Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Treo biển - Trường THCS Hữu Hòa

doc 13 trang Thương Thanh 01/08/2023 1850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Treo biển - Trường THCS Hữu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_treo_bien_truong_thcs_huu_hoa.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Treo biển - Trường THCS Hữu Hòa

  1. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn Tiết 51: Treo biển Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu được định nghĩa truyện cười. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của truyện “ Treo biển”, “ Lợn cưới, áo mới” 2. Về kĩ năng: - Rèn năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ - Phát hiện các chi tiết nghệ thuật gây cười trong truyện 3. Thái độ: - Biết lắng nghe, suy nghĩ chín chắn khi làm việc - Khiêm tốn, không khoe khoang, hợm hĩnh - Yêu thích, sưu tầm và đọc truyện dân gian. 4. Tích hợp: - Nghĩa của từ - Ôn tập truyện dân gian B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đọc, soạn giáo án - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh minh họa - Máy projecter - Giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, các nhóm - Hỗ trợ học sinh 2. Học sinh: - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi SGK - Nhóm : sưu tầm tư liệu,tập kể truyện cười, vẽ tranh, đóng tiểu phẩm C. Nội dung và tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Quan sát các bức tranh trên màn hình. Em hãy gọi tên thể loại truyện cho phù hợp với các nhóm tranh . GV nhận xét, cho điểm Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 1
  2. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Trong những tiết học trước, các em đã được học một số thể loại truyện dân gian như truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Tiết học hôm nay cô giới thiệu với các em một thể loại văn học dân gian nữa. Đó là truyện cười qua hai câu chuyện rất đặc sắc là “ Treo biển” và “ Lợn cưới, áo mới”.(Ghi bảng) Hoạt động của GV Hoạt động Nội dung cần đạt của HS * Hoạt động 2: Hướng dẫn học I. Khái niệm truyện cười: sinh tìm hiểu khái niệm truyện cười (?) Dựa vào chú thích (*) sách giáo khoa, em hãy cho biết thế nào là truyện cười ? - Trả lời. * Truyện cười: - Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Nghe - Mục đích: + Mua vui GV: Vậy hiện tượng đáng cười là + Phê phán những thói hư, tật gì? Cô mời một bạn hãy đọc to, rõ xấu ràng cho cả lớp cùng nghe. GV chiếu máy, gọi 1 HS đọc: - Đọc Hiện tượng đáng cười là hiện tượng có tính chất ngược đời, lố - Lắng nghe bịch, trái tự nhiên thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó. GV: Truyện cười có hai loại chính là truyện hài hước và truyện châm biếm. Kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như “Trạng Quỳnh”, “Trạng Lợn”, “Ba Giai Tú Xuất”, “Chàng Ngốc học - Lắng nghe khôn”. Trong đó,“ Treo biển”, “ Lợn cưới,áo mới” là một trong những truyện tiêu biểu. Trước tiên, cô cùng các em đi tìm hiểu văn bản “Treo biển”. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 2
