Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

doc 11 trang thienle22 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_16_giao_vien_nguyen_thi_thuy.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Tuần 16 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT QUEN THUỘC Thời lượng: 3 tiết (Tiết 1 ) Ngày soạn: 26/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 28/ 12/ 2020 (2C,2A,2B) Thứ 3/ 29/ 12/ 2020 ( 2E) Thứ 4/ 30/ 12/ 2020 (2D) I. Mục tiêu. 1. KT: Nhận ra và nêu được hình dáng đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật thân thuộc 2. KN: Vẽ, xé dán hoặc nặn được một số con vật quen thuộc. - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. 3. TĐ: Yêu quý các con vật. 4. NL: Năng lực hợp tác, diễn đạt ngôn ngữ tạo hình. * Hs Năng khiếu: Nêu được hình dáng của một số con vật thân thuộc. * HS bình thường: Nhận ra được một số con vật thân thuộc. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:+Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau,xây dựng cốt truyện. -Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị. 1.Giáo viên:+Trang,ảnh con vật. +Hình minh họa cách vẽ. 2. Học sinh: +Giấy vẽ, màu vẽ,bút chì, tẩy,hồ dán,kéo IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . *Khởi động Tổ chức cho HS trò chơi thi vẽ nhanh con vật. GV vẽ sẵn những hình tròn, hình cầu, hình bầu dục, lên bảng. HS tham gia trò chơi vẽ thêm bộ phận, đặc điểm để hoàn thành hình ảnh con vật. - GV giới thiệu chủ đề. 1.HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu: - Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm. - GV cho HS thi kể tên con vật mà em biết. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 và 7. 2 hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, màu sắc các con vật quen thuộc. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 + Kể tên các con vật trong hình 7.1. Em thích con vật nào trong hình. + Mô tả lại hoạt động của con vật +Nêu đặc điểm của các con vật về hình dáng, màu sắc và các chi tiến nổi bật Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 7.2, thảo luận nhóm để tìm hiểu các sản phẩm tạo hình + Các con vật nào được tạo hình trong sản phẩm? + Các sản phẩm được tạo hình từ chất liệu gì? + Màu sắc như thế nào - GV tóm tắt: ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được tên một số con vật quen thuộc. - Mô tả được đặc điểm riêng, hình dáng, màu sắc và các bộ phận của con vật quen thuộc. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ2:Hướng dẫn thực hiện: Yêu cầu học sinh quan sát hình 7.3 và 7.4 , thảo luận nhóm để nêu cách tạo hình - GV nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS hiểu rõ cách tạo hình con vật. - Em nêu cách tạo hình của nhóm em - Hình ảnh chính, hình ảnh phụ như thế nào? - Em chọn chất liệu gì để thể hiện. - GV KL. ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được các ý tưởng và hình thức, chất liệu thể hiện con vật. - Trình bày được các bước tạo hình con vật của mình yêu thích. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 LỄ HỘI QUÊ EM Mĩ thuật Thời lượng: 3 tiết (Tiết 2) CHỦ ĐỀ 7: Ngày soạn:26/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 29/ 12/ 2020 ( 3B,3C,3E) Thứ 4/ 30/ 12/ 2020( 3A) Thứ 5/ 31/ 12/ 2020 (3D) I. Mục tiêu. - KT. Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. - KN. Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “ Lế hội quê em”. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. TĐ: Yêu quý và biết giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. - NL. Năng lực tìm hiểu về chủ đề: * HS năng khiếu: Vẽ được dáng người phù hợp và thêm chi tiết cho nhân vật phù hợp với chủ đề. * HS khuyết tật:. Vẽ được một số dáng đơn giản dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV. -II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau,Tiếp cận theo chủ đề. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm III.Chuẩn bị. Giáo viên:- Một số bài vẽ của Hs về chủ đề Lẽ hội. -Hình minh họa hướng dẫn thực hiện. Học sinh:Giấy vẽ,giấy màu,màu vẽ ,hồ dán,kéo Tranh ảnh về Lễ hội IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: HĐ3. Hoạt động thực hành. - Việc 1. Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu mỗi HS tự tạo hình ảnh bằng cách vẽ, xé dán, nặn theo nội dung chủ đề lễ hội. Cho HS tách rời các hình ảnh đã tạo được thành kho hình ảnh của nhóm mình. - Việc 2. Hoạt động nhóm: - Cho các nhóm thảo luận và thống nhất về nội dung tranh của nhóm mình. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 - GV yêu cầu mỗi nhóm sắp xếp các hình ảnh tạo được thành bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội”. Lưu ý cho HS: Có thể thêm các hình ảnh, chi tiết khác để làm rõ hoạt động của nhân vật. GV bao quát lớp, hướng dẫn cho các nhóm những điểm chưa đẹp để HS hoàn thành tốt hơn bài của nhóm mình * GV nhận xét tiết học. * Dặn dò tiết học sau: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Kí họa được các dáng người thể hiện được một số động tác hoạt động trong lễ hội -Vẽ rõ trang phục của nhân vật thể hiện được lễ hội nào và vùng quê diễn ra lễ hội. - Từ các hình ảnh kí họa biết cách sắp xếp thành nội dung của chủ đề và tạo thêm được một số hình ảnh khác cho bố cục tranh thêm sinh động. - Sử dụng được màu sắc phù hợp thể hiện được cảnh sắc của các mùa. * Phương pháp đánh giá: Quan sát * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật NGÀY TẾT,LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN CHỦ ĐỀ 6: Thời lượng: 4 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 26 /12 / 2020 Ngày dạy: Thứ 4 / 30/ 12/ 2020 ( 4A, 4B, 4C) Thứ 5 / 31/ 12/ 2020 (4D) I. Mục tiêu: -KT Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - KN. Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề " Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân" - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. - TĐ. Yêu quý và biết giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. - NL. Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. *Hs năng khiếu:Tạo hình được sản phẩm phù hợp với chủ đề. *Hs bình thường: Tạo hình sản phẩm từ vật liệu tìm được . *Hs KT: Tập tạo hình sản phẩm về ngày Tết hoặc lễ hội. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Tạo hình ba chiều-Tiếp cận chủ đề. -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân,nhóm. III.Chuẩn bị: GV:Tranh ảnh,sản phẩm tạo hình về chủ đề Ngày Tết,lễ hội và mùa xuân. Sản phẩm tạo hình của Hs các lớp đã học. HS:sách Học Mĩ thuật 4,Giấy vẽ,màu vẽ,dây thép mềm,giấy báo,giấy màu,vải,kéo,hồ dán, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: HĐ3. Hướng dẫn thực hành: -Việc 1. Hoạt động cá nhân: - YC vẽ, xé/ cắt dán hoặc nặn, tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn. + Căn cứ trên vật liệu tìm được, hướng dẫn hs lựa chon tạo hình cho phù hợp. + GV quan sát hướng dẫn phù hợp từng cá nhân. - GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Vẽ, nặn được một số dáng người đang thực hiện một số động tác của hoạt động gì trong lễ hội. - Thể hiện rõ trang phục của nhân vật vẽ, nặn trong lễ hội gì. - Ý thức học tập tốt, HS thực hành tốt, biết hợp tác nhóm, hoạt động tích cực. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn,. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM CHỦ ĐỀ 6: Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 26/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 5 / 31/ 12/ 2020 ( 5B,5C) Thứ 6/ 01/ 1/ 2021 (5A) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết được một số hoạt động cơ bản của chú bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam. 2.KN. Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 3. TĐ. Yêu quý chú bộ đội 4.NL. Biểu đạt ý tưởng, ấn tượng và cảm xúc cá nhân. * HSNK: Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. * HS bình thường: Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội theo ý thích. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện,tiếp cận theo chủ đề. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV:-tranh,ảnh,sản phẩm của hs về chủ đề bộ đội. HS:Sách học Mĩ thuật, Giấy vẽ,màu vẽ, keo dán,kéo,bút chì IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: Từ HĐ3 đến HĐ4 . 1. HĐ3. Hoạt động thực hành. Việc 1. Hoạt động cá nhân: - Tổ chức HS kí họa dáng người theo quan sát. - Hướng dẫn HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục như mũ, giáy, ba lô - Có thể vẽ dáng hoạt động của chú bộ đội theo trí tưởng tượng. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 + HS chậm: Tạo được bức tranh đơn giản về bộ đội + HSNK: Tạo được bức tranh sinh động về bộ đội. - GV theo dõi, góp ý thêm Việc 2. Hoạt động nhóm: - Thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh. - Lựa chọn các hình ảnh để sắp xếp thành bức tranh có bố cục theo nội dung. - Thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh. - ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Thể hiện được một số hình ảnh hoạt động của chú bộ đội bằng những vật liệu và hình thức thể hiện như vẽ , xé dán, cắt dán , nặn hoặc tạo hình khối ba chiều. - Sau khi tạo hình của chú bộ đội có thể tạo thêm các hình ảnh khác, kết hợp màu sắc đậm nhạt cho sản phẩm thêm sinh động. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Quan sát. * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. 2. HĐ4. Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Việc 1: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Việc 2: Hướng dẫ HS thuyết trình về sản phẩm của mình, bạn. Việc 3: Đánh giá, nhận xét, ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Thể hiện đúng nội dung chủ đề chú bộ đội. - Sắp xếp được các hình ảnh từ kho hình ảnh thành nội dung chủ đề, tạo hình sân khấu, bối cảnh, phông nền cho sản phẩm . Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. - Diễn đạt mạch lạc cảm nhận của mình * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Tạo sản phẩm về chú bộ đội bằng chất liệu khác như đất nặn, giấy màu, dây thép, giấy bồi, các vật liệu dễ tìm khác. - Dặn dò: chuẩn bị vật liệu cho chủ đề Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật CON VẬT GẦN GŨI CHỦ ĐỀ 4: Thời lượng: 4 tiết (Tiết 3) Ngày soạn: 26/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 29/ 12/ 2020 ( 1E) Thứ 5/ 31/ 12/ 2020 (1D) Thứ 6/ 01/ 1/ 2021 (1B,1A,1C) I. Mục tiêu. - KT: Làm quen với khối cầu, khối trụ từ một số đồ vật và hình ảnh con vật. - KN: Củng cố,nhận biết cách nặn con vật. Thực hành nặn con vật, dính ghép theo từng bộ phận. - TĐ: Yêu quí con vật nuôi . - NL: Tự học và nặn được con vật mình yêu thích. * Hs khuyết tật: Nặn được hình đơn giản từ hình đã học. II. Chuẩn bị. *GV: + Hình ảnh một số vật nuôi. Sản phẩm con vật bằng đất nặn, đất nặn. *HS: + Đất nặn. III. Các hoạt động chủ yếu: * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân,cặp đôi,cả lớp) HĐ 8. Quan sát, nhận biết một số vật có hình dạng khối cầu, khối trụ. - Cho Hs quan sát hình trong SHS và nêu câu hỏi: + Nêu tên dồ vật trong SHS- trang 36? + Quả bóng có dạng khối gì? + Hộp bút màu và hộp màu có dạng khối gì? - Gv nhận xét. - Cho H xem một số dồ vật quen thuộc có dạng khối cầu(quả địa cầu,viên bi, ) và khối trụ(cái cốc,chai,nước, )để cho H quan sát và nhận biết hình dạng, tên gọi của khối. - H/d H nhận biết các khối cầu,khối trụ được làm từ đất nặn : + Hình nào là khối cầu? + Hình nào là khối trụ? Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 - Cho Hs q/s hình con hươu cao cổ(SHS), kết hợp giới thiệu hình ảnh hoặc sản phẩm nặn con vật để H quan sát, trao đổi phát hiện từng bộ phận đầu,thân, chân của con vật gần giống khối cầu hay khối trụ. HĐ 9. Quan sát, trao đổi với bạn về cách nặn con voi. -Gv choH q/s hình ảnh con voi(SHS),hoặc nhớ lại hình dáng con voi đã từng thấy, h/d h trao đổi và trả lời về đặc điểm bên ngoài con voi theo gợi ý: + Con voi có các bộ phận nào? +Em ấn tượng với bộ phần nào nhất? - Tổ chức cho H quan sát các bước nặn con voi và tìm hiểu cách nặn các bộ phận của con voi theo câu hỏi gợi ý: + Phần thân con voi giống khối gì? + Chân, vòi,đuôi con voi có hình dạng gần với khối gì? + Em sẽ dính ghép bộ phận nào trước? -Gv điều chỉnh kiến thức tùy theo ý kiến của H. - Gv nặn mẫu từng bộ phận của con voi để H quan sát ,nhận biết cách làm. + Mỗi bộ phận của con vật có dạng hình khối khác nhau. + Trước khi nặn, cần nhớ lại hình dáng và đặc điểm bộ phận khác nhau của con vật + Có thể chọn màu đất giống hoặc khác nhau để nặn các bộ phận của con vật. + Trong bài này, con vật được nặn bằng cách ghép dính các bộ phận. - Gv giới thiệu thêm một số sản phẩm con vật bằng đất nặn đã chuẩn bị và nêu câu hỏi mở rộng,tạo điều kiện cho H quan sát , liên hệ thực teestheo gợi ý: + Con vật này có đặc điểm gì nổi bật? + Em thích hình dáng, màu sắc của con vật nào? * HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (Cá nhân) HĐ 10. Nặn con vật yêu thích. -Cho Hs quan sát hình tham khảo(SHS)và gợi ý H lựa chọn con vật yêu thích để nặn. + Tưởng tượng và nhơ lại hình dáng các bộ phận của con vật theo đặc điểm nỏi bật. + Chon màu đất để nặn con vật. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  11. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 + Nặn các bộ phận chính trước, nặn chi tiết và ghép chúng lại với nhau. -Gv gợi ý cho H còn lúng túng để các em hoàn thành bài nặn. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Cá nhân, nhóm và cả lớp) HĐ 11. Trao đổi, nhận xét sản phẩm. - Gv tổ chức trao đổi tại nhóm hoặc trình bày trên lớp, chia sẻ ý kiến về các con vật đã nặn theo các câu hỏi sau: + Em đã nặn con vật gì? + Con vật đó được nặn từ những khối nào em đã học? + Hình dáng và màu sắc của con vật ntn? -Gv nhận xét sản phẩm theo thực tế khả năng của Hs. *Dặn dò: Thu dọn sách vở,ĐDHT gọn gàng, chuẩn bị tốt đồ dùng cho bài học sau. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy