Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 23 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 23 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_lop_5_tuan_23_giao_vien_tran_thi_ngoc_nhung_truo.doc
Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 23 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 TUẦN 23 Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN : CHÀO CỜ TẠI LỚP – HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH PHÒNG CHỐNG COVID-19 I. Mục tiêu: - HS nắm được cách để phòng chống dịch bệnh ở nhà và ở trường. - Thực hành được cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách - Luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. - Giúp HS phát triển năng lực thực hành vận dụng vào cuộc sống. II.Chuẩn bị ĐD DH: - Tài liệu phòng chống dịch, phiếu các việc cần làm ở nhà và ở trường. III. Các hoạt động: HĐ 1: Giáo viên tổ chức cho HS chào cờ tại lớp. Chi đội trưởng điều hành các bạn thực hiện nghi thức chào cờ: Chào cờ, hát Quốc ca và Đội ca. HĐ 2: Hướng dẫn HS cách phòng chống Covid-19. Cách sử dụng đúng các chất sát khuẩn tay Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV thì công tác phòng bệnh để tránh lây lan trong cộng đồng được chú trọng hơn cả. Bên cạnh việc sử dụng khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay sẽ nâng cao đáng kể khả năng phòng bệnh trong thời điểm này. Vậy nên rửa tay bằng xà phòng, xà phòng diệt khuẩn, hay dung dịch rửa tay khô sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất? Tại sao cần rửa tay? Bàn tay là nơi trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Chỉ cần chạm vào một người, hoặc bề mặt một vật nào đó, tay chúng ta đã có nguy cơ tích tụ vi trùng. nCoV lây truyền qua đường hô hấp nhờ những giọt bắn lớn khi một người nhiễm virus ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, virus có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bẩn, sau đó tay tiếp xúc với miệng hoặc mũi. Vì vậy, đối với các bệnh lây qua đường hô hấp, Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng khẩu trang và nhấn mạnh việc rửa tay đúng cách trước khi cầm nắm thức ăn hay dụng cụ đưa vào mũi, miệng. Hãy rửa tay, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, trước khi, GV: Trần Thị Ngọc Nhung 1
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 chăm sóc vết thương hoặc người đang bị bệnh, chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chơi với chó/mèo, cho động vật ăn, hoặc xử lý rác Nên dùng loại nước rửa tay nào? Cách tốt nhất để phòng ngừa nCoV là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn. Nếu không có xà phòng và nước hoặc không thể rửa tay liên tục (như các nhân viên y tế tham gia khám chữa bệnh; học sinh, sinh viên ngồi trong lớp ), thì dung dịch rửa tay sát khuẩn có ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện theo 2 bước: Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay để ướt hoàn toàn; chà xát hai bàn tay trong khoảng 30 giây, đảm bảo tất cả các vị trí trên da tay đều tiếp xúc chất khử trùng, và để khô tự nhiên thay vì lau khô. Virus cúm sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 - 4 phút dùng dung dịch này. Do đó, cần chú ý, trong vòng 3 - 4 phút sau khi rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt vẫn có thể lây sang người khác. Dung dịch rửa tay khô chứa cồn có thể dùng được cho trẻ em, an toàn với lượng nhỏ để sát khuẩn. Không dùng loại màu mè hay có mùi thơm gây hấp dẫn trẻ em. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngùa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các dung dịch sát khuẩn với 60 - 75% cồn tốt hơn nhiều so với những loại có ít cồn hoặc không có cồn. Cơ chế tác dụng của cồn là gây biến tính protein của vi sinh vật, nó có tác dụng diệt khuẩn, nấm và siêu vi. Cồn nồng độ cao hơn cũng làm biến tính protein vi khuẩn nhưng do độ cồn cao nên vô tình đã tạo ra lớp bọc bên ngoài, bảo vệ phần bên trong của vi sinh vật khỏi tác dụng của cồn. Mặt khác, cồn cao độ hơn dễ bay hơi hơn nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát trùng. Xà phòng diệt khuẩn là xà phòng được thêm vào các chất kháng vi khuẩn (triclosan), làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trên da tay. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy xà phòng diệt khuẩn làm giảm nhiễm trùng hơn xà phòng thường. Khi dùng xà phòng kháng khuẩn, đôi khi còn gây ra một số hệ lụy sau này: Tạo ra nguy cơ ô nhiễm độc hại tới môi trường và tạo ra các chủng GV: Trần Thị Ngọc Nhung 2
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 vi sinh vật kháng thuốc (các chất kháng khuẩn tiêu diệt các vi sinh vật có lợi và tăng chọn lọc đề kháng với các vi sinh vật có hại). Do đó, để phòng tránh hiệu quả sự lây lan của nCoV, bên cạnh đeo khẩu trang đúng cách, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trước khi ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Nếu không có xà phòng và nước, thì các loại dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. IV. Hoạt động ứng dụng HS cùng người thân thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nhà . TIẾNG VIỆT: BÀI 23C: HOÀN THIỆN BÀI VĂN KỂ CHUYỆN ( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT : Giúp HS nhận biết câu ghép, nắm được cấu tạo câu ghép và biết cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. - KN : Rèn HS tìm được câu ghép, phân tích cấu tạo câu ghép. Nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ thích hợp. - TĐ : GD học sinh yêu thích Tiếng Việt, tích cực học tập. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV + HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung học: Theo tài liệu IV. Điếu chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 1 : theo tài liệu *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tìm và phân tích cấu tạo cuả câu ghép trong mẫu chuyện vui rồi điền vào bảng. Cặp quan hệ từ Vế câu 1 Vế câu 2 CN 1 CN2 CN1 CN2 không chỉ mà Bọn bất lương ăn cắp tay lái Chúng lấy luôn cả bàn ấy đạp phanh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. +/ HĐ 2: theo tài liệu *Đánh giá: - Tiêu chí: HS điền cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống a, không chỉ mà GV: Trần Thị Ngọc Nhung 3
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 b, Chẳng những / Không những mà c, không chỉ mà - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hỗ trợ các em hoàn thành được các câu hỏi trong bài. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hướng dẫn các em hoàn thành nhanh các hoạt động và giúp đỡ các bạn TTC. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Cùng người thân đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ. TIẾNG VIỆT: BÀI 23C: HOÀN THIỆN BÀI VĂN KỂ CHUYỆN ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT : Giúp HS biết ưu, khuyết điểm trong bài văn kể chuyện. - KN : Rèn HS kĩ năng nghe và viết lại đoạn văn cho hay hơn. - TĐ : GD học sinh yêu thích Tiếng Việt, tích cực học tập. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. III. Điều chỉnh nội dung học: Theo tài liệu IV. Điếu chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 3,4: theo tài liệu *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chữa lỗi chung và xem lại lỗi trong bài mình. Nghe đọc một số đoạn văn hay và tìm ra cái hay của đoạn văn vừa nghe. Tự chữa lại bài của mình. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 5: theo tài liệu *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chọn một đoạn trong bài viết lại cho hay hơn. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: GV cùng HSTTN giúp các em hoàn thành bài . + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các em có sáng tạo trong bài viết. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc lại đoạn văn cho người thân nghe. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 4
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 TOÁN: BÀI 74: MÉT KHỐI I. Mục tiêu KT: HS nhận biết:Biểu tượng về mét khối.Quan hệ giữa mét khối, đề-xi – mét khối và xăng-ti-mét khố. KN: HS vận dụng được công thức để thực hành làm đúng các bài tập thực hành. TĐ: HS biết trình bày bài làm khoa học trên vở khi làm bài tập. NL: Phát triển năng lực hợp tác, tư duy toán học. III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐCB 1,3 làm việc cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên: A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1: Ôn lại đơn vị cm3, dm3 * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nối và đọc được các số đo thể tích xăng – ti- mét khối và đề xi mét khối. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe cô giáo hướng dẫn *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc và hiểu được các số đo thể tích, mối quan hệ các đơn vị về đơn vị mét khối và đề xi mét khối. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số đo thể tích bất kì, đổi được các đơn vị về đơn vị xăng ti mét khối và đề xi mét khối. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1,2: SHD * Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết đúng các số đo thể tích, đổi được các đơn vị về đơn vị mét khối và đề xi mét khối. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em vận dụng thực hiện tốt các BT. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 5
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. ĐẠO ĐỨC: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( T1) I.Mục tiêu: - KT: Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - KN: Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - TĐ: GD HS ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - NL: Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; giải quyết vấn đề. *HS có năng lực: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. *GDTNMT biển và hải đảo: Yêu vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam. II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh minh họa. HS: SHD III.Điều chỉnh ND DH: không IV. Điều chỉnh HĐH: không V. Đánh giá thường xuyên *Việc 1: Tìm hiểu thông tin SGK. *Đánh giá : - Tiêu chí : + Biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Biết được tình hình kinh tế ngày càng phát triển của đất nước ta. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời. *Việc 2: *Đánh giá : - Tiêu chí : Có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời. *Việc 3: Tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam. *Đánh giá : - Tiêu chí : Nắm chắc một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 6
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em vận dụng thực hiện tốt các BT. - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Thứ ba ngày 12 tháng 05 năm 2020 TOÁN: BÀI 76 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I.Mục tiêu: KT: HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Biết cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật KN: HS có kĩ năng vận dụng công thức để tính thể tích các bài tập cụ thể. TĐ: HS có thái độ tích cực khi làm bài và tiếp thu bài. NL: HS phát triển năng lực suy luận. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Phiếu HT, bảng nhóm III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ cơ bản 1,2,3 làm việc cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên: - HĐ 1,2,3 – HĐCB: * Đánh giá: Tiêu chí: HS nắm được biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật; cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. - HĐ 1,2 – HĐTH: * Đánh giá: Tiêu chí :HS biết vận dụng để tính được thể tích của hình hộp chữ nhật. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em vận dụng thực hiện tốt các BT. - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. - Hãy tính thể tích các vật xung quanh. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 7
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 Tiếng việt: BÀI 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (T1) I.Mục tiêu : - KT: Đọc - hiểu bài Luật tục xưa của người Ê-đê. - KN: Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa, kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (TLCH ở SGK) - TĐ. Giáo dục HS sống làm việc theo kỉ luật, luật pháp - NL: Ngôn ngữ, tự học II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : GV: Máy chiếu, phiếu HT. HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1,3,4,5 làm việc chung cả lớp V. Đánh giá thường xuyên *HĐ khởi động: * Đánh giá: + Tiêu chí: Kể tên những người vừa mưu trí, vừa dũng cảm mà em biết - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. *HĐ 2,3,4,5,6– HĐCB: *Đánh giá: + Tiêu chí: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm được cách đọc của bài, đọc đúng và nội dung của bài - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em đọc đúng và hiểu được nội dung bài. Câu hỏi gợi mở: Hướng dẫn cách đọc cho từng em và luyện đọc nhiểu từ khó +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc diễn cảm bài hôm nay cho bố mẹ cùng nghe. Tiếng việt: BÀI 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (T2) I.Mục tiêu: - KT: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 8
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - KN:- Làm được bài tập 1, làm được bài tập 4. - TĐ: Giáo dục ý thức giữ trật tự-an ninh. - NL: Ngôn ngữ và hợp tác II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: VBT III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1 làm việc cả lớp, HĐ 4 làm việc cá nhân. V. Đánh giá thường xuyên +HĐ khởi động: TC: Thi ghép nhanh các thẻ. * Đánh giá: - Tiêu chí:Khởi động tiết học - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +HĐ 1,2,3,4 - HĐTH: * Đánh giá: - Tiêu chí : + Hiểu An ninh là Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. +Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha, mẹ; nhớ địa chỉ, gọi ĐT 113, 114,115 Kêu lớn để người xung quanh biết, đi theo nhóm, tránh nơi vắng vẻ + Các cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, + Người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: ông bà, chú, bác, người thân, hàng xóm, bạn bè - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em nhớ được các số điện thoại 113; 114 ;115 khi cần thiết. KHOA HỌC: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT : Giúp HS biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện; kể tên một số loại nguồn điện. - KN : Sử dụng pin, bón đèn, dây dẫn để lắp mạch điện thắp sáng đơn giản. Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 9
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - TĐ : GD học sinh yêu thích môn học. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV + HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung học: IV. Điếu chỉnh hoạt động học : HĐ 6 CB làm việc chung cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 6: HĐ CB *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết được những vật dẫn điện, vật cách điện. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 1-TH: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS ghép đặc điểm của vật liệu với bộ phận trên bóng đèn sao cho phù hợp - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 2-TH: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ở sợi dây điện - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 3 -TH: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình nêu được các khả năng bóng đèn vẫn chưa sáng khi dùng dây để nối pin với bóng đèn. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 4-TH: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện và làm được cái ngắt điện cho mạch điện pin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hỗ trợ các em trả lời được các câu hỏi +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hướng dẫn HS hoàn thành nhanh các câu hỏi VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: GV: Trần Thị Ngọc Nhung 10
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 Theo SHD Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2020 Tiếng việt: BÀI 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (T3) I.Mục tiêu: - KT: Nghe-viết đúng bài: Núi non hùng vĩ; viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. - KN: Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ. - TĐ: HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. - NL: ngôn ngữ và thẩm mĩ II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT. HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 7 làm việc cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên HĐ khởi động: * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá:Giúp học sinh ôn lại các quy tắc viết chính tả. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐTH 5: – Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Viết đúng đoạn văn Núi non hùng vĩ. Viết đúng: tày đình, lồ lộ, chọc thủng, Phan-xi-păng, Mây Ô Quy Hồ, Sa Pa, ruổi. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐTH 6 ,7, 8– Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí: Giúp học sinh viết đúng, trình bày khoa học bài viết: Núi non hùng vĩ; Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. Câu 7: - Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo - Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) - Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) - Lí Thái Tổ ( Lý Công Uẩn) Lê Thánh tông (Lê Tư Thành) - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: GV: Trần Thị Ngọc Nhung 11
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em viết đúng và trình bài khoa học. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em Viết chữ nghiêng nét thanh,nét đậm. TOÁN: BÀI 77: THỂ TÍCH CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG I.Mục tiêu: -KT: HS có biểu tượng về thể tích của hình lập phương. Biết cách tính và công thức tính của hình lập phương. - KN: HS vận dụng công thức tính để tính chính xác các bài tập. -TĐ: HS có tính cẩn thận khi làm bài tập tránh nhầm lẫn công thức. - NL: Phát triển năng lực tư duy. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT. HS: SHD III. Điều chỉnh NDDH : Không điều chỉnh. IV. Điều chỉnh hoạt động HĐ cơ bản: 1,2 làm việc cả lớp, 3 làm việc cá nhân. V. Đánh giá thường xuyên - HĐ1 khởi động: Trò chơi: “Tìm thể tích” * Đánh giá: - Tiêu chí :HS biết vận dụng công thức tính được thể tích của hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - HĐ 2,3 – HĐCB: * Đánh giá: - Tiêu chí :HS biết nắm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. - HĐ 1,2 - HĐTH: * Đánh giá: - Tiêu chí :HS biết vận dụng để tính được thể tích của hình lập phương. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế . Tiếp cận giúp các em nắm được cánh tính và công thức tính thể tích hình lập phương. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 12
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm gặp khó khăn VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Nói cho bố mẹ nghe cách thực hiện. - Vận dụng công thức để tính diện tích các vật có xung quanh. Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2020 TOÁN: BÀI 78 EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (1 TIẾT) I.Mục tiêu: -KT: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về DT, thể tích HHCN và hình lập phương. HS ôn lại kiến thức về tìm tỉ số phần trăm. -KN: H vận dụng cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương vào làm tốt bài tập. Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán - TĐ: H có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - NL: Phát triển năng lực tư duy, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập. II.Chuẩn bị GV: Phiếu bài tập bài 2, bảng phụ. HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Chỉ TH bài 1,2,3,6 IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1 làm việc chung cả lơp. V. Đánh giá thường xuyên. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Tiếp sức”: Hỏi, đáp về DT, TT của HHCN, HLP *Đánh giá: - Tiêu chí: Củng cố công thức tính diện tích, thể tích của HHCN, HLP. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí: + HS nắm chắc quy tắc; Công thức, cách tính S1mặt; Stp; thể tích HLP. + Vận dụng tính đúng diện tích 1 mặt, DT toàn phần và thể tích HLP theo yêu cầu BT1. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 13
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 HĐ3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí: + Vận dụng tính đúng diện tích 1 mặt, DT toàn phần và thể tích HHCN theo yêu cầu BT2. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 6 (theo tài liệu) * Đánh giá : - Tiêu chí :HS tính nhẩm được tìm tỉ số phần trăm của một số và chia sẻ trước lớp. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: GV cùng HSTTN giúp các em hoàn thành các bài tập. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các em hoàn thành nhanh và đúng các bài tập . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Cùng người thân thực hành đo và tính thể tích, DTTP của một hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật. Tiếng việt: BÀI 24B: NGƯỜI CHIẾN SĨ TÌNH BÁO(T1) I.Mục tiêu: - KT : Đọc - hiểu bài: Hộp thư mật. - KN : Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt thể hiện được tính cách của nhân vật. Hiểu nội dung bài:Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của Hai Long và những chiến sĩ tình báo(TLCH ở SGK) - TĐ : Biết bảo vệ cuộc sống thanh bình trên quê hương em. - NL: ngôn ngữ,giao tiếp II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Máy chiếu, Phiếu HT. HS : SHD III. Điếu chỉnh NDDH : HĐ 7 giảm. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1 cả lớp, HĐ 3,4,5,6 cá nhân V. Đánh giá thường xuyên HĐ1: * Đánh giá: - Tiêu chí:Biết được thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ( 1928 – 20002) là một chiến sĩ tình báo nopoir tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 14
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2,3,4: Giải nghĩa từ - luyện đọc Theo TL *Đánh giá: - Tiêu chí : Giúp học sinh nắm được cách đọc và nắm được nội dung bài đọc. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Nội dung: Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. HĐ 5,6 : Trả lời câu hỏi, hiểu ND bài * Đánh giá: - Tiêu chí: Trả lời đúng câu hỏi, hiểu ND bài - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng bài và nắm được nội dung bài đọc. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài cho người thân nghe. Tiếng Việt : BÀI 24B: NGƯỜI CHIẾN SĨ TÌNH BÁO (T2) I.Mục tiêu: - KT: Ôn tập tả đồ vật. - KN: Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hóa, so sánh trong bài văn. (BT1) Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2. - TĐ:Biết bộc lộ tình cảm của mình qua cách dùng ngôn ngữ để tả, có ý thức giữ gìn các đồ vật. - NL: tự chủ và thẩm mĩ II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : Phiếu HT, bảng nhóm. HS : VBT III.Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 2,3,5 làm việc cả lớp V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ khởi động: GV: Trần Thị Ngọc Nhung 15
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 * Đánh giá : - Tiêu chí : Quan sát tranh và nói những gì em biết về những đồ vật. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 1,2 - HĐTH : * Đánh giá : - Tiêu chí: Giúp các em ôn tập văn miêu tả đồ vật. a) + Mở bài:Tôi có một người bạn đồng hành . . .màu cỏ úa (Mở bài theo kiểu trực tiếp.) + Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba . . .chiếc áo quân phục cũ của ba: Tả bao quát, tả bộ phận, nêu công dụng + Phần còn lại: kết bài theo kiểu mở rộng. b)*Những hình ảnh so sánh trong bài: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh * Các hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. ?Tác giả đã quan sát chiếc áo như thế nào. ( tỉ mĩ, tinh tế ) - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 3,4,5,6 * Đánh giá : - Tiêu chí : Tìm được những hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài Chiếc áo của ba. Viết được đoạn văn tả hình dáng và công dụng của đồ vật - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Nói những gì em học đượccùng bố mẹ và lập dàn ý tả chiếc áo em mặc. HĐNGLL: CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM CỦA EM VỚI CỘNG ĐỒNG (1 TIẾT) I. Mục tiêu: KT: - Tìm hiểu về khu dân cư, biết những quy định ở khu dân cư. - Nhận thức được như thế nào là trách nhiệm. KN: - HS thực hành viết, vẽ nhanh trong các nội dung cụ thể. - Giúp HS xác định kĩ năng tự đặt ra trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội. Biết nhận dạng trách nhiệm tốt và trách nhiệm xấu. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 16
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - Giúp HS phát triển năng lực thực hành, bồi dưỡng kĩ năng sống. TĐ: - Tích cực hưởng ứng và tham gia vào việc tự đặt ra trách nhiệm cho bản thân. NL: Phát năng lực ngôn ngữ; năng lực sang tạo. II. Đồ dùng: - GV+ HS: Sách Sống đẹp. III. Điều chỉnh ND DH: không IV. Điều chỉnh HĐH: không V. Đánh giá thường xuyên HĐ1. Trò chơi hồi tưởng * Đánh giá : - Tiêu chí : HS trả lời theo suy nghĩ của mình - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2.Vẽ tranh * Đánh giá : - Tiêu chí : HS vẽ được bức tranh và êu tên được cảnh vật mình vẽ. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3. Đề xuất quy định ở khu dân cư *Đánh giá: - Tiêu chí : HS đề xuất được những quy định cần thiết, hoàn thiện sơ đồ. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 4:Em làm gì để thực hiện trách nhiệm với khu dân cư ? * Đánh giá : - Tiêu chí : HS nhảy được điệu phù hợp với đoạn bài hát. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành HĐ5: Trải nghiệm: Người con của quê hương HĐ6: Chế tác * Đánh giá : - Tiêu chí : HS Viết ra được các hoạt động mà mình đã thực hiện để góp phần xây dựng quê hương. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: GV: Trần Thị Ngọc Nhung 17
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - HS tích cực tham gia vào những hoạt động cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh. KHOA HỌC: AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM KHI SỬ DỤNG ĐIỆN( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT : HS biết được một số việc cần làm và không được làm để phòng tránh tai nạn do điện gây ra, tránh làm hỏng đồ điện; lý do vì sao phải tiết kiệm điện - KN : Trình bày được giải pháp tiết kiệm điện. - TĐ : GD học sinh yêu thích môn học. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên. II. Chuẩn bị: GV + HS: SHD III.Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1,2,4 làm việc cả lớp V. Đánh giá thường xuyên +/ HĐ 1,2: *Đánh giá: - Tiêu chí: . Nêu được một số nguy hiểm/ tác hại có thể xảy ra khi sử dụng điện và cách phòng tránh. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 3: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS thảo luận 2 tình huống về việc sử dụng tiết kiệm điện và cách phòng tránh tai nạn do điện gây ra. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. +/ HĐ 4: Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tập hợp, sắp xếp thông tin, tranh ảnh sưu tầm về khai thác và sử dụng tiết kiệm điện rồi trình bày trước lớp. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI: Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hỗ trợ các em nắm được các công dụng của chất đốt và một số nguy hiểm khi sử dụng chất đốt. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hướng dẫn HS hoàn thành nhanh xử lí tình huống và trình bày sản phẩm sưu tầm một cách trôi chảy. VII. HD PHẦN ỨNG DỤNG:Theo SHD GV: Trần Thị Ngọc Nhung 18