  3. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn * Hoạt động 3: Hướng dẫn học II.Văn bản “Treo biển” sinh tìm hiểu văn bản “Treo biển” Ở văn bản này, các em chú ý đọc - Lắng nghe 1. Đọc - hiểu khái quát văn với giọng hài hước, đặc biệt nhấn bản: mạnh từ “bỏ ngay”. * Đọc - kể: - Gọi học sinh đọc → nhận xét, - Đọc - nghe đánh giá - Nhận xét Để ghi nhớ nội dung truyện, cô đã giao nhiệm vụ cho nhóm 2 vẽ tranh - Nghe và kể lại truyện “Treo biển”. Sau đây, cô mời sự trình bày của nhóm 2. - Nhóm 2 treo tranh, kể (?) Em hãy nhận xét phần trình - Nhóm khác bày của nhóm 2. nhận xét GV nhận xét, cho điểm (?) Theo em, thông thường các 2. Đọc – hiểu chi tiết văn bản: nhà hàng treo biển để làm gì? GV: Nhà hàng treo biển là cốt để - Trả lời giới thiệu, quảng cáo sản phẩm nhằm mục đích bán được nhiều hàng.Vậy tấm biển được nói đến - Nghe trong truyện như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu? (?) Tấm biển đề nội dung gì? - Trả lời a. Nội dung tấm biến GV chiếu máy - Quan sát “ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” “ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” (?)Nội dung tấm biển có mấy yếu - Suy nghĩ địa điểm hoạt động sp chất lượng tố? Đó là những yếu tố nào? - Trả lời (?)Từng yếu tố cho ta biết thông tin gì? + Ở đây: thông báo địa điểm của cửa hàng. Nó có tác dụng dẫn đường, tác động vào sự chú ý của - Lắng nghe khách mua hàng. Nó còn như một lời mời chào. + Có bán: thông báo hoạt động của cửa hàng. Nếu không có hai chữ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 3
  4. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn này, người qua đường sẽ không biết ở đây có hoạt động mua, bán hay trưng bày hàng + Cá: Thông báo loại mặt hàng. Đây là yêu tố quan trọng nhất của tấm biển. + Tươi: thông báo chất lượng mặt hàng. Cá “tươi” để phân biệt với cá ươn, cá khô, nó tác động trực tiếp vào thị hiếu và sở thích của người mua hàng. (?) Em có nhận xét gì về nội dung → Tấm biển đầy đủ thông tin, tấm biển? Đối với một tấm biển - Nhận xét chính xác và hợp lý quảng cáo như vậy, nội dung đã đầy đủ chưa? - GV chốt, chuyển ý: Tấm biển rất ngắn gọn và đầy đủ, chữ nào cũng cần thiết, cũng có ích cho việc bán hàng. Nhưng với một tấm biển như thế , khách mua hàng lại có những - Nghe ý kiến đóng góp gì và hành động của chủ cửa hàng trước những ý kiến đó ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần b. (?) Có mấy người góp ý cho tấm - Trả lời b. Những góp ý của khách biển? hàng và hành động của chủ (?) Chỉ rõ từng nội dung góp ý và - Trả lời cửa hàng: cho biết chủ cửa hàng có hành động ra sao trước những lời góp ý đó? Gv chiếu máy: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” Góp ý của Hành động khách hàng của chủ cửa hàng Lần 1 bỏ chữ Bỏ ngay “tươi” Lần 2 bỏ chữ “ở Bỏ ngay đây” Lần 3 bỏ chữ “ có Bỏ ngay bán” Lần 4 bỏ chữ “cá” Cất biển Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 4
  5. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn Thảo luận nhóm bàn (2 phút) - Thảo luận (?) Theo dõi ý kiến góp ý của nhóm bàn khách hàng và hành động của chủ - Cử đại diện cửa hàng, em thấy đáng cười ở trình bày chỗ nào? - Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, bổ sung Khách hàng Chủ cửa - Góp ý của khách hàng : đáng cười hàng vì đây là kiểu góp ý bâng quơ, - Góp ý bâng - Làmtheo, không chủ ý, chỉ đùa vui, kiếm câu quơ, đùa vui, thiếu suy nghĩ, chuyện làm quà, không nghiêm túc. kiếm chuyện thiếu chủ kiến. - Chủ cửa hàng: Không suy nghĩ, làm quà. cân nhắc kĩ càng, ai bảo làm sao thì làm vậy chỉ biết, nghe theo, làm theo như một cái máy, tiếp thu ý Đáng cười kiến một cách thụ động. Như vậy, chính chủ cửa hàng cũng chưa hiểu hết những điều viết trên biển quảng cáo có nghĩa là gì và treo biển quảng cáo để làm gì. Nhưng, cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Nút thắt của truyện từ những mâu thuẫn trước đó được mở tung làm bật ra tiếng cười hả hê, sảng khoái. Anh hàng cá không lo bán cá, cứ loay hoay mãi với cái biển. Tưởng làm cho nó hoàn thiện hơn sau mỗi - Nghe lần có người góp ý, ai ngờ, cái hoàn thiện nhất chính là chiếc biển ban đầu. Đây cũng là đặc điểm của truyện cười: để tiếng cười vang lên to nhất, thâm thúy nhất ở chỗ kết thúc. (?) Theo em, tiếng cười trong - Trả lời c. Ý nghĩa: truyện có ý nghĩa gì? - Tạo tiếng cười: “Treo biển” thuộc loại truyện + Mua vui cười nhằm phê phán những cái xấu, + Phê phán những người thiếu cái đáng cười ngay trong quần chủ kiến khi làm việc. chúng nhân dân. Tiếng cười ở đây không đao to búa lớn, không đả Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 5
  6. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn kích sâu cay mà vang lên rất nhẹ nhàng hướng vào phê phán anh chủ hàng cá có tính thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật". Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá - nghe cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười. (?) Vậy, qua tiếng cười trong - Rút ra bài truyện này, em rút ra bài học gì học cho bản thân? GV gọi HS trả lời - Bài học: + Được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. + Làm việc gì cũng phải có chính kiến, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. + Dùng từ phải hiểu nghĩa của từ. GV: Tất cả ý kiến của các em đều đúng. Như vậy, mỗi bạn sau khi học - Nghe xong câu chuyện này đều rút ra được bài học bổ ích cho riêng mình. Tùy từng em thấy bản thân mình còn thiếu những kĩ năng gì, những điểm nào chưa hoàn thiện sẽ tìm ra được bài học nào có ích nhất cho mình. Cô chỉ lưu ý các em, phải luôn luôn có bản lĩnh, có kinh nghiệm sống để làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc sống của mình.Muốn vậy, các em cần phải học tập, rèn luyện trau dồi kiến thức và kĩ năng sống để mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về tri thức và kinh nghiệm sống. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 6
  7. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn GV chuyển:Không phải đến bây -Nghe giờ chúng ta mới thấy rõ giá trị của bản lĩnh sống, của lập trường vững vàng, mà từ xa xưa, ông cha ta đã có những câu ca dao, tục ngữ rất -Trả lời hay khuyên nhủ con người phải rèn luyện đức tính này. (?) Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thơ có nội dung nhắc nhở như ý nghĩa truyện cười này? - “Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.” - “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. -“Ở đời lắm thầy nhiều ma” - Khái quát - “ Mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật” - Quan sát (?) Nêu những nét đặc sắc về nội 3. Tổng kết dung, nghệ thuật của truyện? GV chiếu máy sơ đồ * NT: + Hình thức ngắn gọn, chặt chẽ + Tình huống gây cười đặc sắc, kịch tính cao + Kết thúc đột ngột, bất ngờ - Đọc * ND: + Tạo tiếng cười mua vui + Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác * Ghi nhớ (SGK/125) GV gọi (1) HS đọc nội dung ghi nhớ, nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ 4. Luyện tập: Để cho không khí lớp thoải mái, vui vẻ, trong tiết học trước, cô đã - HS nhóm 3 giao nhiệm vụ cho các bạn nhóm 3 đóng tiểu chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm: phẩm Đóng vai chủ cửa hàng bán cá để xử lí các tình huống góp ý của - HS nhận xét khách hàng. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 7
  8. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn - Sau đây xin mời các thầy cô, các em cùng đón xem tiểu phẩm. (?) Em hãy nhận xét phần xử lí tình huống của ông chủ cửa hàng bán cá – Quốc Hưng trong tiểu phẩm của nhóm 3? (Khác với ông chủ cửa hàng bán cá trong truyện “Treo biển”, ông chủ cửa hàng Quốc Hưng đã biết thu có - Nghe chọn lọc các ý kiến góp ý của khách hàng, có chủ kiến khi làm việc. - GV nhận xét. Xin cảm ơn nhóm 3 đã đem đến cho tiết học hôm nay một tiểu phẩm thật đặc sắc. Qua tiểu phẩm, ông chủ hàng bán cá - bạn Quốc Hưng -Nghe đã biết giữ chủ kiến của mình đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến đóng góp. Cô hi vọng các em nên biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống để trở thành những con người có bản lĩnh, thành công trong mọi lĩnh vực. - GV cho điểm. Giáo viên chuyển ý: Các em ạ, truyện “Treo biển” mang đến tiếng cười thông qua hành động thiếu lập trường, thiếu bản lĩnh của anh chủ cửa hàng. Bên cạnh đó, dân gian còn chê cười một số thói hư, tật xấu khác nữa. Đó là thói hư tật xấu nào sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản thứ hai ->(III ) Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc III. Hướng dẫn đọc thêm: thêm “Lợn cưới, áo mới” (10 “Lợn cưới, áo mới” phút) 1. Đọc – hiểu khái quát văn bản: Với truyện này, cô yêu cầu các em a. Đọc – kể: đọc phân vai. Sau đây cô mời : - Nghe - Bạn : trong vai người Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 8
  9. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn dẫn chuyện. - Bạn : trong vai anh có áo mới. - Bạn : trong vai anh có - Đọc- nghe lợn cưới Các em chú ý đọc với giọng dí dỏm, hài hước, nhấn mạnh giọng nói của hai anh chàng, đặc biệt là từ “lợn cưới” và “áo mới”. - Gọi HS khác nhận xét - Nhận xét - GV nhận xét (?) Em hãy kể lại nội dung truyện? - Kể - Lắng nghe V nhận xét, cho điểm (?) Em hiểu thế nào là tính “khoe - Giải thích b. Chú thích: của”? - Khoe của (khoe khoang): tỏ ra có của hơn người, tỏ ra mình giàu. Đây là một thói xấu thường thấy ở người giàu, nhất là những người mới giàu, thích học đòi. Nó biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng giao tiếp. GV chuyển: Vậy tiếng cười trong truyện “ Lợn cưới áo mới” được thể hiện ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu phần 2 GV cho HS làm BT 1, 2 vào phiếu 2. Đọc – hiểu chi tiết văn bản: bài tập (theo nhóm bàn) Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước các ý đúng của câu hỏi sau: Điều đáng cười trong truyện “ Lợn cưới, áo mới” là gì? Ai góp ý cũng nghe theo - HS làm vào Tình huống gây cười đặc sắc phiếu học tập Góp ý bâng quơ, đùa vui. Hành động, lời nói lố bịch, kệch cỡm. - GV gọi 1 HS nhanh nhất lên bảng điền vào bảng phụ. GV gọi HS nhận xét Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 9
  10. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn GV chữa, chốt lại: Như vậy những điều đáng cười trong truyện “ Lợn cưới, áo mới” là ở: - Nghe Tình huống gây cười và hành động, lời nói lố bịch, kệch cỡm của anh có áo mới và anh có lợn cưới. Lời nói của hai nhân vật này có liên quan đến phương châm hội thoại mà các em sẽ được học ở chương trình lớp 9. Ở đây, tác giả dân gian đã tạo được cuộc ganh đua trong việc khoe của ở mỗi nhân vật. “Anh có áo mới” kiên - HS đọc nhẫn đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều, đang tức tối , lại bị “anh có lợn cưới” khoe của trước trong khi nhà đang rất bận. “Anh có áo mới” tưởng thua, đã không bỏ lỡ cơ hội “cả ngày có một lần” để khoe của trước “anh có lợn cưới”. Đúng là một kết thúc rất bất ngờ. GV: Tiếp theo chúng ta cùng làm BT 2 Gọi Hs đọc: Câu 2: Khoanh tròn vào đáp án - Lên bảng mà em cho là đúng nhất . làm bài Dòng nào thể hiện đúng nhất ý - Nhận xét nghĩa của truyện “ Lợn cưới, áo mới”? A. Phê phán kẻ thích khen B. Phê phán mấy anh nhà giàu, - Nghe hợm của C. Phê phán, chế giễu kẻ thích khoe của D. Đả kích kẻ không biết làm chủ bản thân - GV gọi 1 HS lên bảng điền vào giấy khổ to - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài, chốt kiến thức: Vậy về ý nghĩa, truyện “ Lợn - Phê phán tính khoe của cưới, áo mới” phê phán, chế giễu Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 10
  11. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Để rút ra bài học cho bản thân từ truyện này, sau đây cô mời các em thảo luận nhóm để làm BT 3: Cô chia lớp làm 8 nhóm, 2 bàn một nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,4,5,6,7,8), cô yêu cầu nhóm 1, 3 các em làm vào bảng phụ, các nhóm còn lại làm vào phiếu học tập trong thời gian: 2 phút. - Nội dung thảo luận nhóm - Đọc BT như sau: Cô mời bạn đọc to yêu cầu cho cả lớp nghe. (?) Qua tìm hiểu truyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? - GV gọi nhóm 1, 3 lần lượt lên - Nhóm 1, 3 trình bày lần lượt lên trình bày - Cô mời các nhóm khác nhận xét phần trình bày của 2 nhóm. - Nhận xét 2 - GV nhận xét, cho điểm và nhắc nhóm HS hoàn thiện phiếu học tập. Các nhóm còn lại cuối giờ cô sẽ thu và - Nghe chấm điểm - GV gọi HS đọc ghi nhớ - Đọc 3. Tổng kết: - Lắng nghe - GV chốt nội dung bài học: * Ghi nhớ: (SGK) Qua hai câu chuyện khôi hài, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta phải biết xét đoán, biết suy nghĩ, không nên nhắm mắt theo hùa. Và cũng chớ nên khoe khoang, khoác lác, sống giả tạo. Các em ạ, kho tàng truyện cổ dân -Nhận xét gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. Là truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hay truyện cười tuy ra đời trong những điều kiện xã Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 11
  12. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn hội khác nhau nhưng tất cả đều phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, với những con người sống -Nghe lương thiện, chân thành và nhân hậu. Sau khi học xong những câu chuyện này, cô mong rằng, các em sẽ rút ra được những bài học bổ ích cho mình để chúng ta đều trở thành những con người có suy nghĩ đẹp, lối sống đẹp và hành động đẹp. GV chuyển: Để củng cố toàn bộ bài học, cô sẽ cho cả lớp mình cùng chơi một trò chơi . Các em có thích được nhận quà không, vậy thì hãy trả lời thật nhanh nhé. * Hoạt động 5: Củng cố IV. Củng cố - GV chiếu máy luật chơi, gọi HS - Quan sát * Trò chơi “ Đuổi hình bắt đọc - Đọc luật chữ” chơi - GV lần lượt chiếu từng hình ảnh 1. Đây là một tên gọi khác của truyện cười -> Tiếu lâm Trả lời 2. Hình ảnh gợi cho em nghĩ đến điều gì? -> Lạc quan 3. Đây là câu tục ngữ nêu ý nghĩa của tiếng cười. -> Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ 3. Hình ảnh này chỉ mục đích của truyện cười. -> Mua vui 4. Đây là câu tục ngữ khuyên con người không nên dao động trước mọi tình huống. - Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân 5. Tên một truyện cười của Việt Nam Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 12
  13. Trường THCS Hữu Hòa Giáo án thi GVG cấp Huyện môn Ngữ Văn - Trạng lợn GV tặng quà HS trả lời đúng D. Hướng dẫn về nhà: (GV dặn dò HS trước khi chơi trò chơi) - Học bài, thuộc ghi nhớ - Thử chuyển một truyện cười em đã học thành kịch bản “ Một phút thư giãn” và cùng các bạn biểu diễn - Chuẩn bị bài : Ôn tập truyện dân gian, kẻ bảng hệ thống hóa kiến thức các truyện dân gian đã học Giáo viên: Nguyễn Thị Thu 13