Giáo án Lớp 5-6 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy hát bè đuổi “Họ nhà Dế” Sáng tác: Nguyễn Đình Bảng

doc 5 trang thienle22 4951
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5-6 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy hát bè đuổi “Họ nhà Dế” Sáng tác: Nguyễn Đình Bảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_6_tuoi_de_tai_ndtt_day_hat_be_duoi_ho_nha_de_s.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5-6 tuổi - Đề tài: NDTT: Dạy hát bè đuổi “Họ nhà Dế” Sáng tác: Nguyễn Đình Bảng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH KIẾN TẬP CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài : NDTT: Dạy hát bè đuổi “Họ nhà Dế” Sáng tác: Nguyễn Đình Bảng NDKH: Trò chơi “Hòa theo giai điệu” Lứa tuổi: 5-6 tuổi Số lượng trẻ: 24 trẻ Thời gian tổ chức: 11 / 06 / 2020 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Điều Nguyễn Thị Huyền NĂM HỌC 2019-2020
  2. I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung của bài hát “Họ nhà Dế”. - Trẻ nhớ lời và giai điệu của bài hát “Họ nhà Dế”. - Trẻ nhớ cách vận động trên bộ gõ cơ thể và nhớ cách hát vô can bài hát “Họ nhà Dế”. - Trẻ biết cách hát bè đuổi theo tay nhịp và theo nhạc. - Biết kết hợp các hình thức để tạo thành bài đồng ca hợp xướng. - Trẻ nhớ cách chơi trò chơi “Hòa theo giai điệu” 2. Kĩ năng: - Luyện thanh theo hướng dẫn của cô. - Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu. - Trẻ thể hiện bài hát “Họ nhà Dế” với các hình thức: hát giai điệu, hát kết hợp bộ gõ cơ thể, hát vô can, hát bè đuổi, hát hợp xướng. - Trẻ có kĩ năng sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc. - Trẻ nghe nhạc, gõ kết hợp nhảy vào các ô đúng theo nhịp. 3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên khi biểu diễn. - Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - Phông sân khấu. - Đàn Piano, đàn Oocgan, nhạc bài: “Dế Mèn- Dế Trũi, Họ nhà Dế, nhạc chơi trò chơi .” - Trang phục và mũ của cô: Dế Mèn, Dế Trũi. * Đồ dùng của trẻ: - Mũ của trẻ: Dế Mèn, Dế Trũi. - Dụng cụ âm nhạc: Trống, mõ, lục lạc, sắc xô, phách tre . - 2 tấm thảm to, mỗi tấm thảm có 16 ô vuông (40 x 40cm).
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của Hoạt động của giáo viên trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Cô giới thiệu hai nhân vật Dế Mèn và Dế Trũi. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ hát và vận động bài hát “Dế Mèn - Dế Trũi”. - Trẻ hát và vận 2. Phương pháp hình thức tổ chức: động. a. Dạy trẻ hát bè đuổi bài hát: Họ nhà Dế - Nguyễn Đình Bảng. * Cho trẻ luyện thanh: - Anh Mèn cho trẻ luyện thanh (Đứng thẳng, hít hơi sâu, -Trẻ luyện thanh. chuẩn bị tư thế). * Cho trẻ ôn lại bài hát “Họ nhà Dế”. - Anh Mèn đánh piano cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Họ nhà - Trẻ lắng nghe. Dế” + Hỏi trẻ: Tên bài hát? Tác giả? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ hát 1-2 lần. (Chú ý sửa sai cho trẻ) - Trẻ hát - Cho trẻ hát nâng cao (Hỏi trẻ các hình thức hát nâng cao). - Trẻ trả lời + Lần 1: Cho trẻ hát kết hợp với bộ gõ trên cơ thể. - Trẻ hát kết hợp + Lần 2: Cho trẻ thể hiện bài hát theo hình thức hát đệm vô bộ gõ trên cơ thể. can. - Trẻ biểu diễn hát * Dạy trẻ hát bè đuổi: vô can. - Anh Mèn giới thiệu cách hát bài “Họ nhà Dế” theo hình thức mới. - Trẻ lắng nghe. - Anh Mèn và anh Trũi hát mẫu cho trẻ nghe trên nền nhạc. + Hai anh hát như thế nào? Ai hát trước? Ai hát sau? - Trẻ lắng nghe. - Hỏi trẻ đoán xem đó là cách hát gì? - Trẻ trả lời Anh Mèn và Anh Trũi vừa thể hiện bài hát “Họ nhà Dế” theo hình thức hát bè đuổi. Anh Trũi hát trước gọi là hát giai - Trẻ lắng nghe. điệu còn anh Mèn hát sau gọi là hát bè đuổi. - Anh Mèn và anh Trũi hát mẫu lần 2 (không nhạc) - Anh Mèn phân tích cách hát bè đuổi lời 1 của bài hát (Hát - Trẻ lắng nghe đuổi vào những từ cuối của mỗi câu hát) và hỏi trẻ cách hát bè - Trẻ trả lời. đuổi lời 2 của bài hát. - Cho trẻ thực hiện hát bè đuổi: + Lần 1: Anh Trũi hát giai điệu, cho cả lớp hát bè đuổi theo - Trẻ hát bè đuổi anh Mèn (chú ý sửa sai cho trẻ)
  4. + Lần 2: Trẻ nghe nhạc và hát bè đuổi cùng anh Mèn, anh Trũi (chú ý sửa sai cho trẻ) + Lần 3: Chia trẻ làm hai nhóm. Một nhóm hát giai điệu một nhóm hát bè đuổi (chú ý sửa sai cho trẻ) + Lần 4: Đổi lại giữa hai nhóm. (chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ lên biểu diễn: + Lần 1: Nhóm nam nữ. - Trẻ lên biểu diễn + Lần 2: Nhóm nam nữ. - Anh Mèn hỏi lại trẻ hình thức hát bài “Họ nhà Dế” mới. - Cho trẻ hát đồng ca hợp xướng. - Trẻ trả lời. + Cho trẻ ôn lại các cách hát theo nhóm: hát giai điệu, hát vô can, hát bè đuổi. - Trẻ ôn lại các + Cho trẻ biểu diễn đồng ca hợp xướng theo tay nhịp của cô. cách hát b. Trò chơi: Hòa theo giai điệu. - Trẻ hát đồng ca - Cho trẻ cất dọn đồ dùng sân khấu, trải hai tấm thảm để chơi hợp xướng. và lấy phách tre đứng thành 2 hàng đọc theo đội trước thảm. - Anh Mèn hỏi trẻ tên trò chơi, hỏi trẻ cách chơi và mời 1 trẻ - Trẻ thực hiện. lên chơi mẫu. - Anh Mèn nhắc lại cách chơi, luật chơi: - Trẻ trả lời và + Cách chơi: Nghe nhạc, gõ, kết hợp nhảy hai chân vào các ô chơi mẫu. theo nhịp. Nhảy từ dưới lên trên, nhảy sang ngang cho đến hết - Trẻ lắng nghe. các ô và nhảy ra ngoài. Bạn chơi trước nhảy vào hàng thứ 3 thì bạn tiếp theo được chơi. + Luật chơi: Đội nào nhảy đúng nhịp, đều và đẹp hơn là đội chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. 3: Kết thúc : - Trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét, động viên khen ngợi trẻ. - Trẻ lắng nghe.
  5. LỜI BÀI HÁT: HỌ NHÀ DẾ Sáng tác: Nguyễn Đình Bảng Họ nhà Dế, nhà Dế chúng tôi. Sống cuộc đời, cuộc đời độc lập. Ba ngày sinh mới ra chào đời. Đã ở riêng tự thân lập nghiệp. Họ nhà Dế nhà, Dế chúng tôi. Cánh xập xòe màu nâu bóng mỡ. Múa đôi càng bày ra thế võ. Hát lời ngọn gió ăn cỏ ấu non. Véo von những chiều hoàng hôn. Véo von những chiều hoàng hôn.