Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 1

doc 25 trang thienle22 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_1.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 1

  1. TUẦN 1 KHỐI 5 MÔN LỊCH SỬ: Bài 1: Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ. Cuộc phản công ở kinh thành Huế ( T1) Dạy lớp 5C - tiết 1 – Sáng thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 2 – chiều thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 3 – chiều thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1.KT : Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống pháp. - Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tiến công Gia Định(1859) - Triều đình ký hòa ước ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến. - Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. 2.KN: Biết các đường phố trường học ở địa phương mang tên Trương Định. 3. TĐ: Học tập lòng yêu nước của Trương Định 4. NL: Hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề. II, Chuẩn bị: - Tranh SGK phóng to - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
  2. Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn hát. - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược: Việc 1: GV giới thiệu bài kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Việc 2: HS quan sát thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?( đã đứng lên chống Pháp) ? Triều đình nhà Nguyễn tỏ thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? ( kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam kì cho thực dân Pháp ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến) Việc 3: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 4: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ.
  3. - Triều đình ký hòa ước ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến. + Nắm được tình hình thời kì đầu chống Pháp ở Nam Kì. + Học tập lòng yêu đất nước của nhân dân và Trương Định. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời 2: Tìm hiểu về “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định: Việc 1: Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn, lo lắng? ( Giữa lệnh vua và lòng dân Trương Định chưa biết phải làm thế nào cho phải) + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? ( đồng lòng tôn ông lên làm chủ soái.) + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? ( Ở lại cùng nghĩa quân và nhân dân chống giặc.) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình. Việc 4: GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu. Sau đó đặt vấn đề thảo luận chung với cả lớp. + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều định triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
  4. => Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. Nhân dân ta đã lập đền thờ ông tại quê nhà Quảng Ngãi. Đồng thời tên ông còn được dùng để đặt tên cho các đường phố và trường học *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. + Học tập lòng yêu đất nước của Trương Định. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Ôn lại bài cùng gia đình. MÔN ĐỊA LÍ : Việt Nam đất nước chúng ta (T1) Dạy lớp 5C - tiết 2 – Sáng thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 3 – sáng thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 4 – sáng thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 I. MỤC TIÊU: 1.KT: Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam: + Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo. + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 2. KN: Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km 2. Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ(lược đồ). 3. TĐ: Biết yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.
  5. 4. NL: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại. Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dọc theo chiều Bắc Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. *Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (bộ phận) - Biết đặc điểm về vị trí địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu - Biết tên một số quần đảo, đảo của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta. - Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh hải II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Các tranh SGK. - VBT in. 2. Học sinh: - SGK Địa lý, vở BT in. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở.
  6. - HĐTQ điều hành lớp hát bài “Việt Nam quê hương tôi” - Giới thiệu chung về nội dung môn Địa lí 5: 2 phần, địa lí VN và địa lí thế giới. - Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhớ lại một số kiến thức đã học. Biết được nội dung địa lí 5 gồm 2 phần: “Địa lí Việt Nam và địa lí Thế Giới” - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thảo luận nhóm đôi Việc 1: Quan sát bản đồ các nước trên thế giới kết hợp đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên bản đồ? ? Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào? ? Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì? ? Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta (đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung 2. Thảo luận nhóm lớn Việc 1: Quan sát bản đồ, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Đất nước Việt Nam nằm ở đâu và gồm những bộ phận nào?
  7. - Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung 3. Trò chơi Việc 1: GV hướng dẫn chơi trò chơi “Chỉ nhanh, chỉ đúng” + Hai đội tham gia chơi + Từng cặp học sinh nghe theo yêu cầu của GV để thực hiện chỉ các địa điểm trên bản đồ. Đội nào chỉ đúng và nhanh sẽ thắng Việc 2: HS tham gia chơi Việc 3: Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc - Đánh giá: - Tiêu chí: Mô tả được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi - Nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về đất nước Việt Nam (con người, thiên nhiên ) ———— ————
  8. KHOA HỌC SỰ SINH SẢN ( T1) Dạy học lớp 5B: Tiết 3- Sáng Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2020 Khoa học: SỰ SINH SẢN I . Mục tiêu: 1.KT: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình 2.KN: Hiểu được ý nghĩa của việc sinh sản. 3.TĐ: - Giáo dục HS thương yêu bố mẹ, anh chị em. 4.NL: - Hợp tác, tự học II. Chuẩn bị: - GV : Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai?’’. III. Hoạt động dạy - học: A. HỌAT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu. 2. Chơi trò chơi: “Bé là con ai?” V1: - Gv phổ biến trò chơi: Bé là con ai? V2: - Chơi theo nhóm đôi V3: - Tuyên dương các nhóm thắng cuộc
  9. * Đánh giá: - TCĐG: + Biết mình là con ai + Giáo dục cho H yêu biết yêu gia đình. + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trò chơi 3. Ý nghĩa của sự sinh sản V1: - Quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình . V2: - Chia sẻ và tìm ra ý nghĩa của Sự sinh sản V3: - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. V4: - Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản. V5: - NT báo cáo kết quả (Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mooic gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau) V6: - Đọc mục bạn cấn biết * Đánh giá: - TCĐG: + Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình + Ý nghĩa của việc sinh sản. + Yêu thương người thân trong gia đình + Tự học, hợp tác
  10. - PPĐG: Quan sát. vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà năm lại ý nghĩa của sự sinh sản ———— ———— KHOA HỌC: : SỰ SINH SẢN ( T2) Dạy lớp 5B - tiết 2 – Chiều thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 I . Mục tiêu: 1.KT: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình 2.KN: Hiểu được ý nghĩa của việc sinh sản. 3.TĐ: - Giáo dục HS thương yêu bố mẹ, anh chị em. 4.NL: - Hợp tác, tự học II. Chuẩn bị: - GV : Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai?’’. III. Hoạt động dạy - học: A. HỌAT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu.
  11. 2. Chơi trò chơi: “Bé là con ai?” V1: - Gv phổ biến trò chơi: Bé là con ai? V2: - Chơi theo nhóm đôi V3: - Tuyên dương các nhóm thắng cuộc * Đánh giá: - TCĐG: + Biết mình là con ai + Giáo dục cho H yêu biết yêu gia đình. + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trò chơi 3. Hoàn thành nội dung các bài tập V1: - Quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình . V2: - Chia sẻ và tìm ra ý nghĩa của Sự sinh sản V3: - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. V4: - Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản. V5: - NT báo cáo kết quả (Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mooic gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau) * Đánh giá:
  12. - TCĐG: + Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình + Ý nghĩa của việc sinh sản. + Yêu thương người thân trong gia đình + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà xem lại ý nghĩa của sự sinh sản KHỐI 4 MÔN LỊCH SỬ: Môn Lịch sử và Địa lí (t1) Dạy lớp 4A - tiết 4 – Sáng thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4B - tiết 5 – Sáng thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 2 – sáng thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 1 – sáng thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1. KT: Nêu được vị trí và hình dạng (phần đất liền) nước ta trên bản đồ 2. KN: Nêu được nước ta có 54 dân tộc . Các dân tộc đều có chung Lịch sử, chung Tổ quốc 3.TĐ: Nhận biết được thiên nhiên và cuộc sống của con người ở mỗi vùng có sự khác nhau 4.NL: Chỉ được vị trí nước ta trên bản đồ II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, hình ảnh minh họa
  13. - HS: SHD, vở III. Tổ chức các hoạt động học tập A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Hát B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xác định nước ta trên bản đồ và những bộ phận hợp thành của lãnh thổ * Hoạt động 1 : Quan sát bản đồ hành chính VN Việc1:Yêu cầu HS Quan sát bản đồ hành chính VN trả lời các câu hỏi sau: + Phần đất liền nước ta giáp với nước nào ? +Phần đất liền nước có hình dáng ntn? Việc 2 : Gọi một vài HS TL. *Đánh giá: - Tiêu chí : Thao tác chỉ đúng trên bản đồ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - PP: Quan sát -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thiên nhiên,đời sống, sản xuất của một số dân tộc ở một số vùng Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo gợi ý sau: + HS giới thiệu tranh ảnh Việc 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung *Đánh giá
  14. - Tiêu chí :+Tìm ra kết quả riêng của thiên nhiên của mỗi vùng. +Trao đổi và nhận xét về trang phục của người phụ nữ ở một số dân tộc -PP: vấn đáp -Kĩ thuật : Trình bày miệng, C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Hỏi các em thuộc dân tộc nào MÔN ĐỊA LÍ : Môn Lịch sử và Địa lí (t2) Dạy lớp 4B - tiết 2 – chiều thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4A - tiết 1 – chiều thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 2 – sáng thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1.KT: Nêu được vị trí và hình dạng (phần đất liền) nước ta trên bản đồ 2.KN: Nêu được nước ta có 54 dân tộc . Các dân tộc đều có chung Lịch sử, chung Tổ quốc 3.TĐ: Nhận biết được thiên nhiên và cuộc sống của con người ở mỗi vùng có sự khác nhau 4.NL: Chỉ được vị trí nước ta trên bản đồ II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, hình ảnh minh họa - HS: SHD, vở III. Tổ chức các hoạt động học tập A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Hát B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  15. 1. Xác định nước ta trên bản đồ và những bộ phận hợp thành của lãnh thổ * Hoạt động 1 : Quan sát bản đồ hành chính VN Việc1:Yêu cầu HS Quan sát bản đồ hành chính VN trả lời các câu hỏi sau: + Phần đất liền nước ta giáp với nước nào ? +Phần đất liền nước có hình dáng ntn? Việc 2 : Gọi một vài HS TL. ĐGTX: - Tiêu chí : Thao tác chỉ đúng trên bản đồ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thiên nhiên,đời sống, sản xuất của một số dân tộc ở một số vùng Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo gợi ý sau: + HS giới thiệu tranh ảnh Việc 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ĐGTX: - Tiêu chí : + Tìm ra kết quả riêng của thiên nhiên của mỗi vùng. + Trao đổi và nhận xét về trang phục của người phụ nữ ở một số dân tộc - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật : Trình bày miệng
  16. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Hỏi các em thuộc dân tộc nào? KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? Dạy học lớp 4A: Tiết 3- chiều Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: Sau bài học, em 1.KT: Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình. 2.KN: Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm ,chăm sóc ,giao tiếp xã hội, các phưng tiện giao thông, giải trí. 3. TĐ: Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần. 4.NL: HS nêu được côn người cần thức ăn, nước uống, không khí, nhiệt độ để sống. II. Đồ dùng dạy –học: - GV: Các hình ảnh trong sgk và một loại thức ăn có sẵn - HS: SGK, bút, thước, một loại thức ăn có sẵn III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: GV yêu cầu CTHĐTQ kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của các nhóm. 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng Hoạt đông 1: Tìm hiểu mục tiêu
  17. Việc 1: - Đọc mục tiêu của bài trang 3 sgk Việc 2: - Trao đổi với bạn về mục tiêu Hoạt đông 2: Liên hệ thực tế: Việc 1: - Nêu những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống là gì? Việc 2: - Hai hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống là gì ? Hoạt đông 3: Quan sát và thảo luận: Việc 1: Quan sát và đọc kĩ ghi chú dưới hình Việc 2: - Thảo luận với bạn bên cạnh Việc 3: - Thống nhất kết quả trong nhóm Hoạt đông 4:Trả lời câu hỏi : Việc 1: -Con người cần gì để duy trì sự sống? -Ngoài các yếu tố để duy trì sự sống của con người còn cần gì?
  18. Việc 2 : -Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Tiêu chí đánh giá: Biết được những yếu tố con người cần cho cuộc sống :Không khí,thức ăn, nước uống,nhà ở, ., đi học, , gia đình, bạn bè ,làng xóm, - PP:vấn đáp - KT: Trình bày miệng ,nhận xét. Hoạt đông 5:Quan sát và nhận xét Việc 1: Đại diện nhóm trình bày kết quả Việc 2: - GV cùng hs nhận xét những việc bạn đã làm Hoạt đông 6: Đọc và Trả lời. Việc 1: - Đọc nội dung trong sgk và trả lời con người cần gì để duy trì sự sống * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Việc 2: - GV cùng hs nhận xét những việc bạn đã làm
  19. -Tiêu chí: HS nắm được con người cần thức , nước uống, không khí ,ánh sáng PP:vấn đáp - KT: Trình bày miệng ,nhận xét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Trò chơi Việc 1: Mỗi nhóm hs cử một hs 1 bạn đến góc học tập lấy sơ đồ” sau:(SGK) Việc 2:Thảo luận điền thông tin theo nhóm -Các nhóm lần lượt trình bày kết quả nhóm nào nhanh là nhóm đó thắng - GV cùng hs nhận xét, tuyên dưỡng những việc bạn đã làm -Tiêu chí: Điền được những thông tin đúng vào sơ đồ PP:vấn đáp - KT: Trình bày miệng ,nhận xét C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Trao đổi với người thân những điêu em đã được học trong bài. ———— ————
  20. KHOA HỌC: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO?(T1) Dạy lớp 4A- tiết 5 – chiều thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: Sau bài học, em 1.KT: Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. 2. KN: Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 3. TĐ: Biết yêu thích môn học thích khám phá 4.NL: HS hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II. Đồ dùng dạy –học: - GV: Các hình ảnh trong sgk - HS: SGK, bút, thước A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai đúng” - CTHĐTQ lần lượt đưa một số câu hỏi HS nắm được con người cần gì để sống. TC:HS tự tin bày tỏ ý kiến PP:Quan sát ,vấn đáp gợi mở KT:Nhận xét bằng lời 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng Hoạt đông 1: Tìm hiểu mục tiêu
  21. Việc 1: - Đọc mục tiêu của bài trang 3 sgk Việc 2: - Trao đổi với bạn về mục tiêu Hoạt đông 2: Liên hệ thực tế: Việc 1: - Để duy trì sự sống hằng ngày, cơ thể phải lấy những gì từ môi trường và thải ra những gì từ môi trường? Việc 2: - Hai hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về cơ thể phải lấy và thải ra những gì từ môi trường -Tiêu chí: Nêu được những yếu tố con người cần cho cuộc sống :Hằng ngày cơ thể người phải lấy tư môi trường thức ăn nước uống, khí ô xi và thải ra ngoài môi trường phân ,nước tiểu, khí các-bô-níc -PP:Vấn đáp -KT: Trình bày miệng ,tôn vinh học tập. Hoạt đông 3: Quan sát sơ đồ và thảo luận: Việc 1: Quan sát và đọc kĩ ghi chú dưới hình Việc 2: - Thảo luận với bạn bên cạnh Việc 3: - Thống nhất kết quả trong nhóm . Hoạt đông 4: Đọc và Trả lời.
  22. Việc 1: - Đọc nội dung trong sgk và trả lời câu hỏi SGK T10 * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Việc 2: - GV cùng hs nhận xét những việc bạn đã làm -Tiêu chí: HS nắm được trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường PP:vấn đáp - KT: Trình bày miệng ,nhận xét C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Trao đổi với người thân những điều em đã được học trong bài. ———— ————
  23. KHỐI 2 THỦ CÔNG GẤP TÊN LỬA Thời lượng: 2 tiết Dạy lớp 2A - tiết 1 – Sáng thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2C - tiết 2 – Sáng thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2B - tiết 3 – Sáng thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2D- tiết 4 – Sáng thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2E - tiết 4 – sáng thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu - KT: Biết gấp tên lửa. - KN: Gấp được tên lửa, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - TĐ: Biết yêu quí môn học, hoàn thành sản phẩm. - NL: Tự học II.Chuẩn bị - GV: Tranh SGK - HS: VBT, giấy màu, kéo, keo III. Phân bố thời gian các hoạt động dạy học: - Tiết 1: A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành - Tiết 2: B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng IV. Các hoạt động dạy- học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm Hoạt động 1:Quan sát và nhận xétmẫutên lửa. Việc 1: Quan sát mẫu tên lửa và trả lời câu hỏi: + Hình dáng của tên lửa + Tên lửa có những bộ phận nào?
  24. + Tên lửa làm bằng chất liệu gì? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ. Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với GV. Quan sát GV thực hiện thao tác mở dần mẫu tên lửa và gấp lại như hình dạng ban đầu để sơ bộ hiểu được các bước gấp. Hoạt động 2. Quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tên lửa Việc 1: Quan sát tranh, thảo luận về các bước thực hiện gấp tên lửa. Việc 2: Chia sẻ trong nhóm Việc 3: Chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung, thống nhất câu trả lời. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nắm đặc điểm cấu tạo và hình dáng của tên lửa; Nắm được các cách gấp; Có ý thức tự giải quyết vấn đề và hợp tác nhóm. - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 3.Thực hành. Việc 1: Hướng dẫn cả lớp thực hành: Việc 2: Cả lớp thực hành *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: Gấp được tên lửa có đầy đủ các bộ phận; Biết gấp các nếp gấp tương đối thẳng, sử dụng giấy màu theo ý thích. - Phương pháp: Quan sát, Tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Khích lệ, động viên, Thực hành Hoạt động 4.Trưng bày, nhận xét sản phẩm *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nêu được nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà gấp máy bay phản lực với các chất liệu khác