Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 31

doc 20 trang thienle22 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_5_tuan_31.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 31

  1. TUẦN 31: Thứ 2 ngày 8 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Phép trừ I.Mục tiêu Giúp HS biết: - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: - Công thức: a – b = c Hãy nêu tên gọi của phép tính. Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu? Một số trừ đi không thì bằng mấy? - Làm việc cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Báo cáo kết quả trước lớp. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: - Cá nhân quan sát làm vào vở. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 2: - Cá nhân làm vào vở - Chia sẻ kết quả trong nhóm - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. a, x + 5,83 = 9,16 b, x – 0,35 = 2,55 = 9,16 – 5,84 = 2,55 + 0,35 = 3,32 = 2,9 - GV chốt, nhận xét cách tìm thành phần chưa biết. Bài 3: Giải toán - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài giải: Diện tích trồng hoa hồng là: 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha) 1
  2. Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 = 155,3 = 696,1(ha) Đáp số: 696,1 ha Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, - Nắm được cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách tìm các thành phần chưa biết của phép trừ cho người thân biết. Tiết 2: TẬP ĐỌC Công việc đầu tiên I. Mục tiêu Giúp HS - Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại, đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật - Hiểu nội dung: Nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. ( TL được các câu hỏi trong SGK) - Kính trọng và cảm phục lòng nhiệt thành, yêu nước của chiến sĩ cách mạng II.Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc bài - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Đánh giá : 2
  3. PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn. - Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. - Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc bài Công việc đầu tiên thật lưu loát và diễn cảm cho người thân nghe. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) Tà áo dài Việt Nam I.Mục tiêu: Giúp HS - Nghe - viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam, sai không quá 5 lỗi - Viết hoa đúng các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2, BT3a hoặc b) - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khới động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nội dung đoạn văn nói gì? - Chia sẻ với GV về cách trình bày. Hoạt động 2: Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. 4. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc chậm - HS dò bài. Hoạt động 2: Làm bài tập 3
  4. Bài 2:Tổ chức cho HS thi làm nhanh vào bảng nhóm, các nhóm nhận xét lần nhau. - GV nhận xét,tuyên dương nhóm xếp đúng và nhanh. Bài 3 b :Tổ chức cho HS làm bài vào VBT, một HS làm bảng phụ - Nhận xét,chữa bài. Lời giải: Huy chương Đồng,Giải nhất tuyệt đối,Huy chương Vàng,Giải nhất về thực nghiệm. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG :+ Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 31 vở Luyện viết chữ đẹp. ___ Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ Lịch sử địa phương I. Mục tiêu: HS biết: -Biết một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình -Tìm hiểu về ngày thành lập,di tích lịch sử,văn hóa của Quảng Bình -GD tự hào về quê hương,ý thức xây dựng,bảo vệ quê hương . II.Đồ dùng: Tranh ảnh tư liệu về Quảng Bình. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử của Quảng Bình bằng hoạt động cả lớp . - Gọi một số HS trả phát biểu. - GV nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thi trả lời nhanh một số câu hỏi - Nhận xét chốt lời giải đúng. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : - HS nắm được một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình - Biết ngày thành lập,di tích lịch sử,văn hóa của Quảng Bình IV. Hoạt động ứng dụng -Chia sẻ một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình với người thân. Tiết 2: ĐẠO ĐỨC Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2) I. Mục tiêu: 4
  5. - Kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương . - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . - GDHS biết giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng . II.Đồ dùng: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển ( nếu có ). III.Các hoạt động: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44 - Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi: H.Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người? H.Tài nguyên nước ta hiên nay ra sao? Vì sao ? H.Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào? 4. Hoạt động thực hành Bài 1: Học sinh làm bài tập 1/ SGK. - Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày. - Kết luận: Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định. Bài 3: Học sinh làm bài tập 3/ SGK. Kết luận: - Các ý kiến c, đ là đúng. - Các ý kiến a, b là sai. Bài 4: Học sinh làm bài tập 4/ SGK. - Kết luận: việc làm đ, e là đúng. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp, đóng vai. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương . - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . IV. Hoạt động ứng dụng: Thực hành giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. ___ Thứ 3 ngày 9 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. 5
  6. II.Đồ dùng:. III.Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết vận dụng kĩ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân cho người thân biết. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT: Nam và nữ I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. - Hiểu được ý nghĩa của 3 câu tục ngữ(BT2) và đặt câu với một trong các câu tụcngữ đó. - GD kính trọng,biết ơn những người phụ nữ Việt Nam. II.Đồ dùng III.Các hoạt động 1.Khởi động - BVN cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Hs đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a-b- - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại mẩu chuyện thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả vào vở nháp. - Trưởng ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp: a, + Anh hùng: Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường. + Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù. + Trung hậu: Chân thành và tốt bụng với mọi người. + Đảm đang: Biết gánh vác, lo toan mọi việc. b, Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ là: Chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn. 6
  7. Bài 2: - Cá nhân tự làm bài vào VBT. Trưởng ban học tập tổ chức chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Đánh giá PPĐG: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS hiểu được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam - Nắm được ý nghĩa 3 câu tục ngữ BT2 và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm những tục ngữ, ca dao, ca ngợi phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam cho người thân biết. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: Giúp HS - Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn. - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện. HS có năng lực: Kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật. - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. . II.Đồ dùng: III. Các động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em. - HS đọc đề bài. - GV gạch chân dưới các từ ngữ. - Y/c nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm đọc phần gợi ý của bài. - Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này? - Yêu cầu HS nêu câu chuyện mà mình chọn, những câu chuyện đó có ở đâu. Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? - Chốt các bước kể: 1. Em chọn người bạn nào đã làm việc tốt để kể? - Bạn cùng lớp, trường. - Bạn cùng làng, phố, khu tập thể. 2. Em kể về việc làm tốt nào của bạn? - Giúp đỡ bạn học tập tiến bộ. - Giúp đỡ người già. - Cứu bạn thoát hiểm. - Tự vượt khó vươn lên để học giỏi. 3. Bạn em đã làm việc tốt đó như thế nào? 7
  8. - Hoàn cảnh, tình huống dẫn đến việc làm của bạn. - Suy nghĩ, hành động, lời nói cụ thể của bạn. - Kết quả việc làm của bạn. 4. Trao đổi với các bạn cảm nghĩ của em về việc làm tốt của bạn em. Hoạt động 2: Kể chuyện - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện. - HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất. Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện . Câu chuyện khen ngợi ai? Câu chuyện ta điều gì? - Chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện. Đánh giá: PPĐG: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Đặt câu hỏi,nhận xét, quan sát, phân tích TCĐG : -HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình -Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Ôn tập Thực vật và động vật I.Mục tiêu HS biết: - Hệ thống một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật qua một số đại diện - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió,hoa thụ phấn nhờ côn trùng,một số loài động vật đẻ trứng,một số loài động vật đẻ con. - Có ý thức bảo vệ các loài thực vật,động vật có lợi. II. Đồ dùng : Tranh ảnh sưu tầm về động, thực vật III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản - Căn cứ vào 5 bài tập trang 124, 125, 126 SGK. GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi”Ai nhanh hơn” - GV phổ biến luật chơi:GV lần lượt nêu câu hỏi,HS ghi câu hỏi vào bảng con.HS ghi được nhiều câu đúng sẽ dành chiến thắng. - Trưởng ban học tập điều hành - HS đọc bài,ghi câu trả lời vào bảng con. Bài 1:1-c; 2-a; 3-b; 4-d. 8
  9. Bài 2: 1-nhụy; 2-nhị. Bài 3: H2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. H3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. H4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió. Bài 4: 1-e; 2-d; 3-a; 4b; 5-c Bài 5: Những động vật đẻ con : Sư tử,hươu cao cổ. Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt, cá vàng. - GV theo dõi các nhóm chơi,tổng kết nhóm thắng cuộc. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS hệ thống được một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật - - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió,hoa thụ phấn nhờ côn trùng,một số loài động vật đẻ trứng,một số loài động vật đẻ con. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên 1 số một số hoa thụ phấn nhờ gió,hoa thụ phấn nhờ côn trùng,một số loài động vật đẻ trứng,một số loài động vật đẻ con cho người thân biết. ___ Tiết 2: ĐỊA LÝ Địa lý địa phương I.Mục tiêu -Biết được vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của Quảng Bình -Sưu tầm những tư liệu về địa lý của Quảng Bình -GD tình yêu quê hương đất nước. II.Đồ dùng: -Một số tranh ảnh,tư liệu về Quảng Bình III.Các hoạt động: 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí giới hạn của Quảng Bình bằng thảo luận cả lớp. -Gọi HS chỉ vị trí của Quảng Bình trên bản đồ Việt Nam. - Gọi HS nêu vị trí ,giới hạn của Quảng Bình Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân cư và hoạt động sản xuất của Quảng Bình bằng thảo luận nhóm. -Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân ,thảo luận về tình hình dân cư và hoạt động sản xuất của Quảng Bình. -Gọi một số HS trình bày trước lớp,nhận xét,bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thiên nhiên và du lịch ở Quảng Bìnhbằng trò chơi “Đóng vai’ - HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Quảng Bình. - Nhận xét,bổ sung. Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. 9
  10. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- HS nắm được vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của QB. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ một số đặc điểm về vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của Quảng Bình cho người thân biết. ___ Thứ 4 ngày 10 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Bầm ơi I. Mục tiêu Giúp HS: - Đọc diễn cảm, lưu toàn bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (TL được các câu hỏi trong SGK, Thuộc lòng bài thơ). - GD lòng từ hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - Luyện đọc nối tiếp theo 3 đoạn – 3 bài ca dao - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG: Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời 10
  11. +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Tình cảm sâu nặng, thắm thiết của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng -Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. -Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. -Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc thuộc lòng bài Bầm ơi cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Phép nhân I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán - Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - Công thức: a x b = c Nêu tên phép tính và các thành phần của phép tính? Nêu các tính chất của phép nhân? Nêu quy tắc, công thức của từng tính chất? - Làm việc các nhân - Trao đổi trong nhóm. - Chia sẻ kết quả . Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1, 2: - Cá nhân quan sát làm vào vở. - Trao đổi cặp đôi - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Cá nhân làm vào vở - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét đánh giá. Bài 4: Giải toán 11
  12. - HS đọc bài toán và tóm tắt bài toán. - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ kết quả. - Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp KTĐG:Tư vấn,quan sát, phân tích , đặt câu hỏi. TCĐG : - HS biết thực hiện phép nhân số tự nhiên,số thập phân,phân số. IV.Hoạt động ứng dụng: - Nêu các tính chất của phép nhân cho người thân biết. ___ Thứ 5 ngày 11 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Ôn tập về tả cảnh I.Mục tiêu: Giúp HS - Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài đó. - Biết phân tích trình tự miêu tả ( theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2). - Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1. Khởi động:- Ban học tập cho lớp hát 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 +Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết tập đọc , luyện từ và câu , tập làm văn từ tuần 1 tuần 11 ( Sách TV 5 – tập 1) . + Câu a: -GV cho HS làm bài , GV phát phiếu cho 2 HS . -Cho HS trình bày kết quả . -GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã ghi lời giải. + Câu b : -Cho HS nói bài làm mình chọn . -Cho HS làm bài . -Cho HS trình bày kết quả . -GV nhận xét , bổ sung . Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Cho HS làm bài . -Cho học sinh trình bày bài làm . -GV nhận xét , bổ sung và chốt lại kết quả đúng . Đánh giá : 12
  13. PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- HS liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I - Biết phân tích trình tự miêu tả, chỉ ra một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh cho người thân biết. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I.Mục tiêu: HS biết : - Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức vad giải toán. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 cột, bài 3. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Cá nhân làm vào vở. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 2: - Làm việc cá nhân - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả. Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 3: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : -HS biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại quy tắc nhân một tổng với một số cho người thân biết. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) I.Mục tiêu Giúp HS 13
  14. - Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1) , biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3). - Có thói quen dùng đúng dấu câu khi viết văn. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1.Khởi động:- Trưởng ban học tập tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS trả lời: Tác dụng của dấu phẩy? - Thảo luận trong nhóm. - Chia sẻ * Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. - Trình bày bài làm Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài: Anh chàng láu lỉnh - Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện và tự làm bài vào VBT. - Trưởng ban học tập tổ chức chia sẻ trước lớp. Bài 3: - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm bài các nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả Đánh giá: PPĐG:Động não,thảo luận nhóm, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, tư vấn,tuyên dương HS, quan sát, phân tích. TCĐG :- HS nắm được tác dụng của dấu phẩy - Sửa được những dấu phẩy dùng sai IV. Hoạt động ứng dụng: Nhắc lại nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy cho người thân biết. ___ Thứ 6 ngày 5 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Ôn tập về tả cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS - Lập được dàn ý một bài văn miêu. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. - Giáo dục học sinh yêu thích quan sát cảnh vật xung quanh. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động 1. Khởi động 14
  15. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: + Chọn đề văn : -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 . -GV nhắc lại yêu cầu : Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu. Nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc . -GV cho HS nêu đề bài các em đã chọn . +Lập dàn ý : -Cho HS đọc gợi ý 1 , 2 SGK . -GV : Dựa vào gợi ý 1, các em lập dàn ý bài văn GV phát giấy cho 4 HS có đề bài khác nhau . -Cho HS trình bày kết quả . -GV nhận xét , bổ sung hoàn chỉnh dàn ý. Bài 2 : -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. -GV nhắc lại yêu cầu: Dựa vào dàn ý đã lập , từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm ( tránh cần dàn ý đọc ) -Cho HS thi trình bày bài văn trước lớp . -GV nhận xét , bổ sung và tuyên dương . Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- HS lập được dàn ý về một bài văn tả cảnh. - Dựa vào dàn ý trình bày miệng bài văn tương đối rõ ràng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh cho người thân biết. ___ Tiết 2: TOÁN Phép chia I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số vad vận dụng trong tính nhẩm. - Các bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: a : b = c - HS đọc phép chia và nêu các tính chất của phép chia. - Chia sẻ trong nhóm. - Báo cáo trước lớp. 15
  16. + Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó: a : 1 = a. + Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1: a : a = 1 (a # 0) Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1a: Tính: - Cá nhân làm vào vở. - Trao đổi cặp đôi. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp Bài 2: - Cá nhân làm vào vở. - Trao đổi cặp đôi. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp Bài 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” Nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính ,nhận xét tuyên dương. -Nhắc lại cách chia nhẩm số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001; 0,25; 0,5 Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : -HS biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách chia nhẩm số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001; 0,25; 0,5 cho người thân nghe. ___ Tiết 3:ÔN LUYỆN TOÁN: Hướng dẫn làm bài tập vở em tự ôn luyện toán tuần 31 I/ Mục tiêu: - HS biết tính thời gian của chuyển động; Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. - HS làm được bài tập 1, 2,3,4,5,6, và vận dụng. - Rèn kĩ năng làm toán về chuyển động đều.Rèn tính cẩn thận, kĩ năng tính toán, yêu thích toán học. II: Đồ dùng day- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trong lớp KĐ ở SGK /t 77 - Mời Gv vào tiết học. 2. Gv GTB bài học và ghi đề bài lên bảng. 3. Hướng dẫn làm bài tập. - Tiến trình lên lớp giống như trình tự các bài tập trong vở em tự ôn luyện Toán. - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : 16
  17. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế (Em Tuấn, Sang, Như, Đông ): cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, trang 80,81 + Đối với HS tiếp thu nhanh (Em Ngọc, Thảo, Lương,Hoàng ): Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng trang 80,81,82,83,84 PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG - HS biết tính thời gian của chuyển động; Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. IV. Hoạt động ứng dụng - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. Làm bài tập vận dụng trang 85. Tiết 4:ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT: Hướng dẫn làm bài tập vở em tự ôn luyện tiếng việt tuần 31 I/ Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II: Đồ dùng day- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trong lớp KĐ ở SGK /t 77 - Mời Gv vào tiết học. 2. Gv GTB bài học và ghi đề bài lên bảng. 3. Hướng dẫn làm bài tập; - Tiến trình lên lớp giống như trình tự các bài tập trong vở em tự ôn luyện Toán. - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế (Em Tuấn, Sang, Như, Đông ): cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, trang 47,48 + Đối với HS tiếp thu nhanh (Em Ngọc, Thảo, Lương,Hoàng ): Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng trang 80,81,82,83,84 Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. 17
  18. TCĐG : - Củng cố cho HS những kiến thức liên kết câu bằng phép nối, hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu. IV. Hoạt động ứng dụng - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. Làm bài tập vận dụng trang 85. ___ Buổi chiều Tiết 3: KHOA HỌC Môi trường I.Mục tiêu - Biết khái niệm về môi trường. - Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương - GD MT: Ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng : Thông tin và hình trang 128,129 SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. + Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 128 SGK. + Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 129 SGK. + Môi trường là gì? - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Hoạt động 2: Thảo luận. + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống. Giáo viên kết luận. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nắm được khái niệm về môi trường. - Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ khái niệm môi trường, kể các loại môi trường cho người thân biết. ___ Tiết 2:KĨ THUẬT : Lắp rô bốt (tiết 2) I/ Mục tiêu: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu rô-bốt lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 18
  19. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành cho lớp KTĐ D học tập 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: */ Hoạt động1: Quan sát nhận xét mẫu. - GV cho hs quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. H: Để lắp rô-bốt cần có mấy bộ phận? H: Hãy kể tên các bộ phận? */ Hoạt động 2: HD các thao tác kĩ thuật. a. Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV: Gọi 1-2 hs gọi tên, chọn đúng đủ các chi tiết theo bảng trong SGK. b. Lắp từng bộ phận: Lắp chân rô-bốt. Lắp thân rô-bốt. Y/c hs quan sát h3 để trả lời các câu hỏi. H: Dựa vào h3 em hãy cọn các chi tiết và lắp thân rô-bốt. Lắp đầu rô-bốt. Lắp các chi tiết khác. - Lắp tay,ăng ten, trục bánh xe. c. Lắp ráp rô-bốt: Trong các bước lắp GV cần chú ý. Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ. + Lắp ăng ten vào rô-bốt d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn. IV.Hoạt động ứng dụng – Tập lắp rô bốt. Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp tuần 31 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. 19
  20. + Nề nếp. + Tác phong. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 32: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/ 4 và 1/5. - Tăng cường ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, các kĩ năng thực hành ở tất cả các môn chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của Sở, Phòng theo kế hoạch đạt kết quả cao. - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Tuấn, Sang, Ánh, Đông, Như - Tiếp tục bồi dưỡng chữ viết cho học sinh cả lớp nâng cao chất lượng chữ viết. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm. - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 8 tháng 4 năm 2019 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 20