Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông

docx 9 trang thienle22 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_5_truong_tieu.docx
  • docxMATRAN TV 4 - 5.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông

  1. TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Lớp Bốn MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 4 Thời gian: 85 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: 26/10/2018 ĐỌC HIỂU (30 PHÚT) Điểm ghi bằng số Điểm ghi bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Giám thị 1: Giám thị 2: I. PHẦN ĐỌC: Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10,0 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3,0 điểm) - GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến hết tuần 9, sách Tiếng Việt 4, tập 1A. (2,0 đ) - Trả lời một câu hỏi giáo viên nêu trong đoạn học sinh vừa đọc.(1,0 đ) 2. Đọc thầm và bài tập (7,0 điểm) Học sinh đọc thầm bài tập đọc trong khung. BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. (Theo Lâm Ngũ Đường) Dựa theo nội dung bài đọc, em chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây CÂU 1. Nhân vật chính trong đoạn văn trên là? ( 0.5 điểm ) A. Người dạy nghề.
  2. B. Quan Âm. C. Trương Bạch CÂU 2. Từ nhỏ, Trương Bạch đã yêu thích gì? ( 0.5 điểm ) A. Thiên nhiên. B. Đất sét. C. Đồ ngọc. CÂU 3. Trương Bạch khiến người dạy nghề kinh ngạc nhờ?( 0.5 điểm ) A. Sự tinh tế. B. Sự kiên nhẫn. C. Sự khéo tay. CÂU 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? (0.5 điểm ) A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình. B. Có lòng say mê và có tài ngay từ nhỏ. C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề CÂU 5.Nội dung của bài “Bàn tay người nghệ sĩ” là gì? (1 điểm) CÂU 6. Cô giáo cho bài tập về nhà là một bài toán khó, suy nghĩ mãi vẫn chưa tìm ra cách giải, lúc đó em sẽ làm gì? ( 1 điểm ) A. Em sẽ nhờ bố mẹ giúp em giải bài toán. B. Em bỏ đi chơi đợi mai vào lớp cô giáo sửa bài. C. Em sẽ kiên nhẫn suy nghĩ thêm những cách giải khác đến khi nào tìm ra cách giải bài toán đó. CÂU 7.Từ nào có tiếng “trung” có nghĩa là một lòng một dạ? ( 0.5 điểm ) A. Trung thu. B. Trung kiên. C. Trung bình. CÂU 8. Trong các từ sau, từ nào là tên riêng? (0,5 điểm) A. Thôn xóm. B. Tiền Giang. C. Thành phố. CÂU 9. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy? ( 1 điểm) A. xôn xao, lao xao, hoa hồng B. rộn ràng, phấp phới, lấp lánh C. công nhân, cào cào, bươm bướm. CÂU 10. Tìm một danh từ chỉ con vật và đặt câu với danh từ vừa tìm được. (1 điểm )
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT CÁI BÈCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp BỐN (VIẾT 55 phút) II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (N-V): (2 điểm) (20 phút) Học sinh nghe viết hết phần nội dung trong khung. Những hạt thóc giống Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và gieo hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. (Truyện dân gian Khmer) 2.Tập làm văn: (8 điểm) (30 phút) Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho một người mà em yêu quý( ông, bà, cha, mẹ hoặc Thầy, cô giáo cũ) để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Phần đọc: ( 10 điểm) 1. Đọc tiếng : (3 điểm) 2. Đọc hiểu: (7 điểm) 1. C - 0.5 điểm 2. A - 0.5điểm 3.B - 0.5 điểm 4. A - 0.5điểm 5.Trương Bạch là người có tài, có lòng kiên nhẫn,say mê làm việc hết mình vàcuối cùng cũng tạo nên một tác phẩm tuyệt trần. (1 điểm) 6. C - 1 đđiểm 7. B – 0.5 điểm. 8. B – 0.5 điểm. 9. B – 1 điểm 10. Tùy theo cách học sinh tìm từ và đặt câu, nếu đúng yêu cầu và đầu câu có viết hoa, cuối câu có ghi dấu chấm là được 1 điểm. (Thiếu dấu chấm và không viết hoa trừ 0,5 điểm) II. Phần viết: ( 10 điểm) 1.Chính tả:( 2 điểm) Bài viết mắc không quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng thể thức thơ : 2 điểm. - Tsai chính tả, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: mỗi lỗi trừ 0.2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,2 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn:( 8 điểm) * Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm: - Viết được một bức thư có đủ 3 phần, đảm bảo nội dung và mục đích viết thư, diễn đạt có tình cảm và sử dụng dấu câu hợp lí, chữ viết rõ ràng và trình bày sạch đẹp. * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: Từ 1,0 điểm đến 7,5 điểm.
