Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_20_giao_vien_nguyen_thi_thuy.doc
Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Tuần 20 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 8: MÂM QUẢ NGÀY TẾT Thời lượng: 3 tiết (Tiết 2 ) Ngày soạn: 23/ 01/ 2021 Ngày dạy: Thứ 2 / 25/ 01/ 2021 (2C,2A,2B) Thứ 3/ 26/ 01/ 2021 ( 2E) Thứ 4/ 27/ 01/ 2021 (2D) I. Mục tiêu. 1. KT: Nhận ra và nêu được vẻ đẹp và đặc điểm của một số loại quả cây trong tự nhiên. 2. KN: Thể hiện được mâm quả ngày Tết bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán giấy màu. - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. - TĐ: Giáo dục học sinh hiểu về vẽ đẹp của hoa trái và ý nghĩa của mâm quả ngày tết. - NL. Vận dụng - Sáng tạo, và làm ra các mô hình, sản phẩm để áp dụng vào cuộc sống. *Hs NK: Nêu được đặc điểm về hình dáng và vẽ đẹp của một số loại trái cây quen thuộc và xé dán được một số loại trái cây đẹp. *Hs bình thường: Vẽ được một số loại trái cây quen thuộc có trong mâm quả ngày tết bằng nét vẽ đơn giản. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:+Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau,tạo hình ba chiều. -Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: +Hình ảnh một số loại quả và tranh vẽ,sản phẩm tạo hình về chủ đề Mâm quả ngày Tết. +Hình minh họa cách vẽ. 2. Học sinh: +Đất nặn. IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: HĐ3. Hướng dẫn thực hành: Việc1. Hoạt động cá nhân: - GV cho HS thảo luận nhóm để lựa chọn hình thức thể hiện và lựa chọn quả tạo hình và phân công nhiệm vụ phù hợp các thành viên trong nhóm để thực hành tạo Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 mâm quả ngày Tết. - Yêu cầu mỗi HS tạo hình quả để tạo thành kho hình ảnh. Việc 2. Hoạt động nhóm. Tạo kho hình ảnh.ghép dán các hình ảnh thành bức tranh tập thể. - HS tìm hiểu cách thực hiện một bức tranh tập thể theo hướng dẫn của GV. Có thể vẽ, nặn thêm các hình ảnh khác cho bức tranh sinh động như cành hoa đào, mai,. * Lưu ý: GV nhắc nhở HS vẽ, nặn hình cân đối, thể hiện nét trang trí có đậm nhạt hoặc ấn tay mạnh hay nhẹ khi vẽ để tạo nét to, nét nhỏ - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho các nhóm những điểm chưa đẹp để HS hoàn thành tốt hơn bài của nhóm mình. GV chú ý quan sát hướng dẫn, giúp đỡ HS KT để em có thể vẽ được 1 hoặc 2 loại quả bằng nét vẽ đơn giản. ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: Đối với học sinh năng khiếu : + Vẽ, nặn/ xé dán các loại quả có hình dáng và màu sắc phong phú phù hợp với nội dung chủ đề. + Sắp xếp được các loại loại trái cây thành một bức tranh của nhóm về chủ đề mâm quả ngày tết. Có ý thức học tập và sáng tạo. + Đối với học sinh năng năng lực hạn chế : + Vẽ hoặc nặn được một số loại quả đơn giản liên quan đến chủ đề theo sự phân công của nhóm. Hs khuyết tật: Vẽ hoặc nặn được một hoặc hai loại quả đơn giản liên quan đến chủ đề theo sự phân công của nhóm. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 TRÁI CÂY BỐN MÙA Mĩ thuật Thời lượng: 3 tiết (Tiết 3) CHỦ ĐỀ 8: Ngày soạn:23/ 01/ 2021 Ngày dạy: Thứ 3 / 26/ 01/ 2021 ( 3B,3C,3E) Thứ 4/ 27/ 01/ 2021( 3A) Thứ 5/ 28/ 01/ 2021 (3D) I. Mục tiêu. - KT. Giúp hs nêu được về hình dáng và vẻ đẹp của một số loại quả cây quen thuộc. - KN. Vẽ, nặn hoặc xé dán được một vài loại quả cây theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. - TĐ: Giáo dục học sinh hiểu thêm về vẽ đẹp của hoa trái mỗi mùa, mỗi vùng khác nhau. - NL. Vận dụng - Sáng tạo, và làm ra các mô hình, Sản phẩm để áp dụng vào cuộc sống. *Hs NK: Thể hiện được vẽ đẹp của một số loại trái cây bốn mùa bằng cách xé dán, nặn, vẽ được một số loại trái cây đẹp. *Hs khuyết tật: Vẽ hoặc nặn được một hoặc hai loại quả đơn giản liên quan đến chủ đề theo sự phân công của nhóm. -II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Gợi mở,trực quan,luyện tập ,thực hành. Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm III.Chuẩn bị. Giáo viên:- Một số loại trái cây quen thuộc của địa phương. -Hình minh họa cách thực hiện tạo hình trái cây. Học sinh: -Giấy màu,màu vẽ ,hồ dán,kéo,keo dán -Hình ảnh một số loại trái cây mà em thích. IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 3: HĐ4. Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Việc 1: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Việc 2: Hướng dẫ HS thuyết trình về sản phẩm của mình, bạn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Việc 3: Đánh giá, nhận xét, ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Hoàn thành sản phẩm đẹp có tính sáng tạo ( bố cục cân đối, màu sắc thể hiện được nét đẹp của trái cây bốn mùa , hài hòa, có độ đậm nhạt) - Thuyết trình được về sản phẩm của nhóm. Và nêu được cảm nhận của mình về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn( Về bố cục, màu sắc hài hòa, có độ đậm nhạt) - HS khuyết tật: Vẽ được một hoặc hai loại quả đơn giản dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Gợi ý HS tạo hình sản phẩm trái cây theo ý thích bằng chất liệu khác ( từ vật tìm được, giấy) và lưu lại sản phẩm trang trí lớp học hoặc sử dụng làm kho hình ảnh cho các chủ đề sau. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho chủ đề 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU CHỦ ĐỀ 7: Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 23 /01 / 2020 Ngày dạy: Thứ 4 / 27/ 01/ 2021 ( 4A, 4B, 4C) Thứ 5 / 28/ 01/ 2021 (4D) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. 2.KN. Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc. - Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa. - Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 3. TĐ. Giáo dục học sinh hiểu thêm về đương nét tranh vẽ theo nhạc, yêu thích và say mê khám phá. 4.NL. Biểu đạt ý tưởng, ấn tượng và cảm xúc cá nhân. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Sử dụng quy trình vẽ theo nhạc -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân,nhóm. III.Chuẩn bị: GV:Âm nhạc:Nhạc không lời,các bài hát hoặc Hs hát trong quá trình vận động và vẽ. Giấy A2.Một số hình minh họa sản phẩm vẽ theo nhạc của Hs. HS:sách Học Mĩ thuật 4,Giấy vẽ,màu vẽ,bút chì,kéo,hồ dánbăng dính, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: HĐ3 Hướng dẫn thực hành. - Hướng dẫn HS cảm nhận , yêu cầu HS lựa chọn phần hình đã cắt rời từ bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc. - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho các nhóm những điểm chưa đẹp để HS hoàn thành tốt hơn bài của mình. GV chú ý quan sát hướng dẫn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 - ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Chọn được mảng màu thích hợp thể hiện được tác phẩm của bản thân. - Hợp tác nhóm tốt. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sá. * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm cùng nhau chia sẽ trình bày cảm xúc - HS tự đánh giá lẫn nhau. - Đặt câu hỏi để HS trình bày và đánh giá sản phẩm. * ĐGTX: * Tiêu chí đánh giá - Sản phẩm có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, hình ảnh phong phú. - Thuyết trình được về sản phẩm của mình ( tên sản phẩm, nội dung chủ đề, thông điệp của sản phẩm) - Nêu được cảm nhận của bản thân về sản phẩm của mình và của bạn. - Hợp tác nhóm tích cực, thuyết trình to, rõ ràng. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Gợi ý HS sử dụng phần còn lại của bài vẽ theo nhạc để tạo hình và trang trí một số sản phẩm đồ họa ứng dụng trong đời sống. - Dặn dò: chuẩn bị vật liệu cho chủ đề 8. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG CHỦ ĐỀ 8: TÁC CÂU CHUYỆN Thời lượng:4 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 23/ 01/ 2021 Ngày dạy: Thứ 5 / 28/ 01/ 2021 ( 5B,5C) Thứ 6/ 29/ 01/ 2021 (5A) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu. 2. Kỹ năng: biết sử dụng các vật tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu; Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 3. TĐ. Giáo dục học sinh hiểu thêm về trang trí sân khấu, có ý thức tự giác, tích cực trong học tập 4.NL. Biểu đạt ý tưởng và cảm xúc cá nhân vận dụng sáng tạo vào thực tiển. *Hs năng khiếu:Phân tích và nhận xét được sảm phẩm Mĩ thuật. *Hs bình thường: Nhận xét được sản phẩm Mĩ thuật. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Tạo hình ba chiều-Tiếp cận chủ đề. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV:-Hình minh họa,sản phẩm về một loại hình sân khấu(có thể sử dụng video,mô hình sân khấu. HS:Sách học Mĩ thuật, Giấy vẽ,màu vẽ,kéo,keo dán,bút chì(vỏ hộp,giấy bìa,tre nứa,vải vụn,lá cây,đá,sỏi,dây ) IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: 1. Trước khi tổ chức cho HS thực hành GV có thể hướng dẫn thêm cho HS kĩ hơn HĐ2 để HS nắm kỹ hơn cách thực hiện trang trí sân khấu. 2. HĐ3. Hoạt động thực hành. - Tổ chức HS thực hành nhóm tạo bức tranh tập thể, GV theo dõi, góp ý thêm. + Nhóm HSNK: Tạo được sân khấu có nội dung sinh động, bố cục chặt chẽ. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Việc 1: Hoạt động cá nhân. - Tạo hình nhân vật. - Tạo hình, sân khấu, bối cảnh, phông nền. - ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Thể hiện được một số hình ảnh hoạt động cho nội dung chủ đề bằng những vật liệu và hình thức thể hiện như vẽ , xé dán, cắt dán , nặn hoặc tạo hình khối ba chiều. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sát. * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. . Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật GIA ĐÌNH THÂN YÊU CHỦ ĐỀ 5: Thời lượng: 4 tiết (tiết 2) Ngày soạn: 23/ 01/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 26/ 01/ 2021 ( 1E) Thứ 5/ 28/ 01/ 2021 (1D) Thứ 6/ 29/ 01/ 2021 (1B,1A,1C) I. Mục tiêu. - KT: Hs biết mô tả và thể hiện một số thành viên trong gia đình. - KN: Nhận biết cách vẽ và vẽ được tranh về gia đình theo cảm nhận riêng. - TĐ: Giáo dục thái độ quan tâm, chăn sóc các thành viên trong gia đình. - NL: Chọn được hình ảnh yêu thích về hoạt động của gia đình và vẽ thành tranh. * HSKT: Vẽ được tranh về gia đình mình theo ý thích. II. Chuẩn bị. *GV: + Tranh ảnh về sinh hoạt trong gia đình,ĐDDH *HS: + Ảnh chụp hoạt động trong gia đình, ĐDHT . III. Các hoạt động chủ yếu: * * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ(Cá nhân,nhóm) HĐ5. Quan sát,nói với bạn về hình ảnh trong bức tranh về gia đình. - Gv phân công các nhóm quan sát, thảo luận tranh trong SHS,kết hợp ĐDDH đã chuẩn bị ,theo gợi ý : Nhóm 1: Tìm hiểu hình ảnh bữa cơm trong gia đình. Nhóm 2: Tìm hiểu hình ảnh hoạt động vui chơi, dã ngoại của gia đình. Nhóm 3: Tìm hiểu hình ảnh hoạt động dọn vệ sinh nhà cửa hoặc chăm sóc cây,hoa. Nhóm 4: Tìm hiểu hình ảnh các thành viên trong nhà thương yêu,chăm sóc nhau, -Sau hđ thảo luận nhóm,Gv y/c H trả lời trên lớp theo các câu hỏi gợi ý: + Những hđ hoặc công việc trong gia đình mà em đã biết hoặc tham gia là gì? + Hoạt động đó diễn ra ở đâu? + Mỗi người trong gia đình tham gia côn việc gì? -Gv tóm tắt: Có nhiều hđ trong gia đình như ăn cơm, vệ sinh nhà cửa,vui chơi, sinh nhật, Các hđ này thể hiện sự gắn kết,thương yêu và tình cảm quý mến của em đối Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 với người thân trong gia đình. Những hđ đó, đều có thể vẽ thành tranh về chủ đề gia đình. * HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Cá nhân) HĐ 6. Vẽ tranh về gia đình em. - Cho H quan sát hình trong SHS,trao đổi với bạn về cách vẽ tranh về hđ trong gia đình. Qua đó , mỗi H nói cách vẽ tranh về gia đình theo suy nghĩ, cảm nhận riêng về hđ của gia đình , thể hiện tình cảm của mình với người thân. - Gv bao quát lớp ,trao đổi tại chỗ ngồi của H với các tình huống H còn vướng mắc khi thực hành. * Lưu ý: -Vẽ hình hoạt động gia đình trước - Vẽ thêm các hình ảnh khác như: Cây cối,hoa ,cỏ,nhà cửa,con vật, cho phù hợp với khung cảnh. - Vẽ màu,hoàn thiện tranh * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Cá nhân,cả lớp) HĐ 7. Vẽ tranh về người thân của em. - Gv tổ chức cho H trưng bày, giới thiệu sản phẩm đã thực hiện và trao đổi theo gợi ý: + Bài vẽ thể hiện hoạt động nào trong gia đình? + Hình ảnh được vẽ màu gì? + Cảm nhận của em khi thực hiện bức tranh này ntn? - H giới thiệu , chia sẻ cùng người thân trong gia đình về bức tranh đã vẽ tại lớp. -Gv khuyến khích H chủ động tham gia giúp đõ gia đình trong công việc hằng ngày. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
- NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy