Giáo án Lớp 1 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_17_gv_le_thi_tuyet_ngan_truong_tieu_hoc_p.docx
Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 17A: ÔN TẬP: OA, OE OAI, OAY OAN, OĂN , OĂT OANG, OĂNG, OANH OAC, OĂC, OACH (2 T) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng những từ chứa vần được ôn tập. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng chứa vần đã học. - Đọc hiểu từ ngữ, câu trong bài, nghe kể chuyện : Không nghe lời mẹ - Viết câu kể về con vật yêu thích. - Biết nói đoạn đối thoại khi mẹ đi làm về nhà bất ngờ có gió xoáy. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ ghi từ ngữ đạn văn. - Tranh SHS phóng to kể chuyện. Một số tranh ảnh về con vật Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Vở tập viết 1, tập 1. – Mẫu chữ to viết trên bảng lớp để HD HS viết chữ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 1: ĐỌC: a)Đọc từ ngữ: - Cá nhân HS nhìn tranh nêu nội dung - HS đọc từ ngữ dưới tranh: áo choàng, khoai lang, chim oanh, máy khoan. - HS nhìn Gv viết tiếng chứa vần oai, oanh, oan, oang, oanh lên bảng - HS đọc các vần: oai, oanh, oan, oang, oanh b) Đọc vần, từ ngữ: - Chia lớp thành 7 nhóm: mỗi nhóm từ 3 đến 4 bạn - Nghe GV phân công: nhóm 1 đọc cột vần thứ nhất, nhóm thứ 7 đọc cột vầ thứ 7. - Các nhóm đọc thầm cột vần được phân công, chọn bạn đọc nhanh nhất chuẩn bị thi đọc. - Các nhóm chia sẻ: thi đọc giữa các nhóm trước lớp, nhóm nào đọc đúng, đọc to rõ ràng, đọc nhanh nhóm đó thắng cuộc. - HS cả lớp nghe GV nhận xét, tập cho HS bình chọn nhóm thắng. c) Đọc câu chuyện: Chuột sợ gì? -Cá nhân HS nói tên con vật, cảnh vật trong tranh - Đọc tên đoạn, đoán nội dung đoạn - HS nghe GV đọc và nhìn vào chữ - HS đọc nối tiếp câu: 1 HS đọc 1 câu cho đến hết. - Đọc cặp đôi: 1 HS đọc 1 nữa câu chuyện - Nhóm đôi: 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS nói câu trả lời - HS nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn. -GV chốt bài học: Chuột con nhìn thấy hai con vật đó là con gà trống – không đáng sợ. Con mèo – ăn thịt, phải tránh xa. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 HĐ 2: NGHE – NÓI - HS cả lớp nghe GV kể chuyện lần 1 - HS nhìn tranh xác định nội dung tranh. + HS nghe GV kể lần 2. -Nai con xin mẹ điều điều gì? ( Xin mẹ đi chơi loanh quanh gần nhà ) - Nai con đi đâu? Nó gặp nguy hiểm gì? ( Nai con mãi đi chơi, lạc trong rừng, không biết đường về nhà) - Ai đã giúp Nai con thoát nguy hiểm? Nai con biết lỗi và nói gì? ( Nai mẹ đã đến giúp Nai con, dắt nai con vầ nhà, Nai con biết xin lỗi mẹ) - Cho HS thảo luận nhóm, phân vai: 1 HS đóng vai Nai mẹ, 1 HS đóng vai Nai con, 1 HS đóng vai người dẫn chuyện) tập kể chuyện trong nhóm - Thi kể chuyện trước lớp. - HS nghe GV và HS nhận xét. 3. HĐ 3: VIẾT - Nhóm đôi TL nói về con vật mình thích: Đó là con vật gì? Vì sao em thích con vật đó? * 3 – 4 cá nhân HS nói trước lớp. - HS nghe GV nhận xét - HS viết câu nói của mình vào vở. - GV nhận xét, sủa sai câu HS viết. *HS nghe Gv dặn dò, hoàn thành BT trong vở BT. BUỔI CHIỀU TOÁN: ÔN TẬP CHUNG ( TIẾT 2) I.MỤC TIÊU - Học sinh ôn tập các kĩ năng đếm, đọc, viết, phân tích cấu tạo các số trong phạm vi 20 và kĩ năng nhìn hình vẽ nêu phép tính rồi trả lời câu hỏi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bộ đồ dùng học toán. Tranh minh họa BT 3, 4. - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động LUYỆN TẬP 1. HS thực hiện HĐ 3 trong SHS - HS nhìn hình vẽ, tranh SHS xác định số lượng vật( con heo đất) - HS sắp xếp 10 con heo đất cho đủ 1 chục, sau đó đếm số con heo đất còn lẻ - HS nêu ngay số lượng con heo đất trong 1 tranh vẽ( nhóm) + 10 và 3 là 13. *HS nói: 1 chục và 3 chú heo đất là 13 chú heo đất. +10 và 7 là 17 *HS nói: 1 chục và 7 chú heo đất là 17 chú heo đất. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 *GV chốt: phân tích được số lượng vật thành nhóm chục và đơn vị Nhận xét , tuyên dương 2. HS thực hiện HĐ 4 trong SHS - HS nhìn hình vẽ, nêu lời bài toán, viết phép tính, trả lời câu hỏi a) 10 + 4 = 14. Có tất cả 14 hạt cườm. b) 10 + 6 = 16. Có tất cả 16 trái tim. GV nhận xét, tuyên dương. * GV chốt: HS nhận ra số lượng nhóm vật từ 11 đến 20, viết được phép tính. Trả lời được câu hỏi. *Dặn HS hoàn thành BT trong vở BTT. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN OAC, OĂC, OACH I. MỤC TIÊU - Đọc đúng và rõ ràng các vần oac, oăc, oach các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: oac, oăc, oach, khoác. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về hoạt động của người trong tranh, nói được tiếng chứa vầ oac, oăc, oach - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, yêu quý mọi người xung quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Khởi động *Tố chức HOẠT ĐỘNG KHỞ1 ĐỘNG HĐ1. Nghe - nói - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : - Em thấy gì ở trong tranh? - Nhận xét, khen ngợi. * Trong tranh mọi người đang thu hoạch lúa, hai bạn đang ngoắc tay, bố khoác áo- Đó là các vần mà hôm nay các em ôn lại . B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : oac, oăc, oach, khoác, ngoắc, thu hoạch, ngoắc tay, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 165 và trả lời câu hỏi: +Em thấy gì ở bức tranh ? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 +HS: thấy quạ và công đang vẽ áo cho nhau - HS đọc bài Quạ và công và trả lời câu hỏi: Công hay quạ có áo khoác đẹp? - HS trả lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT TV trang 81). oac oăc oach khoác lác ngã oạch lạ hoắc - HS nối và đọc lại các từ trên. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối câu với hình. ( VBT TV trang 81) - HS quan sát tranh vẽ, đọc cụm từ dưới tranh - HS nối cụm từ với tranh thích hợp. Tranh 1 : xoạc chân Tranh 2 : dấu ngoặc - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài Quạ và công. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. có áo khoác đẹp (VBTTV trang 81) - HS trả lời. - GV nhận xét Bài 4: Đọc và viết: Áo qua đen như mực. - HS viết tiếp câu vào vở - GV quan sát, giúp đỡ HS D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2021 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: Bài 17B: UÊ, UY, UƠ (2TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng những vần uê, uy, uơ. Đọc tiếng, từ ngữ đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ qua tranh đọc hiểu của đoạn, trả lời được câu hỏi Cá Hồi. - Viết đúng: uê, uy uơ, lũy tre. - Nói tên và những điều đã biết về một số loài cây và con vật. - Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh phóng to hoạt động 1, tranh và thẻ chữ hoạt động đọc hiểu câu. - Mẫu chữ viết thường phóng to, phần mềm hướng dẫn viết. - Vở bài tập tiếng việt, vở tập viết tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 Tiết 1 1. Khởi động 2. Các hoạt động * HĐ1: Nghe- nói - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : ? Em thấy gì ở trong tranh? - Cây hoa huệ, lũy tre, cây vạn tuế, nhà sàn, con voi. ? Con vật trong tranh đang làm gì? - Con voi đang huơ vòi. - Nhận xét, khen ngợi - GV giới thiệu các vần mới: Trong các từ hoa huệ lũy tre. huơ vòi có các vần nào đã học, còn những vần uê, uy, uơ. Đó là ba vần mới mà ta học hôm nay. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 17B: uê, uy, uơ. * HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ * Giới thiệu tiếng khóa hoa huệ - Y/c nêu cấu tạo tiếng huệ - HS: Tiếng huệ có âm h, vần uê, thanh nặng - Vần uê có âm nào? - HS: Có âm u và âm ê - GV đánh vần u- ê - Đọc trơn uê - HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp. - HS đọc nối tiếp cá nhân. - GV đánh vần tiếp: hờ- uê – huê- nặng – huệ. - Đọc trơn huệ - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - HS quan sát, trả lời: hoa huệ - GV giải nghĩa từ hoa huệ - Yêu cầu HS đọc trơn hoa huệ h uê huệ - GV giới thiệu tiếng khóa lũy tre - Cho HS đọc trơn lũy tre - Y/c nêu cấu tạo tiếng lũy - HS: Tiếng lũy có âm l, vần uy, thanh ngã - Vần uy có âm nào? - HS: Có âm u và âm y GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - GV đánh vần u- y- uy - Đọc trơn uy - HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp. - HS đọc nối tiếp cá nhân. - GV đánh vần tiếp: l- uy – luy- ngã - lũy. - Đọc trơn lũy - Treo tranh: Tranh vẽ gì?- GV giải nghĩa từ lũy tre - GV đưa từ khóa lũy tre - Yêu cầu HS đọc trơn - HS đọc trơn lũy tre- HS đọc trơn: uy – lũy – lũy tre. - GV giới thiệu tiếng khóa huơ vòi - Cho HS đọc trơn huơ vòi- Y/c nêu cấu tạo tiếng huơ - Vần uơ có âm nào?- GV đánh vần u- ơ – uơ - Đọc trơn uơ - GV đánh vần tiếp: h - uơ – huơ - huơ. - Đọc trơn huơ - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - GV giải nghĩa từ huơ vòi - GV đưa từ khóa huơ vòi - Yêu cầu HS đọc trơn - HS đọc trơn huơ vòi - HS đọc trơn: uơ – huơ- huơ vòi. - Chúng ta vừa học 3 vần nào? - Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa ba vần uê, uy, uơ. - Gọi HS đọc lại mục a. * Giải lao: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Gió thổi” ( hoặc các trò chơi khác) b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Gọi hs đọc cá nhân các từ ngữ trong 3 ô chữ. - Cho hs đọc theo cặp và tìm tiếng chứa vần mới trong 3 từ ngữ vừa đọc. - Cho cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ, chỉ vào vần mới đọc. c. Đọc hiểu - Cho HS quan sát 3 hình và nói nội dung từng hình. + Hình vẽ gì? - Đọc câu dưới hình * Thi “ tìm từ ngữ phù hợp với hình”. - Cho hs thỏ luận nhóm đôi. - Đại diện 1 – 2 cặp lên bảng đính thẻ chữ đã chọn vào tranh. - Gọi hs đọc to các từ. - Gọi hsnx. - GV chốt đáp án đúng. - Cho hs tìm tiếng chứa vần mới trong mỗi câu. - Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học ( uê, uy, ươ) ? Hôm nay chúng ta học vần gì? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - Y/c HS cất đồ dùng. * Giải lao: Cho cả lớp múa hát 1 bài . Tiết 2 * HĐ3. Viết - Y/c HS giở SGK/tr 169. - Y/c HS nêu yêu cầu bài viết - Nhận xét, sửa sai cho HS. - GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới. - GV giới thiệu viết vần uê, uy, uơ. - GV gắn chữ mẫu: uê, uy, uơ + Chữ ghi vần uê được viết bởi con chữ nào? + Có độ cao bao nhiêu ly? - GV hướng dẫn viết chữ ghi vần uê: Cô viết con chữ u trước rồi nối với con chữ ê lia bút viết dấu phụ trên đầu chữ ê. - Hướng dẫn viết chữ ghi vần uy: Cô viết con chữ u trước rồi nối với con chữ y. - Hướng dẫn viết vần uơ Cô viết con chữ u trước rồi nối với con chữ ơ lia bút viết dấu phụ trên đầu chữ ơ: - Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ của các vần. - Y/c HS giơ bảng. - GV nhận xét 2 bảng của HS. - GV gắn chữ mẫu: lũy tre + Cho HS quan sát mẫu + Cho HS nhận xét về độ cao, khoảng các giữa các chữ. - GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn. - Nhận xét 3 bảng. - GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống. - Y/c HS lật sách lên. * HĐ4. Đọc a. Đọc hiểu đoạn Cá hồi - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh. - Cho HS thảo luận cặp đôi: + Nói tên con vật trong tranh ( cá hồi ). + Nói về nơi sinh sống của cá hồi? + Đọc tên đoạn và đoán nội dung đoạn đọc. b. Luyện đọc trơn - Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi. - GV đọc mẫu bài. - Cho HS luyện đọc nối tiếng từng câu, cả đoạn + Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn. + Đọc cả bài theo bàn. - Gv nhận xét hs đọc. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 c. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi + Thuở bé cá hồi sống ở đâu? - Một hs hỏi 1 hs trả lời và ngc lại. - Y/c HS đọc cả bài trước lớp. - Gv Hỏi lại hs câu hỏi: ? Thuở bé, cá hồi sống ở đâu? ? Khi gặp sóng dữ ở biển, cá hồi thấy thế nào? ? Việc ra biển có ích gì đối với cá hồi? - Tìm các tiếng chứa vần uê, uy, ươ. - Nhận xét, khen ngợi. *Củng cố: - Hôm nay chúng ta đã học những vần nào? - Tìm tiếng chứa vần vừa học. - Dặn học sinh về nhà đọc bài và làm bài trong vở bài tập. TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 20 I. MỤC TIÊU - Biết đếm, đọc, viết thành thạo và hiểu rõ cấu tạo số từ 0 đến 20. - Thành thạo việc xác định một số lượng có đến 20 vật trên cơ sở hiểu cấu tạo các số từ 0 đến 20. - Học sinh yêu thích môn học, thích đếm số lượng của các đồ dùng, con vật. II. CHUẨN BỊ - GV: phiếu bài tập, tranh ảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - YC Hs chuẩn bị bảng con và các hình vuông để sắp xếp mô hình. - GV hướng dẫn HS: Khi cô nói số nào thì lấy đủ số hình vuông dán vào bảng theo cột, mỗi cột nhiều nhất 10 hình”. GV tổng kết, khen thưởng HS có nhiều sao. - GV giới thiệu: Bài hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về các số đã học (các số trong phạm vi 20). 2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Ôn tập hệ thống số từ 0 đến 20 qua mô hình: đếm (đối với các số từ 1 đến 10) hoặc nhận ra số lượng hạt trong ống nhờ việc nhớ cấu tạo số (đối với các số từ 11 đến 20). - HS vận dụng các vấn đề đã ôn vào việc xác định số lượng từng nhóm vật. - Gợi ý lại cho HS cách xác định số lượng của một nhóm vật bằng cách xem nhóm vật đó gồm 1 chục và bao nhiêu vật nữa * Bài 1: Nói số hạt trong mỗi ô. - GV treo tranh vẽ hoặc gắn sẵn các hạt trong hình ống như trong SHS. - GV yêu cầu HS nói số hạt ở mỗi ống. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - GV theo dõi HS, đánh giá từng HS về phần kiến thức này. - Yêu cầu 1 số HS nói trước lớp. - Lần lượt HS đọc số trước lớp yêu câu của GV. - GV hỏi: 12 gồm 10 và bao nhiêu? * Bài 2: Mỗi loại có bao nhiêu: - GV chiếu hoặc gắn lên bảng tranh các nhóm vật như trong SHS. - GV yêu cầu HS thực hiện vào phiếu bài tập theo nhóm đôi. - GV theo dõi HS, đánh giá từng HS về phần kiến thức này - Yêu cầu một số nhóm nói trước lớp kết quả viết số và giải thích - GV nhận xét và chốt kết quả. * Bài tập 3: đếm theo chục và đơn vị rồi nói kết quả: - GV nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thực hiện đếm khoanh và viết số vào trong vở. - Yêu cầu một số HS khoanh, viết số trên bảng (GV có thể chiếu bài làm của HS). - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - GV tổ chức trò chơi: “tìm tên, tìm số” - GV nêu luật chơi: Quan sát hình vẽ trong vòng 10 giây và giơ tay. Bạn nào nhanh nhất sẽ trả lời tên đồ vật và đếm số lượng đồ vật. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. BUỔI CHIỀU ĐẠO ĐỨC: Bài 7: EM SINH HOẠT NỀN NẾP (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt. - Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống. - Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày. - Có những hành động việc làm đúng theo nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh phóng to - HS: một số đồ dùng học tập cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Em hãy tìm đồ dùng học tập theo yêu cầu - Cho HS chơi trò chơi: “Tôi cần, tôi cần” - GV phổ biến cách chơi và cho HS chơi: + Chia lớp thành 4 nhóm + GV hô “tôi cần, tôi cần” + HS hô “Cần gì , cần gì” GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 + GV sẽ lần lượt nêu những vật dụng cần thiết như: bút, thước, vở, sách, tẩy bút chì, + Nhóm nào mang được đồ vật đến cho GV đầu tiên nhóm đó sẽ ghi được điểm. - GV tổng kết điểm và dẫn dắt vào bài học: Ở trò chơi vừa rồi các em đã tìm những đồ vật rất nhanh và đúng theo yêu cầu của cô rôi. Những nhóm nào mang đầy đủ dồ dùng sẽ là những nhóm tìm nhanh hơn, còn những nhóm thiếu đồ dùng học tập thì các em cần cố gắng hơn. Các em ạ để thắng được ở trò chơi này thì mỗi bạn trong nhóm phải thực hiện tốt nề nếp trước khi đi học của mình vậy bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nữa về đức tính này. - GV ghi bài cho HS đọc tên bài. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Em hãy tìm bạn có biểu hiện nền nếp, ngăn nắp - GV cho HS quan sát 6 bức tranh ở hoạt động 2 và nhận xét mỗi bạn trong tranh đang làm gì? - HS thảo luận nhóm đôi và tìm ra những bạn có biểu hiện nền nếp và ngăn nắp trong 6 bức tranh đó. - HS thực hiện cá nhân quan sát tranh. + Tranh 1: bạn nhỏ đang bày đò dùng, sách vở ra bàn học. + Tranh 2: bạn nhỏ đang gấp quần áo và xếp và tủ + tranh 3: Bạn nhỏ đang đánh răng vào buổi sáng. + Tranh 4: Bạn nhỏ đang ăn sáng. + Tranh 5: Bạn nhỏ đang chơi đồ chơi và bày bừa đồ chơi khắp phòng. + Tranh 6: Bạn nhỏ đang xếp đồ chơi gọn vào hộp. - HS thảo luận nhóm đôi với bạn và trả lời câu hỏi: Những bạn nhỏ có biểu hiện nền nếp là tranh 2; 3; 4; 6. - Đại diện HS lên trình bày. - GV cho HS quan sát tranh trên bảng lớp và gọi đại diện nhóm lên trình bày. * Câu hỏi mở rộng: - Em đã thực hiện việc nền nếp ngăn nắp ở nhà như thế nào? + Ở nhà em tự sắp xếp sách vở đồ dùng học tập gọn gàng, em dậy sớm và đi học đúng giờ - Việc sắp sếp đồ đạc gọn gàng có giúp ích gì được cho em không? + Giúp em hoàn thành mọi công việc tốt hơn và được mọi người yêu quý . - Vì sao em phải nền nếp, ngăn nắp? + Vì nền nếp giúp em chăm chỉ và biết sắp đồ dùng gọn gàng hơn GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - Về nhà các em hãy thực hiện việc sắp sếp đồ dạc của mình thật nền nếp và ngăn nắp. - GV nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 06 tháng 1 năm 2021 BUỔI SÁNG GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 17C: UÂN, UÂT, UÂY ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng những vần uân, uât, uây. Đọc đúng tiếng, từ ngữ đoạn văn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ qua tranh ảnh, trả lời được câu hỏi đoạn thơ Hoa cúc vàng. - Viết đúng: uân, uât, uây, sản xuất. - Nói tên, hoạt động trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to hoạt động 1, tranh và thẻ chữ hoạt động đọc hiểu câu. - Mẫu chữ viết thường phóng to, mẫu chữ viết trên bảng lớp, phần mềm hướng dẫn viết. - Vở bài tập tiếng việt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: Cả lớp: - HS quan sát tranh, nói về người và vật tong tranh ảnh.Gv chốt lại đáp án đúng ( chuẩn bị, sản xuất, ngoeo nguẩy). - Nhìn GV giới thiệu các vần uân, uât, uây. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: HS quan sát tranh và đọc các từ ngữ theo hướng dẫn của GV. Học vần uân: + Đọc tiếng chuẩn. + Phân tích cấu tạo tiếng chuẩn: gồm âm đầu ch, vần uân và thanh hỏi. + Phân tích cấu tạo vần uân và đọc: u – â – n – uân; đọc trơn vần: uân. + Đọc đánh vần tiếng: chờ - uân – chuân – hỏi – chuẩn; đọc trơn tiếng : chuẩn. Học vần uât, uây tương tự. Nghỉ giữa tiết b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: Nghe Gv hướng dẫn đọc từ ngữ trong ô chữ thứ nhất, chỉ tiếng chứa vần mới, đọc trơn vần mới. - Cá nhân: Đọc từ ngữ trong 3 ô chữ còn lại, tìm tiếng chứa vần mới trong các ô chữ. - Nhóm: Đối chiếu kết quả; đọc trơn các tiếng chứa vần mới, đọc từ ngữ trong 4 ô chữ. - Cả lớp: một số HS đọc trơn 4 ô chữ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: - Cá nhân: + Quan sát 3 tranh, nói ND từng tranh + Đọc các câu dựa vào tranh để hiểu ND câu. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: Thi chọn câu phù hợp với hình + Đại diện 1-2 cặp lê bảng đính câu với tranh thích hợp. + Gv chốt lại đáp án đúng. + Tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu. + Phân tích câu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học. TIẾT 2 HĐ 3: Viết - Cả lớp: HS nhìn GV viết mẫu uân, uât, uây, sản xuất; nghe GV nhắc cách viết chữ , nối chữ, điền dấu thanh. - Cá nhân: viết bảng con. - Cặp: Sửa lỗi cho nhau. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc hiểu đoạn Hoa cúc vàng. a. Quan sát tranh và đoán nội dung đoạn. Cả lớp: - Nói tên loài hoa trong tranh. - Đọc tên đoạn và đoán ND đoạn. b. Luyện đọc trơn. - Cả lớp: Nghe 1 -2 HS đọc cả đoạn trước lớp; Nghe GV đọc lại đoạn và đọc theo HD của Gv. - Nhóm: Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ, khổ thơ và cả đoạn thơ. c. Đọc hiểu. - Cặp: + Một em đọc câu hỏi cuối đoạn, một em trả lời câu hỏi và đổi vai + Cùng nhận xét câu trả lời của nhau. - Cả lớp: + Một số HS đọc cả đoạn trước lớp. + Nghe GV kể lại câu chuyện và nêu câu hỏi cuối đoạn để trả lời. + Tím các tiếng / từ chúa vần uân, uât, uây có trong đoạn. Nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. Thứ năm ngày 07 tháng 01 năm 2021 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 17D: UYÊN, UYÊT, UYT (2 TIẾT) I.MỤC TIÊU HS đọc đúng vần uyên, uyêt, uyt; đọc đúng tiếng, từ ngữ, đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh. Trả lời được câu hỏi về đoạn thơ. Viết đúng: uyên, uyêt, uyt, GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 chuyền. Nhìn tranh, nói những điều em biết về công việc, hoạt động của các chú bộ đội (HĐ1). II. CHUẨN BỊ: GV: - Tranh phóng to HDD1, HĐ 4 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động khởi động: HĐ1: Nghe – nói: -HS quan sát tranh tìm nội dung bức tranh tìm từ có chứa các vần sẽ học: bóng chuyền, duyệt binh, tuýt coì -GV giới thiệu bài. Hoạt động khám phá: a. Đọc: -HS lắng nghe GV hướng dẫn đánh vần tiếng chuyền, duyệt ,tuýt. Phân tích các tiếng trên để xác định cấu tạo tiếng. -HS đánh vần và đọc trơn tiếng chuyền, duyệt ,tuýt theo CN, nhóm, dãy, lớp. Đọc lại từ bóng chuyền, duyệt binh, tuýt còi b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới: -GV giao cho HS đọc các tiếng trong thẻ: truyện tranh, cây nguyệt quế -HS đọc theo cá nhân, nhóm đôi, lớp. Hoạt động luyện tập: c. Đọc hiểu: -HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung tranh và đọc từ ngữ -Thi đọc giữa các nhóm -HS đọc các từ dưới tranh theo thước chỉ của GV d. Viết: -HS nghe Gv nêu cách viết vần uyên, uyêt, uyt, chuyền -HS viết bảng con: uyên, uyêt, uyt -GV quan sát, sửa lỗi. Hoạt động vận dụng: Đọc hiểu đoạn Những con thuyền nhỏ -HS quan sát tranh, tìm những gì em thấy trong bức tranh. - HS luyện đọc đoạn: Những con thuyền nhỏ Những con thuyền nhỏ trên dòng sông mơ . GV hướng dẫn HS đọc theo CN, nhóm, lớp. - Trả lời câu hỏi: Những con thuyền bằng lá có màu gì? Dặn dò HS làm bài tập trong VBT. TOÁN: ÔN TẬP SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 20 GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 I.MỤC TIÊU - Học sinh thành thạo việc so sánh sắp thứ tự các số trong phạm vi 20. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bộ đồ dùng học toán . - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức cho hs trò chơi " Ai nhiều ai đúng" HS thực hiện theo hiệu lệnh của gv - GV viết số lên bảng kèm theo dấu hs sẽ gắn các số thích hợp VD: 11 > 10 ,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0 GV nhận xét , tuyên dương. GV giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập a.Hoạt động thực hiện HĐ 1 trong SHS. - HS thực hiện nói nhiều hơn , ít hơn hoặc bằng HS thực hiện đếm và nói so sánh giữa 2 nhóm vật - GV gọi lần lượt hs đứng dậy nêu kết quả và giải thích Nhận xét.Tuyên dương b. Hoạt động thực hiện HĐ 2 trong SHS - HS tự thực hiện viết dãy số liên tiếp từ bé đến lớn và ngược lại. - GV quan sát hs và hỗ trợ hs còn hạn chế. - Đổi chéo kiểm tra kết quả - Gọi 3 -4 hs nêu kết quả Nhận xét , tuyên dương c. Hoạt động thực hiện HĐ 3 trong SHS GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - HS tự thực hiện điền dấu vào ô trống. GV theo dõi , hỗ trợ hs nhắc nhở hs Huy động kết quả, gọi 2 - 3 hs trình bày giải thích - Nhận xét , tuyên dương d. Hoạt động thực hiện HĐ 4 trong SHS - HS tự thực hiện sắp xếp các số đã cho theo thứ tự GV theo dõi , hỗ trợ hs nhắc nhở hs Huy động kết quả, gọi 2 - 3 hs trình bày giải thích - Nhận xét , tuyên dương ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN ÔN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU - Học sinh ôn tập các kĩ năng đọc, viết, đếm, phân tích cấu tạo các số trong phạm vi 20 và kĩ năng đặt tính và tính, điền dấu >, <, = II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bộ đồ dùng học toán. Tranh minh họa BT 1,2. - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC * Hoạt động LUYỆN TẬP 1. HS thực hiện HĐ 1 trong vở BT - HS đọc số dưới hình vuông - HS nhìn hình vẽ, tranh SHS xác định số lượng hình vuông rồi tô màu * GV nhận xét bài làm của HS 2. HS thực hiện HĐ 2 trong vở BT - HS quan sát hình vẽ, ở miix cây có ghi 1 số, 1 số cây chỉ có ô vuông - HS điền số vào mỗi ô trống đó - HS đọc lại các số đó: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 - HS đọc dãy số đó theo hình thức đọc xuôi, đọc ngược GV nhận xét, tuyên dương. 3. HS thực hiện HĐ 3 trong vở BT * Đặt tính rồi tính 11 + 4 3 + 15 14 + 3 12 + 7 15 – 2 16 – 6 18 – 7 17 - 5 * GV chốt: HS đặt tính thẳng cột dọc 4. HS thực hiện HĐ 4 trong vở BT GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - Viết dấu >, 15 10 19 14 = 11 + 3 15 > 15 – 3 10 + 7 > 17 – 1 18 – 2 = 14 + 2 - HS đổi vở, sửa bài báo cáo kết quả *GV chốt các so sánh, điền dấu >, < = *Dặn HS hoàn thành BT còn lại trong vở BTT. BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT: BÀI 17E: VẦN ÍT DÙNG (2TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng một số vần ít dùng: uya, uyu, uya, uynh, uych, eng, ec, oeo; đọc đúng tiếng, từ ngữ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to; mô hình, băng hình giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ ít dùng trong bài học. - Vở BT TV1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ1: Đọc vần, từ ngữ: - Cả lớp: Quan sát Giáo viên giới thiệu các từ ngữ chứa vần mới. uya-đêm khuya uyu- khúc khuỷu uynh- phụ huynh uych- huỳnh huỵch eng- xẻng ec- téc nước oeo- khoeo chân HĐ2: Đọc từ ngữ a. Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: + Đọc từ ngữ mới theo hướng dẫn của giáo viên. Chỉ các tiếng chứa vần mới. + Nghe giáo viên phân tích cấu tạo của các vần mới. + Luyện đọc vần mới và đọc tiếng/từ chứa vần mới(đọc cá nhân/ đọc theo cặp/ nhóm). ( Giáo viên hỗ trợ học sinh yếu đọc và phân tích các vần mới) (Nghe giáo viên dặn dò làm bài tập trong vở bài tập) ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN UÊ, UY, ƯƠ I. MỤC TIÊU - Đọc đúng và rõ ràng các vần uơ, uê, uy; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: uơ, uê, uy, lũy tre. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên , con vật có tiếng chứa ich, êch, ach. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, yêu quý các con vật xung quanh mình. II. ĐỒ DÙNG GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Khởi động *Tố chức HOẠT ĐỘNG KHỞ1 ĐỘNG * HĐ1: Nghe- nói - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : ? Em thấy gì ở trong tranh? - Cây hoa huệ, lũy tre, cây vạn tuế, nhà sàn, con voi. ? Con vật trong tranh đang làm gì? - Con voi đang huơ vòi. - Nhận xét, khen ngợi - GV giới thiệu các vần mới: Trong các từ hoa huệ lũy tre. huơ vòi có các vần nào đã học, còn những vần uê, uy, uơ. Đó là ba vần mới mà ta học hôm nay. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 17B: uê, uy, uơ. B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : ươ, uê, uy, hoa huệ, lũy tre, huơ vòi, xum xuê, tàu thủy, thuở xưa, huy hiệu măng non, cây vạn tuế; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 169 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(một con cá to và 2 con cá nhỏ) - HS đọc hai câu đố ở trong SGK và trả lời. - HS trả lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT TV trang 83). uơ uy uê xum xuê thuở xưa tàu thủy - HS nối và đọc lại các từ trên. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối câu với hình. ( VBT TV trang 83 ) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - HS quan sát, đọc cụm từ dưới tranh - HS nối cụm từ với tranh thích hợp. Tranh 1 : huy hiệu măng non Tranh 2 : cây vạn tuế - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài Cá hồi. Tìm từ ngữ trong bài điền vào chỗ trống. Thuở bé, cá hồi sống ở a. sông b. biển (VBTTV trang 83) - HS trả lời. - GV nhận xét Bài 4: Đọc và viết: Thuở bé, cá hồi sống ở sông. - HS viết tiếp câu vào vở - GV quan sát, giúp đỡ HS D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ sáu ngày 8 tháng 01 năm 2021 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 17 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: uê, uy, uơ, uân, uât, uây, uyên, uyêt, uyt. - Biết viết từ ngữ: hoa huệ, luỹ tre, huơ vòi, chuẩn bị, sản xuất, bóng chuyền, duyệt binh, tuýt còi, trăng khuyết, phụ huynh, ngoe nguẩy. - Thích luyện viết chữ đẹp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ ngữ: uê, uy, uơ, uân, uât, uây, uyên, uyêt, uyt, hoa huệ, luỹ tre, huơ vòi, chuẩn bị, sản xuất, bóng chuyền, duyệt binh, tuýt còi, trăng khuyết, phụ huynh, ngoe nguẩy. - Tranh ảnh: hoa huệ, luỹ tre, huơ vòi, chuẩn bị, sản xuất, bóng chuyền, duyệt binh, tuýt còi, trăng khuyết. HS: Tập viết 1-Tập 1. Bút mực. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Bỏ thẻ độc từ. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: (tương tự như ở các bài trước). - Nhóm: Từng nhóm HS thực hiện trò chơi theo HD của GV bằng các thẻ ghi từ. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần - Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào chữ GV chỉ rồi đọc: uê, uy, uơ, uân, uât, uây, uyên, uyêt, uyt, mỗi vần viết 1-2 lần. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, hướng dẫn viết từng chữ ghi vần: uê, uy, uơ, uân, uât, uây, uyên, uyêt, uyt(mỗi từ viết 2 lần; nhớ điểm đặt bút của từng chữ). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từng vần. Nghỉ giữa tiết * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ 4: Viết từ, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ ngữ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: đhoa huệ, luỹ tre, huơ vòi, chuẩn bị, sản xuất, bóng chuyền, duyệt binh, tuýt còi, trăng khuyết, phụ huynh, ngoe nguẩy(mỗi vần viết 1-2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ - Cả lớp: Xem bài viết của các bạn và nghe GV nhận xét. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN UYÊN, UYÊT, UYT I. MỤC TÊU: Đọc đúng các vần uyên, uyêt, uyt. Đọc trơn được các tiếng, từ chứa vần uyên, uyêt, uyt. HS làm BT 1,2, 3(trang 85) HS nổi trội làm thêm bài tập 4( trang 85) II. CHUẨN BỊ -HS: Vở BT Tiếng việt tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Hoạt động 1 : Khởi động -HS tham gia trò chơi ”Ai nhanh ai đúng” - Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội viết các tiếng chưa các vần uyên, uyêt, uyt đã học lên bảng. Đội nào viết đúng nhiều từ nhanh nhất thì đội đó chiến thắng. * Hoạt động 2: Luyện tập: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 -HS làm các bài tập: 1,2, 3(trang 85).GV giúp HS nối đúng vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. Nối đúng câu với hình. Đọc bài “Những con thuyền nhỏ” và chọn câu trả lời đúng -HS nổi trội làm thêm bài tập 4( trang 85). Đọc và viết các câu ứng dụng “ Thuyền lá trôi bấp bênh”. Viết hoa chữ T * Hoạt động 3: Vận dụng: HS viết vần từ “ cây nguyệt quế , truyện tranh, xe buýt” vào vở ô ly ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN : ÔN TẬP 6 I. MỤC TIÊU - Biết đếm, đọc, viết thành thạo và hiểu rõ cấu tạo số từ 0 đến 20. - Thành thạo việc xác định một số lượng có đến 20 vật trên cơ sở hiểu cấu tạo các số từ 0 đến 20. - Học sinh yêu thích môn học, thích đếm số lượng của các đồ dùng, con vật. II. ĐỒ DÙNG - HS: VBT, BĐDHT - Gv: Màn hình TV, bảng phụ ghi bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - CTHĐTQ tổ chức trò chơi « Đố bạn » VD : 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Đếm, khoanh vào đúng 1 chục, viết số chiếc kẹo vào ô trống -Nghe GV nêu YC. - HS viết số vào vở, 2 hs lên bảng làm bài. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - HS nhận xét bài bạn. hỏi bạn : Vì sao ? - Nghe GV nhận xét.tuyên dương. Chốt kết quả đúng. Bài 2 : Vẽ thêm hoặc gạch bớt cho đủ số lượng được ghi trên mỗi hình -Nghe GV nêu YC. - HS làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài. - Hs nhận xét bài bạn - Nghe Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 : Viết số, cách đọc số vào chỗ chấm -Nghe GV nêu YC. - HS làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài. - Hs nhận xét bài bạn, hỏi: 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Nghe Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4 : Viết số vào ô trống -Nghe GV nêu YC. Bài tập yêu cầu làm gì ? - HD HS : đếm số ô của thanh socola mà em bé đã bẻ. - HS đếm, viết kết quả vào ô trống - HS nhận xét bạn. - Nghe GV nhận xét, chốt kết quả đúng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Nhận xét tiết học -Dặn dò học sinh đếm thành thạo các số đến 20 SHTT: SINH HOẠT LỚP: ĐỒ UỐNG CỦA EM I. MỤC TIÊU: HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước, nhắc lại bí kíp “ Ba bước Nhớ đồ”; học sinh nhận biết được cảm xúc tích cực trong quá trình làm việc nhóm. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Bìa màu vẽ hình khuôn mặt lên năm ngón tay của giáo viên- nếu có điều kiện, làm cho mỗi ngón tay một chiếc mũ nhỏ( mũ trắng- sữa; mũ da cam- nước cam; mũ xanh lá cây sẫm- trà; mũ giấy cắt xoăn- nước ngọt có ga; mũ đen hoặc nâu- cà phê) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 17. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. + Biết mặc đủ ấm khi trời lạnh. Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở an toàn đuối nước mùa mưa lũ. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Triển khai các hoạt động tháng 1/2021 với chủ đề Thi đua lập thành tích Chào mừng năm mới. - Tích cực học và ôn luyện để kiểm tra cuối học kì 1. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS kính trọng, yêu quý Bác Hồ, thương binh, bộ đội, những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước Giáo viên mời học sinh chia sẻ với bạn ngồi cạnh, hàng ngày mình uống sữa vào lúc nào, uống nước lọc vào lúc nào,nước cam vào lúc nào. Giáo viên mang thước đo chiều cao đến lớp, dựng hoặc dán lên cửa lớp để học sinh có thể đo chiều cao của mình vào giờ nghỉ. HĐ3. HĐ nhóm Câu chuyện về thế giới đồ uống Bản chất: dùng câu chuyện tưởng tượng để nói về đặc điểm của các đồ uống, ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với sức khỏe của học sinh. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: - Giáo viên 11 học sinh lên tương tác với mình. Các hình ảnh mô phỏng hoặc đồ uống thật đặt trên bàn giáo viên. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 - Giáo viên sử dụng ngón tay vẽ hình mặt người, vừa kể vừa đề nghị học sinh hỗ trợ diễn tả. Câu chuyện kể về một cậu bé rất ghét uống sữa và nước hoa quả cả chỉ thích uống trà, cà phê, thích(học sinh làm động tác chê sữa, lắc đầu quầy quậy khi giáo viên đưa cốc sữa vào cốc kem cho bày tỏ thái độ muốn uống nước ngọt, trà và cà phê) Một hôm, khi cậu lên giường chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy tiếng thì thảo. Thì ra, ra đó là tiếng gọi của một chú tí hon nhảy ra từ cốc sữa để trên bàn( giáo viên đưa ngón tay trỏ) “ Chào bạn! Chúng tớ là người của vương quốc đồ uống. Tớ tên là lớn như thổi- sống trong sữa.( học sinh vào vai Lớn như thổi vẫy tay mấy cái)từ các đồ uống trong nhà, những chú Tí hon khác nhảy ra. họ lần lượt giới thiệu( giáo viên lần lượt đưa các ngón tay đã được vẽ mặt ra). “ Tớ tên là Mất ngủ. Tớ sống trong nước trà” “ Tớ tên là Vui vẻ. tớ sống trong nước cam” “Tớ tên là là Đầy hơi, sống trong nước ngọt có ga”. “ Còn tớ là thình thịch. Tớ sống trong cà phê . Nhà tớ còn nhiều anh em nữa cơ nhưng hôm nay để chơi với các bạn chỉ có 5 anh em chúng tớ thôi”.( giáo viên nhắc lại tên 5 chủ tí hon: lớn như thổi ,vui vẻ, đầy hơi, mất ngủ và tim thình thịch) - Giáo viên cầm từng món đồ uống mô phỏng đưa lên và hỏi lại cả lớp xem trong đó có chú tí hon nào. -Giáo viên mời năm bạn từ năm tổ khác nhau vào vai năm chú Tí Hon. 5 học sinh bước lên, mỗi người cầm trên tay đồ uống mô phỏng của mình. giáo viên cho phép các bạn được sáng tạo hình tượng chú Tí Hon nhập vai để tạo tiếng cười. - Giáo viên gợi ý câu hỏi cho từng chú tí hon. Ví vụ: “ Tại sao chú Tí Hon sống trong sữa lại có tên là lớn như thổi?” Mỗi Chú tí hon mang theo một bảo bối. Giáo viên lần lượt mời từng chút tí hon xoay mặt sau của mình mô phỏng đồ uống, có ghi: canxi(sữa); Ta-nanh(trà); cà phê in( cà phê); Vitamin C( nước cam); đường hóa học( nước ngọt có ga) + Chú tí hon lớn như thổi vì phép thuật làm cho trẻ con lớn như thổi. Khi các cô bé, cậu bé bé uống sữa, chú vẫy bảo buổi canxi vào khiến họ cao lên.( giáo viên đề nghị học sinh vào vai lớn như thổi làm động tác với canxi) + Khi mệt mỏi vì trời nắng nóng, vì làm việc học tập vất vả, chúng mình có thể uống nước cam. Uống xong, ta sẽ thấy mát lịm người và hết uể oải, sẽ vui hẳn lên. Đó là nhờ có chú vui vẻ đấy. Vui vẻ có bảo bối Vitamin C. Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể. Để thiếu nó, con người sẽ dễ bị bệnh.( Giáo viên đề nghị học sinh vào vai chú Vui vẻ thể hiện sự vui vẻ, trẻ khỏe mạnh theo cách học sinh muốn làm không, cần gợi ý). GV hỏi cả lớp: “ Vitamin C còn có thể có trong thứ nước nào, ngoài nước cam?” GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo an lớp 1A – Tuần 17 Năm học: 2020 – 2021 + Chú đầy hơi có bảo bối là chất đường. Khi tung bảo bối ra, cậu ấy làm cho ai cũng khó tiêu, dễ béo, hay ợ hơi( giáo viên đề nghị học sinh vào vai chú Đầy hơi thể hiện ôm bụng khó chịu) + Chú mất ngủ lại có hai bảo bối là chất ta-nanh. Chất tạo vị chát, người lớn rất thích. Nhưng chất đó cũng gây khó tiêu, trẻ con uống vào rất có hại, khiến hưng phấn thần kinh, không thể ngủ được. Giáo viên đề nghị học sinh vào vai chú mất ngủ ngáp to.) + Chú Tim Thình thịch có bảo bối cà phê in gây hưng phấn thần kinh mạnh hơn. Vì thế, chú cứ nhảy múa suốt ngày. Uống cà phê nhiều quá thì tim sẽ đập nhanh hơn.( Giáo viên đề nghị học sinh vào vai chú Tim đập thình thịch đặt tay lên tim và nói: “ thình thịch,thình thịch ”) KL: Mỗi loại đồ uống lại có đặc điểm riêng. Nhiều khi chúng ta chỉ uống vì thấy ngon chứ không suy nghĩ xem, đồ uống ấy có lợi, có hại thế nào. Các chú Tí Hon trong câu chuyện Thế giới đồ uống nhắc cho ta biết về những điều đó. 4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH Giáo viên đề nghị mỗi học sinh về nhà chọn một chút tí hon mà mình thấy thú vị. Có thể chọn Chú tí hon của đồ uống của người lớn cũng không sao. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy