Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Tiết 20: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019

docx 3 trang nhungbui22 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Tiết 20: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_10_theo_cv3280_tiet.docx
  • docBai 11 Luyen tap Bang tuan hoan su bien doi tuan hoan cau hinh electron nguyen tu va tinh chat cua c.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Tiết 20: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019

  1. Ngày soạn: 6/11/2018 Tiết 20 - BÀI 11: LUYỆN TẬP. BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. I - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững: * Cấu tạo bảng tuần hoàn. * Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện. * Định luật tuần hoàn. 2 .Kỹ năng: - Học sinh có kỹ giải: * Các dạng bài tập xác định nguyên tố dựa vào % khối lượng trong hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro. * Các dạng bài tập xác định nguyên tố dựa vào phản ứng với nước với axit. * Các dạng bài tập xác định nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 chu kì, 1 nhóm A. II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV phân chia nội dung bài ôn tập thành hai phần để HS chuẩn bị trước ở nhà, GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động luyện tập. III – Phương pháp dạy học chủ yếu. - Hoạt động nhóm, thảo luận, vấn đáp. IV- Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 (Nội dung luyện tập) HS nghiên cứu – thảo luận GV chia lớp thành 8 nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Xác định vị trí, cấu tạo nguyên tử của nguyên tố trong BTH Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố X là 3s 2. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn? X là kim loại hay phi kim? Giải thích ? Câu 2: Một nguyên tố Y có Z= 17. Cho biết vị trí của Y trong bảng tuần hoàn? Y là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X và Y có phân mức năng lượng cao nhất lần lượt là 3d 6 và 3p2. Cho biết vị trí của X và Y ? Câu 5: Y là nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm IB. Xác định cấu hình electron của Y ? Câu 6: Cho cấu hình electron lớp ngoài cùng của E là 4s2. Xác định vị trí X trong BTH ? Câu 7: Q là nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIA. Xác định cấu tạo nguyên tử của X ? Câu 8: M là nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIIB. Xác định cấu tạo nguyên tử nguyên tố B ? Câu 9: A là nguyên tố ở chu kỳ 3, nhóm VA. Xác định cấu tạo nguyên tử nguyên tố A ? Câu 10 : B là nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIIA. Xác định cấu tạo nguyên tử nguyên tố B ? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 2 HS trả lời Số thứ tự ô nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 HS nghiên cứu, thảo luận giải bài tập chu kì biến thiên bao nhiêu ? Số thứ tự ô nguyên tố trong 1 nhóm A, thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau biến thiên bao nhiêu ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào Z : Câu 1: Hai nguyên tố A, B có ZA + ZB = 33. Biết A và B nằm kề nhau trong một chu kì trong bảng HTTH. Viết cấu hình e của A và B và cho biết vị trí của A và B trong bảng HTTH ? Đ.A: ZA=16 ; ZB=17. Câu 2: Hai nguyên tố X, Y thuộc hai nhóm liên tiếp nhau trong một chu kì . Tổng số proton của chúng bằng 45. Xác định và viết cấu hình của X , Y. Đ.A: ZX=22 ; ZY=23. Câu 3: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử hai nguyên tố là 30. Xác định vị trí của X, Y. Đ.A: ZX=11 ; ZY=19. Câu 4: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử hai nguyên tố là 58. Xác định vị trí của X,Y. Đ.A: ZX=20 ; ZY=38. Câu 5: X, Y là 2 nguyên tố ở 2 nhóm A liên tiếp nhau, 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt electron của X và Y là 23. Biết Y thuộc nhóm VIA. Xác định cấu hình electron của X, Y ? Đ.A: ZX=7 ; ZY=16. Câu 6: X, Y là 2 nguyên tố ở 2 nhóm A liên tiếp nhau, 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt electron của X và Y là 23. Biết Y thuộc nhóm VA. Xác định cấu hình electron của X, Y ? Đ.A: ZX=8 ; ZY=15. 1
  2. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 3 HS trả lời Xác định hóa trị của nguyên tố trong CT oxit HS nghiên cứu, thảo luận cao nhất ? trong hợp chất với hidro ? giải bài tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Xác định tên nguyên tố dựa vào phần trăm khối lượng trong oxit. Câu 1: R là nguyên tố ở nhóm VIA, trong hợp chất khí với hidro, % về khối lượng của hidro là 5,88%. Xác định R ? Đ.A: R=S=32 Câu 2: CT oxit cao nhất của X là X2O5. Thành phần % về khối lượng của X trong hợp chất khí với hidro là 91,18%. Xác định X ? Đ.A: X=P=31. Câu 3: Hợp chất khí của một nguyên tố R với H là RH2. Oxit cao nhất của R chứa 60% oxi. Xác định tên nguyên tố R ? Đ.A: R=S=32 Câu 4: Hợp chất khí với H của một nguyên tố có công thức RH 3. Oxit cao nhất của R chứa 74,08% Oxi về khối lượng. Xác định R ? Đ.A: R=N=14. Câu 5: Một nguyên tố X có hóa trị đối với H và hóa trị đối với O bằng nhau. Trong oxit cao nhất của X, oxi chiếm 53,3 % Xác định X ? Đ.A: R=Si=28. Câu 6: Nguyên tố R ở nhóm IVA, hợp chất khí với hidro là B, tỉ khối của B so với H 2 là 8. Xác định R và công thức oxit cao nhất của R ? Đ.A: R=C=12; oxit CO2 có tính chất của oxit axit. Câu 7: Nguyên tố R có hoá trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hoá trị trong hợp chất với hidro. Tỉ khối hơi của oxit cao nhất so với hợp chất khí hidro là 2,353. Tìm tên nguyên tố R ? Đ.A: R=S=32. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 4 HS trả lời Nêu qui luật biến đổi tính kim loại, phi HS nghiên cứu, thảo luận giải bài tập kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính axit, bazơ của oxit và hidroxit PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 So sánh tính chất của các nguyên tố và hợp chất oxit hay hiddroxit của chúng . Bài 1: Xét các nguyên tử: Na (Z = 11) với Al (Z = 13) và K (Z = 19). a. So sánh tính kim loại của chúng ? b. Viết các công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng ? c. Oxit cao nhất và hidroxit có tính axit hay bazơ ? Sắp xếp chúng theo chiều tính axit/bazơ tăng dần ? Bài 2: Xét các nguyên tử: Si (Z = 14) với C (Z = 6) và Ge (Z = 32). a. So sánh tính phi kim của chúng ? b. Viết công thức hợp chất với hidro, công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng. c. Oxit cao nhất và hidroxit có tính axit hay bazơ ? Sắp xếp chúng theo chiều tính axit/bazơ tăng dần ? Bài 3: Hãy xếp các nguyên tố sau đây theo chiều: a. Tăng dần tính kim loại, bán kính nguyên tử và giải thích: 19K, 12Mg, 11Na, 13Al. b. Tăng dần tính phi kim, độ âm điện và giải thích: 16S, 15P, 8O, 9F. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 5 HS trả lời Viết pư của KL kiềm, kiểm thổ tác HS nghiên cứu, thảo luận giải bài tập dụng với nước , với axit HCl, axit H2SO4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT, NƯỚC Chú ý: Kim loại kiềm (nhóm IA) có hóa trị 1 2R + 2H2O → 2ROH + 1H2 Kim loại kiểm thổ(nhóm IIA) có hóa trị 2 1R + 2H2O → 1R(OH)2 + 1H2 Câu 1: Hòa tan 1,05 g một kim loại kiềm R vào nước thu được 1,68 lít khí H 2 (đkc) và 500ml dung dịch sau phản ứng. Xác định kim loại R và nồng độ mol dung dịch sau phản ứng? Đ.A: R=Li=7; CM=0,3M. Câu 2: Hoàn tan 2,3 g kim loại kiềm R vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đkc) và 200ml dung dịch sau phản ứng. Xác định kim loại kiềm (R) và nồng độ mol dung dịch sau phản ứng ? Đ.A: R=Na=23 ; . CM=0,03M. Câu 3: Hòa tan 0,6 gam kim loại kiềm thổ R vào nước tạo ra 0,336 lít khí H 2 (đktc) và 500ml dung dịch sau phản ứng. Xác định tên kim loại R và nồng độ mol dung dịch sau phản ứng ? Đ.A: R=Ca=40 ; CM=0,03M. Câu 4: Hòa tan 5,85 gam một kim loại kiềm R vào nước thu được 0,15g khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ 20%. Xác định kim loại R và khối lượng nước đã dùng ? Đ.A:R=K=39 và mH2O=36,3 gam. 2
  3. Chú ý: Kim loại kiềm (nhóm IA) có hóa trị 1 2R + 2HCl → 2RCl + 1H2 Kim loại kiểm thổ(nhóm IIA) có hóa trị 2 1R + 2HCl → 1RCl2 + 1H2 Câu 5: Cho 14 gam kim loại X vào cốc đựng 700ml dung dịch HCl 1M (tác dụng vừa đủ) thu được dung dịch B và V lít khí H2 (đkc). a. Tính V lít khí H2 ? Đ.A: X=Ca=40. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch B. Coi thể tích dung dịch trong cốc vẫn là 700ml. Đ.A: CM=0,5. Câu 6: Cho 7,8 gam kim loại M (thuộc nhóm IA) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 25% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng. a. Xác định tên kim loại đó? Đ.A: R=K=39. b. Xác định nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch sau phản ứng ? Đ.A: C% (KCl)=40,49%. Câu 7: Cho 12 gam kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl 37% thì thu được 11,2 lít khí H 2 (đktc) và 100 ml dung dịch sau phản ứng. a. Xác định tên kim loại đó? Đ.A: R=Mg=24. b. Xác định nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch sau phản ứng ? Đ.A: C% (MgCl2)=43,32%. c. Xác đinh nồng độ mol (CM) của dung dịch sau phản ứng ? Đ.A: CM (MgCl2)=5M. Câu 8: Hòa tan 18,6 g oxit của kim loại X nhóm IA vào nước thu được 200ml dung dịch X(OH) 3M. Xác định tên kim loại đó? Đ.A: R=Na=23. Câu 9: Hòa tan 11,2 g oxit của kim loại X nhóm IIA vào nước thu được 100ml dung dịch Y(OH) 2 2M. Xác định tên kim loại đó ? Đ.A: R=Ca=40. DẠNG 6: Xác định các nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một nhóm bằng phản ứng trong dung dịch: Câu 1: Hòa tan 6,2 gam hỗn hợp hai kim lọai kiềm, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, vào 10 ml nước thu được 2,24 lít khí H 2 (đkc) và dung dịch sau phản ứng. a. Xác định 2 nguyên tố và % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hỗn hợp ban đầu? Đ.A: Na=23 và K=39. b. Tính nồng độ mol mỗi bazơ trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích thay đổi không đáng kể sau phản ứng. Đ.A: CM(NaOH)=CM(KOH)=10M. c. Tính nồng độ phần trăm (%) mỗi bazơ trong dung dịch sau phản ứng, biết dH2O=1g/ml . Đ.A: C%(NaOH)=25% và C%(KOH)=35% Câu 2: A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên 2 kim loại. Đ.A: Mg=24 và Ca=40. b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần thiết. Đ.A: VHCl=375 ml Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thổ, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, vào dung dịch HCl 37 % (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng. a. Xác định 2 kim loại đó và % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hỗn hợp ban đầu? Đ.A: Mg=24 và Ca=40. b. Tính nồng độ phần trăm (%) mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. Đ.A: C%(MgCl2)=20,9% và C%(CaCl2)=24,45% c. Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. Biết dung dịch HCl 37 % có d HCl=1,19 g/ml và thể tích thay đổi không đáng kể sau phản ứng. Đ.A: CM(MgCl2)=CM(CaCl2)=3,02M. Câu 4: Cho 28 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, tác dụng hoàn toàn với 29,2 gam axit HCl 37% (vừa đủ) thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng. a. Xác định V lít khí H2 (đktc) và 2 kim loại ? Đ.A: VH2=8,96 lít và Na=23 và K=39. b. Tính nồng độ phần trăm (%) mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. Câu 5: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). a. Xác định 2 kim loại đó và % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hỗn hợp ban đầu? Đ.A: Mg=24 và Ca=40. b. Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích thay đổi không đáng kể sau phản ứng. Câu 6: Cho 3,6 gam hỗn hợp X gồm K và một kim loại kiềm M tác dụng vừa hết với nước, thu được 1,12 lít H 2 ở đkc. Biết số mol kim loại M trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. Xác định kim loại M. Đ.A: M=Na=23. Hoạt động 6: DẶN DÒ Tiết sau- KIỂM TRA 1 TIẾT 3