Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu

doc 25 trang thienle22 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_giao_vien_phan_thi_mi.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Phan Thị Minh Châu

  1. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 TUẦN 3 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 TOÁN: BÀI 7: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.Mục tiêu: -Giúp HS cộng, trừ ,nhân ,chia hai phân số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Chuyển số đo 2 tên đơn vị về hỗn số với tên 1 đơn vị đo. - Rèn kĩ năng thực hành nhanh, thành thạo về đổi đơn vị đo. - GD thái độ tích cực thực hành. - Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề, suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: hình vẽ trên bìa như bài 5. HS: vở ô li làm BT III. Điều chỉnh nội dung học: theo tài liệu IV. Điiều chỉnh hoạt động học: Điều chỉnh HĐ5 cá nhân chuyển thành nhóm lớn. V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức hỗn số, cách chuyển đổi hỗn số. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1,2: Củng cố, khắc sâu về cách chuyển phân số thành phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chuyễn được hỗn số về phân số rồi tính,tìm đúng thành phần chưa biết ở các trường hợp. - PP: vấn đáp, viết - KT: nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) +/ HĐ 3,4: Củng cố kiến thức về cách chuyển đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị thành số đo là hỗn số với một tên đơ vị đo. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chuyển các đơn vị đo về hỗn số,vận dụng vào giải bài giải. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 5:Chọn câu trả lời đúng *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết thảo luận tìm đáp án đúng cho bài tập: 1400m2, giải thích được. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  2. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh;nhận xét bằng lời VI. Dự kiến hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Thành, Lan Hương, Liễu .).Giúp các em nắm chắc cách thực hiện chuyển đổi phân số, hỗn số. Câu hỏi gợi mở: 1.Để chuyển phân một phân số thành phân số thập phân ta chu ý điều gì? 2. Nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Giải bài toán cùng bố mẹ, người thân của mình. TIẾNG VIỆT: BÀI 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (T1) I.Mục tiêu: - Đọc, hiểu bài: Lòng dân (phần 1) - Rèn HS đọc đúng văn bản kịch, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. - GD các em luôn hiểu và trân trọng tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng, đối với đất nước. - Giúp học sinh phát triển năng lực đọc, hiểu. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Máy chiếu, phiếu HT HS: SHDH III. Điếu chỉnh NDDH: không IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Củng cố cho học sinh cách đọc thơ. *Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc thuộc 2-3 khổ mà HS thích, đọc thể hiện giọng nhẹ nhàng. - PP: Quan sát - Kĩ thuật: Thang đo +/HĐ 1,2,3,4 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc đúng tốc độ và trôi chảy, biết được giọng đọc và thể hiện tốt giọng đọc của từng nhân vật trong bài.: Lòng dân (phần 1) - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập + HĐ 5:Thảo luận trả lời câu hỏi Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  3. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Câu 1: Chú cán bộ gặp chuyện nguy hiểm là: Chú bị bọn giặc đuổi bắt, chú chạy vào nhà gì Năm. Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách để cứu chú là: Đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay cho bọn giặc không nhận ra rồi bảo chú giả vờ ngồi ăn cơm làm như chú là chồng của dì. Câu 3: HS chọn nối được: a-3; b-1; c-2 Câu 4: HS tự chọn chi tiết để trả lời.VD: Chồng chị à?. Dạ chồng tui. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS thảo luận và trả lời được yêu cầu của từng câu hỏi. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời +HĐ 6: Phân vai đọc đoạn kịch VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Minh, Liễu, Thành .).Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài: Lòng dân (phần 1) Câu hỏi gợi mở: 1.Để đọc đúng vai nhân vật em cần đọc như thế nào? - Hướng dẫn các em cách đọc theo vai.Giọng đọc của mỗi vai trong bài. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc bài vừa học cho người thân mình nghe. Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 TOÁN: BÀI 9: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I.Mục tiêu: - Giúp HS biết tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó . - HS có kĩ năng vẽ sơ đồ, tính toán nhanh. - GD các em tính cẩn thận khi vẽ sơ đồ, làm bài - Giúp các em phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu BT. HS: SHDH, vở ghi toán III.