Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Hoàng Thị Hà

docx 8 trang nhungbui22 4531
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_doan_thuyen_danh_ca_hoang_thi.docx
  • pptxĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HOÀNG HÀ.pptx
  • mp4Quảng Ninh - Giới Thiệu Tỉnh Quảng Ninh (1).mp4
  • mp4Quảng Ninh.mp4

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Hoàng Thị Hà

  1. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá I. KIỂM TRA BÀI CŨ (?) Trình bày vài nét về tác giả Phạm Tiến Duật. Đọc thuộc bốn câu thơ đầu và nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ này? - Hs trình bày - Gọi một HS nhận xét - GV chốt và cho điểm II. BÀI MỚI HĐ 1: Khởi động GV: Các em ạ! VHVN sau CMT8 – 1945 không chỉ tập trung khắc họa những người lính cách mạng: đó là những anh bộ đội cụ Hồ, là những anh giải phóng quân với tinh thần cách mạng chiến đấu quả cảm vì độc lập tự do cho tổ quốc mà những tác phẩm VH ở giai đoạn này còn tập trung khắc họa hình ảnh những con người lao động mới trong cuộc sống mới. HỌ ngày đêm cống hiến cho lao động, âm thầm xây dựng quê hương đất nước dù cho ở núi cao hay biển xa. Vậy họ là ai? Công việc của họ là gì? Xin mời các em cùng theo dõi clip sau đây: CLIP BÀI HÁT TÌNH TA BIỂN BẠC ĐỒNG XANH Vừa rồi các em được xem đoạn clip, bây giờ một em hãy cho cô biết: Nội dung của bài hát cũng như những hình ảnh trong clip em vừa xem? Và em có cảm xúc gì khi nghe và xem xong? - HS phát biểu - GV chốt: Đó là hình ảnh những người ngư dân ra khơi đánh cá trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với một tinh thần hăng say, họ bám biển ngày đêm . Những cảnh đẹp thiên nhiên ấy, những con người lao động ấy đ vào thơ ca thời kì xây dựng CNXH ntn? Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những con người lao động đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho tổ quốc: GHI TÊN BÀI: Tiết 51, 52: ĐOÀN THUYỀN . I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 1
  2. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá (?) Dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà, một em hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà thơ Huy Cận? - Huy Cận (1919 – 2005) - Tên đầy đủ của ông là: Cù Huy Cận - Quê ông ở: làng Ân Phú – Vụ Quang – Hà Tĩnh - Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940) và càng ngày ông càng khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn VN. - Ông chính là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại VN từ sau CMT8 – 1945 + Trước CMT8 – 1945, thơ ông giàu chất triết lí nhưng cũng thấm thía nỗi buồn. Chính ông cũng từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” + Sau năm 1945 thì thơ Huy Cận lại dạt dào niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là tác phẩm tiêu biểu cho niềm vui ấy - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996 - Trong cuộc đời sáng tác của mình, Huy Cận đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Trời mỗi ngày lại sáng” 1958, “Đất nở hoa” 1960; Bài thơ cuộc đời (1963) 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: giọng phấn chấn hào hứng, chú ý nhịp 4/3 – 2/2/3, các vần trắc nối tiếp xen với những vần bằng tạo nên âm hưởng vừa chắc khỏe vừa vang xa - GV đọc mẫu 2 khổ đầu - HS đọc tiếp phần còn lại - GV nhận xét cách đọc b) Tìm hiểu chung về văn bản (?) Em hãy cho biết, bài thơ được sáng tác vào năm bao nhiêu ? Trong hoàn cảnh nào? Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 2
  3. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1958, trong một chuyến tác giả đi thực tế ở vùng đất Quảng Ninh (?) Nêu những hiểu biết của em về tình hình miền Bắc nước ta trong giai đoạn này? - Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, người dân miền Bắc đang trong không khí nô nức xây dựng CNXH, hầu hết người dân ở mọi ngành nghề đều vui mừng phấn khởi với tâm thế làm chủ đất nước . Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy. - Trong một dịp đi thực tế ở vùng đất mỏ Quảng Ninh, nhà thơ Huy Cận đã làm bài thơ này. (?) Dựa vào kiến thức Địa lí mà em đã được học, em nào có thể cho cô và cả lớp biết thêm đôi chút về vùng đất QN được không? - HS nói - GV cho xem clip giới thiệu về Quảng Ninh Vâng, nói về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này, nhà thơ Huy Cận đã từng khẳng định: Sau CMT8, tôi có dịp viết nhiều về vẻ đẹp sông biển khi ở vùng biển Hạ Long. Bài thơ ĐTĐC được viết trong những năm tháng đất nước bắt đầu xây dựng CNXH. Không khí tươi vui, phấn khởi của cuộc đời, của vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh. ĐT ĐC lấy thời điểm xuất phát khác với thường lệ, lúc mặt trời lặn và trở về trong bình minh chói lọi . (?) Nếu được sống trong hoàn cảnh lịch sử đất nước lúc bấy giờ: - Nếu là một nhiếp ảnh gia, em sẽ làm gì? - Nếu em là một nhà báo em sẽ làm gì? - Còn nếu em là một họa sĩ em sẽ làm gì? - Và nếu em là một nhà thơ??? GV chốt: Vâng, đúng là như vậy các em ạ! Những tác phẩm NT thì bao giờ cũng phản ánh hiện thực dù ở góc độ này hay góc độ kia. Bởi vậy khi phân tích Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 3
  4. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá một tác phẩm văn học các em nhớ là không được bỏ qua việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó nhé. (?) Bài thơ được rút ra từ tập thơ nào của tác giả ? - Xuất xứ: rút từ tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? - Thể thơ: 7 chữ (?) Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả kết hợp với tự sự (?) Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Khổ 1,2: Đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn + Phần 2: Khổ 3,4,5,6: Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong màn đêm + Phần 3: Khổ cuối: Đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh (?) Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? - Theo thời gian, theo hành trình ra khơi đánh cá của đoàn thuyền (?) Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là gì? - Bài thơ là sự thống nhất giữa hai nguồn cảm hứng: Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động. II. PHÂN TÍCH 1. Đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn a) Khung cảnh thiên nhiên (?) Khung cảnh thiên nhiên vào lúc hoàng hôn được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào? Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 4
  5. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa (?) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển? - NT: + So sánh: Mặt trời – hòn lửa + Nhân hóa, sự liên tưởng: Sóng cài then, đêm sập cửa + Sử dụng các động từ mạnh (?) Vậy những biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì trong việc tái hiện khung cảnh hoàng hôn trên biển? - So sánh: giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của mặt trời. Mặt trời lúc này giống như một quả cầu lửa khổng lồ đỏ rực . Hình ảnh " hòn lửa" không chỉ gợi màu sắc mà còn gợi cả hình khối – 1hình khối huy hoàng , tương phản với màn đêm đang loang dần trên mặt biển. - Liên tưởng và nhân hóa: nhà thơ liên tưởng những con sóng dài như những chiếc then cài được nhân hóa đang cồn lên cài then, chốt cửa, nhốt ánh sáng bằng một động tác sập cửa mau lẹ. Các động từ cài, sập là những động từ mạnh nó diễn tả hành động nhanh. Cánh cửa thời gian của một ngày đang dần khép lại. GV; Ngoài ra ở đây các em chú ý đến cách gieo vần được sử dụng trong khổ thơ đầu: - Vần “lửa – cửa” cách gieo vần này khiến cho người đọc có cảm giác thời gian lúc này trôi đi rất nhanh, và quả thật thời khắc này diễn ra nhanh thật. Đó là lúc mặt trời gần như tắt nắng, khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm này diễn ra vội vã, cách gieo vần này cùng với các động từ mạnh đã diễn tả rất chính xác khoảnh khắc chuyển giao này. (?) Qua việc tìm hiểu vừa rồi, em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên vào lúc hoàng hôn trong bài thơ ? Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 5
  6. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá - Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng đã đi vào thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm. Biển trời,vũ trụ như một ngôi nhà lớn, mới đó còn rất rực rỡ mà giờ cửa đã đóng, then đã cài đó là dấu hiệu của một ngày chấm dứt, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. (?) Trước không gian mênh mang bao là và huyền bí ấy, hình ảnh con người lao động đã hiện lên như thế nào? Ta sang phần . b) Hình ảnh con người lao động: (?) Hình ảnh con người lao động được nhà thơ miêu tả qua câu thơ nào? Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi (?) Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh con người lao động ra khơi đánh cá? - Sử dụng phụ từ “lại” - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: câu hát căng buồm (?) Phụ từ “lại” trong câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” diễn tả điều gì? - Từ lại cho ta thây đây là công việc hàng ngày và thường xuyên của người dân biển, là một trong hàng trăm nghìn chuyến đánh cá đêm trên biển, ngày nào cũng vậy, khi ông mặt trời tắt nắng, khi thiên nhiên vũ trụ trụ chìm trong màn đêm yên nghỉ thì cũng là lúc con người ra khơi đánh cá. Công việc này không chỉ có hôm nay mà nó vẫn diễn ra hàng ngày . (?) Em hiểu hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi như thế nào? - Đó là một hình ảnh đẹp và khỏe khoắn, đó là hình ảnh những chàng trai vùng biển vừa chèo thuyền ra khơi đánh cá, vừa cất cao tiếng hát, tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước mình (?) Em có nhận xét gì về nhịp thơ của hai câu thơ này? - Nhịp thơ: nhanh mạnh Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 6
  7. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá Như một quyết định dứt khoát, diễn tả hình ảnh đoàn ngư dân ào xuống biển, đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành (?) Nội dung của lời hát ấy được thể hiện qua những câu thơ nào? - Nội dung lời hát: Cá bạc biển đông nặng .cá ơi! (?) Nhà thơ đã sử dụng những bpnt gì khi diễn tả lời hát của người ngư dân? - NT: liệt kê, so sánh, nhân hóa, sử dụng câu cầu khiến . (?) Phân tích tác dụng của những bpnt được nhà thơ sử dụng ở những câu thơ này?Em có nhận xét gì về lời hát ấy? (Hình ảnh của biển cả? Tinh thần và niềm khát khao của người ngư dân được thể hiện trong lời hát? - ND: Nhà thơ không ghi âm mà dùng nhịp điệu tiết tấu của ngữ âm để miêu tả nhưng cũng đủ để Người đọc nghe vang vọng những tiếng hát say sưa thách thức biển cả, tiếng hát của niềm tin lạc quan và hi vọng khi ngư dân đang đi khai phá biển trời. Lời bài hát thể hiện một ước mơ về thành quả lao động rực rỡ huy hoàng của người dân biển đồng thời còn cho ta thấy biển thật giàu đẹp GV TRÌNH CHIẾU HÌNH ẢNH BIỂN GIÀU ĐẸP (?) Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với biển cả? - Giữ gìn và bảo vệ môi trường biển + Đánh bắt cá đúng cách + Không làm bẩn môi trường biển + Lên án, tố cáo những hành động của tập thể, cá nhân làm ô nhiễm môi trường biển (?) Hay lắm, nhưng em là người sống ở đồng bằng, không ở gần vùng biển, vậy em sẽ chung tay bảo vệ môi trường biển bằng cách nào? - Chúng ta hãy làm bằng một hành động gần nhất, vào dịp hè, nếu được đi ra biển, chúng ta không nên vứt rác bừa bãi ở bờ biển, nơi các điểm du lịch biển - Mai này lớn lên, nếu có thể em sẽ làm những hành động cao hơn; nghiên cứu, viết bài . Về môi trường biển . Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 7
  8. Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá Để củng cố cho nội dung chúng ta vừa tìm hiểu, cô mời các em đến với một bài tập nhỏ: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG - Dựa vào bài vừa học, về nhà các em hãy viết cho cô một đoạn văn miêu tả cảnh biển hoàng hôn - Vận dụng kiến thức về môn Mĩ thuật, em hãy vẽ cho cô bức tranh mang tên: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong hoàng hôn rực rỡ TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG - Về tìm đọc thêm về tác giả Huy Cận - Tìm đọc cuốn Giáo viên: Hoàng Thị Hà Page 8