Giáo án Sinh học 11- Bài 31+32: Tập tính của động vật

docx 4 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11- Bài 31+32: Tập tính của động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_11_bai_3132_tap_tinh_cua_dong_vat.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học 11- Bài 31+32: Tập tính của động vật

  1. Ngày học: 24.3.2020 Số tiết: 2 BÀI 31 – 32 TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT A. Mục tiêu bài học: - Nhận biết được khái niệm niệm tập tính của động vật, cho ví dụ. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh – tập tính học được và cơ sở thần kinh của tập tính. - Phân biệt được một số hình thức học tập của động vật, cho ví dụ. - Phân biệt được một số dạng tập tính phổ biến ở động vật và ứng dụng của các loại tập tính đó. B. Phương pháp: - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học. - Trao đổi với giáo viên bộ môn để được giải đáp thắc mắc. - Xem phim liên quan đến nội dung bài học và hoàn thành bài tập. C. Nội dung bài học: I- Khái quát về tập tính: 1- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển. 2. Ví dụ: - Tiếng ếch nhái vang vọng vào cuối xuân đầu hạ. - Đàn ngỗng mới nở đi theo mẹ. II. Phân loại tập tính – Cơ sở thần kinh của tập tính Nội dung so Loại tập tính sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được - Là loại tập tính sinh ra đã có. - Là loại tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, Khái niệm thông qua quá trình học tập và rèn luyện. - Được di truyền từ bố, mẹ. - Không di truyền được. Đặc điểm - Mang tính đặc trưng cho loài. - Mang tính đặc trưng cho cá thể. - Là chuỗi phản xạ không điều - Là chuỗi phản xạ có điều kiện. kiện. Cơ sở thần kinh - Trình tự chuỗi phản xạ trong - Quá trình học tập là do hình thần kinh do gen qui định. thành các mối liên hệ mới giữa nơron.
  2. Ngày học: 24.3.2020 Số tiết: 2 - Bền vững, không thay đổi. - Không bền vững, dễ thay đổi. - Nhện giăng tơ. - Khỉ đi xe đạp. - Sư tử săn mồi. - Vẹt nói tiếng người. Ví dụ - Ong sống bầy đàn. - Trâu cày ruộng. * Lưu ý: - Tập tính hỗn hợp là tập tính sinh ra đã có và được hoàn thiện dần trong quá trình sống của cá thể (học tập). Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo (TTBS: mèo biết bắt chuột; TTHĐ: bắt như thế nào, nghệ thuật bắt mồi (học được). - Sự hình thành tập tính phụ thuộc : + Mức độ tiến hóa của HTK. + Tuổi thọ. III. Một số hình thức học tập ở động vật 1. Quen nhờn - Là hình thức học tập đơn giản nhất. - Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. - Ví dụ: Sư tử đi cùng với người. 2. In vết - Con non mới ra đời có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên - Phổ biến ở chim - Ví dụ: Gà con mới nở đi theo gà mẹ - In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn sau khi sinh ra vài giờ. -Ví dụ: Sau khi mới nở ra con bám theo gà mẹ 3. Điều kiện hoá a. Điều kiện hoá đáp ứng (Điều kiện hoá kiểu Paplôp) - Ví dụ: Bật đèn cho chó ăn sau nhiều lần phối hợp bật đèn và thức ăn sau 1 thời gian chỉ cần bật đèn chó tiết nước bọt - Khái niệm: Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời b. Điều kiện hoá hành động (Điều kiện hoá kiểu Skinnơ) - Ví dụ: Thả chuột vào bàn đạp có gắn thức ăn khi chuột chạy vô tình đạp vào bàn đạp thức ăn rơi ra. Khi đói chuột chủ động nhấn bàn đạp lấy thức ăn - Khái niệm: Điều kiện hoá hành động là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
  3. Ngày học: 24.3.2020 Số tiết: 2 4. Học ngầm - Ví dụ: Thả chuột vào 1 khu vực có nhiều lối đi nó sẽ chạy thăm dò đường nếu con người cho thức ăn vào con chuột sẽ tìm thấy thức ăn nhanh hơn những con chuột chưa đi thăm dò đường. - Khái niệm: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự 5. Học khôn - Ví dụ: Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao - Khái niệm: Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới - Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật vật khác thuộc họ Linh trưởng. IV. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 1. Tập tính kiếm ăn - Biểu hiện: Cách vồ mồi, cách rình rập - Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh kết hợp với tập tính học được - Ví dụ: Mèo rình vồ mồi, 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Ví dụ: Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu - Biểu hiện: Chiếm cứ 1 vùng, đuổi cá thể cùng loài khỏi vùng chiếm cứ - Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh và học được 3. Tập tính sinh sản - Ví dụ: Công đực khoe mẽ bộ lông đẻ quyến rũ con cái - Biểu hiện: Chăm sóc con non, ve vãn con cái - Thuộc loại: tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng 4. Tập tính di cư - Ví dụ: Chim én di cư về phương nam tránh rét, Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ - Biểu hiện: • Động vật thay đổi nơi sống theo mùa hay thời kì phát triển cá thể. • Động vật di chuyển một quãng đường dài theo 1 chiều hoặc 2 chiều. • Động vật di cư dựa vào vị trí mặt trời, trăng, sao, từ trường trái đất, hướng dòng nước chảy. - Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh 5. Tập tính xã hội - Ví du: Ong, kiến, mối, chim, voi, chó sói, trâu rừng, hươu, nai sống theo bầy đàn
  4. Ngày học: 24.3.2020 Số tiết: 2 - Biểu hiện: Phân thứ bậc (đầu đàn), vị tha như bảo vệ tổ, bảo vệ chúa. - Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh. a. Tập tính thứ bậc - Ví dụ: Voi đầu đàn, - Phân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sinh sản. b. Tập tính vị tha - Ví dụ: SGK – 131 - Hi sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bày đàn. V. Ứng dụng những hiểu biết vào đời sống và sản xuất - Trong sản xuất: • Hình thành tập tính cho vật nuôi trong gia đình. • Hình thành tập tính ở động vật có lợi cho con người. - Trong đời sống: • Hình thành thói quen trong rèn luyện sức khỏe. • Hình thành thói quen trong cuộc sống gia đình. BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Loại tập Ví dụ Ứng dụng tính Hổ, Báo săn mồ, vồ mồi; Nhện Nuôi thú săn mồi( chó săn,chim săn Kiếm ăn giăng lưới bẫy côn trùng mồi, Rái cá săn cá) Bảo vệ lãnh Các loài thú rừng thường chiếm Biện pháp bảo vệ và khai thác các thổ vùng lãnh thổ riêng loài thú quý hiếm. Nuôi ĐV giữ nhà Sinh sản Ve vãn, ấp trứng và đẻ trứng Chăn nuôi Di cư Các đàn chim Sếu di cư theo mùa Săn bắt, bảo vệ chim thú Xã hội thứ Các loài thú sống thành bầy đàn Khai thác, bảo vệ chim thú bậc và có thứ bậc Xã hội vị Ong thợ lao động để phục vụ cho Nghề nuôi Ong tha sự sinh sản của Ong chúa