  5. TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Lớp Năm/ MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Thời gian: 85 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: 26/10/2018 ĐỌC HIỂU (30 PHÚT) Điểm ghi bằng số Điểm ghi bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Giám thị 1: Giám thị 2: I. PHẦN ĐỌC: Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10,0 điểm) 2. Đọc thành tiếng: (3,0 điểm) - GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến hết tuần 9, sách Tiếng Việt 5, tập 1A. (2,0 đ) - Trả lời một câu hỏi giáo viên nêu trong đoạn học sinh vừa đọc.(1,0 đ) 2. Đọc thầm và bài tập (7,0 điểm) Học sinh đọc thầm bài tập đọc trong khung. RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu, cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Chợt nghe tiếng nhạc, Ông ngoảnh lại nhìn thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé ra một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi đi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “ Cô tiên cho ta cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy.” Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa Truyện cổ Tày – Nùng Dựa theo nội dung bài đọc, em chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây: Câu 1: Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? Có hạt giống cây gỗ quý để trồng. A. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân làng cả vùng làm nhà ở bền chắc. B. Có thứ cây gỗ quý mọc lên để dân làng làm nhà ở bền chắc.
  6. Câu 2:Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng. Ông ngoảnh lại nhìn thì thấy trên đám cỏ xanh Câu 3: Cô tiên cho ông lão hộp thứ nhất đựng gì? A. Hao quả chín thơm ngào ngạt. B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. Câu 4: Dựa vào nội dung bài đọc, đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống các điều nêu dưới đây: A. Lần một cô tiên cho lão cái hôp tỏa mùi thơm ngào ngạt. B. Lần hai cô tiên cho lão cái hôp tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc. C. Lần hai cô tiên cho lão cái hôp nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện. A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn trong mơ. B. Muốn có rừng gỗ quý, Phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. C. Muốn có rừng gỗ quý, Phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. Câu 6:Gạch dưới các đại từ có trong câu sau và đặt một câu có sử dụng một trong các đạt từ tìm được: “Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra Câu 7:Dòng nào sau đây toàn là từ láy A. Ọp ẹp,lốc cốc, lụp xụp, chật chội, ào ào, tranh tre. B. Ngào ngạt, lốc cốc, lụp xụp, chật chội, ào ào, ọp ẹp. C. lốc cốc, lụp xụp, chật chội, chui rúc. Câu 8:Trong câu “Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác”. Từ tần ngần loại từ nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ Câu 9. Dòng nào đưới đây có các từ in đậm không phải là từ đồng âm ? A. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối B. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở C. hạt đỗ nẩy mầm / xe đỗ dọc đường Câu 10:Viết về cảm nghĩ của em và bài học rút ra từ câu chuyện trên. ( Sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm).Viết câu trả lời của em: HẾT
  7. PHÒNG GD VÀ ĐT CÁI BÈCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp NĂM (VIẾT 55 phút) II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (N-V): (2 điểm) (20 phút) Học sinh nghe viết hết phần nội dung trong khung. Hoàng hôn trên sông Hương Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường 2.Tập làm văn: (8 điểm) (30 phút) Đề bài: Trong mỗi người, ai cũng có những kĩ niệm của thời thơ ấu ( về dòng sông tuổi thơ, cảnh đẹp của làng quê, của ngôi trường, hoặc buổi sinh hoạt của một lễ hội ở địa phương, ). Cảnh đẹp ấy đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiềm thức. Em hãy tả lại cảnh đẹp đó và nêu lên cảm xúc của em.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - NĂM HỌC 2018 - 2019 I.ĐỌC HIỂU: ( 7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm 1 B 0,5 điểm 2 Điền đúng: “các cô tiên nữ đang múa 0,5 điểm hát” 3 B 0,5 điểm 4 a/ Đ; b/ S; c/Đ 0,5 điểm 5 C 1 điểm 6 -Đại từ là: Ta, ông 1 điểm -Đặt câu VD: Đất nước ta giàu mạnh. -Tìm đúng mỗi đại từ ghi (0,25 điểm) Hôm qua, ông kể chuyện cho em nghe. -Đặt câu đúng ý nghĩa, dùng đúng đại từ, đúng kết cấu CN,VN ( 0,5 điểm) 7 B 0,5 điểm 8 C 0,5 điểm 9 B 1 điểm 10 Rừng là tài nguyên không phải là vô tận, 1 điểm con người muốn có được những cây gỗ quý để phục vụ cho sinh hoạt nhu cầu Tùy thuộc học sinh viết sinh sống thì phải biết trồng rừng, bảo vệ mà ghi điểm (1,0; 0,75; và chăm sóc rừng. 0,5; 0,25 điểm) II. CHÍNH TẢ: ( 2 điểm) - Bài viết viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp đúng mẫu, không bôi xoá (2 điểm) - Viết đúng nhưng chữ viết không đúng cỡ chữ bôi xoá trừ 0,5 điểm/ toàn bài. - Viết thiếu mỗi tiếng trừ 0,2 điểm -Viết sai âm đầu, vần, thanh; viết hoa không đúng quy định mỗi lỗi trừ 0,2 điểm.
  9. ( Sai lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần) III. TẬP LÀM VĂN( 8 điểm) -Viết được bài văn tả cảnh đử các phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học. Độ dài bài viết tối thiểu 15 câu. -Viết câu đúng, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả -Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà cho điểm phù hợp (7,5; 7,0;6,5;6,0;5,5;5,0;4,5;4,0;3,5;3,0;2,5;2,0;1,5;1,0;0,5) điểm. ___HẾT___