Giáo án Hoạt động giáo dục thể chất - Lớp 5 - Tuần 6 đến 10

docx 19 trang thienle22 8050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục thể chất - Lớp 5 - Tuần 6 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_giao_duc_the_chat_lop_5_tuan_6_den_10.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động giáo dục thể chất - Lớp 5 - Tuần 6 đến 10

  1. TUẦN 6 BÀI 11: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng - Thực hiện cơ bản đúng điểm số,dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái - Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi” Nhảy ô tiếp sức” * Thái độ: Tích cực tập luyện và ý thức kỷ luật cao II. Phương tiện: - Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: *Khởi động: - Vỗ tay hát vừa giậm chân, vừa di chuyển để dàn hàng ngang. - Xoay kĩ các khớp : Cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai, cánh tay A. Hoạt động cơ bản: Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học * Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,dàn hàng, dồn hàng, đi dều vòng phải, vòng trái, đứng lại .(hoạt động nhóm) Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển điều khiển Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả - Đi đều vòng phải, vòng trái Việc 1: GV hướng dẫn và làm mẫu động tác Việc 2: Gv điều khiển Việc 3: Cán sự điều khiển . GV quan sát sửa sai Việc 4: Thi đua giữa các tổ. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. Hoạt động thực hành: *Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”. Việc 1: Gv nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi. Việc 2: Phổ biến luật chơi Việc 3: Tổ chức cho hs chơi thử 1-2 lần rồi chơi chính thức.
  2. Việc 4: Nhận xét đánh giá trò chơi. Tiêu chí: Nêu được tên trò chơi, tham gia được trò chơi Phương pháp: Quan sát, vấn đáp Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời. *Thả lỏng, hồi tỉnh, củng cố bài.(hoạt động cả lớp) C. Hoạt động ứng dụng: Em hãy hướng dẫn anh, chị, em các động tác đội hình đội ngũ và trò chơi. Lớp: Ngày dạy: Lớp: Lớp: BÀI 12: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH” I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái - Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi” Nhảy đúng nhảy nhanh” * Thái độ: Tích cực tập luyện và ý thức kỷ luật cao II. Phương tiện: - Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: *Khởi động: - Vỗ tay hát vừa giậm chân, vừa di chuyển để dàn hàng ngang. - Xoay kĩ các khớp : Cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai, cánh tay A. Hoạt động cơ bản: Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học * Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại .(hoạt động nhóm)
  3. Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển điều khiển Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả - Đi đều vòng phải, vòng trái Việc 1: GV hướng dẫn và làm mẫu động tác Việc 2: Gv điều khiển Việc 3: Cán sự điều khiển . GV quan sát sửa sai Việc 4: Thi đua giữa các tổ. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, thực hiện đúng điểm số, đi đều, vòng phải, trái. Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. Hoạt động thực hành: *Trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”. Việc 1: Gv nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi. Việc 2: Phổ biến luật chơi Việc 3: Tổ chức cho hs chơi thử 1-2 lần rồi chơi chính thức. Việc 4: Nhận xét đánh giá trò chơi. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời *Thả lỏng, hồi tỉnh, củng cố bài.(hoạt động cả lớp) C. Hoạt động ứng dụng: Em hãy hướng dẫn anh ,chị, em các động tác đội hình đội ngũ và trò chơi.
  4. Lớp: Ngày dạy: Lớp: Lớp: TUẦN 7 BÀI 13: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ TRAO TÍN GẬY” I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng - Thực hiện cơ bản đúng điểm số,dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái - Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi” Trao tín gậy” * Thái độ: Tích cực tập luyện và ý thức kỷ luật cao II. Phương tiện: - Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, gậy tre 3-5 cái. III. Các hoạt động dạy học: *Khởi động: - Vỗ tay hát vừa giậm chân, vừa di chuyển để dàn hàng ngang. - Xoay kĩ các khớp : Cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai, cánh tay A. Hoạt động cơ bản: Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học * Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,dàn hàng, dồn hàng, đi dều vòng phải, vòng trái, đứng lại .(hoạt động nhóm) Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển điều khiển Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả - Đi đều vòng phải, vòng trái Việc 1: GV hướng dẫn và làm mẫu động tác Việc 2: Gv điều khiển Việc 3: Cán sự điều khiển . GV quan sát sửa sai Việc 4: Thi đua giữa các tổ. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, thực hiện đúng điểm số, đi đều, vòng phải, trái.
  5. Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. Hoạt động thực hành: *Trò chơi “ Trao tín gậy”. Việc 1: Gv nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi. Việc 2: Phổ biến luật chơi Việc 3: Tổ chức cho hs chơi thử 1-2 lần rồi chơi chính thức. Việc 4: Nhận xét đánh giá trò chơi. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời *Thả lỏng, hồi tỉnh, củng cố bài.(hoạt động cả lớp) C. Hoạt động ứng dụng: Em hãy hướng dẫn anh ,chị, em các động tác đội hình đội ngũ và trò chơi. Lớp: Ngày dạy: Lớp: Lớp: BÀI 14: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ TRAO TÍN GẬY” I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái - Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi” Trao tín gậy” * Thái độ: Tích cực tập luyện và ý thức kỷ luật cao II. Phương tiện: - Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, gậy tre 3-5 cái. III. Các hoạt động dạy học: *Khởi động: - Vỗ tay hát vừa giậm chân, vừa di chuyển để dàn hàng ngang. - Xoay kĩ các khớp : Cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai, cánh tay A. Hoạt động cơ bản: Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
  6. * Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đi dều vòng phải, vòng trái, đứng lại .(hoạt động nhóm) Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển điều khiển Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả - Đi đều vòng phải, vòng trái Việc 1: GV hướng dẫn và làm mẫu động tác Việc 2: Gv điều khiển Việc 3: Cán sự điều khiển . GV quan sát sửa sai Việc 4: Thi đua giữa các tổ. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, thực hiện đúng điểm số, đi đều, vòng phải, trái. Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. Hoạt động thực hành: *Trò chơi “ Trao tín gậy”. Việc 1: Gv nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi. Việc 2: Phổ biến luật chơi Việc 3: Tổ chức cho hs chơi thử 1-2 lần rồi chơi chính thức. Việc 4: Nhận xét đánh giá trò chơi. Tiêu chí: Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, thực hiện đúng điểm số, đi đều, vòng phải, trái. Phương pháp: Quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời *Thả lỏng, hồi tỉnh, củng cố bài.(hoạt động cả lớp) C. Hoạt động ứng dụng: Em hãy hướng dẫn anh ,chị, em các động tác đội hình đội ngũ và trò chơi.
  7. Lớp: Ngày dạy: Lớp: Lớp: TUẦN 8 KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA MÔN BƠI LỘI I. Mục tiêu: - Qua bài học giúp các em nắm bắt được khái niệm, ích lợi tác dụng môn bơi lội; Tầm quan trọng của việc biết bơi; tình trạng học sinh biết bơi, tai nạn đuối nước ở trong nước và địa phương (Quảng Bình, Lệ Thủy); biết được các kiểu bơi, thành tích bơi lội ở Quảng Bình, một số VĐV tiêu biểu trong môn bơi lội. - Giúp cho các em HS hiểu cụ thể hơn khi xem một số hình ảnh về tình hình đuối nước và thực trạng học bơi của học sinh hiện nay. - Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức tập bơi cho bản thân II. Chuẩn bị: - Lớp học - Tranh ảnh, máy trình chiếu. III. Hoạt động học: A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khái niệm về môn bơi lội: Việc 1: GV giới thiệu: Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động tay chân mà người bơi có thể vượt qua được những quãng đường dưới nước với tốc độ nhất định 2: Lợi ích của môn bơi lội:
  8. Việc 1: GV đặt câu hỏi toàn lớp: Bơi lội có lợi ích gì? Việc 2: Thảo luận nhóm. - GV kết luận: + Môn bơi lội có tác dụng rất lớn, thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người( Như hệ thống thần kinh TW, hệ tuần hoàn, hô hấp, phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo. + BL là môn TT có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất, chiến đấu của nhân dân ta. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Tiêu chí: Biết lợi ích của việc bơi lội. Phương pháp: Vấn đáp Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời 3. Các kiểu bơi và thành tích bơi lội của Việt Nam và địa phương Việc 1: Thảo luận nhóm - Em biết những kiểu bơi nào? - Em biết những thành tích bơi lội nào trong nước Việt Nam và ở tỉnh Quảng Bình, huyện Lệ Thủy? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Việc 3: - GV kết luận: + Thông thường có 4 kiểu bơi: Bơi ếch, bơi ngữa, bơi trườn sấp, bơi bướm + Hiện nay Việt Nam có nhiều vận động viên ngang tầm khu vực và thế giới: Ánh Viên, Hoàng Quý Phước. Quảng Bình có Nguyễn Huy Hoàng ở tuyên Hóa ( 05 HCV giải trẻ ĐNA), Ngô Thị Ngọc Quỳnh ở Bố Trạch(HCV 50M ếch vô địch quốc gia) Tiêu chí: Kể tên được một số kiểu bơi. Phương pháp: Vấn đáp Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời 4. Tầm quan trọng của việc biết bơi
  9. Việc 1: GV đặt câu hỏi toàn lớp: Tầm quan trọng của việc biết bơi? Việc 2: Thảo luận nhóm Việc 3: - GV kết luận: - GV kết luận: +Biết bơi giúp các em chống sợ nước, sợ lạnh, tránh đuối nước. Tạo khả năng thích nghi với môi trường và khí hậu thay đổi, nhờ đó ngăn ngừa được các bệnh cảm lạnh + Là phương tiện chữa một số bệnh về thể hình cho trẻ em: Như cong vẹo cuộc sống, co cứng khớp, bệnh béo phì. Đảm bảo sức khỏe để học tập và lao động. Tiêu chí: Biết tác dụng của việc bơi lội. Phương pháp: Vấn đáp Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời *GV giới thiệu thêm về tình trạng học sinh biết bơi, tai nạn đuối nước ở Quảng Bình và ở Việt Nam: + Tỉ lệ học sinh biết bơi hiện nay trên địa bàn Huyện Lệ Thủy của các Trường gửi lên PGD&ĐT Huyện Lệ Thủy năm học 2016 – 2017: TH: 12,94%; THCS: 35,6%. + Tình trạng tai nạn đuối nước ở Việt Nam: Việt Nam có hơn 90 triệu dân, đặc điểm địa hình nằm sát biển, có nhiều sông ngòi, ao hồ, kênh rạch; Vì vậy tai nạn sông nước thường xảy ra; Hàng năm, những tổn hại về người do tai nạn và đặc biệt là tai nạn đuối nước là rất lớn, chiếm một tỷ lệ lớn trong các nạn nhân là học sinh các cấp. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. + Tình trạng tai nạn đuối nước ở Quảng Bình: Trung bình mỗi năm tỉnh ta có 20 trẻ em tử vong do đuối nước (chiếm tỷ lệ gần 50% trong số trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích), trong đó các ca đuối nước tại nhà chiếm khoảng 12,5%, đuối nước ngoài gia đình chiếm khoảng 87,5%. Năm 2010 có 24 trẻ em bị đuối nước, năm 2011 có 18 trẻ bị đuối nước, năm 2012 cũng có 18 trường hợp bị đuối nước. Số trẻ em bị tử vong do đuối nước thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ 5. HS xem một số phóng sự, hình ảnh về tình hình đuối nước, thực trạng học bơi của học sinh hiện nay Việc 1: Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh phóng sự.
  10. Việc 2: Thảo luận nhóm – trình bày cảm nghĩ của mình C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẽ lợi ích, tác dụng của môn bơi lội cho mọi người Lớp: Ngày dạy Lớp: Lớp: GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI THỰC DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC (T1) I. Mục tiêu: - Qua bài học giúp các em nắm bắt được khái niệm, kỹ thuật, các kiểu bơi thực dụng và kỹ thuật đạp nước bơi đứng. - Vận dụng các kiểu bơi vào trong cứu người bị đuối nước. - Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức tập bơi cho bản thân II. Chuẩn bị: - Lớp học - Tranh ảnh, máy trình chiếu. III. Hoạt động học A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khái niệm về bơi thực dụng:
  11. Việc 1: GV giới thiệu: Như chúng ta đã biết, bơi lội ngoài ý ngĩa thi đấu, rèn luyện sức khỏe còn manh tính thực dụng rất lớn. Các kỹ thuật, kiểu bơi được sử dụng theo nhu cầu cuộc sống và áp dụng vào sản xuất và chiến đấu được gọi là bơi thực dụng. 2. Kỹ thuật bơi thực dụng. Việc 1: Thảo luận nhóm - Em biết những kiểu bơi thực dụng nào? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. (Bơi chó, bơi tự do, bơi ếch, bơi ngữa) Việc 3: - GV kết luận: + Bơi thực dụng rất đa dạng, phong phú và phụ thuộc vào điều kiện, tình huống cụ thể. Thông thường khi bơi thực dụng có thể sử dụng các loại kỹ thuật sau. 1. Kỹ thuật đạp nước bơi đứng: Đạp nước bơi đứng là kỹ thuật thường dùng trong đời sống hoặc trong quân sự, để vượt sông ngòi, qua xoáy nước hoặc bơi ngược dòng để vận chuyển hay cấp cứu người bị đuối nước. có nhiều phương pháp đạp nước, nhưng thường gặp là đạp nước chân ếch. Khi bơi, thân người và mặt nước tạo thành một góc độ tương đối lớn (người gần như đứng trong nước) nên thường gọi là đạp nước bơi đứng. Khi đạp nước kiểu này, hai tay thả lỏng duỗi về phía trước, lòng bàn tay và hai cánh tay ép vào trong và ra ngoài, hai chân làm động tác đạp khép chân ếch. bắt đầu đạp khép, trước hết co gối, cẳng chân và bàn chân bẻ ra ngoài. Sau đó hai đầu gối hơi khép lại, dùng cẳng chân và bàn chân ở phía trong để đạp khép. Động tác tay, bàn tay và chân cần phối hợp nhịp nhàng, thân người nổi trong nước. động tác thở cần tiến hành theo nhịp độ tự nhiên cùng với động tác tay và chân. Khi đạp nước để bơi, thân người hơi ngả về trước, chân hơi đạp ra sau và sang bên cạnh, hai tay ép nước về phía sau. nếu đạp nước để bơi sang phía bên thì thân người đổ về phía bên, bàn tay quạt nước và chân đạp nước theo hướng ngược với hướng bơi. có thể bơi di động tự do theo các hướng khác nhau. Người bơi thành thạo chỉ cần dùng hai chân đạp nước. khi đạp nước, đầu luôn luôn ở trên mặt nước giúp cho việc phân biệt phương hướng. Hai tay có thể đưa lên mặt nước tự do để giữ nắm các vật Kỹ thuật bơi này tốc độ tương đối chậm và thường được sử dụng để vượt qua chỗ nước chảy xiết, sông hồ và mang vác đồ đạc Tiêu chí: Học sinh biết được khái niệm kỹ thuật bơi thực dụng, bước đầu biết kỹ thuật đạp nước bơi đứng. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
  12. - Chia sẽ lợi ích, tác dụng của môn bơi thực dụng cho mọi người Lớp: Ngày dạy Lớp: Lớp: TUẦN 9 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI THỰC DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC (T2) I. Mục tiêu: - Qua bài học giúp các em nắm bắt được kỹ thuật bơi nghiêng và bơi ếch ngữa. - Vận dụng các kiểu bơi vào trong cứu người bị đuối nước. - Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức tập bơi cho bản thân II. Chuẩn bị: - Lớp học - Tranh ảnh, máy trình chiếu. III. hoạt động học: A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khái niệm về bơi thực dụng:
  13. Việc 1: GV giới thiệu: Như chúng ta đã biết, bơi lội ngoài ý ngĩa thi đấu, rèn luyện sức khỏe còn manh tính thực dụng rất lớn. Các kỹ thuật, kiểu bơi được sử dụng theo nhu cầu cuộc sống và áp dụng vào sản xuất và chiến đấu được gọi là bơi thực dụng. 2. Kỹ thuật bơi thực dụng. Việc 1: Thảo luận nhóm - Em biết những kiểu bơi thực dụng nào? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Việc 3: - GV kết luận: 1. Kỹ thuật bơi nghiêng: Khi bơi nghiêng, thân người nằm nghiêng trong nước, hai tay thay nhau quạt nước, hai chân làm động tác cắt kéo để lướt về trước, có nhiều kiểu bơi nghiêng, đại thể có thể chia thành hai loại: Một loại là tay vung trên mặt nước và một loại là tay không vung trên mặt nước. Khi bắt đầu bơi, tay trên vung trên không (hoặc đưa tay ra trước ở dưới nước), vào nước ở phía trước đầu. Sau khi vào nước, quạt nước men theo cơ thể thẳng ra sau, đến ngang đùi thì kết thúc. Tay dưới duỗi ra trước từ phía dưới cơ thể, lòng bàn tay úp xuống dưới, hơi gập cổ tay, co khuỷu, quạt nước chếch xuống phía dưới ngực và khi quạt nước đến phía dưới bụng thì kết thúc. Sau đó lòng bàn tay hướng lên trên, men theo bụng, ngực duỗi thẳng lên phía đầu. Động tác phối hợp hai tay như sau: tay trên bắt đầu quạt nước, tay dưới bắt đầu duỗi ra trước. hai tay gặp nhau ở trước ngực và duỗi thẳng thành tư thế ban đầu. Động tác của chân là: Khi tay trên vào nước thì co chân trên ra phía trước và co chân dưới ra phía sau. khi hoàn thành động tác co chân, bàn chân của chân trên cong hình bàn cuốc, bàn chân của chân sau duỗi thẳng, tay dưới duỗi thẳng phía trước, tay trên duỗi thẳng cạnh thân Bơi nghiêng có tính thực dụng tương đối lớn, thường được sử dụng để mang đồ đạc qua sông hồ và cứu đuối. 2. Bơi ếch ngửa: Bơi ếch ngửa là kiểu bơi ếch ở tư thế thân người nằm ngửa, mặt nhô lên khỏi mặt nước, cằm hơi áp sát ngực. Động tác chân gần giống trong bơi ếch, chủ yếu là co đạp cẳng chân.Động tác hai tay cùng lúc quạt nước- từ phía trước đầu, qua cạnh thân đến tận đùi. Sau đó cùng lúc vung tay trên không và lăng ra phía trước đầu. Vào nước và tiếp tục làm chu kỳ động tác sau. Khi quạt nước, hai tay hơi cong, bàn tay và cẳng tay cần đối diện với phương hướng quạt nước. kết thúc quạt nước, cần để thời gian lướt nước hợp lý. Phối hợp độn gtác tay- chân- thở là: Động tác tay- chân tiến hành luân phiên; động tác đạp nước của chân phải tách rời vớ động tác quạt nước của tay (cũng có thể tiến hành đồng thời). Lúc hai tay quạt
  14. nước, thân người và đùi duỗi thẳng tự nhiên thành hình thoi lướt nước. tay rút khỏi nước, vung lên không về phía đầu; khi tay vung đến đầu thì co chân; tay vung quá nửa đầu (sắp vào nước) thì bắt đầu đạp chân. Động tác thở (hít vào) lúc hai tay quạt nước kết thúc. Khi hai tay đang quạt nước thì thở ra. Bơi ếch ngửa thường dùng trong vận chuyển đồ đạc hoặc cứu đuối v.v Tiêu chí: Biết được kỹ thuật bơi nghiêng, bơi ếch ngữa. Phương pháp: Vấn đáp Kỹ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẽ lợi ích, tác dụng của môn bơi thực dụng cho mọi người Lớp: Ngày dạy Lớp: Lớp: KHÔNG ĐƯỢC BƠI TRONG VÙNG NƯỚC LŨ (NHẬN BIẾT HIỂM HỌA VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC) I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được những nguy hiểm ở môi trường nước. - Giúp HS có những kỷ năng cơ bản về an toàn chóng đuối nước. - Giúp HS có thể tự cứu mình và những người xung quanh khi bị đuối nước. II. Hoạt động học: A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.HĐ1: Không được bơi trong vùng nước lũ, lụt. Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh
  15. Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu hỏi. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Tiêu chí : Nêu được tạii sao không được bơi trong vùng nước lu, lụt Phương pháp : Vấn đáp Kỹ thuật : Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi 2. HĐ2: An toàn trên sông. Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh và trả lời câu hỏi Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Tiêu chí : Những lưu ý khi đi trên sông Phương pháp : Vấn đáp Kỹ thuật : Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi 3. HĐ3: An toàn trên biển. Việc 1 : Cá nhân quan sát tranh và trả lời câu hỏi Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Tiêu chí : Những lưu ý khi ở biển Phương pháp : Vấn đáp Kỹ thuật : Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi 4. HĐ4: Tổng kết, đánh giá Việc 1 : Cá nhân tự nhận xét về ý nghĩa và tầm quan trọng của những nguyên tắc an toàn dưới nước. Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
  16. Qua tiết học, em cần biết những cách xử lí khác nhau khi ở những môi trường sông, biển và vùng nước lũ. Thực hiện những điều đã học vào thực tế. Lớp: Ngày dạy Lớp: Lớp: TUẦN 10 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CÁCH SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC (T1) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được cách sơ cấp cứu người bị đuối nước. - Giúp HS có những kỷ năng cơ bản sơ cấp cứu người bị đuối nước. - Qua bài học giúp các em ý thức trong việc đi bơi II. Hoạt động học A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
  17. 1.HĐ1: Giới thiệu cách sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo(hà hơi thổi ngạt). Việc 1 : Gv giới thiệu một số cách sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo . Việc 2 : Cách thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo như thế nào ? Việc 3 : Thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung Việc 4 : Gv chốt. Nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi mũi và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi xoa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. 2. HĐ 2: Giới thiệu cách sơ cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực. Việc 1 : Gv giới thiệu một số cách sơ cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực. Việc 2 : Cách thực hiện phương pháp ép tim ngoài lồng ngực như thế nào ? Việc 3 : Thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung Việc 4 : Gv chốt. Nếu bị ngừng tim (bắt mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng 2 bàn tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút, ước lượng bằng cách đếm 1, 2, 3, 4 mỗi lần đếm là 1 lần ép tim. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 – 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, nhưng cần làm kiên trì cho đến khi tim nạn nhân đập lại và thở trở lại. 3. HĐ3: Tổng kết, đánh giá Việc 1 : Cá nhân tự nhận xét về ý nghĩa và tầm quan trọng của những phương pháp sơ cấp cứu đuối. Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau Tiêu chí : Trình bày được phương pháp hà hơi thổi ngạt. Phương pháp : Vấn đáp Kỹ thuật : Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
  18. Qua tiết học, em cần biết những cách sơ cấp cứu người bị đuối nước. Thực hiện những điều đã học vào thực tế. Lớp: Ngày dạy Lớp: Lớp: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CÁCH SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC (T2) I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết được cách sơ cấp cứu người bị đuối nước. - Giúp HS có những kỷ năng cơ bản sơ cấp cứu người bị đuối nước. - Giúp học sinh thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu người đuối nước. II. HOẠT ĐỘNG HỌC A. GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: GV ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.HĐ1: Thực hành cách sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo(hà hơi thổi ngạt). Việc 1 : Gv giới thiệu một số cách sơ cấp cứu hô hấp nhân tạo . Việc 2 : Cách thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo như thế nào ? Việc 3 : Thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung Việc 4 : Gv chốt. Nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi mũi và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi xoa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. 2. HĐ 2: Thực hành cách sơ cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực. Việc 1 : Gv giới thiệu một số cách sơ cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực. Việc 2 : Cách thực hiện phương pháp ép tim ngoài lồng ngực như thế nào ?
  19. Việc 3 : Thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung Việc 4 : Gv chốt. Nếu bị ngừng tim (bắt mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng 2 bàn tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút, ước lượng bằng cách đếm 1, 2, 3, 4 mỗi lần đếm là 1 lần ép tim. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 – 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, nhưng cần làm kiên trì cho đến khi tim nạn nhân đập lại và thở trở lại. 3. HĐ3: Tổng kết, đánh giá Việc 1 : Cá nhân tự nhận xét về ý nghĩa và tầm quan trọng của những phương pháp sơ cấp cứu đuối. Việc 2 : Hai bạn cùng bàn chia sẻ. Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, nhận xét, đánh giá nhau Tiêu chí : Nêu được phương pháp hà hơi thổi ngạt Phương pháp : Vấn đáp Kỹ thuật : Đặt câu hỏi và trả lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Qua tiết học, em cần biết những cách sơ cấp cứu người bị đuối nước. - Thực hiện những điều đã học vào thực tế.