Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

doc 11 trang thienle22 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_15_giao_vien_nguyen_thi_thuy.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Tuần 15 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU Thời lượng: 3 tiết (Tiết 3 ) Ngày soạn: 19/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 21/ 12/ 2020 (2C,2A,2B) Thứ 3/ 22/ 12/ 2020 ( 2E) Thứ 4/ 23/ 12/ 2020 (2D) I. Mục tiêu. 1. KT: Nhận ra và nêu được vẻ đẹp,đặc điểm về hình dáng,màu sắc của một số loại hoa,lá cây. 2. KN: Biết cách vẽ và trang trí hoa,lá. Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 3. TĐ: Yêu thích khám phá thiên nhiên. 4. NL: Năng lực hợp tác, diễn đạt ngôn ngữ tạo hình. * Hs Năng khiếu: Biết cách vẽ và trang trí hoa,lá, có bố cục và hình vẽ cân đối. * HS Bình thường: Vẽ được hoa, lá theo ý thích. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:+Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau. -Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị. 1.Giáo viên:+Trang,ảnh về hoa,lá. +Một số bài vẽ hoa,lá cây. 2. Học sinh: + Lá cây,hoa.Giấy vẽ, màu vẽ,bút chì, tẩy,giấy màu,hồ dán,kéo IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 3: HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm cùng nhau chia sẽ trình bày cảm xúc - HS tự đánh giá lẫn nhau. - Đặt câu hỏi để HS trình bày và đánh giá sản phẩm. * ĐGTX: * Tiêu chí đánh giá Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 - Hoàn thành sản phẩm tập thể đẹp có sáng tạo ( Tạo hình lá cây, hoa cân đối, trang đẹp ) - Giới thiệu, nhận xét và chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình với bạn. Bình chọn và xếp loại được sản phẩm hoàn thành tốt. - Hợp tác nhóm tích cực, thuyết trình to, rõ ràng. - Có ý thức học tập. - HS khuyết tật: Sản phẩm có thể chưa hoàn thành, hợp tác nhóm còn rụt rè, chưa tích cực. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cắt, dán hình ảnh hoa lá để trang trí khung tranh, bưu thiếp. Làm cành hoa bằng giấy màu. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho chủ đề 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 LỄ HỘI QUÊ EM Mĩ thuật Thời lượng: 3 tiết (Tiết 1) CHỦ ĐỀ 7: Ngày soạn:19/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 22/ 11/ 2020 ( 3B,3C,3E) Thứ 4/ 23/ 12/ 2020( 3A) Thứ 5/ 24/ 12/ 2020 (3D) I. Mục tiêu. - KT. Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. - KN. Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “ Lế hội quê em”. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. TĐ: Yêu quý và biết giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. - NL. Năng lực tìm hiểu về chủ đề: * HS năng khiếu: Vẽ được dáng người phù hợp và thêm chi tiết cho nhân vật phù hợp với chủ đề. * HS khuyết tật:. Nêu được các dáng người và tư thế hoạt động. -II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau,Tiếp cận theo chủ đề. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm III.Chuẩn bị. Giáo viên:- Một số bài vẽ của Hs về chủ đề Lẽ hội. -Hình minh họa hướng dẫn thực hiện. Học sinh:Giấy vẽ,giấy màu,màu vẽ ,hồ dán,kéo Tranh ảnh về Lễ hội A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Tổ chức trò chơi:Đố vui về ngày Tết,Lễ hội,mùa xuân. * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . 1. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu. - GV cho HS quan sát hình 7.1 SGK/Tr34 và thảo luận về hoạt động, màu sắc, không khí, trang phục có trong lễ hội. GV gọi đại diện các nhóm trình bày GV có thể liên hệ một số lễ hội ở địa phương để HS hiểu thêm - GV gắn một số bức tranh về lễ hội lên bảng. Đặt câu hỏi: Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 GV nhận xét, chốt ý. - GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/Tr35 * ĐGTX * Tiêu chí đánh giá. - Kể được tên một số lễ hội và các hoạt động trong lễ hội. - Cảnh vật màu sắc và trang phục của người tham gia lễ hội. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện. GV cho HS quan sát hình 7.3 SGK/Tr36 và hướng dẫn cách tạo dáng người và vẽ dáng người đang hoạt động. * Cách tạo dáng người: - GV cho 2 HS tình nguyện đứng làm mẫu ở giữa. HS khác ngồi xung quanh quan sát và vẽ ( Khoảng 5 phút) - Có thể vẽ dáng người bằng trí nhớ qua việc đã từng nhìn thấy. * Cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội: Cho HS quan sát hình 7.4 SGK/Tr36 - Vẽ, xé hoặc cắt dán, nặn các nhân vật, con vật, cảnh vật để tạo kho hình ảnh - Lựa chọn nội dung và hình ảnh để sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn của nhóm. - Vẽ thêm các hình ảnh, chi tiết khác tạo không gian, bối cảnh để làm rõ nội dung và vẽ màu hoàn thiện bức tranh. GV cho HS nêu lại cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội quê em” ở SGK/Tr36. GV nhắc lại cách thực hiện một bức tranh tập thể để HS ghi nhớ * ĐGTX * Tiêu chí đánh giá. - Nêu được ý tưởng nội dung chủ đề đã chọn, hình ảnh thể hiện. - Hình thức và chất liệu thể hiện ý tưởng sản phẩm. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật NGÀY TẾT,LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN CHỦ ĐỀ 6: Thời lượng: 4 tiết (Tiết 1) Ngày soạn: 19 /12 / 2020 Ngày dạy: Thứ 4 / 23/ 12/ 2020 ( 4A, 4B, 4C) Thứ 5 / 24/ 12/ 2020 (4D) I. Mục tiêu: - KT Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - KN. Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề " Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân" - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. - TĐ. Yêu quý và biết giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. - NL. Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. *Hs năng khiếu:Tạo hình được sản phẩm phù hợp với chủ đề. *Hs bình thường: Tạo hình sản phẩm từ vật liệu tìm được . * HSKT: Tập tạo hình từ vật liệu tìm được. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Tạo hình ba chiều-Tiếp cận chủ đề. -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân,nhóm. III.Chuẩn bị: GV:Tranh ảnh,sản phẩm tạo hình về chủ đề Ngày Tết,lễ hội và mùa xuân. Sản phẩm tạo hình của Hs các lớp đã học. HS:sách Học Mĩ thuật 4,Giấy vẽ,màu vẽ,dây thép mềm,giấy báo,giấy màu,vải,kéo,hồ dán, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Cho hs nghe baì hát Sắp đến Tết rồi và Ngày Tết quê em để tạo không khí và giới thiệu bài * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . 1. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu. - Hướng dẩn hs hoạt động theo nhóm Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 - Cho hs xem tranh giáo viên chuẩn bị hoặc hình minh họa trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh quan sát . - Giáo viên đặc một số câu hỏi gợi ý học sinh thảo luận tìm hiều . Giáo viên tóm tắt: - Giáo viên cho hs xem SGK hình 6.2 hoặc đồ dùng hay vẽ trực tiếp gợi mở để học sinh quan sát nhận biết về chất liệu, nội dung chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội, mùa xuân”. - Gợi mở: * Giáo viên tóm tắt: Đánh giá TX: * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được tên và quê hương nơi tổ chức lễ hội. - Thời gian, không khí, cảnh vật, màu sắc của các lễ hội, ngày tết. - Các hoạt động trong lễ hội và ngày tết. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ2: Hướng dẫn thực hiện: - YC nhóm lựa chọn hình thức - GV minh họa để học sinh tư duy. - YC học sinh xem hình 6.3 để hiểu thêm cách thể hiện từng chất liệu khác nhau qua chủ đề “Ngày Tết, lễ hội, mùa xuân”. Đánh giá TX: * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được ý tưởng nội dung và hình thức thể hiện nội dung chủ đề. - Trình bày được các dáng hoạt động của nhân vật và bối cảnh của lễ hội. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM CHỦ ĐỀ 6: Thời lượng: 2 tiết (Tiết 1) Ngày soạn: 19/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 5 / 24/ 12/ 2020 ( 5B,5C) Thứ 6/ 25/ 12/ 2020 (5A) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết được một số hoạt động cơ bản của chú bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam. 2.KN. Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 3. TĐ. Yêu quý chú bộ đội 4.NL. Biểu đạt ý tưởng, ấn tượng và cảm xúc cá nhân. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện,tiếp cận theo chủ đề. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV:-tranh,ảnh,sản phẩm của hs về chủ đề bộ đội. HS:Sách học Mĩ thuật, Giấy vẽ,màu vẽ, keo dán,kéo,bút chì IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Cho Hs hát về chủ đề bộ đội:Cháu thương chú bộ đội,Maù áo chú bộ đội Gv hỏi về các hình ảnh có trong lời bài hát và giới thiệu nội dung bài học * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . 1. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu. Tổ chức Hs Hoạt động theo nhóm-Y/c hs quan sát các hình 6.1SGK và thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề -Y/C hs quan sát hình 6.2 để tìm hiểu hình thức,chất liệu và nội dung của cá sản phẩm Mĩ thuật về chủ đề Chú bộ đội của chúng em. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 -Gv tóm tắt: * ĐGTX: * Tiêu chí đánh giá - Nêu được các quân chủng của các chú bộ đội, trang phục của các chú, nhiệm vụ của các chú bộ đội, các hoạt động của chú bộ đội trong đời sống hàng ngày. - Nêu được các việc làm để giúp nhân đan. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ2:Hướng dẫn thực hiện: Y/c Hs thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung,hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình chủ đề Chú bộ đội của chúng em. -Yêu cầu HS quan sát (H 6.3; MT5/tr31), nêu cách thực hiện bức tranh chú bộ đội. - Yêu cầu lớp bổ sung. GV chốt; cho HS quan sát hình 6.4 (MT5/tr32) tìm thêm ý tưởng. * ĐGTX: * Tiêu chí đánh giá - Nêu được ý tưởng, hình thức, chất liệu thể hiện nội dung của đề tài. - Cách thể hiện ý tưởng đã chọn. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: CON VẬT GẦN GŨI Thời lượng: 4 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 19/ 12/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 22/ 12/ 2020 ( 1E) Thứ 5/ 24/ 12/ 2020 (1D) Thứ 6/ 25/ 12/ 2020 (1B,1A,1C) I. Mục tiêu. - KT: Hs thực hành vẽ theo nhóm. - KN: Hs vẽ được bức tranh có các con vật, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm đã thực hiện. - TĐ: Yêu thích con vật nuôi ở nhà,biết chăm sóc,bảo vệ con vật . - NL: Biết hợp tác nhóm trong học tập và cùng bạn vẽ tranh theo nhóm. * Hs khuyết tật: Vẽ được con vật theo ý thích. II. Chuẩn bị. *GV: + Một số tranh mẫu của nhóm vẽ về con vật. *HS: + Hình ảnh về con vật. Bút vẽ( chì,sáp, dạ) III. Các hoạt động chủ yếu: * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân,nhóm) HĐ 5. Quan sát , trao đổi với bạn về hình dáng và màu sắc của cac con vật trong tranh. - Cho Hs quan sát hình trong SHS( bài vẽ đã chuẩn bị): + Tranh vẽ các con vật nào? + Màu sắc và hình dáng của mỗi con vật ntn?Ngoài con vật,bức tranh còn có hình ảnh nào khác? + Em (nhóm em) thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Cho Hs xem clip về các con vật để các em biết về đặc tính của mỗi loài vật. * Hs cần quan sát kĩ về hình,màu nền,màu con vật và màu một số hình ảnh khác có trong bức tranh để học tập,rút kinh nghiệm về cách vẽ màu cần tươi sáng,rõ ràng. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 * Chú ý tới hình con vật và hình ảnh thể hiện môi trường sống của con vật phù hợp với đặc tính con vật:Con vịt,con cá trong môi trường nước,con gà trên cạn, * HOẠT ĐỘNG THƯCJ HÀNH (nhóm) HĐ 6. Cùng bạn vẽ bức tranh con vật. -Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận,thấng nhất chọn nội dung và hình ảnh thể hiện theo gợi ý: ( Mỗi nhóm từ 2-4 Hs) + Hướng dẫn Hs chọn nội dung thể hiện theo nhóm: con vật nuôi,con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, +Lựa chọn hình thức và chất liệu để thể hiện. + Phân công Hs thể hiện hình,nền trong tranh. ( Sắp xếp hình vẽ cho phù hợp với trang giấy; Có thể kết hợp kĩ thuật vẽ,tô và xé,dán. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Cá nhân) HĐ 7. Trao đổi,nhận xét sản phẩm. -Cho Hs quan sát bài thực hành con vật nhóm đã vẽ, nêu câu hỏi gợi ý về màu sắc,hình dáng,tên con vật và yêu cầu hs trả lời câu hỏi: + Kể tên các con vật trong bức tranh đã vẽ. Các con vật đó có hình và màu ntn? - Đại diện mỗi nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. -Gv nhận xét,động niên khích lệ Hs, hd Hs tự đánh giá sản phẩm trong nhóm - Gv đánh giá sản phẩm theo năng lực riêng của mỗi nhóm. - Hs trong nhóm đưa ý kiến bổ sung,rút kinh nghiệm về sản phẩm của nhóm mình. - Đại diện mỗi nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. -Gv nhận xét sản phẩm theo thực tế khả năng của Hs. *Dặn dò: Thu dọn sách vở,ĐDHT gọn gàng, chuẩn bị tốt đồ dùng cho bài học sau. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy
  11. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2020- 2021 Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường tiểu học Phú Thủy