Giáo án dạy Tuần 20 - Khối 5

doc 17 trang thienle22 7070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 20 - Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_20_khoi_5.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 20 - Khối 5

  1. TUẦN 20 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019 Toán: CHU VI HÌNH TRÒN (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi hình tròn. - Kỹ năng: Vận dụng tính được chu vi hình tròn. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học Toán. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Com pa, Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động thực hành: Bài 1,2,3,4 Thực hiện như logo hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: Bài 1,2 Vận dụng tính được chu vi hình tròn Bài 3,4 Giải đúng bài toán có lời văn liên quan đến tính chu vi hình tròn. * Trình bày bài mạch lạc, tự tin IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng như trong Sách HDH === Tiếng Việt: GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T1) I.Môc tiªu: - Kiến thức: Đọc - hiểu bài: Thái sư Trần Thủ Độ. - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc, hiểu ND bài. - Thái độ: Giáo dục học sinh đức tính trung thực, ngay thẳng. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản HĐ 1. Quan sát bức tranh minh họa và TLCH: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Hình ảnh giáo sư Trần Thủ Độ đang thưởng quà cho một người quân hiệu. - Giáo sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người có công lớn trong việc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên xâm lược nước ta (1258) HĐ2, 3: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá:- Tập trung lắng nghe, đọc thầm theo bằng mắt. 1
  2. - Đọc đúng lời giải nghĩa 4. Cùng luyện đọc * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, đảm bảo tốc độ. - Thể hiện được tâm trạng của nhân vật 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài tập đọc: Câu 1: Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt 1 ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác Câu 2: Vì người quân hiệu mặc dù chức thấp nhưng lại biết giữ phép nước Câu 3: Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng Câu 4: Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước HĐ 6, 7 * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, đảm bảo tốc độ. * Thể hiện được tâm trạng của nhân vật IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng như trong Sách HDH === HĐGDĐĐ 5: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T2) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết: -Kiến thức: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Kỹ năng:Bước đầu có kĩ năng nhận thức, kĩ năng đạt mục tiêu. - Thái độ: Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. -Năng lực: Nắm được kiến thức vận dụng vào cuộc sống Tích hợp KNS: GD học sinh kỉ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương của mình. II. CHUẨN BỊ: GV : Phiếu HT. III. Hoạt động học HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. 2
  3. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1.Xử lí tình huống. Việc 1: Em đọc thông tin và xử lí tình huống bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý. Việc 2: Em cùng bạn trao đổi thông tin Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ thông tin HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp . Nhận xét, bổ sung. * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp.quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: HS trình bày phần xử lí tình huống tự tin, lôi cuốn. Nắm được nội dung câu chuyện 2.Em viết và vẽ bức tranh về quê hương của mình. Việc 1: Cá nhân tìm hiểu nội dung bài Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ chia sẻ. GV bổ sung thêm cho các em. GDKNS: Khi viết và nói về quê hương em cần chú ý điều gì? - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS viết đoạn văn hoặc vẽ hoàn thiện bức tranh của mình. Trình bày bài lôi cuốn, tự tin HDƯD Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. === Ôn luyện Toán: ÔN LUYỆN TUẦN 19 I. Mục tiêu: Giúp HS: -Kiến thức: Biết đường kính, bán kính, tâm của hình tròn; Củng cố chu vi hình tròn. Diện tích của hình thang, hình tam giác . - Kỹ năng: Biết đường kính, bán kính, tâm của hình tròn; vẽ và tính được chu vi hình tròn. Tính được diện tích của hình thang, hình tam giác và vận dụng để giải các bài toán có liên quan - Thái độ: Giáo dục tình yêu đối với môn Toán - Năng lực: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu bài ra II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: HD em tự ôn luyện toán. III. Các hoạt động học: 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 3
  4. 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện nhanh, đúng việc tính diện tích hình thang, hình tam giác. Thực hiện đúng các bài toán có lời văn và tính được chu vi hình tròn * Trình bày bài rõ ràng, giải thích mạch lạc IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: === Ôn luyện Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TUẦN 19 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu bài thơ Hồ Chí Minh ; biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đối với Bác. - Kĩ năng: Rèn KN đọc, hiểu ND bài. Phân biệt được từ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi( hoặc có âm chính o/ô). Nhận biết được câu ghép và cách nối các vế câu ghép. - Thái độ: Giáo dục các em lòng tôn kính Bác Hồ. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 5 ( Tập 2). III. Điều chỉnh hoạt động : 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Bài 2.Đọc, hiểu nội dung bài thơ Hồ Chí Minh a.Tác giả so sánh Bác Hồ với hình ảnh : Con sông lớn, mặt trời, mặt trăng. b. Cách so sánh đó cho thấy tác giả kính trọng, tôn kính, tôn vinh Bác Hồ c.Nhân dân Việt Nam kính yêu Bác Hồ vì Bác luôn nghĩ đến dân, đến nước. Bác dành cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam. Bài 3 : Điền nhanh, đúng theo mô hình Bài 4 : a.Điền dấu x đúng vào trước câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. b.Điền đúng o/ô Bài 5 : Xác định nhanh đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Bài 6: Khoanh đúng vào từ, cặp quan hệ từ : a. Nhưng b, và c. để d. Không chỉ mà 4
  5. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 3 (a,b,c) trang 6,7; bài 4,5,6 trang 7,8. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập, giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng === Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019 Toán DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN ( Soạn điển hình) I. Môc tiªu: Gióp HS - Kiến thức: HS biết quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn. - Kỹ năng: Vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn để giải các bài toán liên quan. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học Toán. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II.ChuÈn bÞ GV- HS: Com pa, Bảng nhóm, mảnh bìa dạng các hình chơi trò chơi II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: Trò chơi : ‘ Chiếc hộp bí mật ’ khởi động tiết học. - Chia sẻ sau trò chơi. - GV giới thiệu bài. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng, nhanh các công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học.- Nắm mục tiêu tiết học. 2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô hướng dẫn. Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung HĐ 2. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe nội dung ở HĐ2. Việc 3: NT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung HĐ2 rút ra công thức tính diện tích hình tròn. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung ở HĐ 2. ? 1 bạn đọc nội dung HĐ 2, 1 bạn nêu công thức tính diện tích hình tròn. Lấy ví dụ minh họa. *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. 5
  6. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được cách tính và công thức tính diện tích hình tròn. + HS diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Tính diện tích hình tròn có bán kính r: Việc 1: Em thực hiện vào vở. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe kết quả. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn thực hiện. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp cách thực hiện 2. Tính diện tích hình tròn biết chu viC: Việc 1: Em thực hiện vào vở. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe kết quả. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn thực hiện. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp cách thực hiện * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp; KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG:HS tính đúng diện tích hình tròn khi biêt bán kính, đường kính và chu vi Giải các bài toán 3,4 Việc 1: Em thực hiện vào vở. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe kết quả. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn thực hiện. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp cách thực hiện Chia sẻ sau tiết học: Tiết học hôm nay các em đã học được những gì? * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng giải đúng bài toán có lời văn liên quan đến tính diện tích hình tròn. Trình bày bài mạch lạc, tự tin C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Viêt GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T2) I.Mục tiêu: 6
  7. - Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vồn từ chủ điểm Công dân. - Kỹ năng: Có kỹ năng huy động vốn từ thuộc chủ điểm Công dân. Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân. - Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức trở thành người công dân tương lai tốt. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng nhóm, Phiếu HT II. Các hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp * Đánh giá thường xuyên: 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ Công dân - Em tìm hiểu yêu cầu , đọc và chọn ý. - Em trao đổi bài với bạn để sửa lỗi. - Mời các bạn nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến chung của nhóm, báo cáo với cô giáo. 2. Xếp nhanh các thẻ từ chứa tiếng công dưới đây vào ba nhóm: - Em trao đổi bài với bạn để xếp các thẻ từ. - Mời các bạn nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến chung của nhóm, báo cáo với cô giáo * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp - - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Tiêu chí đánh giá : Điền nhanh, xếp đúng theo yêu cầu: Câu 1 Dòng b) nêu đúng nghĩa của từ "công dân". Câu 2 a) Công có nghĩa là "của nhà nước. của chung": công dân, công cộng, công chúng. b) Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công minh, công tâm. c) Công có nghĩa là "thợ", "khéo tay": công nhân, công nghiệp, công nghệ. 7
  8. 3. Chọn ba từ dưới đây đồng nghĩa với từ “công dân” và ghi vào vở: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng: - Em làm việc cá nhân. - Em trao đổi kết quả bài làm của mình với bạn bên cạnh, nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến chung của nhóm, báo cáo với cô giáo 4. Vì sao không thể thay từ công dân trong câu dưới đây của nhân vật Thành bằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở BT 3: - Em làm việc cá nhân. - Em trao đổi kết quả bài làm của mình với bạn bên cạnh, nhận xét, bổ sung. - Thống nhất ý kiến chung của nhóm, báo cáo với cô giáo - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, - KT: giao lưu, chia sẻ Tiêu chí đánh giá: HS làm đúng: Câu 3 Những từ đồng nghĩa với từ công dân: nhân dân, dân chúng, dân. Câu 4 Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung. IV. Ho¹t ®éng øng dông:-Thùc hiÖn theo s¸ch HDH === Khoa học BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nêu được ví dụ về sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí - Kỹ năng: Có kĩ năng huy động những kiến thức trong thực tế - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nắm được kiến thức vận dụng vào cuộc sống TH BVMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường TH KNS: có kỹ năng thực hành với những nguyên liệu trong thực tế II. Chuẩn bị ĐDDH: - Tài liệu HDH, dụng cụ thí nghiệm III. Hoạt động học 8
  9. ⃰ Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Liên hệ thực tế Đọc thông tin trang 16 sách HDH HD nhóm đôi Trả lời câu hỏi: Bạn có biết “mực” đó là chất gì không? Tại sao có thể nhìn thấy chữ khi được hơ nóng trên ngọn lửa nhỏ? Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được thông tin. "Mực" đó là chất giấm. Do có sự biến đổi hóa học của giấm khi gặp nhiệt độ nên những dòng chữ bí mật đã hiện ra 2. Khám phá bí mật Việc 1: Đại diện một bạn đến góc học tập lấy những đồ dùng như: dấm (hoặc nước quả chanh, nước đường đặc), 1 bát nhỏ, 1 bút lông (hoặc bông tăm), 1 tờ giấy trắng, 1 ngọn nến (hoặc đèn cồn). Việc 2: Viết một chữ bất kì rồi để một lát cho chữ viết khô Việc 3: Trao đổi bức thư đã viết với nhóm bạn rồi hơ nóng bức thư trên ngọn lửa Việc 4: Quan sát bức thư hiện lên những gì? Đọc cho cả nhóm cùng nghe Việc 5: Chia sẻ cùng nhóm bạn: Chất gì được dùng để viết thư? Làm thế nào để dòng chữ hiện ra? Điều gì đã làm biến đổi chất ban đầu khiến bạn có thể nhìn thấy được nội dung bức thư? Việc 6: Chia sẻ với các nhóm, các bạn khác chú ý lắng nghe và nhận xét * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. 9
  10. + Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Làm được phần thực hành theo các bước đã hướng dẫn. Trình bày rõ ràng, mạch lạc === Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019 Toán: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ Đà HỌC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn. - Kỹ năng: Tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học Toán. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng Hoạt động thực hành: Bài 1,2,3,4 Thực hiện như logo hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: - HS vận dụng tính được chu vi, diện tích hình tròn. - Vận dụng vào giải đúng các bài toán có lời văn liên quan đến tính chu vi, diện tích hình tròn. - Trình bày mạch lạc, trôi chảy IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn học sinh về nhà đọc và ôn lại bài . === Tiếng Viêt: GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe, viết đúng bài : Cánh cam lạc mẹ; Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm -Tích hợp BVMT: GD học sinh tình cảm yêu các loài vật trong môi trường thiên nhiên. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Bảng nhóm. III. Ho¹t ®éng dạy học Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. Ho¹t ®éng 1: Nghe-viÕt ®óng bµi Cánh cam lạc mẹ * Đánh giá TX: - PP: quan sát, vấn đáp; - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 10
  11. - Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Bỗng, gai góc, giã gạo, xén tóc. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp bài thơ. -Tích hợp BVMT: GD học sinh tình cảm yêu các loài vật trong thiên nhiên. Ho¹t ®éng 2. Chọn bài 6b: * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời - Tiêu chí: b) Cánh rừng mùa đông: Phân biệt và điền đúng o/ô Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối mùa thu, bác ta to béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp + Tự hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS điền đúng o/ô - HS tiếp thu nhanh: Viết đúng, đẹp đoạn thơ, hỗ trợ các bạn hoàn thành các BT. IV. Ho¹t ®éng øng dông: -Thùc hiÖn theo s¸ch HDH === Tiếng Việt: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc, hiểu bài : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc, hiểu ND bài. - Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Máy chiếu, Phiếu HT. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng - Hoạt động cơ bản: Kh«ng ®iÒu chØnh HĐ1: Trao đổi trả lời câu hỏi - Đánh giá: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi. + Tiêu chí: Mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước giàu đẹp HĐ 2,3, 4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn + Tiêu chí đánh giá:HS nắm được các từ giải nghĩa * Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. * Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm HĐ5: (theo tài liệu): Thảo luận, trả lời câu hỏi: 11
  12. * Đánh giá thường xuyên + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc Câu 1. 3 - a) Trước Cách mạng. 4- b) Khi Cách mạng thành công. 1- c) Trong kháng chiến. 2- d) Sau khi hòa bình lập lại. Câu 2. Việc làm của ông Đỗ Đình Thiện đã thể hiện lòng nồng nàn yêu nước, nhiệt tình cách mạng và kháng chiến của một người công dân. Câu 3. Từ câu chuyện này, em suy nghĩ là người công dân phải biết hi sinh vì Cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. HĐ6: Đọc phân vai * Đánh giá thường xuyên + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi. + Tiêu chí ĐG: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm Đọc đúng giọng nhân vật IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HD hs chia sẻ với người thân đọc - hiểu nội dung === Khoa học: BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (T2) I. Mục tiêu - Kiến thức: Thực hiện được một số thí nghiệm liên quan đến sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của nhiệt. - Kỹ năng: Có kĩ năng thực hành thí nghiệm - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nắm được kiến thức vận dụng vào cuộc sống TH BVMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường TH KNS: có kỹ năng thực hành với những nguyên liệu trong thực tế II.ChuÈn bÞ §D DH: Nến, giấy, panh kẹp, đinh III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng HĐ cơ bản: (theo tài liệu) HĐ 3. Làm thí nghiệm về biến đổi hóa học *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ HS thực hành đốt tờ giấy an toàn. Nhận xét được tính chất của giấy trước và sau khi đốt về màu sắc, mùi, hình dạng. Trình bày tự tin, mạch lạc HĐ 4,5: Theo tài liệu *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. 12
  13. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: HS biết được thế nào là biến đổi hóa học. Tờ giấy bị xé nhỏ không phải là biến đổi hóa học vì không có sự biến đổi từ chất này sang chất khác. Chiếc đinh bị gỉ là biến đổi hóa học vì đinh để trong không khí đã tác dụng với khí oxi nên đã bị oxi hóa và bị gỉ. Trình bày bài mạch lạc, tự tin HĐ thực hành: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp.quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: HS biết được những trường hợp là biến đổi hóa học: vắt chanh vào đá vôi, vắt chanh vào nước rau muống luộc, nhau cau trầu vôi với nhau. Giải thích rõ ràng, thuyết phục IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như sách HDH === HĐNGLL : NGÀY TẾT QUÊ EM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HỘI THI KHAI BÚT ĐẦU XUÂN I. Mục tiêu: -Kiến thức: H hiểu được “Hội thi Khai bút đầu xuân” là phong tục vừa mang ý nghĩa linh thiêng vừa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết chữ đẹp - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm II, Chuẩn bị.- Giấy viết bài, bút. III, Hoạt động dạy và học. Cùng hát bài “Ngày Tết quê em”. Nghe cô giáo phổ biến nội dung tiết học. 1. H viết bài thi vào vở. - Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: HS viết bài đẹp đúng mẫu chữ, đúng tốc độ, trinh bày sạch sẽ 2. Trưng bày sản phẩm- Trao giải. - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp trưng bày bài trên bảng. - Cả lớp cùng cô giáo nhận xét, đánh giá. - Chọn bài đẹp, trao thưởng. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát + Kỹ thuật: ghi chép + Tiêu chí đánh giá: HS hoàn thành bài viết. Biết phối hợp với bạn trưng bày sp 3. Củng cố- Dặn dò. * Cô giáo nhận xét tiết học === 13
  14. Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2019 Toán: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được biểu đồ hình quạt. Phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. - Kỹ năng: Nhận biết; phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học Toán. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II.ChuÈn bÞ §D DH:GV: Compa, bảng nhóm. HS : Compa. III. Ho¹t ®éng dạy học - HĐ cơ bản: Bài 1,2 theo logo SHD - Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: HS biết phân tích và đọc được số liệu trong biểu đồ hình quạt - HĐ thực hành: Bài 1,2 theo logo SHD *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc được các số liệu và các thông tin trong biểu đồ hình quạt. - Phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. - Trình bày bài mạch lạc, thực hiện đúng các yêu cầu IV. Hướng dẫn phần ứng dụng:- Thực hiện theo sách HDH. === Tiếng Việt: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN (T2) I. Mục tiêu - Kthức: Củng cố bài văn tả người. - Kỹ năng: Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng.(Kiểm tra viết). - Thái độ: Có thái độ tích cực trong tiết kiểm tra. - Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, tự làm bài. II.ChuÈn bÞ §D DH: HS: Vở Tiếng việt 2 III. Ho¹t ®éng dạy học - HĐ thực hành: theo tài liệu Đề bài Chọn một trong các đề bài sau: 1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn. 2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. 3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. * Đánh giá thường xuyên: 14
  15. + PP: quan sát, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép. + Tiêu chí đánh giá: HS viết được bài văn hoàn chỉnh, đúng đề bài, bố cục đầy đủ. Diễn đạt trôi chảy, chấm câu gãy gọn, viết đúng chính tả. Biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh. C. Hoạt động ứng dụng: - HD học sinh về nhà đọc bài văn cho người thân nghe. === Tiếng Việt: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống,làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Kĩ năng: Kể lưu loát, tự tin bằng lời của mình, nhận xét cách kể của bạn. - Thái độ: GD HS sống văn minh, thực hiện đúng theo pháp luật - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: HS : Câu chuyện. III. Ho¹t ®éng dạy học - HĐ thực hành: theo tài liệu - Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện Kể chuyện lưu loát, tự tin, lôi cuốn C. Hoạt động ứng dụng: HD học sinh về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe === Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH ( t1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố cách tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học. - Kỹ năng: Vận dụng tính được diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học Toán. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Phiếu HT. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng Hoạt động thực hành: Bài 1,2,3 Thực hiện như logo hướng dẫn. 15
  16. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: - HS biết tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học. - Trình bày bài làm sạch sẽ, cẩn thận, trình bày lưu loát IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH. === Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết cách dùng các quan hệ từ để nối các về trong câughép. Đặt được câu ghép. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm từ và sử dụng từ chính xác. - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Bảng nhóm, phiếu HT. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng HĐ cơ bản: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS xác định được câu ghép và biết được các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ. Câu1 - Câu số 4, số 5 là câu đơn. - Các câu: 1, 2, 3, 6 là câu ghép. Câu 2 - Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / một người nữa tiến vào. Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì - vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy). Câu 2: Một lát sau, I - va - nốp đứng dậy nói: "Đồng chí Lê - nin, giờ đã đến lượt tôi. Vế 1 vế 2 nối bằng dấu “:” Cău 3: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ tuy nhưng. Câu 6: Lê-nin không tiện từ chối / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Vế 1 và 2 nối trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy). HĐ thực hành: theo tài liệu * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: HS tìm đúng các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ. Điền được quan hệ từ thích hợp vào câu ghép. Trình bày bài mạch lạc, tự tin Câu 1 16
  17. - Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. - Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu thì Câu 2 - (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá. Câu 3 a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác. b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. c) Mình đến nhà bạn thì bạn đến nhà mình? IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như sách HDH === Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T2) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được cách lập chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của lớp. - Kỹ năng: Bước đầu lập được chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của lớp. - Thái độ: Có trách nhiệm với công việc chung của trường, lớp. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. -Tích hợp KNS :GD học sinh biết hợp tác với bạn để góp ý hoàn thành công việc. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng - HĐ thực hành: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Học sinh biết được những việc cần làm trong mỗi hoạt động. - Hiểu được nội dung mẩu chuyện và thuật lại được diễn biến của buổi liên hoan. - Lập được chương trình hoạt động liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của lớp. - Trình bày bài mạch lạc, lôi cuốn IV. Ho¹t ®éng øng dông: Đọc bài cho người thân mình nghe. === SHTT: SINH HOẠT ĐỘI ( Có ở sổ Kế hoạch Đội) === 17