Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_giao_vien_phan_thi_mi.doc
Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 TUẦN 5 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020 TOÁN: BÀI 15: MI –LI –MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH (TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết tên goi, kí hiệu, độ lớn đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông,quan hệ giữa mi-li-mét vuông với xăng-ti-mét vuông; biết tên gọi, kí hiệu,quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích,bảng đơn vị đo diện tích. - KN: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích đơn giản. - TĐ: GD các em tính cẩn thận khi viết tên đơn vị, khi làm bài tâp. - NL: Rèn luyện năng lực, tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHDH ; HS: SHDH +Vở ô li III .Điếu chỉnh NDDH :Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mối quan hệ giữa chúng. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được cách chuyển đổi hai đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Phương pháp: quan sát - Kĩ thuật: ghi chép nhanh +/ HĐ 2,3: Củng cố, khắc sâu cho học sinh về cách đọc, viết đơn vị đo diện tích :mi- li-mét vuông. *Đánh giá : -Tiêu chí: HS biết tên goi, kí hiệu, độ lớn đơn vị đo diện tích mi-li-mét - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Minh, Thành ).Giúp các em nắm tên gọi, kí hiệu số đo điện tích theo mm2. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: ( Đào, An, Tuấn ). Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về chia sẻ những kiến thức đã học cho ba mẹ và người thân trong gia đình. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 5A: TÌNH HỮU NGHỊ (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc - hiểu bài một chuyên gia máy xúc. Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5. - KN: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể với chuyên gia nước bạn. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - TĐ: Giáo dục HS yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. - NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình, mạnh dạn, tự tin. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: tranh, bảng phụ. - Học sinh: Tài liệu HDH. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HĐ1: (Theo tài liệu) - Đọc yêu cầu: Kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu dành cho Việt Nam. - Quan sát bức tranh Cầu Mỹ Thuận kết hợp đọc thông tin để tham khảo. - Trình bày sự hiểu biết của mình. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:: - Quan sát và mô tả được hình ảnh và nói được những thông tin về Cầu Mỹ Thuận. - Kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu dành cho Việt Nam. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. HĐ2,3,4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến thể hiện cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết của A-lếch-xây và anh Thủy. - Chọn được lời giải nghĩa phù hợp cho các từ: hòa sắc, điểm tâm, chất phác, đồng nghiệp. - Hiểu nghĩa của các từ: chuyên gia, công trường, phiên dịch. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3. HĐ5: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Bài đọc có những nhân vật là anh Thủy, A-lếch-xây, đồng chí phiên dịch. - Câu 2: Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở một công trường xây dựng. - Câu 3: Cảnh vật hôm đó đẹp là: Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh.Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu. - Câu 4: Dáng vẻ của A-lếch-xây có điểm đặc biệt khiến anh Thủy chú ý là: vóc người cao lớn; mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác. - Câu 5: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra rất vui vẻ và thân thiết: A- lếch-xây niềm nở, hồ hởi được gặp đồng nghiệp; ngược lại anh Thủy cũng rất vui về sự thân mật, tự nhiên của A-lếch-xây. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. 4. HĐ6: (Theo tài liệu) + Tiêu chí đánh giá:: nói được chi tiết trong bài khiến em nhớ nhất và giải thích được lí do. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: +Đối với HS tiếp thu còn hạn chế( Minh, Thành, Liễu )Luyện đọc đúng các từ chuyên gia, ngoại quốc, A-lếch-xây, chất phác, buồng lái; hiểu nghĩa các từ khó +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: (An, Đào, Tuấn, Quý ) Luyện đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến. Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện tình cảm của A- lếch-xây dành cho anh Thủy. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ với người thân những điều em biết về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. - Sưu tầm tranh ảnh theo chủ đề Hòa bình - Hữu nghị. - Liên hệ thực tế về trách nhiệm của người học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước về xây dựng mối quan hệ hòa bình - hữu nghị với bạn bè quốc tế. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020 TOÁN: BÀI 15: MI –LI –MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH (TIẾT2) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích thông dụng và giải bài toán có liên quan. - KN: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị nhanh, chính xác. - TĐ: GD thái độ tích cực thực hành. - NL: Phát triển cho HS năng lực tư duy,tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu BT. HS: SHD,vở. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:theo logo V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn nhớ lại” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về những đơn vị đã học trong bảng đơn vị đo diện tích, cách sắp xếp các đơn vị đo diện tích. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH +/ HĐ 1,2,3: * Đánh giá: - Tiêu chí: Viết được số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm, có thể giải thích được vì sao lại viết số hoặc phân số đó - Phương pháp: vấn đáp; viết - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời +/ HĐ 4: * Đánh giá: - Tiêu chí:Viết được các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông và xăng-ti- mét vuông. - Phương pháp: vấn đáp; viết - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV) +/ HĐ 5: * Đánh giá: - Tiêu chí: Điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - Phương pháp: vấn đáp; viết - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV) C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. TIẾNG VIỆT: BÀI 5A: TÌNH HỮU NGHỊ (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT : Nghe - viết đúng bài Một chuyên gia máy xúc (từ Qua khung của kính đến những nét giản dị, thân mật.). Tìm được các tiếng có chứa nguyên âm đôi uô/ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua, tìm được các tiếng thích hợp có chứa nguyên âm đôi uô/ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ. - KN: Nghe - viết đúng bài chính tả. Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua. - TĐ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. - NL: Tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Bảng phụ HĐ6. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: B- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS. - Viết chính xác từ khó: buồng máy, ngoại quốc, ửng lên, chất phác, giản dị, - Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ2,3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng những tiếng có uô hoặc ua trong bài văn Anh hùng Núp tại Cu-ba. - Nhận xét cách ghi dấu thanh ở các tiếng có uô hoặc ua. - Tìm được tiếng có chứa uô hoặc ua điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ, tuc ngữ. - Tự học tốt, hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - HS tiếp thu còn hạn chế : viết đúng các từ khó: buồng máy, ngoại quốc, ửng lên, chất phác, giản dị, ra bảng con. - HS HTT: viết đúng, viết đẹp. Trình bày sạch sẽ. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HS về nhà tìm hiểu, sưu tầm thêm một số bài văn, bài thơ, câu chuyện khác nói về tình đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam với bạn bè quốc tế. TIẾNG VIỆT: BÀI 5A: TÌNH HỮU NGHỊ (TIẾT 3) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu nghĩa từ hoà bình; tìm được từ gần nghĩa với từ hoà bình. - KN: Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê. - TĐ: Giáo dục lòng yêu hòa bình. - NL: HS hợp tác nhóm mạnh dạn; diễn đạt mạch lạc, phát triển năng lực ngôn ngữ; giao tiếp tự tin. II. Chuẩn bị ĐDDH: Từ điển TV, thẻ từ HĐ5. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu đúng nghĩa của từ hòa bình bằng cách chọn đáp án đúng: b. Trạng thái không có chiến tranh. - Giải thích được lí do lựa chọn. - GV giải thích, mở rộng. HS tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình. + Phương pháp: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời. HĐ5: (Theo tài liệu) + Tiêu chí đánh giá:: (Thi đua giữa hai đội nam và nữ) - Chọn đúng thẻ từ đồng nghĩa với từ hòa bình. (Chọn nhanh, gắn đúng). + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 6,7: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - BT6: Đặt câu có từ đồng nghĩa với từ hòa bình. Khuyến khích HS đặt nhiều hơn một câu; khích lệ HS đặt câu văn hay, có hình ảnh. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - BT7: HS viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của bức tranh làng quê. HS HTT viết câu văn hay, có hình ảnh, cảm xúc, + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: -HS tiếp thu còn hạn chế( Linh, Thành, Liễu) : Hiểu nghĩa từ hòa bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình và đặt câu. Viết được đoạn văn theo yêu cầu - HS HTT : Tiếp cận giúp HS viết đoạn văn hay, giàu hình ảnh. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ kiến thức cùng người thân. - Sưu tầm truyện, tranh (ảnh) nói về cuộc sông thanh bình, lao động sản xuất của nhân dân ta. KHOA HỌC: Bài 5: THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN ( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - KN: Rèn kĩ năng quan sát, lập bảng học tập, đọc và nghiên cứu thông tin. - TĐ: Giáo dục học sinh biết tránh xa các chất gây nghiện. - NL: Giúp HS phát triền năng lực nghiên cứu, tìm hiểu xã hội. II.Chuẩn bị đồ dùng: Tranh minh hoạ ở SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV.Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi ở SHD để biết được rượu, bia, ma tuý là những chất gây nghiện, có hại cho sức khoẻ, không nên thử. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 2,3: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS xếp đúng các thẻ phù hợp với nội dung ở các cột, hàng. Trình bày được kết quả vừa làm trước lớp để nắm được tác hại của các chất gây nghiện đối với người sử dụng và những người xung quanh. - Phương pháp:Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật:ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Theo logo Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi ở SHD để biết được rượu, bia, ma tuý là những chất gây nghiện, và tác hại của những chất đó. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm được tên các chất gây nghiện và cần nói không với các chất đó. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành và hỗ trợ các bạn TTC VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: -Nói cho người thân nghe tác hại của các chất gây nghiện ĐẠO ĐỨC: BÀI 3 CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T1) I.Mục tiêu: -KT : Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có Ý chí. Biết được : Người có Ý thức có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. -KN : Rèn kĩ năng giải quyết khó khăn trong các tình huống đưa ra. -TĐ : GD học sinh biết vượt khó trong mọi hoàn cảnh. -NL : Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : mẫu chuyện về tấm gương vượt khó HS : thẻ màu cho HĐ3 III. Hoạt động học : * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1.Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. Việc 1: Em đọc và tìm hiểu câu chuyện Việc 2: Em cùng bạn thảo luận nội dung câu chuyện bằng những câu hỏi gợi ý. Việc 3: NT yêu cầu các bạn nêu ý kiến của mình. Bạn khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi 2.Xử lí tình huống Việc 1: Đọc tình huống và tự mình trả lời các câu hỏi. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cùng nhau Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ . - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét. GV chia sẽ và kết luận: Trong những tình huống trên người ta có thể tuyệt vọng chán nãn Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. Thực hành. BT1-2 SGK CTHĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẽ những suy nghĩ của mình để xử ly tình huống theo cách hiểu của mình. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS phân biệt được những ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học - PP: Quan sát - KT: Ghi chép ngắn - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT Bài 5B: ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH ( Tiết 1) (BÀI ĐIỀU CHỈNH) I. Mục tiêu: - KT: Đọc - hiểu bài thơ Ê-mi-li, con Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi HĐ5,6. Học thuộc lòng khổ thơ 3, 4 của bài thơ. -. KN: Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên nước ngoài (Ê - mi - li, Mo - ri - xơn, Giôn - xơn, Pô - tô - mác, Oa – sinh - tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. - TĐ: Giáo dục HS yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. - NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình, mạnh dạn, tự tin. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học, mời giáo viên nhận lớp. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. -Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? -Hoc sinh đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có). * Hình thành kiến thức: 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Lần lượt quan sát và đọc lời giới thiệu về anh Mo-ri-xơn GV tương tác với học sinh: Em hiểu gì về anh Mo-ri-xơn? Bài thơ Ê – mi –li, con được tác giả viết gợi lên điều gì? Giáo viên dẫn dắt vào bài “ Ê – mi –li, con” * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Quan sát và mô tả được hình ảnh. - Đọc thông tin và nói những điều em biết về Mo-ri-xơn và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Nghe đọc bài. - Nghe cô giáo đọc bài thơ – Các bạn theo dõi, đọc thầm. - Nghe bạn đọc lại bài lần nữa. 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Lần lượt đọc và ghép các từ ngữ với lời giải nghĩa thích hợp. Trao đổi kết quả với bạn, các bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - Việc 1: Nhóm trưởng hỏi: Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu ở trong bài không? Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( nếu hiểu), hoặc cho bạn xuống thư viện tìm hiểu từ ở từ điển ( nếu không tìm thấy thì nhờ cô giáo giúp đỡ). Nếu không có, nhóm trưởng đưa ra một từ trong phần giải nghĩa từ để các bạn đặt câu với từ đó. 4. Cùng luyện đọc. - Luyện đọc từ khó: - Luyện đọc câu: Một bạn đọc - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc đoạn nối tiếp trong nhóm và ba bạn đọc nối tiếp, hai bạn đọc cả bài. Việc 2: Thư kí tổ chức cho các bạn bốc thăm thi đọc giữa các nhóm và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng xúc động, trầm lắng. - Đọc hiểu nghĩa các từ: Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, bay, B.52, Na pan, Oa- sinh-tơn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - Việc 1: Viết xong, Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. - Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời - Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. -Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài. - Việc 3: Nhóm trưởng huy động kết quả . - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài - Cô giáo chia sẽ kết quả của các nhóm. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa - không nhân danh ai” và vô nhân đạo – “đốt bệnh viện, trường học:, “giết trẻ em”, “giết những cánh đồng xanh”, - Câu 2: Chú Mo-ri-xơn nói với con khi từ biệt là: Trời sắp tối và chú không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.” + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. 6. Phát biểu ý kiến trước lớp. - Em có hành động gì về chú Mo-ri-xơn? -Liên hệ: Yêu cầu các em nêu được những việc làm cụ thể để góp phần giữ gìn hòa bình. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 + Tiêu chí đánh giá:Trình bày được suy nghĩ của bản thân về hành động của chú Mo-ri- xơn: khâm phục, tự hào, + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 7. Học thuộc lòng bài thơ. Học sinh đọc cá nhân khổ 3 và 4 Đọc cho nhau nghe. Thi đọc trước lớp 1 em đọc khổ 3 và 1 em đọc khổ 4 + Tiêu chí đánh giá: học thuộc lòng khổ 3 và 4. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Các em viết 1 câu nói lên cảm xúc của minh sau khi đọc bài thơ. Tìm hiểu thêm về những người lính Mĩ chống lại hành động tàn bạo của đội quân họ. TIẾNG VIỆT: BÀI 5B: ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH (TIẾT 2) I. Mục tiêu - KT : Luyện tập viết báo cáo thống kê. - KN : Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng và thống kê bằng cách lập bảng phân chia các loại sách báo; theo dõi số buổi nghỉ học của từng thành viên trong tổ. Giáo dục KNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin. + Hợp tác (cùng ghi chép số liệu, thông tin). + Thuyết trình kết quả tự tin. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - TĐ Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, có ý thức phấn đấu học tập hơn. - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự học, hợp tác nhóm, ứng dụng CNTT, thu thập xử lí số liệu, II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng nhóm. - HS: Sách HDH, vở. III. Điều chỉnh hoạt động học: Không IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Đánh giá thường xuyên B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. HĐ1: Khởi động: Trò chơi: ‘‘Kể nhanh, kể đúng’’ khởi động tiết học. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS thoải mái bước vào tiết học. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. 2. HĐ 1,2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : BT1: Nhớ được các loại sách báo em có và thống kê theo các loại sau: a) Sách học các môn học ở trường b) Sách truyện thiếu nhi c) Các loại sách khác BT2: Nhớ lại được số buổi nghỉ học trong tuần của mình. - Tổ trưởng tập hợp, xử lí số liệu theo bảng sau: Bảng thống kê số buổi nghỉ học của tổ Số Số buổi nghỉ học Họ và tên thứ tự Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 1 2 3 4 Tổng cộng - Trình bày các số liệu rõ ràng, khoa học. - Tự tin, mạnh dạn trình bày kết quả của cá nhân, tổ. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, phiếu đánh giá. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HĐ khởi động: Nhớ lại số sách báo em có. - HĐ 1,2 - HĐTH: Học sinh nắm chắc cách lập báo cáo thống kê. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc cách lập bảng báo cáo thống kê. - Câu hỏi gợi mở: Em nhớ lại các số liệu về sách học các môn học có bao nhiêu quyển. - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và làm thêm BT sau: Lập bảng thống kê về sách truyện thiếu nhi ở góc thư viện của lớp em. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân về cách lập bảng thống kê. - Tự lập một số bảng thống kê đơn giản. HĐNGLL: ATGT: BÀI 4: PHÒNG TRÁNH VA CHẠM KHI TẦM NHÌN BỊ HẠN CHẾ I.Mục tiêu: -KT: Học sinh biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị hạn chế và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. -KN: Rèn cho học sinh có kĩ năng tham gia giao thông an toàn. -TĐ: Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. -NL: Phát triển năng lực vận dụng thực tế. II.Đồ dùng: Sách sống đẹp tập 2, tài liệu ATGT vì nụ cười trẻ thơ. Tranh to in các tình huống bài học Giáo viên chuẩn bị một số bức ảnh minh họa về ví dụ cho những nơi tầm nhìn bị che khuất như: Góc đường khuất bởi những tòa nhà hay bức tường cao. III.Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài mới * Bước 1: Nhấn mạnh học sinh - Câu hỏi: Các em có biết những nơi như thế nào gọi là nơi tầm nhìn bị che khuất không? * Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh - Khi đi trên đường, có những vị trí mà các em không thể nhìn thấy các phương tiện giao thông đang đi tới từ phía khác, đó là “nơi tầm nhìn bị che khuất”. Hoạt động 1:Xem tranh và tìm ra nơi khuất tầm nhìn trong bức tranh: Bước 1: Xem tranh - Cho học sinh xem tranh to in các tình huống. * Bước 2: Thảo luận nhóm Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi. Câu hỏi 1: Vì sao bạn nhỏ đang đi bộ qua đường trên vạch kẻ đường dành cho Người đi bộ lại bị bất ngờ khi nhìn thấy xe ô tô màu xanh? Câu hỏi 2: Bạn nhỏ đang đi xe đạp có nhìn thấy xe ô tô màu xanh đậm không? Vì sao? - Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời. * Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh - Bạn nhỏ không nhìn thấy ô tô xanh đang đi ngang qua do bị một ô tô đang dừng che khuất. - Bạn nhỏ đi xe đạp không nhìn thấy chiếc ô tô màu xanh đậm đang tới do bị bức tường che khuất. * Đánh giá : - Tiêu chí :Các em nhận biết đúng các khu vực khuất tầm nhìn. - PP : vấn đáp - KT : đặt câu hỏi. Hoạt động 2:Tìm hiểu về sự nguy hiểm của những nơi tầm nhìn bị che khuất và cách phòng tránh va chạm Bước 1: Nhấn mạnh học sinh - Câu hỏi 1: Các em có biết phải làm gì để tránh va chạm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất không? * Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh - Tại những góc khuất, tầm nhìn của chúng ta bị hạn chế bởi những ngôi nhà, bức tường, cây cối hay phương tiện giao thông có kích cỡ to như xe buýt, xe tải, ô tô Do vậy, các em không thể nhìn thấy những xe đi từ hướng khác và tai nạn giao thông có thể xảy ra.Vì vậy, khi đi vào các góc khuất đó, các em phải dừng lại, quan sát kỹ xung quanh, nếu không có xe nào đang đến gần thì mới đi tiếp để đảm bảo an toàn. * Khi đi vào buổi tối, các em hãy lắng nghe tiếng còi xe, chú ý ánh đèn xe để xem có xe nào đang đến gần không. Các em nhìn thấy ô tô không có nghĩa là người lái xe nhìn thấy các em, nhất là trên những chiếc xe to, như xe tải và xe buýt. Vì vậy, khi đi bộ qua đường, các em hãy quan sát cẩn thận và giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra các em dễ dàng. * Bước 3: Thực hành về nơi tầm nhìn bị hạn chế - Nội dung thực hành: Học sinh A chạy từ trong Iớp ra ngoài của lớp và họcsinh B chạy dọc hành lang, cắt ngang qua cửa lớp. - Trước khi cho các em thực hành, hỏi học sinh dự đoán điều gì sẽ xảy ra? - Thực hành: Học sinh A chạy từ trong lớp ra va phải học sinh B đang chạy dọc hành lang. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - Kết luận: Vì học sinh A không dừng lại quan sát khi đi tới cửa lớp nên không nhìn thấy học sinh B sắp đi ngang qua của lớp do bị bức tường chắn tầm nhìn. Hơn nữa, khi đang chạy gặp phải vật cản bất ngờ, các em rất khó dừng lại ngay Iập tức nên va chạm mạnh sẽ xảy ra. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết cách để tránh va chạm ở những nơi khuất tầm nhìn. - PP : Quan sát, vấn đáp - KT : ghi chép nhanh, đặt câu hỏi Hoạt động 3: Hoạt động 3: Góc vui học Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu - Mô tả tranh: 4 bức tranh mô tả một số tình huống Bống đang đi trên đường. - Yêu cầu: Xem tranh, tìm bức tranh về Bống đang ở nơi tầm nhìn bị che khuất. * Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu * Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh * Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh - Bức tranh 1: Tầm nhìn của Bống không bị che khuất. - Bức tranh 2: Bống bị chiếc ô tô to che khuất tầm nhìn bởi xe khách màu xanh nên không nhìn thấy một chiếc ô tô con khác đang đi tới từ phía sau. - Bức tranh 3: Bống đang đi xe đạp, bị tòa nhà cao che khuất nên không nhìn thấy chiếc ô tô đi từ bên trái tới. - Bức tranh 4: Bống đang đi bộ bị bức tường che khuất nên không nhìn thấy chiếc ô tô đang đi từ bên trái tới. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS tự tìm ra được các tình huống nguy hiểm ở các bức tranh. - PP : Quan sát, vấn đáp - KT : ghi chép nhanh, đặt câu hỏi Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò HS đọc ghi nhớ: Tại những nơi tầm nhìn bị che khuất, các em hãy dừng lại và quan sát kỹ để tránh những chiếc xe đi đến từ các hướng có thể gây ra nguy hiểm cho các em. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS đọc ghi nhớ và nắm được nội dung ghi nhớ. - PP : Quan sát ; vấn đáp - KT : ghi chép nhanh ;nêu câu hỏi, tôn vinh học tâp. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Cùng người thân chia sẻ nội dung đã học. TOÁN: BÀI 16: HÉC- TA (TIẾT1) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn đơn vị đo diện tích héc-ta; quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. - KN : Rèn các em kĩ năng thực hành nhanh, trình bày cách làm vào vở khoa học. - TĐ : GD thái độ tích cực trong khi thực hành, yêu thích môn học. - NL: Phát triển cho HS kĩ năng hợp tác,tự giải quyết vấn đề học tập trong tiết học. II. Chuẩn bị ĐD DH: Phiếu BT. III. Điều chỉnh nội dung dạy học : Theo các nội dung của sách HD. IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động :Theo logo V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ khởi động :Chơi trò chơi « Ai nhanh ai đúng» *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 2 : * Đánh giá: - Tiêu chí:HS biết được khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc-ta và viết tắt là ha. 1ha= 1 hm2 1ha=10000m2 - Phương pháp: vấn đáp; - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời +/ HĐ 3,4 : * Đánh giá: - Tiêu chí: Viết được số thích hợp vào chỗ chấm, có thể giải thích được vì sao lại viết số đó - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với hs tiếp thu còn hạn chế: (Thành, Đức, Phương .).Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. ( HĐ 3,4) Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em chia sẻ kiến thức đã học cùng bố mẹ, anh chị của mình. Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 5B: ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH (TIẾT 3) I. Mục tiêu - KT : Chọn được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh và biết kể tự nhiên bằng lời kể mình rõ ràng. đủ ý. - KN : Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp với lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. Rèn kỹ năng nghe, lắng nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn. - TĐ: Giáo dục HS yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp. - NL : Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng nhóm, câu chuyện. - HS: Sách HDH, vở. III. Điều chỉnh ND dạy học : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ3 : (Theo tài liệu) * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá : - Tìm được câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh (Đọc các gợi ý a, b, c, d, e trong sách HDH). - Giới thiệu được câu chuyện ; kể đúng trình tự ; nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. + Phương pháp : vấn đáp, viết. + Kĩ thuật : đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn (ND chính câu chuyện hoặc trình tự các sự việc xảy ra, ). HĐ4,5 : (Theo tài liệu) * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá : - Kể được câu chuyện trong nhóm. - Thi kể chuyện trước lớp mạnh dạn, tự tin. - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tiêu biểu nhất. + Phương pháp : vấn đáp. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 + Kĩ thuật : nhận xét bằng lời, trình bày miệng. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS : - HĐ3 : Chọn được câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - HĐ 4,5 : Nắm chắc ý nghĩa của câu chuyện và thể hiện được câu chuyện một cách tốt nhất. - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn các em nắm được nội dung câu chuyện, bước đầu kể được một câu chuyện ca ngợi hào bình, chống chiến tranh và nắm được y nghĩa của câu chuyện mình kể. - Câu hỏi gợi mở: 1. Câu chuyện gồm những nhân vật nào ? 2. Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào ? - Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện một cách tốt nhất, biểu cảm nhất. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Kể lại câu chuyện mình vừa học được cho người han mình nghe. TIẾNG VIỆT: Bài 5C: TÌM HIỂU VỀ TỪ ĐỒNG ÂM ( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm, phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. - KN: Rèn kĩ năng tìm từ đồng âm và đặt được câu có từ đồng âm. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt, thái độ học tập tích cực. - NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực tự giải quyết vấn đề. II.Chuẩn bị đồ dùng: GV: phiếu học tập. III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV.Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2 : Theo logo *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc các ví dụ để phân biệt nghĩa của các từ có tiếng giống nhau, Từ đó, rút ra được thế nào là từ đồng âm. 1b: Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng vì hiểu sai nghĩa của từ “ tiền tiêu” là tiền bạc để tiêu dùng. Nhưng đúng ra nghĩa của từ “ tiền tiêu” theo ý của ba là: tiền- trước, tiêu- tiêu điểm, địa điểm. Ở đây muốn nói là ba đang canh gác ở phía trước đơn vị đóng quân, hướng ra bên ngoài. Chủ yếu dùng cho các đơn vị ở đảo. 2a: đông 1: chỉ hướng Đông. đông 2: chỉ sự đông đúc, nhộn nhịp. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 -Phương pháp: quan sát; vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1 : Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nối đúng ô có từ đồng âm với nghĩa thích hợp: 1-b, 2-c, 3-a. HS viết đúng nghĩa của các từ đồng âm trong mỗi câu: + Bài 2: a - ba: chỉ bố là người sinh ra mình. B - ba: chỉ số lượng, số tuổi. + Bài 3: a- đá: chất rắn, cấu tạo vỏ trái đất, thường từng tảng, hòn b- đá: đưa chân hất mạnh làm cho ra xa hoặc bị thương. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. HĐ 2, 3 : Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. Đặt câu phải đúng cấu tạo câu, sử dụng dấu câu phù hợp. VD: Bàn: Bố em vừa mua cho em một chiếc bàn mới ở góc học tập. Bố mẹ đang bàn bạc về việc cho em đi học múa. Nước: Nhân dân ta có truyền thống yêu nước. Em khát nước quá. + Trả lời được câu đố ở SHD: cây súng -Phương pháp: quan sát; vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em phân biệt được từ đồng âm bằng cách giải nghĩa từ cho các em. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn TTC. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: - Cùng người thân tìm thêm một số từ đồng âm. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020 TOÁN: BÀI 16: HÉC- TA (TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT:- Giúp HS chuyển đổi các đơn vị đo diện tích( trong mối quan hệ với mét vuông). -KN: - HS có kĩ năng thực hành làm nhanh các bài tập. - TĐ: - GD các em thái độ tích cực trong thực hành. - NL: Biết hợp tác nhóm, tích cực trong các hoạt động học để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, II. Chuẩn bị ĐD DH: +GV: Phiếu BT. + HS: SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Theo nội dung SHDH IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 1,2,3,: Củng cố, khắc sâu cho học sinh về cách đọc, viết các đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông, mét vuông,. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS nắm tên gọi,kí hiệu đơn vị đo , biết đọc, viết các đơn vị đo diện tích Km2; m2 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. +/ HĐ 4: *Đánh giá: -Tiêu chí: HS vận dụng kiến thức giải được bài toán liên quan đến đơn vị diện tích. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp; viết(GV) - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn;Nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm tên gọi, kí hiệu các số đo điện tích. Giải được bài toán ở HHDD4. Câu hỏi gợi mở: 1. Muốn tính được diện tích khu đất bước đầu tiên ta phải làm gì? 2. Muốn tính chiều rộng ta phải làm như thế nào? 3. . Bài toán cho là đơn vị m nhưng lại yêu cầu tính diện tích bằng đơn vị là héc-ta vậy ta phải làm thêm bước gì? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Đọc Em có biết ? cho người thân mình nghe và so sánh diện tích rừng giữa các khu vực .Sau đó em hỏi người lớn về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người,nắm được tầm quan trọng để tiết sau chia sẻ trước lớp. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 KHOA HỌC: Bài 5: THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết cách để xử lí các tình huống khi gặp người khác dụ dỗ sử dụng chất gây nghiện. -KN: Rèn kĩ năng xử lí tình huống, từ chối rượu, bia, thuốc lá. -TĐ: Giáo dục học sinh biết tránh xa các chất gây nghiện, sống lành mạnh. -NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực tự giải quyết vấn đề. II.Chuẩn bị đồ dùng: SHD III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV.Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên A. Hoạt động thực hành: HĐ 1,2 : Theo logo *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc kĩ các tình huống , biết ứng xử các tình huống đó và phân vai thể hiện lại tình huống. Thảo luận để nhận xét cách ứng xử trong các tình huống từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất để từ chối người khác dụ dỗ mình sử dụng chất gây nghiện. -Phương pháp: quan sát; vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: GV hỗ trợ các nhóm có thắc mắc trong khi thảo luận xử lí tình huống. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện theo SHD. ÔN LUYỆN TV: TUẦN 5 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT : Đọc và hiểu truyện : Thánh Gióng . Chia sẻ suy nghĩ về những người hi sinh vì đất nước.Đặt dấu thanh đúng vị trí khi viết.Tìm được các từ đồng âm. - KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã họ để làm BT nhanh. - TĐ : GD học sinh biết kính trọng và nhớ ơn những người có công với đất nước. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, cảm thụ văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnhnội dung học: theo tài liệu IV. Điếu chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 +/ HĐ k/động :(Toàn lớp) *Đánh giá: -Tiêu chí: HS nêu được cảm xúc khi nghe truyện Thánh Gióng : thán phục,tự hào . -PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/ HĐ 3 : Học sinh đọc và hiểu được truyện : Thánh Gióng. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi như : Câu a : +Ý nghĩa của chi tiết « Khi nghe tiếng loa mời sứ giả vào » là : ca ngợi ý thức đánh giặc của dân ta, từ người già đến trẻ nhỏ. +Ý nghĩa của chi tiết « Gióng lớn nhanh góp gạo nuôi Gióng » là : nói lên sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sự đoàn kết, đồng sức đồng lòng để đánh giặc. +Ý nghĩa của chi tiết : « Trong lúc đánh giặc .bụi tre ngà làm vũ khí » là : gậy sắt chính là vũ khí trong chiến đấu của người hùng nhưng khi cần thì cỏ cây cũng biến thành vũ khí – nói lên phẩm chất thông minh nhánh trí của dân ta. Câu b : Truyện Thánh Gióng ca ngợi phẩm chất các của người Việt Nam là : đoàn kết, yêu nước, tinh thần anh dũng , kiên cường. - PP: vấn đáp - - KT: đặt câu hỏi +/HĐ 4: Điền tiếng cs chứa uô, ua vào chỗ chấm *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh tìm viết được các tiếng có uô và ua đúng vào chỗ chấm. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời. +/ HĐ 5: Khắc sâu kiến thức về từ đồng âm. *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh tìm được từ đồng âm và đặt được câu có từ đồng âm vừa tìm được, câu gọn có ý nghĩa. - PP: Quan sát - KT: ghi chép ngắn VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học. Hoàn thành được HĐ 3,4,5. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở vở và hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần vận dụng Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2020 TOÁN BÀI 17: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.Mục tiêu: - KT: GiúpHS tính được diện tích các hình đã học; so sánh, xếp thứ tự các phân số, tính giá rị biểu thức có chứa phân số và giải các bài toán liên quan đến diện tích. - KN: HS có kĩ năng thực hành làm nhanh các bài tập. - TĐ: GD các em thái độ tích cực trong thực hành. - NL: Giúp HS phát triển năng lực suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ghi Toán III. Điều chỉnh ND dạy học: Theo các nội dung của sách HD. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo lôgô: V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 1 : * Đánh giá: - Tiêu chí: Viết được các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 2 : *. Đánh giá: - Tiêu chí: Thực hiện được các phép tính với phân số. - Phương pháp: vấn đáp( vấn đáp củng cố);Viết - Kiến thức: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV viết ) +/ HĐ 3,4,5 : *. Đánh giá: - Tiêu chí: vận dụng kiến thức giải được bài toán liên quan đến đơn vị diện tích. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp; viết(GV) - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn;Nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV) VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Minh, Thành, Thịnh .).Giúp các em thực hiện thành thạo các phép tính với phân số( HĐ2) , xác định được dạng toán và giải được bài toán liên quan đến đơn vị diện tích( HĐ3,4,5) +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: (An, Đào, Quý ). Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em chia sẽ phần ứng dụng sau cùng bố mẹ, anh chị của mình để giúp bạn Tuấn tính xem cần bao nhiêu ki-lô-gam sơn nước để sơn bức tường hình chữ nhật có Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 chiều dài là 9m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài( biết trung bình cứ sơn 1 m2 thì hết 200g sơn nước). TIẾNG VIỆT: Bài 5C: TÌM HIỂU VỀ TỪ ĐỒNG ÂM ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: -KT: Giúp HS biết được các ưu điểm và khuyết điểm trong bài văn tả cảnh của mình. -KN: Rèn kĩ năng nghe, đọc và tự sửa lỗi bài viết. -TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, biết cùng nhau chia sẻ kết quả học tập. -NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp, NL tự giải quyết vấn đề. II.Chuẩn bị đồ dùng: Vở Tiếng Việt 2 III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV.Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên HĐ 4,5 : Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nghe GV nhận xét bài văn tả cảnh của mình; tự đọc lại bài văn của mình và tìm ra lỗi để sửa. Sau đó cùng bạn đổi chéo bài để kiểm tra kết quả sửa lỗi. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh có bài viết chưa tốt: Giúp các em nhận ra lỗi và sửa lỗi. +/ Đối với học sinh có bài viết tốt: Giúp các bạn kiểm tra kết quả sửa lỗi. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: - Tìm đọc và chép 1-2 đoạn văn tả cảnh vào vở hoặc sổ tay học tập. ÔN LUYÊN TOÁN: EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 5 I.Mục tiêu: - KT : Biết đọc, viếtchuyển đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích. Giải được các bài toán có liên quan đến các đại lượn do độ dài, khối lượng, diện tích. - KN : Rèn kĩ năng thực hành nhanh các bài tập được giao. - TĐ : GD các em tính cẩn thận khi tính toán, dùng thước gạch phân số không dùng tay để gạch, trình bày chữ số rõ ràng. -NL : Giúp HS phát triển năng lực giả quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Vở HD em tự ôn luyện toán ( tập 1) HS: HD em tự ôn luyện toán. ( tập 1) Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Phần khởi động thay bằng trò chơi : Gọi bạn » . Phần ôn luyện Giảm bài 5,6 IV. Điếu chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 1 : Trò chơi : ‘‘Gọi bạn’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách thực hiện chuyển đổi hỗn số thành phân số. +/ HĐ 1,2: *Đánh giá : -Tiêu chí : HS Chuyển đổi được đơn vị đo độ dài và khối lượng - PP : Quan sát -KT : ghi chép ngắn +/ HĐ 3 : *Đánh giá : -Tiêu chí : HS giải được bài toán có vận dụng đỏi đơn vị đokhối lượng - PP : vấn đáp -KT : đặt câu hỏi +/ HĐ 4 : *Đánh giá : - Tiêu chí :HS đọc, viết được số đo diện tích - PP : quan sát - KT : ghi chép ngắn +/ HĐ 7,8 : *Đánh giá : - Tiêu chí :HS đổi được số đo diện tích về hỗn số,từ 2 đơn vị về 1 đơn vị và đổitừ 1 đơn vị sang 2 đơn vị. - PP : viết - KT : viết nhận xét(GV) VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: (Thảo, Châu, Dương .).Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em hoàn thành tốt các HĐ ở phần ôn luyện.Giúp các em khắc sâu các kiến thức đã học. ( HĐ 1,2,3, 4, 7,8) +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hỗ trợ, giúp đỡ các bạn chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần vận dụng (trang 30) . Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 HĐTT : SINH HOẠT LỚP : THÀNH LẬP CLB ( HỌC TẬP, TDTT, NGHỆ THUẬT, ) I.Mục tiêu: - KT :HS biết nắm quy trình thành lập 1 câu lạc bộ và biết cùng nhau thành lập được câu lạc bộ trong lớp.Hiểu được Câu lạc bộ là nơi diễn ra những hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi HS, tạo môi trường cho HS có khả năng và năng khiếu được thể hiện, phát triển,tạo điều kiện cho HS trưởng thành về mọi mặt. - Biết nhận xét,đánh giá HĐ của chi đội trong tuần vừa qua.Đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới -KN: điều hành tổ chức, nhận xét và đề ra biện pháp. - TĐ :GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL :Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. Các HĐ chính * Khởi động :hát 1 bài tập thể(3p) NỘI DUNG 1: Thành lập câu lạc bộ Đội (20p) HĐ 1. Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của H - Xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ dưa trên cơ sở: + Tôn trọng sở thích nguyện vọng của học sinh. + Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để các em lựa chọn. Ví dụ như có năng khiếu Toán em nên tham gia Câu lạc bộ Toán, Câu lạc bộ Tiếng Anh,Câu lạc bộ cờ vua + Không chọn đồng thời hai Câu lạc bộ trùng thời điểm sinh hoạt - Phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu. HĐ 2. Thống nhất loại hình CLB, lập danh sách thành viên và thành lập ban chủ nhiệm CLB - Bỏ những Câu lạc bộ có số lượng thành viên quá ít và tăng ca cho những Câu lạc bộ có số lượng vượt nhiều so với dự kiến, lập danh sách các thành viên CLB. Đảm bảo việc thành lập CLB phù hợp với chủ trương, định hướng hoạt động, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. - Dự kiến nhân sự phụ trách các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia CLB. HĐ 3. Ra mắt câu lạc bộ. a. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban. Câu lạc bộ nghệ thuật: Múa; Vẽ; Khéo tay hay làm Câu lạc bộ thể thao, thể dục: Điền kinh; Bóng đá Bóng ; Cờ vua Câu lạc bộ học tập: Giao tiếp tiếng Anh b. Lập kế hoạch hoạt động từng HK, trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh. Quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi như việc một số thành viên không còn hứng thú, có ý muốn thay đổi (do năng lực, do nhận thức cảm tính, do lôi kéo của bạn ) Do thời tiết.Buổi sinh hoạt trùng với kế hoạch chung của ngành. c. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giao ban quý để Câu lạc bộ đi vào nề nếp. . *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết cùng nhau thành lập được các câu lạc bộ, biết khả năng của mình để tham gia câu lạc bộ phù hợp.Thực hiện theo nhiệm vụ cảu CLB. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi NỘI DUNG 2: Sinh hoạt Lớp(10p) *Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: +/ YC các ban thảo luận các HĐ của ban : Công tác học tập, nề nếp, vệ sinh +/Các trưởng ban báo cáo. +/ CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. +GV nhận xét chung: - Ưu điểm: + Các nhóm ổn định nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa khá tốt. + Nhiều HS có ý thức học tập tốt : Thương, Bảo Nhi, Trang, Ngọc . + Các em đã có nề nếp trong việc tạo không gian lớp học, chỗ ngồi được luân chuyển hợp lí. - Một số tồn tại: + Một số HS chưa tích cực trong công tác chăm sóc hoa; đến lớp chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực : Dương, Hải, Hoàng *Đánh giá: - - Tiêu chí: HS đánh giá được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần qua, biết trình bày ý kiến các nhân còn thắc mắc trong đánh giá của HĐTQ và các ban. - PP: Quan sát; vấn đáp - - KT: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập *Kế hoạch công tác tuần đến: - Tiếp tục củng cố nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong học tập. - Nhóm thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, việc chuẩn bị bài của các bạn trong từng ngày. - Tăng cường vệ sinh lớp, dịch vụ,vệ sinh phong quang trường sạch sẽ. - Chú ý đến chăm sóc bồn hoa, chậu cảnh. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước *Đánh giá: - - Tiêu chí: HS biết đưa ra được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần đến dựa trên kế hoach của cô giáo. - PP: Quan sát; vấn đáp - - KT: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy
- Líp 5E- TuÇn 5 N¨m häc 2020- 2021 Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Trêng TiÓu häc Phó Thñy