá trình nguyên phân. B. kì trung gian. C. của quá trình nguyên phân. D. giữa 2 lần phân bào. - Câu hỏi 20đ: Trong nguyên phân, hiện tượng dãn xoắn của NST có ý nghĩa sự tạo thuận lợi cho A. sự phân li của NST. B. sự nhân đôi của ADN và NST. C. sự tiếp hợp của NST. D. sự trao đổi chéo NST. - Câu hỏi 30đ: Cho các ý sau: (1) Các NST dần co xoắn; (2) Màng nhân, nhân con dần tiêu biến; (3) Màng nhân, nhân con dần xuất hiện; (4) Thoi phân bào xuất hiện;
  19. (5) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động; (6) NST dãn xoắn. Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là: A. (1), (2), (5). B. (2), (4), (6). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). * Bộ câu hỏi 2: - Câu hỏi 10đ: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là A. sự nhân đôi của ADN và NST. B. sự tổng hợp thêm tế bào chất và các bào quan. C. trung thể nhân đôi. D. tổng hợp các bào quan. - Câu hỏi 20đ: Cơ sở để các tế bào con tạo ra trong nguyên phân giống nhau và giống tế bào mẹ về bộ NST 2n là A. sự phân li của NST. B. NST co và dãn xoắn theo chu kì. C. sự tự nhân đôi và phân li đều của NST. D. sự phân li và tổ hợp của các NST. - Câu hỏi 30đ: Cho các ý sau: (1) Các NST dần co xoắn; (2) Màng nhân, nhân con dần tiêu biến; (3) Màng nhân, nhân con dần xuất hiện; (4) Thoi phân bào xuất hiện; (5) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động; (6) Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển về 2 cực của tế bào; (7) Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Các sự kiện diễn ra trong kì giữa của nguyên phân là A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). * Bộ câu hỏi 3: - Câu hỏi 10đ: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu nguyên phân một lần tạo ra A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. - Câu hỏi 20đ: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở A. kì sau. B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì cuối. - Câu hỏi 30đ: Cho các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Có 3 pha gồm: G1, S và G2. (2) Ở pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. (3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST nhân đôi thành NST kép. (4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào. (5) Kết thúc kì trung gian, số lượng NST trong tế bào là 2n kép. Có bao nhiêu phát biểu sai? A. 2 phát biểu: (2), (5). B. 2 phát biểu: (3), (5) C. 2 phát biểu gồm (3), (4). D. 3 phát biểu: (3), (4), (5). d, Tổ chức thực hiện
  20. Giáo viên trình chiếu luật chơi và các bộ câu hỏi để các nhóm lựa chọn, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. Thư kí các nhóm thống kê điểm và công bố trước lớp. HOẠT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG (3’) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp/ nhiệm vụ về nhà a, Mục tiêu • Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. b, Nội dung • Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà c, Sản phẩm - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài mới, tìm hiểu đặc điểm của quá trình giảm phân, so sánh nguyên phân và giảm phân. - Xem lại kiến thức bài 18 - Làm mô hình giảm phân có ý nghĩa thực tiễn cao (đúng, dễ sử dụng) - Xem trước bài 19 trang 76, SGK Sinh học 10 về các vấn đề: Các kì của giảm phân, ý nghĩa của giảm phân Các giai đoạn Diễn biến cơ bản Giảm phân I Kì đầu I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I Giảm phân II Kì đầu II Kì giữa II Kì sau II Kì cuối II d, Tổ chức thực hiện
  21. BÀI 19: GIẢM PHÂN Thời lượng: 1 tiết. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức - Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân. (1) - Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân. (2) 2. Năng lực 1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. (3) - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. (4) 2. Năng lực đặc thù - Năng lực nhận thức sinh học: + Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân thực. (5) + Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. (6)
  22. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thu thập được thông tin liên quan đến quá trình giảm phân (7) - Năng lực vận dụng kiến thức: + Vận dụng kiến thức về giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn như tại sao con cái cùng bố mẹ sinh ra không giống nhau và không giống bố mẹ hoàn toàn. (8) 3. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên khác (9) - Trách nhiệm: Hỗ trợ các thành viên trong nhóm (10) - Chăm chỉ: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu (11) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: giáo án điện tử, giáo án word, tranh ảnh các kì giảm phân, mô hình giảm phân. - Học liệu: internet, sách tham khảo - Phiếu học tập: Giảm phân Giảm phân 1 Giảm phân 2 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Kết quả 2.2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến chủ đề. - Tài liệu học tập. - Tham khảo học liệu có liên quan. - Chuẩn bị bài ở nhà. - Làm mô hình các kì nguyên phân và giảm phân III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5p) a. Mục tiêu - Kiến thức: Giúp học sinh hình thành suy nghĩ ban đầu về sự khác biệt kết quả cơ chế nguyên phân và giảm phân trong quá trình sinh sản. Kích thích sự tò mò của HS tìm hiểu kiến thức mới. - Năng lực: Năng lực tư duy
  23. b. Nội dung hoạt động - HS quan sát được sự khác nhau về kết quả của 2 quá trình nguyên phân và giảm phân c. Sản phẩm hoạt động - Ý kiến của HS về các câu hỏi được nêu ra d. Tổ chức hoạt động - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh sinh sản vô tính ở 1 loài động vật (VD: nảy chổi ở thủy tức). GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về nguyên phân giải thích được các con sinh ra giống nhau và cơ thể mẹ GV tiếp tục chiếu đoạn phim về quá trình sinh sản hữu tính ở người. Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm con cái so với bố mẹ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận cặp đôi nhận biết được kết quả của sinh sản vô tính dựa trên cơ sở nguyên phân và chỉ ra được những điểm giống và khác của con cái so với bố mẹ trong sinh sản hữu tính. - Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi của GV - GV kết luận, nhận định: dẫn dắt vào bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25p) a. Mục tiêu: 1, 3, 4, 5, 7 b. Nội dung hoạt động: - HS tự làm các mô hình về các kì giảm phân tại nhà đã được giáo viên giao nhiệm vụ từ giờ học trước. - HS quan sát mô hình các kì quá trình giảm phân mô tả sự vận động NST và các thành phần của TB. HS làm PHT, thảo luận. c. Sản phẩm hoạt động: Mô hình các kì của quá trình giảm phân, PHT. d. Tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm tự làm các mô hình quá trình giảm phân ở nhà từ tiết học trước. GV yêu cầu các nhóm quan sát mô hình các kì giảm phân, nghiên cứu SGK hoàn thành PHT số 1. GV yêu cầu các nhóm quan sát, đánh giá mô hình các kì giảm phân của nhóm bạn dựa trên tiêu chí (thẩm mỹ, độ chính xác). Phiếu học tập số 1 Tìm hiểu quá trình giảm phân.
  24. Thời gian: 5p Tên nhóm: Lớp: Quan sát mô hình các kì quá trình giảm phân, nghiên cứu nội dung SGK trang 76, 77 về các kì của quá trình giảm phân và hoàn thành bảng sau: Các kì giảm phân Giảm phân Giảm phân 1 Giảm phân 2 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Kết quả - Thực hiện nhiệm vụ: (5p) Cá nhân làm việc với tài liệu và mô hình của nhóm mình tự làm, sau đó trao đổi thống nhất trong nhóm hoàn thành PHT số 1. Các nhóm quan sát mô hình của nhóm bạn và thảo luận đưa ra nhận xét thống nhất dựa trên tiêu chí GV đưa ra (thẩm mỹ, độ chính xác) - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (15p): + Báo cáo việc hoàn thiện PHT số 1: (5p) Gọi 2 nhóm bất kì dán sản phẩm PHT lên bảng. Đại diện 1 nhóm sẽ trình bày kết quả PHT của nhóm mình Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Các nhóm khác treo PHT lên vị trí góc nhóm mình. Sau đó, GV chiếu đáp án lên và yêu cầu các nhóm chấm chéo nhau. (mỗi ô trong PHT đạt tối đa 1 điểm) + Báo cáo mô hình: Các nhóm sẽ giới thiệu với cả lớp về mô hình của nhóm mình (mỗi nhóm không quá 1p). Nhóm khác sẽ nhận xét, đánh giá mô hình của nhóm bạn. - GV kết luận, nhận định: (5p) + Tổ chức nhận xét đánh thực hiện nhiệm vụ, kết quả các nhóm + Chốt kiến thức mục tiêu Các kì Giảm phân giảm Giảm phân 1 Giảm phân 2 phân Kì đầu - Có sự tiếp hợp của NST kép theo - NST ở trạng thái đơn bội kép dần từng cặp tương đồng và có thể xảy ra co xoắn trao đổi chéo - Thoi phân bào hình thành - Các NST kép dần co xoắn lại
  25. - Thoi phân bào hình thành - Màng nhân, nhân con tiêu biến - Màng nhân, nhân con tiêu biến Kì giữa - Các NST co xoắn cực đại, tập trung - Các NST co xoắn cực đại, tập thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo. trung thành 1 hàng ở mặt phẳng - Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của 1 xích đạo. NST trong cặp tương đồng. Kì sau Mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ Các crômatit tách nhau ở tâm động trượt trên tơ vô sắc về 1 cực của tế và đi về hai cực của tế bào trên thoi bào. vô sắc Kì cuối NST dãn xoắn dần, màng nhân và NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất. biến mất. Kết quả Từ 1 TB mẹ (2n) -> 2 TB con (n kép) Từ 2 TB (n kép) -> 4 TB con (n đơn) 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10p) a. Mục tiêu: 2, 6, 9, 10 b. Nội dung hoạt động: - So sánh được những điểm giống và khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân c. Sản phẩm hoạt động: PHT số 2 bảng so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân - Giống nhau: - Khác nhau: Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân Số lần phân bào Sự kiện chính Kết quả Loại tế bào d. Tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về nguyên phân, tìm điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân - Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân ghi nhớ kiến thức cũ và kiến thức vừa học, quan sát mô hình Trao đổi trong nhóm và hoàn thành PHT số 2 - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm treo PHT lên bảng báo cáo trước lớp
  26. Các nhóm còn lại treo tại góc vị trí nhóm mình Nhóm khác nhận xét, bổ sung, vấn đáp - GV kết luận, nhận định: + Tổ chức nhận xét đánh thực hiện nhiệm vụ, kết quả các nhóm + Chốt kiến thức mục tiêu * Giống nhau: - Có sự nhân đôi ADN ở kỳ trung gian - Trải qua các kỳ phân bào tương tự nhau - Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi ở kỳ trung gian và thu gọn cấu trúc ở kỳ giữa. - Ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân * Khác nhau nguyên phân, giảm phân Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân Số lần - Xảy ra 1 lần phân bào - Xảy ra 2 lần phân bào phân bào Sự kiện - Ở kỳ đầu không xảy ra trao - Ở kỳ đầu I tại 1 cặp NST có xảy ra hiện chính đổi chéo gồm 2 crômatit cùng tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa nguồn gốc 2 crômatit khác nguồn gốc - Tại kỳ giữa các NST tập trung - Tại kỳ giữa I các NST tập trung thành 2 thành 1 hàng hàng - Ở kỳ sau nguyên phân: Mỗi - Ở kỳ sau I của GP : cặp NST tương đồng NST kép tách thành 2 NST đơn kép tách ra, mỗi NST kép đi về 1 cực của tế đi về 2 cực tế bào bào Kết quả - Từ 1 TB mẹ (2n) -> 2 TB con Từ 1 TB mẹ (2n) -> 4 TB con (n) (n) Loại tế - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín bào bào sinh dục sơ khai 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: 8, 11 b. Nội dung hoạt động:
  27. Từ ý sự trao đổi chéo của các cromatit trong kì đầu giảm phân I, vận dụng giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp ở sinh vật là cơ sở giải thích sự đa dạng phong phú của các loài sinh vật. c. Sản phẩm hoạt động: Ý kiến trao đổi của HS d. Tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III trang 79 sau đó giải thích ý nghĩa của quá trình giảm phân. Từ đó lý giải vì sao con cái trong cùng bố mẹ sinh ra lại không giống nhau và giống bố mẹ hoàn toàn? - Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân đọc tài liệu tìm kiếm thông tin Vận dụng kiến thức về sự trao đổi chéo trong kì đầu I giảm phân, thảo luận cặp đôi đưa ra ý kiến - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Một vài HS chia sẻ ý kiến của mình Các HS khác lắng nghe, góp ý, bổ sung - GV kết luận, nhận định: Nhận xét, rút ra kết luận BÀI 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
  28. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. - Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi. - Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi. - Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và vẽ hình các kỳ của nguyên phân quan sát được. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực đặc thù: - Thành thạo các thao tác thực hành như: cách sử dụng kiến hiển vi, cách quan sát tiêu bản. - Từ việc vẽ được các kỳ nguyên phân, phát triển làm mô hình mô phỏng các kỳ nguyên phân từ nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm. 2.2. Năng lực chung: - Tập trung, chú ý, biết lắng nghe chia sẻ từ các thành viên trong nhóm và đóng góp ý kiến cá nhân - Biết phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm 3. Phẩm chất - Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. - Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hành - Có lòng say mê nghiên cứu khoa học. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Kính hiển vi quang học có vật kính x10 và x40, thị kính x10 hoặc x15. - Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời. - Hình ảnh động về quá trình nguyên phân. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu “Quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành” Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu thực tế về nguyên phân. - HS xác định được nội dung bài học là quan sát các kỳ nguyên phân trên tế bào sống. b) Nội dung:
  29. - HS xem lại hình ảnh mô tả các kỳ nguyên phân của một số tế bào như - Trả lời câu hỏi: Thực tế sự nguyên phân trong tế bào sống giống hay khác với tế bào mô phỏng c) Sản phẩm: Mâu thuẫn nhận thức của HS: Liệu các kỳ của nguyên phân ở tế bào thật giống như mô phỏng hay không? Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các kỳ nguyên phân và nêu đặc điểm mỗi kỳ? - Đặc điểm các kỳ nguyên phân 2. Học sinh: + Kỳ đầu: Các cá nhân quan sát lại tranh hình, nhớ lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế trình bày + Kỳ giữa: 3. Học sinh trình sản phẩm + Kỳ sau: Cá nhân được GV chỉ định vừa quan sát sơ đồ vừa trình bày + Kỳ cuối: đặc điểm các kỳ nguyên phân. 4. GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung thực hành HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thời gian: 25 phút 2.1. Quan sát và nhận biết các kỳ của quá trình nguyên phân a. Mục tiêu: - HS biết sử dụng kính hiển vi - Quan sát và nhận biết các kỳ của nguyên phân b. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành. - HS hoạt động cá nhân nghe và xem GV giao nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm để tiến hành quan sát tiêu bản theo nhóm c. Sản phẩm: - Tiêu bản trên kính hiển vi được đặt đúng vị trí và quan sát được hình ảnh các kỳ rõ nét nhất. - Hình vẽ các kỳ nguyên phân. d. Tổ chức thực hiện:
  30. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1.Trước giờ thực hành GV làm một số công việc: I. Chuẩn bị: - Chia nhóm - Kính hiển vi quang học có vật kính x10 và x40, thị kính - Phát dụng cụ: Kính hiển x10 hoặc x15. vi, 1 tiêu bản cố định. - Các nhóm HS nhân dụng - Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm cụ ( Lưu ý phải bảo quản thời. tiêu bản). 1. GV đưa ra các yêu cầu II. Nội dung và cách tiến hành - Sử dụng kính hiển vi - Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho quan sát tiêu bản cố định vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có rễ hành. nguồn sáng tập trung. - Nhận biết các kỳ của - Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia quá trình nguyên phân. dưới vật kính X 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào - Vẽ sơ lược hình tế bào đang phân chia. với các kỳ quan sát được - Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa 2. Các nhóm hoạt động: hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40. - Đọc SGK mục III trang Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản 81( sinh học 10) để tiến (tham khảo ảnh chụp dưới kính hiển vi ở hình 20). hành quan sát Vẽ tế bào ờ một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản - Khi nhìn rõ kỹ mẫu quan vào vở. Lưu ý : sử dụng bút chì 2B để có thể dễ dàng tẩy xóa sát kỹ rồi vẽ hình khi cần sửa đổi và vẽ càng chi tiết, càng giống như những gì - Nhận biết các kỳ của quan sát được càng tốt. nguyên phân và phân tích diễn biến của NST ở kỳ đó. - Tham khảo thêm hình 21 SGK trang 82 - GV quan sát hoạt động của các nhóm và giúp đỡ các nhóm yếu 3.- GV kiểm tra bằng cách quan sát thị trường kính hiển vi các nhóm. 4. GV nhận xét hoạt động của các nhóm 2.2. Viết báo cáo thu hoạch: a. Mục tiêu:
  31. - Vẽ được hình các kỳ của nguyên phân - Trả lời được câu hỏi mục thu hoạch IV trang 82 b. Nội dụng: Hoạt động cá nhân HS quan sát kỹ các hình trên tiêu bản và so sánh với hình mô phỏng GV đã cho quan sát hoặc xem lại SGK bài 19 - Trả lời câu hỏi mục thu hoạch IV trang 82 c. Sản phẩm: Báo cáo thu hoạch Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Gv yêu cầu III. Báo cáo thu hoạch: - Sau khi quan sát và xác định được các kỳ nguyên 1. Vẽ hình: phân vẽ các kỳ vào bản báo cáo - Trả lời câu hỏi: Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau 2. Cá nhân HS hoàn thành báo cáo thu hoạch - Vẽ đủ hình quna sát được 2. Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên - Trả lời câu hỏi GV nêu tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau? 3. GV kiểm tra bằng cách thu báo cáo của một số HS. Mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên 4. GV nhận xét và có thể các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do: cho điểm HS làm bài tốt - Góc độ quan sát khác nhau. - Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm mô hình các kỳ của nguyên phân trên nguyên liệu sãn có, dễ kiếm 2. Nội dụng: Hoạt động nhóm nhỏ ( 4 em) Tự làm một bộ mô hình về các kỳ nguyên phân trên nguyên liệu dễ kiếm 3. Sản phẩm:
  32. Mô hình các kỳ nguyên phân do HS tự sáng tao 4. Tổ chức thực hiện Chia lớp thành nhiều nhóm: Mỗi nhóm 4 HS • GV giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm tự kiếm nguyên vật liệu làm mô hình mô tả các kỳ nguyên phân. + HS nhận nhiệm vụ + Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau • Thực hiện nhiệm vụ: HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm • Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau. • Nhắc nhở HS vệ sinh kính hiển vi, các dụng cụ thí nghiệm khác PHẦN 3: SNH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh phải: 1. Về kiến thức • Trình bày được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của VSV. • Liệt kê được các loại môi trường cơ bản và phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. • Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng. • Vận dụng được để giải thích và xử lý một số hiện tượng trong đời sống và sản xuất. 2. Về năng lực • Tự học: Quan sát hình ảnh về cấu tạo và hình thái của một số vi sinh vật, định nghĩa khái niệm vi sinh vật. • Giải quyết vấn đề: Phân biệt các loại MT cơ bản, các kiểu dinh dưỡng của VSV. • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. 3. Về phẩm chất • Có thái độ tích cực trong học tập. • Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào phục vụ đời sống sinh hoạt: giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo quản thức ăn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Phương pháp dạy học • Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm. 2. Phương tiện dạy học
  33. • Hình ảnh liên quan đến vi sinh vật. • Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm của VSV. • Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của VSV. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG • Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (3 phút) • Mục tiêu: • Tạo sự hứng thú cho học sinh vào bài mới. • Hình thành vấn đề của bài học. • Nội dung: • HS quan sát một số hình ảnh và tìm ra chủ đề liên quan là “vi sinh vật” • Sản phẩm: • HS phát hiện được ra vấn đề trong bài học là “Tìm hiểu về vi sinh vật”. • Cách thực hiện: GV chiếu các hình ảnh sau: Hình ảnh 1: Thức ăn để một thời gian bị ôi, thiu, hoa quả để lâu bị hỏng? Hình ảnh 2: Một số loại bệnh ở người (chân tay miệng, cúm, ), một số bệnh ở thực vật, động vật, . Hình ảnh 3: Sản phẩm lên men: Tương, nem chua, sữa chua, Do đâu lại xảy ra các hiện tượng trên? HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời. GV: Đinh hướng đến chủ đề “Vi sinh vật” rồi dẫn dắt vào bài. • Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1. HS hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm tìm hiểu khái quát về vi sinh vật (5 phút) • Mục tiêu • Phát biểu được khái niệm của VSV. • Trình bày được đặc điểm của VSV. • Nội dung • HS quan sát hình ảnh và chọn các đối tượng là VSV, từ đó nêu khái niệm VSV. • HS thảo luận nhóm và hoàn thành PHT số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của VSV Yêu cầu: Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành phiếu học tập sau bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp: Đặc điểm Tổ chức cơ thể Cấu tạo tế bào Đơn Tập đoàn đơn Đa Nhân Nhân bào bào bào sơ thực VSV
  34. VK E.Coli Trùng roi Tảo lục Nấm men • Sản phẩm - HS nêu được khái niệm VSV. - HS hoàn thiện được PHT số 1, từ đó nêu được đặc điểm của VSV. Đáp án PHT số 1. Đặc điểm Tổ chức cơ thể Cấu tạo tế bào Đơn Tập đoàn đơn Đa Nhân Nhân bào bào bào sơ thực VSV VK E.Coli x x Trùng roi x x Tảo lục x x Nấm men x x • Cách tiến hành Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Đưa ra một loạt các sinh vật: cá, thỏ, thủy tức, vi I. Khái quát về vi sinh vật khuẩn E.Coli, trùng roi, tảo lục, nấm men, giun kim, • Khái niệm: VSV là những thể thông. Yêu cầu HS cho biết những đối tượng nào xếp nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính vào nhóm VSV? Giải thích. hiển vi. HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. • Đặc điểm của VSV: GV: Nhận xét và kết luận. + Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc + Những SV được xếp vào nhóm VSV: vi khuẩn nhân thực. E.Coli, trùng roi, tảo lục, nấm men. + Hấp thụ và chuyển hóa chất + Vì chúng có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, chỉ dinh dưỡng nhanh => sinh có thể nhìn trên kính hiển vi. trưởng và sinh sản nhanh. + Phân bố rộng, thuộc nhiều GV: Từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: VSV là gì? nhóm phân loại. HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. GV: nhận xét, kết luận lại: VSV là những cơ thể nhỏ bé, cấu tạo đơn giản, chỉ có thể nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. GV: Yều cầu HS thảo luận theo bàn, dựa vào kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm của VSV (phụ lục).
  35. HS: Thảo luận theo bàn và hoàn thành phiếu học tập. GV: Yêu cầu 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS: Trình bày kết quả thảo luận. GV: Nhận xét và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm của VSV qua kết quả của phiếu học tập. HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. GV: VSV có kích thước nhỏ mang lại thuận lợi gì cho VSV? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận lại. GV: Trong tự nhiên, có thể gặp vi sinh vật ở những môi trường nào? Hãy nhận xét về môi trường phân bố của vi sinh vật? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và kết luận lại 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về môi trường và các kiểu dinh dưỡng của VSV (15 phút) • Mục tiêu: • Trình bày và phân biệt được các MT cơ bản nuôi cấy VSV. • Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV. • Nội dung: - HS thảo luận nhóm, phân biệt 3 loại MT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. - HS thảo luận hoàn thành PHT số 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của VSV Vận dụng kiến thức đã học và nghiên cứu SGK mục II.2 SGK trang 89, thảo luận theo bàn, điền các từ thích hợp đã cho trong bảng vào các chỗ trống: • Tiêu chí phân loại: và • Nguồn năng lượng: * Sử dụng năng lượng ánh sáng￿ VSV * Sử dụng năng lượng hóa học￿VSV • Nguồn cacbon: *Sử dụng CO2￿VSV *Dùng chất hữu cơ của sinh vật khác￿ VSV
  36. • Sản phẩm: HS phân biệt được 3 loại MT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. HS hoàn thiện PHT số 2. Đáp án: Thứ tự điền lần lượt là: 4,5,2,3,1,6. • Cách tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Vi sinh vật có thể tồn tại trong những môi trường cơ bản nào? HS:Trả lời. II. Môi trường và các kiểu GV: Để nghiên cứu về VSV, cần nuôi dưỡng chúng dinh dưỡng trong các MT nuôi cấy, vậy có những MT nuôi cấy 1. Các loại môi trường cơ bản nào? GV đưa ra một loạt các MT nuôi cấy VSV sau: Có 2 loại MT VSV có thể tồn tại: + Môi trường 1: Gồm: Thạch (agar) 1,5%; • MT tự nhiên. (NH4)3PO4 - 1,5%; KH2PO4 - 1,0%; MgSO4 - • MT nuôi cấy trong phòng 0,2%; CaCl2 - 0,1% thí nghiệm. + Môi trưởng 2: Gồm: Cao thịt bò; Cao nấm men; + Môi trường tự nhiên: gồm (NH4)3PO4 - 1,5%; KH2PO4 - 1,0%. các chất tự nhiên. + Môi trường 3: Dịch chiết củ khoai tây. + Môi trường bán tổng hợp: GV: yêu cầu HS nhận biết sự khác nhau của 3 loại gồm các chất tự nhiên và các MT nuôi cấy đã cho và trả lời câu hỏi: có mấy loại chất hóa học. MT nuôi cấy? + Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần HS: Trả lời. hóa học và số lượng. GV: nhận xét và kết luận lại. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng trang 89, thảo luận theo bàn phiếu học tập số 2 (bên dưới). HS: Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. GV: yêu cầu một vài nhóm trình bày kết quả. HS: Trả lời. GV: nhận xét và kết luận lại. 2. Các kiểu dinh dưỡng • Tiêu chí phân loại: nguồn năng lượng và nguồn C • Nguồn năng lượng:
  37. + Sử dụng năng lượng ánh sáng ￿ VSV quang dưỡng. + Sử dụng năng lượng hóa học ￿VSV hoá dưỡng. • Nguồn cacbon: + Sử dụng CO2￿VSV tự dưỡng + Dùng chất hữu cơ của sinh vật khác ￿ VSV dị dưỡng. • Bốn kiểu dinh dưỡng: Bảng SGK trang 89 3. Hoạt động 3: luyện tập • Mục tiêu: • Củng cố kiến thức bài học. • Nội dung: • Chơi trò “ nhanh tay có thưởng” • Sản phẩm: • HS trả lời được các câu hỏi. • Tổ chức thực hiện: • Chơi trò chơi “nhanh tay có thưởng”. • GV đọc câu hỏi, HS xung phong trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được bốc thăm nhận quà. Câu hỏi: Câu 1. Nội dung nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm vi sinh vật: A. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh. B. Phân bố rộng. C. Có kích thước hiển vi. D. Là một đơn vị phân loại trong sinh giới Câu 2. Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm: A. Thành phần chất dinh dưỡng. B. Chủng loại vi sinh vật. C. Mật độ vi sinh vật. D. Tính chất vật lí của môi trường. Câu 3. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng là: A. Hóa tự dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng Câu 4. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  38. Câu 5. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là : A. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục B. Nấm và tất cả vi khuẩn C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Cả A,B,C đều đúng Câu 6. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Hoá tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 7. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ? A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chát vô cơ Câu 8. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ? A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn nitrat hoá C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn sắt Câu 9. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là : A. Vi khuẩn chứa diệp lục B. Tảo đơn bào C. Vi khuẩn lam D. Nấm. Câu 10. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. không phải A, B, C. 4. Hoạt động 4: vận dụng – tìm tòi, mở rộng (3 phút) • Mục tiêu: • Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức mới. • Vận dụng được kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan. • Nội dung: • Tìm hiểu một số ứng dụng cũng như ảnh hưởng của VSV đối với con người. • Sản phẩm: • HS liệt kê được những ảnh hưởng của VSV đến con người. • HS thể hiện nội dung có thể là video, Poster, truyện tranh, sách, • Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hãy liệt kê những ảnh hưởng cũng như ứng dụng của VSV đến đời sống sản xuất của con người. HS: Thảo luận và đưa ra câu trả lời dựa trên sự hiểu biết. Bước 2: GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS: Trình bày KQ thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và chốt kiến thức.
  39. Bước 4: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm tự chọn 1 ảnh hưởng của VSV đến con người, về nhà tìm hiểu nội dung chủ đề. • HS nộp sản phẩm vào tiết sau. • Hình thức tùy chọn: có thể là video, Poster, • Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; mục tiêu cụ thể, khả thi; có hình vẽ, biểu tượng khoa học, trực quan. BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT Sinh học 10 - Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của quá trình tổng hợp và sơ đồ quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật, các ứng dụng của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật. - Trình bày được quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim. - Trình bày được quá trình lên men etilic và quá trình lên men lactic. - Quan sát, giải thích và rút ra được kết luận từ các hiện tượng thực tế của sản xuất và đời sống liên quan đến quá trình lên men. - Nêu được các ứng dụng của các quá trình lên men vào sản xuất và đời sống.
  40. - Nêu được các tác động tiêu cực của các quá trình lên men đối với đời sống con người và cách phòng tránh chúng. - Nêu được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải. 2. Về năng lực: Năng lực sinh học Nhận thức sinh - Trình bày được đặc điểm chung của quá trình tổng hợp và sơ đồ quá học trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật, các ứng dụng của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật. - Trình bày được quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim. - Trình bày được quá trình lên men etilic và quá trình lên men lactic. - Quan sát, giải thích và rút ra được kết luận từ các hiện tượng thực tế của sản xuất và đời sống liên quan đến quá trình lên men. - Nêu được các ứng dụng của các quá trình lên men vào sản xuất và đời sống. - Nêu được các tác động tiêu cực của các quá trình lên men đối với đời sống con người và cách phòng tránh chúng. - Nêu được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải. Tìm hiểu thế Xác định được vai trò của VSV để tạo các axit amin quý ; vai trò của giới sống vi sinh vật phân giải prôtêin; vai trò của vi sinh vật phân giải polisaccaric. Vận dụng kiến Xác định được nguyên nhân của các hiện tượng trong thực tế. Liên hệ thức kĩ năng đã bảo quản lương thực, thực phẩm và sức khỏe; học Xác định được nguyên nhân của các hiện tượng trong thực tế. Liên hệ bảo quản lương thực, thực phẩm và sức khỏe. Năng lực chung Giao tiếp và Thông qua cùng nhau hoàn thành phiếu học tập, trao đổi nhóm thực hợp tác hiện nhiệm vụ học tập Tự chủ và tự Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, học tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ. Tự nghiên cứu tài liệu học tập. 3. Về phẩm chất: Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập và trung thực trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nhân ái:Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, học sinh vận dụng kiến thức vào chăm sóc sức khỏe, làm sữa chua, dưa chua, . II. Thiết bị dạy học và học liệu
  41. - Một số thiết bị trực quan: hình ảnh về các ứng dụng của quá trình phân giải, - Phiếu học tập. - Bảng phụ. -Máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới. - Kiểm tra được kiến thức cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh. b. Nội dung: Tình huống: Hũ nước đường và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao? c. Sản phẩm: - Huy động được kiến thức cũ: vi sinh vật ở chương trình THCS và bài 2,4,5,6, 7,11,22 sinh học 10 THPT. - Học sinh giải thích được một phần. - Có thể phỏng đoán được nguyên nhân. - Có nhu cầu tìm hiểu thêm kiến thức. ⮲ Có thể rút ra được kết luận - Hai bình trên có mùi khác nhau. - Nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối do sự phân hủy protein động vật sinh ra các khí có mùi thối. - Nước đường có mùi hôi chua vì có sự lên men của đường d. Tổ chức thực hiện: Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV chiếu hình ảnh hũ đường và hũ nước thịt để lâu ngày hoặc mẫu vật thật giáo viên đã chuẩn bị trước đó. Mở nắp bình, yêu cầu học sinh quan sát, theo dõi, viết vào vở câu trả lời tình huồng ? Hũ nước đường và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
  42. 2. Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ. - Trả lời câu hỏi. 3. Học sinh trình bày sản phẩm: Giải thích tình huống nêu trên. 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức - Hai bình trên có mùi khác nhau. - Nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối do sự phân hủy protein động vật sinh ra các khí có mùi thối. - Nước đường có mùi hôi chua vì có sự lên men của đường 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp (6 phút) a. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm chung của quá trình tổng hợp và sơ đồ một số quá trình tổng hợp. - Kể tên một số ứng dụng của quá trình tổng hợp. b. Nội dung: Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 23.1. c. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 23.1. 4. Tổ chức thực hiện 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà bằng phiếu học tập và yêu cầu sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để thực hiện. Phiếu học tập số 23.1: Em hãy dựa vào kiến thức mục I trang 91-92 Sgk hoàn thành các nội dung sau: 1. Trình bày đặc điểm chung của quá trình tổng hợp: 2. Trình bày sơ đồ quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật. Các chất được tổng hợp Sơ đồ quá trình tổng hợp Prôtêin Polisaccarit Lipit Axit nuclêic 3. Kể tên các ứng dụng của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.
  43. 4. Thực hiện nhiệm vụ (thực hiện ở nhà) - Học sinh nghiên cứu nội dung mục mục I trang 91-92 Sgk, sự hiểu biết của bản thân để dự kiến được nội dung làm bài, sau đó trao đổi và bổ sung hoàn thành theo kĩ thuật khăn trải bàn. 5. Khi lên lớp, học sinh trình bày, các học sinh nhóm khác bổ sung. 6. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. HỘP KIẾN THỨC I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP 1. Đặc điểm chung - Tự tổng hợp axit amin. - Cần năng lượng và enzim nội bào. - Tốc độ nhanh. 2. Sơ đồ tổng hợp các chất Sơ đồ quá trình tổng hợp các chất Các chất được tổng hợp Sơ đồ quá trình tổng hợp Prôtêin n(Axit amin)￿Prôtêin Polisaccarit (Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ￿(Glucôzơ)n+1 + ADP Lipit Axit béo + Glixerol￿Lipit Axit nuclêic Bazơ nitơ +Đường 5 cacbon+Axit photphoric￿Nucleotit. Các nucleotit kết hợp với nhau￿ Axit nucleic. 3. Ứng dụng Sản xuất các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo protêin đơn bào. 2.2. Hoạt động tìm hiểu về quá trình phân giải prôtêin và ứng dụng (9 phút) a. Mục tiêu - Học sinh trình bày được các quá trình phân giải phân giải protein trong điều kiện bình thường và trong điều kiện thiếu cacbon, thừa nitơ. - Kể tên các ứng dụng của quá trình phân giải protein. - Giải thích được mùi thối của hũ nước thịt để lâu ngày. b. Nội dung: đoạn thông tin mục II.1 trang 92 Sgk, hình ảnh liên quan, trả lời hệ thống câu hỏi c. Sản phẩm: Nội dung hộp kiển thức về quá trình phân giải protein. d. Tổ chức thực hiện:
  44. 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng 4 tổ của lớp) và giao nhiệm vụ cho học sinh Yêu cầu các nhóm hãy đọc thông tin mục II.1 trang 92 - SGK và hoàn thành các yêu cầu sau trên bảng phụ. (tg:3 phút) ? Sơ đồ quá trình phân giải protein trong điều kiện bình thường. ? Sơ đồ quá trình phân giải protein trong điều kiện thiếu cacbon, thừa nitơ ? Quá trình phân giải prôtêin gồm mấy giai đoạn? ? Kể tên các ứng dụng của quá trình phân giải protein. ? Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức vừa trình bày của mục II.1,trả lời lệnh trang 92 SGK và giải thích tình huống của hoạt động khởi động (hũ nước thịt). 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghiên cứu nội dung mục II.1 trang 92- SGK, sự hiểu biết của bản thân để dự kiến được nội dung làm bài, sau đó trao đổi nhóm và bổ sung hoàn thành bảng phụ trong thời gian 3 phút. 3. Báo cáo: Học sinh cử đại diện trình bày, các học sinh nhóm khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. HỘP KIẾN THỨC II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI 1. Phân giải protein và ứng dụng a) Quá trình phân giải protein *Trong điều kiện bình thường Protein Proteaza → axit amin VSV hấp thụ → axit amin → ATP (ngoài tế bào) (trong tế bào) Phân giải ngoại bào Phân giải nội bào * Trong điều kiện thiếu Cacbon và thừa Nitơ Protein Proteaza → axit amin VSV hấp thụ → axit amin → NH3 (ngoài tế bào) (trong tế bào) Phân giải ngoại bào Phân giải nội bào b) Ứng dụng: làm nước nắm và các loại nước chấm 2.3. Hoạt động: Tìm hiểu về quá trình phân giải polisaccarit và ứng dụng (15 phút)
  45. a. Mục tiêu - Học sinh trình bày được các quá trình: phân giải phân giải polisaccarit, lên men etilic và lên men lăctic. - Kể tên các ứng dụng của quá trình phân giải polisaccarit. - Giải thích được mùi chua của hũ nước đường để lâu ngày. b. Nội dung: đoạn thông tin mục II.2 trang 93 Sgk, hình ảnh liên quan, trả lời hệ thống câu hỏi c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ 1, 2, 3, 4. d. Tổ chức thực hiện: 1. Giáo viên giao nhiệm vụ 1 cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dưới đây là sơ đồ quá trình phân giải polisaccarit, mỗi HS hãy đọc thông tin, cho biết nội dung của (1), (2) (tg: 1 phút). Phân giải ngoại bào Phân giải nội bào
  46. 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh nghiên cứu nội dung mục II.2 trang 93- SGK, sự hiểu biết của bản thân để dự kiến được nội dung làm bài, sau đó trao đổi và bổ sung hoàn thành trong thời gian 1 phút. 3. Học sinh trình bày, các học sinh nhóm khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. 1. Giáo viên giao nhiệm vụ 2 cho học sinh. Nhiệm vụ 2: Bằng kỹ thuật phòng tranh và mảnh ghép dựa vào kiến thức mục II.2- SGK trang 93 các nhóm hãythực hiện các yêu cầu sau: (tg:2 phút) • Nhóm 1,2: Hoàn thành sơ đồ lên men etilic và kể tên các ứng dụng của chúng. • Nhóm 3, 4: Hoàn thành sơ đồ lên men lăctic và kể tên các ứng dụng của chúng. 2. các nhóm thực hiện kỹ thuật phòng tranh và mảnh ghép trong thời gian 4 phút 3. Đại diện từng nhóm lên sắp xếp mảnh ghép. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. ? Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức của 2 quá trình lên men giải thích tình huống của hoạt động khởi động (hũ nước đường). 1. Giáo viên giao nhiệm vụ 3 cho học sinh Nhiệm vụ 3: Lá cây mùn HS hãy quan sát hình vẽ trên bảng, kết hợp nghiên cứu mục (c) trang 93 SGK và thực hiện yêu cầu sau: - Đây là quá trình phân giải chất nào? - Kể tên các ứng dụng của quá trình này. 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình vẽ, sự hiểu biết của bản thân để dự kiến được nội dung làm bài.
  47. 3. học sinh trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. HỘP KIẾN THỨC 2. Phân giải polisaccarit và ứng dụng Polisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ) Phân giải ngoại bào Đường đơn (monosaccarit) Phân giải nội bào Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hay lên men ATP Quá trình lên men có 2 loại:lên men etilic và lên men lăctic a)Lên men Etilic Tinh bột nấm đường hóa→ Glucozo Nấm men rượu → Êtanol + CO2 *ứng dụng:sản xuất rượu, bia, siro b)Lên men lăctic Glucôzơ vi khuẩn lăctic đồng hình axit lăctic Glucôzơ vi khuẩn lăc tic dị hình axit lăctic+ ethanol+axit axêtic+CO2 *ứng dụng: làm sữa chua, muối dưa, cà, ,củ c) Phân giải Xenlulôzơ và ứng dụng Xenlulôzơ xenlulaza glucôzơ (lá cây) (mùn) *ứng dụng: - Chủ động cấy VSV vào rác thải để phân giải nhanh xác thực vật￿ tránh ô nhiễm môi trường hoặc làm phân bón hữu cơ. - Tận dụng bã thực vật để trồng nấm ăn (rơm, rạ ) 1. Giáo viên giao nhiệm vụ 4: Nhiệm vụ 4: Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ yêu cầu học sinh cho biết đây là hiện tượng gì? Nguyên nhân? Từ đó hãy kể tên các tác hại của quá trình phân giải các chất ở VSV?
  48. 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình vẽ, sự hiểu biết của bản thân để dự kiến được nội dung làm bài trong thời gian 2 phút. 3. Học sinh trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. HỘP KIẾN THỨC Hoạt tính phân giải của vi sinh vật cũng gây nên những tổn thất to lớn cho con người, như: - Gây hư hỏng lương thực, thực phẩm, thiết bị có xenlulôzơ - Làm giảm chất lượng của các loại đồ dùng và hàng hoá. 2.4. Hoạt động: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải (2 phút) a. Mục tiêu - Học sinh trình bày được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải. - Giải thích được một số điểm khác nhau giữa tổng hợp và phân giải. b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân ở nhà, tự nghiên cứu SGK và từ nguồn tư liệu khác, hoàn thanh phiếu học tập số 23.2. c. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 23.2 d. Tổ chức thực hiện: 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Phiếu học tập số 23.2: Dựa vào kiến thức cũ của Sinh học lớp 8 và mục III trang 93 SGK sinh học 10 các em hãy hoàn thành các nội dung sau: ? Trình bày mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải. a. Các phân tử liên kết để tạo thành các hợp chất phức tạp. b. Các hợp chất phức tạp được phân cắt thành các phân tử bé rồi được hấp thụ và phân giải tiếp ở trong tế bào.
  49. c. Năng lượng được giải phóng do phá vỡ các mối liên kết của hợp chất phức tạp. d. Năng lượng được tích lũy trong các mối liên kết của hợp chất phức tạp. ? Hãy sắp xếp các thông tin vào các cột dưới đây cho phù hợp. e. Sinh khối tăng, tế bào phân chia. f. Vật chất dự trữ giảm, tế bào giảm sinh khối và kích thước. Tổng hợp Phân giải 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. 3. Giáo viên thông báo thời gian nộp bài vào tiết sau. HỘP KIẾN THỨC III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI -Là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. + Đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa. + Dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa. Đáp án: Điểm khác nhau giữa hai quá trình tổng hợp và phân giải Tổng hợp Phân giải a. Các phân tử liên kết để tạo b. Các hợp chất phức tạp được phân cắt thành các thành các hợp chất phức tạp. phân tử bé rồi được hấp thụ và phân giải tiếp ở trong tế bào. d. Năng lượng được tích lũy trong c. Năng lượng được giải phóng do phá vỡ các mối các mối liên kết của hợp chất phức liên kết của hợp chất phức tạp. tạp. f. Vật chất dự trữ giảm, tế bào giảm sinh khối và kích thước. e. Sinh khối tăng, tế bào phân chia. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức bài học, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức hơn. b. Nội dung: Phiếu học tập số 23.3 c. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 23.3. d. Tổ chức thực hiện:
  50. 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Cá nhân dựa vào kiến thức vừa học, hoàn thành phiếu học tập sau. Phiếu học tập số 23.3: So sánh lên men lactic và lên men etilic. Lên men lactic Nội dung Lên men etilic Lên men lactic đồng hình Lên men lactic dị hình VSV tham gia Sản phẩm Ứng dụng Nhận biết 2. HS thực hiện nhiệm vụ. 3. Gv thu một số phiếu học tập, bổ sung và đánh giá. 4. Gv hoàn thiện, công bố đáp án. Đáp án phiếu học tập số 23.3: So sánh lên men lactic và lên men etilic. Lên men lactic Nội dung Lên men etilic Lên men lactic Lên men lactic dị hình đồng hình VSV tham Vi khuẩn lactic Nấm men rượu Vi khuẩn lactic dị hình gia đồng hình Axit Lactic, CO2, êtilic, Sản phẩm Rượu êtilic, CO2. Axit Lactic axit hữu cơ Sản xuất rượu, bia, siro, Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau Ứng dụng làm nở bột mì quả, thức ăn gia súc Nhận biết Có mùi rượu Có mùi chua HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Thời gian: 3 phút) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dụng tại lớp hoặc nhiệm vụ về nhà. a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế. b. Nội dung: Câu hỏi giải thích các hiện tượng thực tiễn. 1. Tại sao khi để quả vải chín qua 3-4 ngày thì có mùi chua? 2. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? c. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trên. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung này học sinh về nhà hoàn thiện và nộp lại vào tiết sau. Phụ lục: (nội dung ghi vở) HỘP KIẾN THỨC
  51. I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP 1. Đặc điểm chung - Tự tổng hợp axit amin. - Cần năng lượng và enzim nội bào. - Tốc độ nhanh. 2. Sơ đồ tổng hợp các chất Sơ đồ quá trình tổng hợp các chất Các chất được tổng hợp Sơ đồ quá trình tổng hợp Prôtêin n(Axit amin)￿Prôtêin Polisaccarit (Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ￿(Glucôzơ)n+1 + ADP Lipit Axit béo + Glixerol￿Lipit Axit nuclêic Bazơ nitơ +Đường 5 cacbon+Axit photphoric￿Nucleotit. Các nucleotit kết hợp với nhau￿ Axit nucleic. 3. Ứng dụng Sản xuất các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo protêin đơn bào. II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI 1. Phân giải protein và ứng dụng a) Quá trình phân giải protein *Trong điều kiện bình thường Protein Proteaza → axit amin VSV hấp thụ → axit amin → ATP (ngoài tế bào) (trong tế bào) Phân giải ngoại bào Phân giải nội bào * Trong điều kiện thiếu Cacbon và thừa Nitơ Protein Proteaza → axit amin VSV hấp thụ → axit amin → NH3 (ngoài tế bào) (trong tế bào) Phân giải ngoại bào Phân giải nội b) Ứng dụng: làm nước nắm và các loại nước chấm 2. Phân giải polisaccarit và ứng dụng
  52. Polisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ) Phân giải ngoại bào Đường đơn (monosaccarit) Phân giải nội bào Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hay lên men ATP Quá trình lên men có 2 loại:lên men etilic và lên men lăctic a)Lên men Etilic Tinh bột nấm đường hóa→ Glucozo Nấm men rượu → Êtanol + CO2 *ứng dụng:sản xuất rượu, bia, nước uống có ga, bánh, siro b)Lên men lăctic Glucôzơ vi khuẩn lăctic đồng hình axit lăctic Glucôzơ vi khuẩn lăc tic dị hình axit lăctic+ ethanol+axit axêtic+CO2 *ứng dụng: làm sữa chua, muối dưa, cà, ,củ c) Phân giải Xenlulôzơ và ứng dụng Xenlulôzơ xenlulaza glucôzơ (lá cây) (mùn) *ứng dụng: - Chủ động cấy VSV vào rác thải để phân giải nhanh xác thực vật￿ tránh ô nhiễm môi trường hoặc làm phân bón hữu cơ. - Tận dụng bã thực vật để trồng nấm ăn (rơm, rạ ) * Chú ý: Hoạt tính phân giải của vi sinh vật cũng gây nên những tổn thất to lớn cho con người, như:
  53. - Gây hư hỏng lương thực, thực phẩm, thiết bị có xenlulôzơ - Làm giảm chất lượng của các loại đồ dùng và hàng hoá. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI -Là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. + Đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa. + Dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa. BÀI 24: THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. - Trình bày được quy trình làm sữa chua và muối chua rau, quả - Vận dụng quy trình để tạo ra sản phẩm: sữa chua, dưa chua 2. Về năng lực - Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập; Giải quyêt vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết nhiệm vụ làm sữa chua và muối chua rau, quả - Vận dụng kiến thức lên men lactic để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong đời sống (muối dưa, làm sữa chua). 3. Phẩm chất Tìm hiểu ứng dụng của lên men lactic vào đời sống. Thực hiện làm các thực phẩm lên men tại nhà để sử dụng. II. Thiết bị dạy học và học liệu
  54. • Phiếu học tập: Kiểm tra sản phẩm và giải thích kết quả. Thông qua phiếu học tập này, học sinh nêu được sự thay đổi của nguyên liệu về trạng thái, màu sắc, mùi vị sau khi lên men và giải thích. • Phiếu giao nhiệm vụ; Phiếu đánh giá sản phẩm. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu “lên men lactic” Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - Học sinh trưng bày các sản phẩm lên men latic đã thực hiện b) Nội dung Học sinh giới thiệu sơ lược về sản phẩm c) Sản phẩm Sữa chua và dưa chua được trưng bày theo đặc trưng của mỗi nhóm HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ THỰC HÀNH LÊN MEN LACTIC ĐỂ TẠO SẢN PHẨM SỮA CHUA VÀ DƯA CHUA Thời gian: 30 phút 2.1 Tìm hiểu về sự lên men lactic trong sữa chua a) Mục tiêu - Học sinh trình bày quy trình làm sữa chua và 3 lưu ý để thực hiện làm sữa chua thành công. b) Nội dung Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức để hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm - Sữa chua do học sinh thực hiện - Giải thích được: do hoạt động của vi khuẩn lactic trong điều kiện kị khí làm biến đổi dịch sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Mời đại diện một nhóm lên trình bày quy trình làm sữa chua mà nhóm đã thực hiện. - Các nhóm còn lại đối chiếu với quy trình của mình, nhận xét, thảo luận sau đó thống nhất quy trình hợp lí nhất và đưa ra những điểm cần lưu ý để thực hiện làm sữa chua thành công
  55. - Các nhóm thảo luận trong 7 phút hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi lệnh trong SGK 2. Học sinh - Thảo luận nhóm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm - Liên hệ kiến thức bài 5 và kiến thức hóa học về axit, độ pH để hoàn thành phiếu học tập 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức Nội dung - Liều lượng: học sinh có thể lựa chọn những tỉ Quy trình chung lệ khác nhau. Giáo viên có thể chia sẻ tỉ lệ mà - Dùng nước sôi pha sữa đặc có bản thân thường làm. đường thành dung dịch, để nguội đến - Quy trình: phần nội dung 400C. - 3 lưu ý để thực hiện làm sữa chua thành công - Thêm sữa chua Vinamilk vào dung + Nhiệt độ của dung dịch sữa khoảng 40 – 450C. dịch sữa và khuấy đều. + Nguồn vi sinh vật khi lấy ra từ tủ lạnh phải để - Rót dung dịch sữa ra cốc nhỏ có nắp ở nhiệt độ phòng cho hết lạnh rồi mới đem làm đậy, để vào hộp xốp (nhiệt độ khoảng sữa chua. 400C). Để yên sau 6 – 8 giờ là được + Đảm bảo điều kiện kị khí bằng cách đậy kín, thành phẩm sữa chua. giữ nguyên trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ, không mở ra xem. 2.2 Tìm hiểu về sự lên men lactic trong dưa chua a) Mục tiêu - Học sinh trình bày quy trình muối chua rau, quả và 2 lưu ý để thực hiện muối chua rau, quả thành công. b) Nội dung Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm - Dưa chua do học sinh thực hiện - Giải thích được: do hoạt động của các nhóm vi khuẩn. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Mời đại diện một nhóm lên trình bày quy trình làm dưa chua mà nhóm đã thực hiện. - Các nhóm còn lại đối chiếu với quy trình của mình, nhận xét, thảo luận sau đó thống nhất quy trình hợp lí nhất và đưa ra những điểm cần lưu ý để thực hiện làm dưa chua thành công - Các nhóm thảo luận trong 7 phút hoàn thành nội dung 2
  56. trong phiếu học tập. 2. Học sinh - Trưng bày sản phẩm dưa chua đã thực hiện - Thảo luận nhóm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm - Liên hệ kiến thức bài 11 để hoàn thành PHT 4. GV nhận xét, cho điểm và hệ thống hoá kiến thức Nội dung - Quy trình: Quy trình chung - 3 lưu ý để thực hiện làm sữa chua thành công - Rửa sạch nguyên liệu, + Chọn nguyên liệu tươi, rửa sạch, loại bỏ hoàn toàn phần bị cắt bỏ những phần bị dập, bị hỏng. dập hoặc bị hỏng + Nồng độ nước muối cần chính xác, không được quá thấp - Cho rau quả vào chum, hoặc quá cao (Nếu quá cao sẽ ức chế vi khuẩn lactic; quá thấp vại, đổ ngập nước sẽ tạo điều kiện cho tạp khuẩn phát triển lấn át vi khuẩn muối NaCl 5 – 6% lactic). - Nén chặt, đậy kín, để nơi có nhiệt độ khoảng 28 – 300C HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 10 phút a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích sự lên men lactic b) Nội dụng: TÌNH HUỐNG 1: AI ĐƯỢC ĂN, AI MẤT ĂN Có ba bạn học sinh Hào, Minh, Nam thực hiện làm sữa chua theo ba cách sau đây Hào: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay sữa chua Vinamilk → ủ ấm 6 – 8 giờ. Minh: Pha sữa bằng nước nóng, để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung sữa chua Vinamilk, cho thêm enzim lizozim → ủ ấm 6 – 8 giờ. Nam: Pha sữa bằng nước nóng, để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung sữa chua Vinamilk, ủ ấm 6 – 8 giờ. Câu hỏi 1: Cách làm của bạn nào sẽ có sữa chua để ăn? Giải thích. Câu hỏi 2: Cách làm của bạn nào sẽ không thành công? Giải thích. TÌNH HUỐNG 2: AI CÓ TAY MUỐI DƯA? Sau khi đã học xong kiến thức về lên men lactic, bạn Lan đề nghị với mẹ được muối dưa cải cho cả nhà sử dụng. Mẹ của Lan bảo rằng sợ con không có tay muối dưa nên sẽ làm dưa bị hỏng.
  57. Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm của mẹ Lan không? Giải thích c) Sản phẩm: Tình huống 1 - Làm theo cách của Nam sẽ có sữa chua để ăn do các yếu tố đều thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển và xảy ra lên men - Làm theo các của Hào và Minh sẽ không thành công + Cách của Hào: sữa đang nóng (nhiệt độ cao) mà bổ sung sữa chua Vinamilk (vi khuẩn lactic) → vi khuẩn bị chết bởi nhiệt độ cao → không có tác nhân lên men. + Cách của Minh: do có bổ sung enzim lizozim vào. Lizozim là enzim phá hủy thành tế bào vi khuẩn → vi khuẩn lactic bị mất thành → tế bào trương phồng và bị vỡ ra → vi khuẩn lactic bị chết → không có tác nhân lên men. Tình huống 2 Không đồng ý. Dưa bị hỏng có thể do các nguyên nhân khác nhau - Trường hợp dưa hỏng ngay giai đoạn đầu: do vi khuẩn lactic không chiếm ưu thế do với các vi khuẩn khác (do rau, quả không rửa kĩ; do hàm lượng muối không phù hợp) - Trường hợp dưa để lâu bị hỏng: trong quá trình muối dưa, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nhất định sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic, lúc đó một loại nấm men phát triển làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm, vi khuẩn lên men thối gây hỏng dưa (còn gọi là khú dưa). d) Tổ chức thực hiện Giáo viên nêu tình huống, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. PHỤ LỤC
  58. NHÓM YÊU CẦU VỀ SẢN PHẨM HS tự chọn thành viên làm cùng sao - Học sinh nghiên cứu nội dung mục II. Lên men cho mỗi nhóm gồm 5 bạn. Sau khi lactic trong bài 24, sinh học 10; tham khảo GV ghi điểm, các thành viên sẽ tự thêm thông tin ngoài SGK để thực hiện 2 sản chia điểm cho các thành viên trong phẩm lên men là sữa chua và rau, quả muối nhóm. chua - Thiết kế 1 sơ đồ bao gồm các nội dung: nguyên liệu, quy trình, nhưng lưu ý khi thực hiện YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC • Sơ đồ minh họa rõ ràng, dễ nhìn • Sản phẩm lên men có mùi thơm, vị chua THỜI HẠN YÊU CẦU VỀ CÁCH TRÌNH BÀY • Sản phẩm được trưng bày tại lớp • Trong thời gian 3 phút, cử đại diện trình bày 1 tuần (giờ sinh học tuần sau) sản phẩm của nhóm • Trả lời câu hỏi nhóm khác đặt ra ( nếu có)
  59. PHIẾU HỌC TẬP Sản Thời Trạng Mùi vị Giải thích phẩm điểm thái Ban Sữa được pha với nước nóng Lỏng Ngọt đầu Sữa Sệt Chua Do vi khuẩn lactic lên men tạo ra axit lactic tạo chua Sau lên vị chua và làm môi trường có độ pH thấp, men protein của sữa sẽ kết tủa Ban Tươi Không có Rau, quả chưa bị co nguyên sinh đầu vị chua Vi khuẩn lactic chưa hoạt động Dưa Có vị chua Rau, quả bị co nguyên sinh chua Sau lên Héo Vi khuẩn lactic chiếm ưu thế lên men tạo vị men chua TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Sản Điểm tối Giáo viên đánh Nhóm khác đánh Tiêu chí phẩm đa giá giá Đủ nội dung 10 Trình bày khoa học 5 Sơ đồ Thuyết trình trôi 5 chảy Sữa chua Vị chua, thơm 15 Dưa chua Vị chua, thơm 15 TÊN BÀI DẠY: Tiết : ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn học: Sinh học Lớp:10 I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh có thể: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về hô hấp, quang hợp và phân bào, dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, khái quát kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi TNKQ. - Làm được các dạng bài tập
  60. - Rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Tư duy phân tích và tổng hợp. 3. Thái độ. - Có ý thức tự học, phối hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 4. Định hướng các năng lực được hình thành và phát triển * Năng lực chung - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. * Năng lực chuyên biệt STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần Năng lực phát hiện 1 Giải quyết các tình huống học tập mà giáo viên đưa ra và giải quyết vấn đề Hình thành kỹ năng phân tích, khái quát và tổng hợp Năng lực thu nhận Phân tích các nội dung liên quan đến hô hấp, quang hợp và 2 và xử lý thông tin phân bào, dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Tính toán các dạng bài tập về số tế bào, số NST, số cromatit, 3 Năng lực tính toán số tâm động qua các kì nguyên phân, giảm phân. Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình 4 Năng lực ngôn ngữ bày, tranh luận, thảo luận. Năng lực giao Hình thành các nhóm học tập, phân công các nội dung trong 5 tiếp hợp tác tiết học, trình bày các kết quả làm việc của mỗi nhóm. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập + đáp án - Máy chiếu, máy vi tính - Giáo án, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. 2.Chuẩn bị của học sinh - Bản trong/ giấy rôki/ bảng phụ, bút phớt. - Xem lại kiến thức đã học về hô hấp, quang hợp, phân bào, chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. - Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp. III. Tiến trình dạy học A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
  61. 1. Mục tiêu: - Tạo ra tâm thế học tập cho học sinh, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức. - HS xác định được các nội dung ôn tập chính của bài học là tìm hiểu về quang hợp, hô hấp, phân bào, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. 2. Nội dung: - HS hoạt động theo cặp, kể tên các từ khóa và sắp xếp các từ khóa vào các chủ đề chính của tiết ôn tập. - HS xác định nhiệm vụ: Sắp xếp các từ khóa đã cho vào các chủ đề chính của tiết ôn tập. 3. Sản phẩm học tập: Nội dung Từ khóa 1. Hô hấp Ti thể, đường phân, ATP, 2. Quang hợp Lục lạp, tổng hợp, quang năng . 3. Phân bào Nhân đôi, NST kép, tâm động, mặt phẳng xích đạo . 4. Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng Tự dưỡng, lên men, hô hấp kị khí lượng ở vi sinh vật 4. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS nêu lại tên các chủ đề chính đã HS nêu được các tên: Hô hấp, quang học của học kì 2. hợp, Phân bào, dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật GV chia HS theo cặp, chuẩn bị giấy nháp, sử dụng kĩ thuật “động não” kể tên các từ khóa và Tiếp nhận nhiệm vụ học tập sắp xếp chúng vào các chủ đề đã nêu trên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Định hướng, giám sát. Thảo luận theo cặp, ghi tên các từ khóa chính vào 4 chủ đề ôn tập đã xác định ở trên Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trong 3 phút Lần lượt đại diện HS đọc đáp án của mình
  62. Bước 4: Kết luận – Nhận định Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ) C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (5’) a. Mục tiêu: (1), (2), (4). b. Nội dung: Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bằng cách điền các từ còn thiếu vào ô trống c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức hoàn chỉnh về các nội dung cần ôn tập Đáp án các ô còn trống: 1- ATP 2- Đường phân 3- Tổng hợp 4- Kì trung gian 5- S
  63. 6- Giảm phân 7- Hóa tự dưỡng 8- Lên men d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu HS gấp hết sách giáo khoa, vở để ôn tập Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bằng cách điền các từ còn thiếu vào ô trống Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Định hướng, giám sát. Thực hiện nhiệm vụ bằng cách làm việc cá nhân Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện một số HS nêu đáp án, các HS - Báo cáo đáp án. còn lại nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của HS và đưa ra Lắng nghe nhận xét và kết luận câu trả lời chính xác, rồi tiểu kết của GV Hoạt động 2: Luyện tập (28’) a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5). b. Nội dung: - HS làm việc theo nhóm hoàn thành các câu hỏi trong PHT - Nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập của nhóm bạn c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu học tập Gói 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B D B D B A 6 lần 8 NST kép 16 cromatit Gói 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  64. ĐA D A D D A B 5 lần 8 NST kép 16 cromatit Gói 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA A D B D C C 32 TB con 8 NST kép 16 cromatit Gói 4 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA D B D B A D 16 TB con 4 NST kép 8 cromatit d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, bốc thăm Tiếp nhận nhiệm vụ học tập gói câu hỏi cần hoàn thành HS có thời gian 8’ để trao đổi, thảo luận, thống nhất đáp án 8 câu hỏi trong gói câu hỏi của mình. Sau khi trả lời xong, sẽ truyền đáp án gói câu hỏi của mình cho nhóm khác theo vòng tròn. Các nhóm nhận đáp án của nhóm bạn có nhiệm vụ kiểm tra xem nhóm bạn làm đúng chưa, có đồng ý với phương án trả lời của nhóm bạn không? Nếu không đồng ý có thể ghi lời giải, đáp án bên cạnh bằng bút khác màu. Thời gian cho mỗi nhóm đánh giá nhóm bạn sẽ là 5 phút/ lượt. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát và giúp đỡ nhóm yếu - Các nhóm trao đổi, thống nhất câu trả hơn lời, ghi đáp án sau khi thống nhất vào PHT của gói câu hỏi mình đã chọn - Tiếp nhận PHT ghi câu hỏi của nhóm khác, nhận xét, đánh giá đáp án của nhóm bạn. Ghi lại đáp án/ câu trả lời của
  65. nhóm mình bằng bút khác màu (nếu không đồng ý với đáp án của nhóm bạn) Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu đại diện nhóm nhận PHT cuối cùng trình bày - Báo cáo nội dung thảo đáp án các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, phản luận. biện (nếu có) - Lắng nghe, nhận xét, - GV đặt thêm các câu hỏi để làm rõ vấn đề bổ sung. - Suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi thêm của GV Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của các nhóm - Lắng nghe nhận xét và và đưa ra đáp án chính xác, giải đáp thắc mắc của HS. kết luận của GV PHIẾU HỌC TẬP GÓI CÂU HỎI SỐ 1 Câu 1: Quá trình đường phân xảy ra ở A. lớp màng kép của ti thể. B. bào tương. C. tế bào chất D. cơ chất của ti thể Câu 2: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Khí oxi và đường B. Đường và nước C. Khí cacbonic, nước và khí oxi D. Khí cacbonic và nước Câu 3: Các NST tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian? A. Pha G1 B. Pha S C. Pha G2 D. Pha G1 và pha G2 Câu 4: Hiện tượng dãn xoắn NST xảy ra vào : A. Kỳ giữa B. Kỳ đầu C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 5: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa: A. n NST đơn. B. n NST kép.
  66. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép. Câu 6: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Quang tự dưỡng B. Hóa tự dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 64 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử. Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì giữa quá trình nguyên phân. GÓI CÂU HỎI SỐ 2 Câu 1: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là : A. Ôxi, nước và năng lượng B. Nước, khí cacbônic và đường C. Nước, đường và năng lượng D. Khí cacbônic, nước và năng lượng Câu 2: Quang hợp là quá trình A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục. B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp. C. tổng hợp sánh sáng mặt trời. D. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học. Câu 3: Thứ tự lần lượt 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là : A. G2,G2,S B. S,G1,G2 C. S,G2,G1 D. G1,S,G2
  67. Câu 4: “Thoi phân bào dần tiêu biến, màng nhân xuất hiện ” là đặc điểm của kì nào trong nguyên phân? A. kì đầu B. kì giữa C. kì sau D. kì cuối Câu 5: Kết quả quá trình giảm phân là từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào chứa: A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép. Câu 6: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây? A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chát vô cơ Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 32 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử. Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì đầu quá trình giảm phân I. GÓI CÂU HỎI SỐ 3 Câu 1: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây? A. Ti thể B. Bộ máy Gôngi C. Không bào D. Ribôxôm Câu 2: Quang hợp gồm các pha A. pha sáng B. pha sáng không cần ánh sáng C. pha sáng quang phân ly nước D. pha sáng và pha tối Câu 3: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, NST có hoạt động nào sau đây ? A. Tự nhân đôi tạo NST kép B. Bắt đầu co xoắn lại
  68. C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn Câu 4: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : A. Có hai lần nhân đôi NST B. Có một lần phân bào C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tạo ra tế bào con có số NST đơn bội Câu 5: Kết quả quá trình nguyên phân là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa: A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép. Câu 6: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng quá trình lên men lactic? A. Nước mắm B. Nước tương C. Sữa chua D. Nước chấm Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 5 lần. Xác định số tế bào con được tạo ra. Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì giữa quá trình giảm phân I. . GÓI CÂU HỎI SỐ 4 Câu 1: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở A. màng lưới nội chất trơn. B. màng lưới nội chất hạt. C. màng ngoài của ti thể. D. màng trong của ti thể. Câu 2: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp? A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo C. Thực vật và nấm D. Thực vật và động vật Câu 3: Hiện tượng các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào: A. Kỳ cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ trung gian D. Kỳ giữa Câu 4: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục chín C. Giao tử D. Tế bào xô ma
  69. Câu 5: Kết quả quá trình giảm phân II là từ 2 tế bào con (n NST kép) tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào chứa: A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép. Câu 6: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là chất hữu cơ, và năng lượng của ánh sáng được gọi là A. Hoá tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 7: Một hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con được tạo ra. Câu 8: Ở một loài có bộ NST 2n =8, hãy tính số NST, trạng thái NST, số cromatit có trong tế bào ở kì đầu quá trình giảm phân II. D. VẬN DỤNG (7 phút) 1. Mục tiêu: (5), (8), (10), (11), (12). 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của trò chơi “ Ai nhanh hơn” Câu 1. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là: A. 7 NST kép. B. 7 NST đơn. C. 14 NST kép. D. 14 NST đơn Câu 2. Trong 1 tế bào sinh dục của 1 loài đang ở kỳ giữa I, người ta đếm có tất cả 16 crômatit. Loài này là: A. Đậu Hà Lan (2n=14) B. Ngô (2n =20) C. Ruồi giấm ( 2n=8) D. Củ cải (2n=16) Câu 3. Một nhóm tế bào gồm 4 tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Câu 4. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở A. chất nền của lục lạp. B. chất nền của ti thể C. màng tilacôit của lục lạp D. màng ti thể Câu 5. Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi A. Nấm men B. Nấm sợi
  70. C. Vi khuẩn D. Tảo 3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi: Đáp án: 1-A, 2-C, 3-64 TB con, 4- C, 5-A 4. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi của trò chơi Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. HS đọc câu hỏi, ai có câu trả lời sẽ xung phong trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét HS trả lời câu hỏi Bước 4. Kết luận, nhận định GV đưa ra đáp án, phần thưởng (điểm, quà ) Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV * Dặn dò: Ôn tập tốt từ bài 16 đến bài 24 chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì II CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
  71. - Trình bày được khái niệm vi sinh vật. Kể được tên 03 vi sinh vật. - Phân biệt được nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Kể được các ví dụ ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật. Ý nghĩa nuôi cấy liên tục và không liên tục. 2. Về năng lực - Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập; Giải quyêt vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết tình huống muối dưa, muối cà, làm sữa chua. - Vận dụng kiến thức nuôi cấy vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong đời sống (muối dưa, muối cà, làm sữa chua, làm mẻ ). 3. Phẩm chất - Nhận thấy sự đa dạng và phong phú của thế giới vi sinh vật, yêu quý thế giới vi sinh vật trong tự nhiên. Tìm hiểu ứng dụng vi sinh vật vào đời sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Phiếu học tập: Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục, thông qua phiếu học tập này học sinh chỉ ra được 4 điểm khác biệt cơ bản giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Hộp dưa muối, hoặc cà muối, hoặc hộp sữa chua để học sinh trình bày được quá trình nuôi cấy không liên tục. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT” Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu - Huy động sự hiểu biết của học sinh về quá trình muối dưa, làm mẻ. - Học sinh phát hiện ra vấn đề có sự sinh trưởng khác nhau của vi khuẩn trong quá trình muối dưa, làm mẻ. Nhu cầu cần tìm câu trả lời. b. Nội dung - Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm - Học sinh trình bày được quy trình muối dưa, làm mẻ. - Giải thích được: Do có sự tham gia của vi sinh vật (đánh giá cao với HS gọi tên vi khuẩn Lactic, ). - Điểm khác nhau: Muối dưa nguyên liệu cho 1 lần và sử dụng luôn; làm mẻ nguyên liệu được bổ sung và sản phẩm lấy ra liên tục. Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả
  72. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Mời đại diện nhóm lên trình bày quy trình muối dưa, làm mẻ? - Giải thích tại sao khi sử dụng nguyên liệu là rau xanh, sau một thời gian muối lại chuyển sang màu vàng, thơm Nội dung: Khái niệm sinh và có vị chua, mẻ có vị chua? trường; Sinh trưởng quần - Điểm khác nhau giữa quá trình làm mẻ và muối dưa là thể vi khuẩn gì? 2. Học sinh - Chuẩn bị sản phẩm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm - Liên hệ kiến thức bài 22, 23 trả lời 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức - Quy trình: Bài 24 - Làm dưa: Cho nguyên liệu 1 lần, làm mẻ bổ sung liên tục. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, SINH TRƯỞNG QUẦN THỂ VI KHUẨN Thời gian: 25 phút 2.1 Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng vi sinh vật Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm chung của sinh trưởng ở VSV. - Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ. Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên Sản phẩm: Học sinh trình bày được các nội dung kiến thức về sinh trưởng của vi sinh vật Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1.1. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG CỦA VSV I. Khái niệm sinh trưởng 1. GV cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ, 1. Khái niệm sự sinh trưởng của vi sinh vật các nội dung sau: - Khái niệm: Sinh trưởng của quần thể vi sinh (?) Sinh trưởng của động vật hay thực vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. vật được đánh giá theo tiêu chí nào? 2. Khái niệm thời gian thế hệ (?) Với kích thước bé nhỏ của VSV thì sự - Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra sinh trưởng được xác định như thế nào? một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia - Phân tích nội dung bảng ghi kết quả hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
  73. phân chia của VK E.coli trang 99 SGK để - Thời gian thế hệ kí hiệu là g trả lời câu hỏi: (?) Sau thời gian của 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào? 3. Công thức tính số lượng tế bào của quần 5 thể (?) Nếu số lượng ban đầu N o là 10 tế bào n thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình Nt = N0 . 2 là bao nhiêu? Biết g= 20 phút. Trong đó: (?) Số lần phân bào của E. Coli trong 1 Nt: số tế bào của quần thể sau n lần phân chia giờ là bao nhiêu? N0: số tế bào ban đầu của quần thể 2. HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực n: số lần phân chia sau khoảng thời gian t tế, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi 3. GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 4. Đánh giá kết quả 2.2. Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn Mục tiêu: - Nắm được 4 pha cơ bản của của phương pháp nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha. - Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục. Nội dụng: Sử dụng kỹ thuật phòng tranh, học sinh trình bày sản phẩm thảo luận của nhóm và tham quan, hoàn thiện phiếu học tập từ sản phẩm của nhóm khác Sản phẩm: - Bản báo cáo của nhóm học sinh rên giấy A0 - Phiếu học tập về sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,2 tìm hiểu sự sinh 1.2. SỰ SINH TRƯỞNG trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, Nhóm 3,4 CỦA QUẦN THỂ VI tìm hiểu sự sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục. KHUẨN: phiếu học tập Các nhóm thảo luận và trình bày nội dung vào giấy A0 - Nhóm 1,2 so sánh hủ dưa muối sau 4 ngày và hủ dưa muối sau 2 tuần, thảo luận để trả lời các nội dung sau: (?) Từ quy trình muối dưa rút ra khái niệm nuôi cấy không liên tục? (?) Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng như thế nào? (?) Chúng ta nên thu hoạch sản phẩm vào thời điểm nào thì cho