Điếu chỉnh NDDH IV. Điều chỉnh hoạt động học : theo lôgô V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ 1 : Trò chơi : ‘‘Đố nhau tìm hai số’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức về tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. . *. Đánh giá: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  4. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Tiêu chí: HS đưa ra được tổng hai số và hiệu 2 số, trả lời nhanh được kết quả của nhóm bạn đưa ra. - PP: quan sát - KT: ghi chép nhanh +/ HĐ 2- HĐTH: Hỗ trợ các em củng cố lại cách giải dạng toán tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số. . *. Đánh giá: - Tiêu chí: HSdựa trên bài toán và sơ đồ để lập đúng phép tính của bài giải - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời +/ HĐ 3,4 – HĐTH : Giúp cho các em Khắc sâu cách giải dạng toán tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. . *. Đánh giá: - Tiêu chí:HS đọc và nắm yêu cầu bài toán và giải đúng bài toán dạng tổng hiệu (chú ý kĩ năng HS vẽ sơ đồ) - PP: viết - KT: viết nhận xét (bằng kí hiệu) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Minh, Thành .).Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc dạng toán tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. Câu hỏi gợi mở: Yc học sinh nhắc lại các bước giải của dạng toán tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn chậm trong nhóm mình. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Em thực hiện HĐ ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. TIẾNG VIỆT : BÀI 3A : TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (T2) I.Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ Nhân dân - Rèn kĩ năng thực hành làm các bài tập nhanh - GD thái độ giữ gìn phẩm chất của con người Việt Nam. - Giúp HS phát triển năng lực hợp tác. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  5. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 GV : Thẻ chữ. III. Điều chỉn nội dung dạy học: theo tài liệu IV.Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC khởi động tiết học 1. Thi xếp nhanh các từ trong nhóm thích hợp *Đánh giá: - Tiêu chí: HS xếp được các từ vào mỗi nhóm, nhanh, giải thích được. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời 2. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc và trả lời được câu hỏi 1. Viết được các từ bắt đầu bằng tiến đồng( có nghĩa là “cùng”), đặt được 1 câu có từ vừa tìm được. - PP: Quan sát; viết - KT: Ghi chép nhanh; Viết nhận xét(GV) VI. Dự kiến hỗ trợ cho HS: - Tiếp cận những em tiếp thu chậm để gợi ý cho các em đặt được câu. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em đặt thêm các câu khác với những từ em tìm được. TIẾNG VIỆT: BÀI 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (T3) I.Mục tiêu: - Nghe, viết được đoạn văn trong bài: Thư gửi các học sinh. Viết đúng phần vần của tiếng, đánh dấu thanh đúng vị trí. - Rèn kĩ năng viết đúng quy trình, đẹp chữ viết mềm mại - GD thái độ tự giác luyện chữ, viết cẩn thận - Phát triển năng lực viết II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Đoạn viết. HS: vở Tiếng Việt 2 III. Điều chỉnh ND dạy học: Không IV. Điều chỉnh Hoạt động học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Giúp học sinh có tinh thần thoải mải . +/ HĐ 3: Học sinh viết đúng. Trình bài đẹp và khoa học bài: Thư gửi các học sinh. *. Đánh giá: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  6. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Tiêu chí: HS nghe và viết đúng chính tả,hoàn thành bài đúng tốc độ theo yêu cầu. - PP: viết - KT;viết nhận xét (GV) +/HĐ 4- HĐTH: Giúp hs viết đúng phần vần của tiếng và đặt đúng vị trí dấu thanh *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS xác được phần vần của tiếng, viết đúng vào mô hình, nêu được cách viết dấu thanh. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh chữ viết còn hạn chế, hay sai chính tả: ( Anh, Châu Dương.): Tiếp cận, hướng dẫn các em viết đúng các từ khó. Trình bày bài viết khoa học. Chữ viết đều nét. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Viết lại bài: Thư gửi các học sinh cùng người thân. KHOA HỌC: NAM VÀ NỮ ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: - Giúp học sinh phân biệt được đặc điểm của nam và nữ. Nắm được con trai và con gái có quyền bình đẳng như nhau. - Rèn cho học sinh kĩ năng đóng vai xử lí tình huống. - Giáo dục học sinh biết tôn trọng bạn cùng giưới và khác giới , không phân biệt nam nữ. - Giúp học sinh phát triển năng lực nghiên cứu tìm hiểu xã hội. II.Chuẩn bị đồ dùng: - Thẻ Đồng ý và Không đồng ý ở HĐ 1 III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở sách hướng dẫn. IV.Điều chỉnh nội dung hoạt động: V. Đánh giá thường xuyên:. HĐ 1: theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh bày tỏ được ý kiến của mình về các nhận xét đặc điểm của nam và nữ. Rút ra được nội dung:Dù trai hay gái đều bình đẳng, có quyền như nhau và làm những việc giống nhau. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, Trình bày miệng. HĐ 2: Theo logo Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  7. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh đóng vai, xử lí được tình huống trong SHD hoặc tự chọn tình huống và rút ra được bài học từ tình huống đó. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: tôn vinh học tập, Nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - GV cùng HS tiếp thu nhanh hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VII Hướng dẫn phần ứng dụng: Theo SHD ĐẠO ĐỨC CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( T1) I.Mục tiêu: -Giúp HS biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.Khi làm việc gì sai biết nhận lỗi và sữa chữa. - Bước đầu có kĩ năng biết ra quyết định và kiên định bảo vệ y kiến đúng của mình. - GD thái độ không nên trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thực hiện hành vi. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : Phiếu HT BT1,2 HS : Sách Đạo đức 5 III. Hoạt động học * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức. Việc 1: Em đọc và tìm hiểu câu chuyện Việc 2: Em cùng bạn thảo luận nội dung câu chuyện bằng những câu hỏi gợi y. Đức đã gây ra chuyện gì? Sau khi gây ra chuyện Đức có cảm nhận gì? Theo em Đức nên giải quyết như thế nào? Việc 3: NT yêu cầu các bạn nêu y kiến của mình. Bạn khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  8. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ. 2.Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Việc 1: Đọc thông tin à tự mình trả lời các câu hỏi. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cùng nhau Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ . CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết được diễn biến câu chuyện và tâm trạng của Đức; biết phân tích , đưa ra quyết định đúng.Rút ra được ghi nhớ. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời 3. Bài tập 1,2 CTHĐTQ tổ chức cho các bạn trong xử ly tình huống theo cách hiểu của mình sau đó thống nhất ghi vào phiếu. - GV cho chia sẽ trước lớp. *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS xác định những việc làm nào là biểu hiện người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. - PP:Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh;nhận xét bằng lời IV.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh đọc châm ( Ngọc Linh, Thành, Minh .): Tiếp cận, hướng dẫn các em cố gắng lắng nghe bạn đọc chuyện để hiểu nội dung. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  9. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Thứ năm ngày 24tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 3B: GÓP PHẦN BẢN VỆ QUÊ HƯƠNG (T1) I.Mục tiêu: - Đọc, hiểu bài: Lòng dân (phần 2) - Rèn HS thay đổi linh hoạt giọng đọc, phù hợp với tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch - GD các em học tập được tính nhanh trí lanh lợi trong các hoạt động. - Giúp học sinh phát triển năng lực đọc, hiểu. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu BT. HS: SHDH, vở ghi toán III.Điếu chỉnh NDDH IV. Điều chỉnh hoạt động học : theo lôgô V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Giúp học sinh có tinh thần thoải mái hơn trước khi vào tiết học +/ HĐ 1,2,3,4 - HĐCB: Hỗ trợ giúp các em đọc và hiểu bài : Lòng dân (phần 2). *. Đánh giá: - Tiêu chí:HS đọc đúng vai, thể hiện được giọng đọc của các nhân vật, nhấn giọng được vào các từ thể hiện thái độ nhân vật. - PP:Quan sát - KT : ghi chép nhanh. +/ HĐ 5 : Thảo luận,trả lời câu hỏi Câu 1:An làm cho bọn giặc mừng hụt:Khi giặc hỏi An trả lời làm bọn chúng hí hửng tưởng An sợ nên khai thật, không ngờ An thong minh làm chúng hụt hửng. Câu 2:Chi tiết cho thấy rõ sự ưng xử thông minh của dì Năm: Đọc to tên tuổi của chồng và bố chồng để chú cán bộ nói theo cho đúng. Câu 3: Vở kịch được đặt tên long dân là vì: Vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng. Sẵn sang xã than để bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS thảo luận và trả lời được yêu cầu của từng câu hỏi. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời +/ HĐ 6 : Phân vai đọc đoạn kịch *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm vai của mình để thể hiện đúng giọng của nhân vật - PP: Quan sát - KT: ghi chép nhanh. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  10. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 +/ Đối với học sinh đọc và hiểu nội dung còn hạn chế: ( Minh, Liễu, Lan Hương ): Tiếp cận, hướng dẫn các đọc đúng các từ khó. Hiểu được nội dung bài : Lòng dân (phần 2). +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc bài cho người thân mình nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (T2) I.Mục tiêu: -Lập được dàn y bài văn tả cơn mưa. - Rèn kĩ năng chọn các từ ngữ miêu tả sự vật của cảnh phù hợp. - GD các em yêu thích cảnh vật xung quanh mới có cảm xúc để tả văn tốt. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV+ HS : SHDH ; HS : vở BTTV III.Điều chỉnh nội dung học : không IV. Điều chỉnh hoạt động học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Khắc sâu bố cục của các bài văn tả cảnh đã học. +/HĐ 1 - HĐTH: Học sinh nắm chắc bố cục của bài văn tả cảnh cơn mưa. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc bài mưa rào thảo luận và trả lời được yêu cầu của từng câu hỏi, nêu được cấu tạo bài văn tả cơn mưa. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời +/HĐ 2 : Lập dàn bài *Đánh giá: - Tiêu chí: HS lập được danfys cho bài văn tả cơn mưa mình quan sát được.Chọn được từ ngữ hay, phù hợp. - PP: Viết(GV) - KT:viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc bố cục của bài văn tả cảnh và vận dụng để lập được dàn y cho bài văn tả cơn mưa. Câu hỏi gợi mở: 1. Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? (Yc nêu chi tiết từng phần một). +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và làm thêm BT sau: Viết một bài văn tả cảnh cơn mưa mà em đã từng quan sát được. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  11. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Chia sẻ cùng người thân phần lập dàn y tả con mưa em viết được. HĐNGLL: ATGT – BÀI : BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - KT:. Giúp học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp. - KN: Các em có kĩ năng nhận biết được ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp. - TĐ: Các em ý thức chấp hành ATGT. - NL: Giúp HS có năng lực hợp tác, có năng lực thể hiện sự hiểu biết. II. Đồ dùng: Sách Sống đẹp. Sách ATGT III. Hoạt động học: 1. Khởi động: Ban học tập điều hành cho các bạn hát 1 bài tập thể * Giới thiệu bài: * Gv giới thiệu mục tiêu bài. HĐ1: Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp - Việc 1: NT điều hành quan sát tranh và thảo luận về ý nghĩa của các biển báo ở sách. - Việc 2: Chia sẻ trước lớp - Việc 3: GV tương tác 1. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”: - Cấm các phương tiện (trừ các xe ưu tiên theo luật định) không được đi ngược chiều với chiều Iưu thông của đoạn đường phía sau nơi đặt biển báo này. - Khi cố tình đi ngược chiều, chúng ta có thể đâm phải những chiếc xe đi đúng chiều, gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người. 2. Biển báo “Cấm rẽ trái”: - Khi gặp biển này, các phương tiện không được rẽ trái. Biển báo “Cấm rẽ phải”: - Khi gặp biển này, các phương tiện không được rẽ phải. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  12. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Người và các phương tiện chỉ qua đường khi chắc chắn không có tàu hỏa đang đến. Nếu có tàu hỏa đang đi đến thì phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m. 4. Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ”: - Chỉ dẫn phần đường dành riêng cho xe đạp, xe súc vật kéo, xe xích-Iô, và các Ioại xe tương tự (kể cả xe của người tàn tật và cả người đi bộ ở những nơi không có hè phố). - Các phương tiện khác không được phép đi vào đường này. 5. Biển báo “Nơi đỗ xe”: Các phương tiện được phép dùng đỗ tại nơi có biển báo này. Các em Iưu ý tránh xa những khu vực đỗ xe, để phòng những chiếc xe có thể chuyển động bất ngờ. 6. Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”: - Chỉ dẫn cho người đi bộ biết đây Ià nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường. - Khi gặp biển báo này, các phương tiện cần giảm tốc độ và chú ý nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, người đi bộ khi qua đường cũng Iuôn cần chú ý quan sát và tránh các phương tiện khác. *GV mở rộng thêm: Biển báo hiệu đường bộ được chia làm 5 nhóm: 4 nhóm biển báo chính và 1 nhóm biển phụ. 4 nhóm biển báo chính có hình dạng và ý nghĩa như sau: 1. Nhóm biển báo cấm: - Hình dạng: Có dạng hình tròn (trừ biển báo “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều). Hầu hết các biển có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình veõ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. -Ý nghĩa: Nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. 2. Nhóm biển báo nguy hiểm: - Hình dạng: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả thăng bằng việc báo hiệu. - Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất sự hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. 3. Nhóm biển hiệu lệnh: - Hình dạng: Có dạng hình tròn, nền màu xanh Iam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh. - Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. 4. Nhóm biển chỉ dẫn: - Hình dạng: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh Iam. - Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích trong hành trình. HĐ2: Góc vui học: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  13. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Việc 1: NT điều hành xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo. - Việc 2: Chia sẻ trước lớp - Việc 3: GV giải thích: A: Biển “Dừng lại” Nhằm báo cho người tham gia giao thông dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông. B: Biển “Biểu thị thời gian” Là biển báo phụ được đặt dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biển hiệu lệnh cho phù hợp yêu cầu. C: Biển “Trẻ em” Nhằm báo gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập, trên đường. Khi gặp biển này, phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường. D: Biển “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ” Nhằm chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. E: Biển “Cấm đi ngược chiều” Nhằm báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định. F: Biển “Đường người đi bộ sang ngang” Nhằm chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang. * Đánh giá: + Tiêu chí: HS nêu đúng ý nghĩa của một số biển báo thường gặp. + Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ3: Ghi nhớ: - Việc 1: HS đọc nghi nhớ. - Việc 2: GV nhắc nhở thêm: Ðể đảm bảo an toàn giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, các em nhỏ Iuôn chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. * Đánh giá: + Tiêu chí: HS nắm được 5 nhóm của biển báo hiệu đường bộ. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  14. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 TOÁN: BÀI 10 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN (T1) I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận dạng được hai đại lượng tỉ lệ thuận . - Giải được bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách : Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số - GD các em tính tích cực tự giác khi tìm hiểu kiến thức. - Phát triển năng lực tư duy cho các em. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Giấy trong, Phiếu HT. HS: Bút dạ viết bảng. III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ 1 : Trò chơi : ‘‘Cùng gấp lên một số lần’’ khởi động tiết học * Đánh giá : - Tiêu chí: HS mỗi đội nêu được kết quả gấp lên số lần mà đội i bạn đưa ra số lần gấp, yêu cầu HS nêu nhanh. - PP: Quan sát - KT: ghi chép nhanh +/ HĐ 2,3 – HĐCB : Giúp học sinh làm quen với dạng toán tỉ lệ. Nắm được hai đại lượng tỉ lệ thuận. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS nhận biết được hai đại lượng, khi nào thì gọi là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau( khi đại lượng này tăng đại lượng kia tăng) - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 4: HD cách giải bài toán dạng tỉ lệ thuận * Đánh giá : - Tiêu chí: HS biết cách giải bài toán hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau bằn 2 cách(nêu được) - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 5: Vận dụng * Đánh giá : - Tiêu chí: HS vận dụng cách giải và giải đúng bài toán hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau bằn 2 cách - PP: Quan sát;vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  15. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: (Thành, Minh .). Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc dạng toán tỉ lệ thuận. Đặc biệt là nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn chậm trong nhóm mình. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 3B : GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (T3) I.Mục tiêu: - HS kể được một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Rèn kĩ năng kể ngắn gọn, có sử dụng cử chỉ điệu bộ. - GD các em học tập những tấm gương trong mỗi câu chuyện - Phát triển cho các en năng lực nói. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV:Một số câu chuyện về những việc làm góp phần xd quê hương, đất nước. HS: Sưu tầm những câu chuyện về những việc làm tốt cho việc xây dựng quê hương, đất nước. III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Giúp học sinh có tinh thần thoải mái. + HĐ 3 : Nắm lại những điều lưu ý khi kể một việc làm tốt. +/ HĐ 4 - HĐTH: Kể được câu chuyện về những việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS kể đúng chủ đề, câu chuyện có ý nghĩa,nêu lên được cảm nghĩ của mình qua câu chuyện - PP: Quan sát; viết - KT: ghi chép nhanh, viết nhận xét(viết kí hiệu) VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em nắm được nội dung câu chuyện, bước đầu kể được câu chuyện mà mình biết và nắm được y nghĩa của câu chuyện. Câu hỏi gợi mở: 1. Em đã làm được những việc làm nào ? Em đã góp phần như thế nào để xây dựng quê hương của mình. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện một cách tốt nhất, biểu cảm nhất. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  16. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Kể lại câu chuyện mình vừa học được cho người thân mình nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 3C: CẢNH VẬT SAU CON MƯA ? (T1) I.Mục tiêu: - Tìm được nghĩa chung của các câu tục ngữ có nghĩa giống nhau. - Biết lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa thích hợp với câu văn, đoạn văn. - GD các em có ý thức tìm tòi suy nghĩ để viết được đoạn văn hay. - Giúp các em phát triển năng lực viết và trình bày. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Bảng nhóm HS: vở BTGK III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Giúp học sinh củng cố lại từ đồng nghĩa. +/ HĐ 1 - HĐTH: Giúp học sinh sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp ở trong câu văn và đoạn văn . * Đánh giá : - Tiêu chí: HS chọn được từ đồng nghĩ thích hợp để điền vào chỗ chấm phù hợp, giải thích được vì sao chọn từ đó. - PP: vấn đáp - KT:nhận xét bằng lời +/ HĐ 2 * Đánh giá : - Tiêu chí: HS chọn được ý( b)để giả nghĩa chung cho cả 3 câu tục ngữ. - PP: Quan sát;vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời +/ HĐ 3 * Đánh giá : - Tiêu chí: HS viết đúng đoạn văn theo yêu cầu, chọn được ít nhất 4 từ đồng nghĩa. - PP: viết - KT: viết lời nhận xét. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em hoàn chỉnh các đoạn văn và viết được đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa. Câu hỏi gợi mở: 1.Khi sử dụng từ đồng nghĩa em cần chú y điều gì ? Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  17. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và làm thêm BT sau: Em hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh một buổi trong ngày có sử dụng từ đồng nghĩa VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng 1 cùng bố mẹ, anh chị của mình: Chia sẻ cùng người thân về từ đồng nghĩa. TOÁN: BÀI 10 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN (T2) I.Mục tiêu: - Em biết: Giải bài toán tỉ lệ thuận theo hai cách. - Rèn kĩ năng xác định dạng toán viết tóm tắt nhanh, giải thành thạo bằng 2 cách. - GD các em tính tự giác, ham thích tìm hiểu môn học. - Giúp phát triển năng lực suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHDH ; HS: Vở ô li III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ chọn hoa” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về cách giải toán tỉ lệ thuận * Đánh giá : - Tiêu chí: HS chọn được bông hoa và thực hiện đúng các yêu cầu trên bông hoa. - PP: Quan sát - KT: Ghi chép ngắn +/ HĐ 1,2,3 - HĐTH: Hỗ trợ, hướng dẫn các em vận dụng giải toán tỉ lệ thuận. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS tóm tắt và dựa vào tóm tắt để giải được baì bài toán1 theo2 cáh, bài 2,3 theo 1 cách phù hợp và nhanh hơn cách kia - PP: vấn đáp; viết - KT: nhận xét bằng lời; viết nhận xét(GV viết kí hiệu) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: (Thành, Dương, Đức .).Giúp các em nắm chắc và vận dụng để giải toán tỉ lệ thuận. Câu hỏi gợi mở: 1.Để giải toán tỉ lệ thuận em thực hiện qua bao nhiêu bước?Em áo dụng dạng toán gì mà mình đã học?. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hỗ trợ them cho các bạn châm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  18. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Giải bài toán cùng bố mẹ, người thân của mình. KHOA HỌC: BÀI 3: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI (T1) ( BÀI SOẠN ĐIỀU CHỈNH) I. Mục tiêu - Trình bày được sự thay đổi về sinh học và xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau của con người - Có kĩ năng vận dụng thực hành nêu được các giai đoạn của cuộc đời - Có năng lực vận dụng thực tế, biết liên hệ - Yêu thích môn học, thích tìm hiểu về môn học. II. Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - HĐTQ gọi 2-3 bạn nhắc lại kiến thức đã học về sự khác biệt giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp * Hình thành kiến thức: 1.Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Việc 1: Cá nhân đọc nội dung trong sách HDH trang 14, 15, 16, 17 Việc 2: Cùng với bạn thảo luận để điền vào ô trống dưới các thông tin cho phù hợp Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất đáp án. Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến của các bạn và báo cáo với cô giáo * Đánh giá : - Tiêu chí: HS biết chơi tích cực và cùng nhau đưa ra thông tin phù hợp. - PP: Quan sát; viết - KT:Ghi chép ngắn; viết lời nhận xét. 2. Đọc và trả lời: Việc 1: Cá nhân đọc nội dung trong HDH trang 17 và nghiên cứu trả lời câu hỏi: Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  19. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Có thể chia cuộc đời con người thành mấy giai đoạn lớn? Nêu đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn. - Em đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ câu trả lời Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất và báo cáo với cô giáo * CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS biết nêu đúng các giai đoạn của cuộc đời con người.(4 giai đoạn) - PP: Quan sát; viết - KT:Ghi chép ngắn; viết lời nhận xét. * CTHĐTQ chia sẻ mục tiêu bài học - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu - Trả lời câu hỏi: Các bạn đã làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? ÔN TIẾNG VIỆT : TUẦN 3 (VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TV) I.Mục tiêu: - HS đọc và hiểu truyện : Bánh chưng, bánh giầy, củng cố cách viết dấu thanh. Hiểu nghĩa các từ đồng nghĩ. - HS có kĩ năng đặt câu với từ đồng nghĩa. Trình bày câu trả lời ngắn gọn theo suy nghĩ của mình. - GD thái độ tích cực làm bài, biết chia sẽ hiểu biết về những tục lệ cổ truyền của người Việt Nam. - Phát triển năng lực viết và trình bày II. Chuẩn bị ĐD DH: GV+ HS : vở em tự ôn luyện TV III.Điều chỉnh nội dung học : theo tài liệu IV.Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên:. + HĐ khởi động : *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được hoạt động trong tranh, kể được tên một vài tục lệ của người Việt Nam trong ngày tết. - PP: Vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 3 :Đọc truyện và trả lời các câu hỏi Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  20. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Câu 1 : Ai làm đúng ý vua sẽ được truyền ngôi Câu 2 : Lang Liêu đã chọn những thứ để làm bánh : gạo nếp,đậu xanh,thịt lợn. Câu 3 : Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để cúng Trời,Đất,Tiên Vương vì : Bánh Giầy hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho Đất ; thịt, đậu, lá dong tượng trưng cho muôn thú, cây cỏ muôn loài ; las bọc ngoài, các vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS đọc bài.và trả lời được các câu hỏi theo cách hiểu của mình. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập + HĐ 4,5,6 : * Đánh giá : - Tiêu chí: HS tìm đúng chữ đặt đúng vị trí dấu thanh, tìm được các từ đồng nghĩ với từ đã cho(ít nhất 2 từ); Đặt câu với từ cho trước.(mỗi từ 1 câu) - PP: Quan sát; viết - KT: ghi chép nhanh, viết nhận xét(viết kí hiệu) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài tập VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng : viết đoạn văn tả cảnh vật nơi em ở trong cơn mưa. Thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2020 TOÁN: BÀI 10 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ NGHỊCH (T1) I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận dạng được hai đại lượng tỉ lệ nghịch . - Giải được bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách : Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số - GD các em tính tích cực tự giác khi tìm hiểu kiến thức. - Phát triển năng lực tư duy cho các em. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT cho HĐKĐ. III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ 1 : Trò chơi : ‘‘Điền số thích hợp vào chỗ chấm’’ khởi động tiết học * Đánh giá : Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  21. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Tiêu chí: HS trong mỗi nhóm nêu được kết quả điền vào chỗ chấm, yêu cầu HS nêu nhanh. - PP: Quan sát - KT: ghi chép nhanh +/ HĐ 2,3 – HĐCB : Giúp học sinh làm quen với dạng toán tỉ lệ. Nắm được hai đại lượng tỉ lệ nghịch * Đánh giá : - Tiêu chí: HS nhận biết được hai đại lượng, khi nào thì gọi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau( khi đại lượng này tăng đại lượng kia giảm) - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 4: HD cách giải bài toán dạng tỉ lệ thuận * Đánh giá : - Tiêu chí: HS biết cách giải bài toán hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau bằng 2 cách(nêu được) - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 5: Vận dụng * Đánh giá : - Tiêu chí: HS vận dụng cách giải và giải đúng bài toán hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau bằn 2 cách - PP: Quan sát;vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: . Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc dạng toán tỉ lệ thuận. Đặc biệt là nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn chậm trong nhóm mình. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. TIẾNG VIỆT: BÀI 3C : CẢNH VẬT SAU CƠN MƯA (T2) I.Mục tiêu: -Viết được đoạn văn tả cảnh sau cơn mưa. - Rèn kĩ năng viết bước đầu có hình ảnh , có cảm xúc. - GD các em thái độ tích cực khi thực hành viết bài. - Giúp hS phat triển năng lực viết, trình bày. II. Chuẩn bị ĐD DH: III.Điều chỉnh nội dung dạy học : không Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  22. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên:. +/ HĐ khởi động: Khắc sâu kiến thức về bố cục của bài văn tả cảnh. +/ HĐ 4 : * Đánh giá : - Tiêu chí: HS biết chọn 1 đoạn viết thêm để hoàn chỉnh được đoạn văn, các em biết chọn từ ngữ phù hợp cho đoạn mình chọn. - PP: viết - KT: viết lời nhận xét. +/ HĐ 5 Vận dụng kiến thức để viết một đoạn văn tả cảnh sau cơn mưa. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS dựa vào dàn ý của tiết trước để viết 1 đoạn văn tả cơn mưa, trình bày cho các bạn trong nhóm nghe.Diễn đạt câu rõ ý, có hình ảnh. - PP: Quan sát;vấn đáp - KT: Ghi chép nhanh;nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em vận dụng tốt kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả cảnh vật sau cơn mưa. Câu hỏi gợi mở: 1.Sau cơn mưa quang cảnh bầu trời, cảnh vật xung quanh như thế nào ? Những hoạt động nào của con người được diễn ra sau cơn mưa ? VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng 2 ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 3(VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN) I.Mục tiêu: - Giúp học sinh chuyển đổi được một phân số thành phân số thập phân. Đọc, viết đúng các hỗn số. Thực hiện được các phép tính với các phân số, hỗn số - Rèn kĩ năng thực hành nhanh, chính xác khi tính toán. - Yêu thích tìm hiểu kiến thức môn học. - Phát triển ccho HS năng lực suy luận. II.CHUẨN BỊ: GV: Phô tô BT HS: Vở HD Em tự ôn luyện Toán III Điều chỉnh nội dung dạy học(Thực hiện từ HĐ 1phần ôn luyện đến HĐ 7) IV.Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên:. + HĐ 1,2,3: . * Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các phân số thành phân số TP(bài 1),thực hiện tính các phép tính với phân số. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  23. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 4,5: . * Đánh giá: - Tiêu chí: HS dựa vào hình,viết và đọc được các hỗn số , giải bài toán có vận dụng cộng , trừ phân số. - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời + HĐ 6,7: *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính được các phép thính với hỗn số , thực hiện tính biểu thức có số tự nhiên và phân số. - PP: viết - KT: viết nhận xét (bằng kí hiệu) VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế Theo dõi giúp đỡ các em thực hiện đúng các phép tính cộng,trừ,nhân,chia với các phân số,hỗn số.( HĐ 5,6,7 tr13). - Đối với hs tiếp thu nhanh: Hoàn thành các bài tập VII.Phần ứng dông: HS về nhà hoàn thành Bài 8 GDTT : SINH HOẠT LỚP : HOẠT ĐỘNG TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN 1.Mục tiêu: -KT :+ HS biết cùng nhau trang trí lớp học thân thiện + Nhận xét,đánh giá HĐ của lớp trong tuần vừa qua -KN : THực hành làm khéo léo, hỗ trợ nhau, tích cực. Đề ra được kế hoạch HĐ của tuần tới -TĐ :GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. -NL : Phát triển năng lực giao tiếp, NL hợp tác. 2. Chuẩn bị : Các nhóm chuẩn bị sản phẩm và dụng cụ để trang trí. 3. Các HĐ chính HĐ 1 : Khởi động : HS cùng nhau hát bài hát tập thể NỘI DUNG 1 : HOẠT ĐỘNG TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN HĐ 2 : Phân công công việc : Nhóm 1(Ngoan ngoãn) : Phụ trách trang trí góc học tập Nhóm 2( Chăm chỉ) : Phụ trách trang trí góc sản phẩm của em Nhóm 3( Lễ phép) : Phụ trách trang trí góc thiên nhiên Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  24. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 Nhóm 4( Siêng năng) : Phụ trách trang trí góc cộng đồng Nhóm 5(Cần cù) : Trang trí các sơ đồ, biểu mẫu trong lớp. Nhóm 6(Thật thà) : Trang trí lại góc thư viện HĐ 3 : Tiến hành làm Việc 1 : Yêu cầu học sinh lau dọn sạch sẽ các góc Việc 2 : Sắp xếp và bổ sung các sản phẩm của góc theo sự sáng tạo. Việc 3 : Cùng nhau kiểm tra và chia sẽ về cách sắp xếp . *. Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết công việc nhóm mình thực hiện và làm tích cực, có sáng tạo. - PP: quan sát, nhận xét - KT: Ghi chép ngắn; tôn vinh học tập NỘI DUNG 2: SINH HOẠT LỚP *Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua:(7-8p) +/ CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. +GV nhận xét chung: - Ưu điểm: + Các nhóm ổn định nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, trồng và chăm sóc hoa khá tốt. + Nhiều HS có ý thức học tập tốt : Nguyên, Đào, An . + Các em đã có nề nếp trong việc ôn bài đầu giờ, bố trí chỗ ngồi hợp lí. - Một số tồn tại: + Một số HS chưa tích cực trong công tác chăm sóc hoa; đến lớp chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực (Thi, lan Hương .) * Đánh giá : - Tiêu chí: HS nhận xét được cụ thể các ưu điểm ,tồn tại của cá nhân trong nhóm, trong các ban. - PP: Quan sát - KT: ghi chép nhanh *Kế hoạch công tác tuần đến: + Các ban thảo luận lên kế hoạch tuần tới + GV bổ sung và thống nhất một số hoạt động như sau. - Tìm hiếu các ngày lễ trong tháng. - Tiếp tục củng cố nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. * Đánh giá : - Tiêu chí: HS các ban biết đưa ra ý kiến trao đổi để vạch ra được một số việc làm cho tuần tới. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: ghi chép nhanh, nhận xét bằng lời. *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy
  25. Líp 5E- TuÇn 3 N¨m häc 2020- 2021 - Gi¸o viªn: Phan Thị Minh Châu Tr­êng TiÓu häc Phó Thñy