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 Tiếng việt: BÀI 24C : ÔN TẬP TẢ ĐỒ VẬT (T1) I.Mục tiêu: - KT: HS Ôn luyện củng cố cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật. -KN: Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật. -TĐ: HS yêu thích môn học, hứng thú với các đồ vật miêu tả. -NL: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: Gv : Bảng nhóm., phiếu HT. HS: SHD III.Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1,2,4 làm việc cả lớp V. Đánh giá thường xuyên HĐ 1: Giúp H có tinh thần thoải mái trước khi vào tiết học. * Đánh giá: - Tiêu chí: Tạo không khí thoải mái trước khi vào học + Nắm được mục tiêu bài học - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: (Theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một đồ vật (quyển sách TV tập 2, đồng hồ báo thức, đồ vật, món quà có ý nghĩa, đồ vật trong viện bảo tàng) dựa vào kết quả quan sát. a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả. b) Thân bài: + Tả hình dáng: có dạng hình gì, màu sắc như thế nào, + Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật. + Tả công dụng của đồ vật. c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đồ vật được tả. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Trình bày trước lớp - Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập (Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động) + Giới thiệu đồ vật + Miêu tả đồ vật + Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Biết dựa vào dàn ý đã lập trính bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin bài văn tả một đồ vật. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 19
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 + Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. + Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cấu tạo của một bài văn tả đồ vât. TOÁN: BÀI 79 GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU I.Mục tiêu: - KT: HS biết được hình dạng của hình trụ, hình cầu và một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. -KN: Rèn kĩ năng nhận dạng được hình trụ, hình cầu và xác định một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. -TĐ: HS vận dụng làm bài tập nhanh, cẩn thận. -NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị TL HD học Toán. III.Điều chỉnh nội dung dạy học: IV.Điều chỉnh hoạt động học: HĐ CB 1,2,3 làm việc chung cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1. * Đánh giá : - Tiêu chí : HS quan sát các đồ vật và thảo luận về hình dạng các đồ vật trong hình. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2,3 * Đánh giá : - Tiêu chí :HS biết được đặc điểm của hình trụ và hình cầu; Kể tên các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1,2 (theo tài liệu) * Đánh giá : - Tiêu chí :HS nhận dạng được hình trụ và hình cầu từ các hình ở TLHD. GV: Trần Thị Ngọc Nhung 20
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: GV cùng HSTTN giúp các em nhận dạng được hình trụ và hình cầu. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các em hoàn thành nhanh và đúng các bài tập . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành phần ứng dụng theo SHD. Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2020 TOÁN: BÀI 81 EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.Mục tiêu: - KT: HS ôn lại các kiến thức về tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. -KN: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. -TĐ: HS vận dụng làm bài tập nhanh, cẩn thận. -NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị TL HD học Toán. III.Điều chỉnh nội dung dạy học: IV.Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1 làm việc chung cả lớp. V. Đánh giá thường xuyên A. Hoạt động thực hành: HĐ 1 * Đánh giá : - Tiêu chí : HS chơi được trò chơi để nắm lại công thức tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2,3 (theo tài liệu) * Đánh giá : - Tiêu chí :HS giải các bài toán về tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: GV cùng HSTTN giúp các em hoàn thành các bài tâp. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các em hoàn thành nhanh và đúng các bài tập . GV: Trần Thị Ngọc Nhung 21
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành phần ứng dụng theo SHD. Tiếng Việt: BÀI 24C: ÔN TẬP TẢ ĐỒ VẬT (T2) I. Mục tiêu: KT:- Nối được các vế của câu ghép bằng cặp từ cho trước. KN:- HS thực hành làm tốt các bài tập TĐ: - Cẩn thận trong khi làm bài. NL:- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: phiếu HT, SHD - HS: SHD III.Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: HĐ 1,2 làm việc cả lớp. HĐ 3 nhất trí với TL V. Đánh giá thường xuyên HĐ 1: Tìm các từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu ghép *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Biết tìm các từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu ghép - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2: Chọn các cặp từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu ghép *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: chọn đúng các cặp từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu ghép - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: Đặt câu ghép *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá:H đặt được 1 câu ghép có cặp từ nối các vế câu - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: tiếp cận giúp các em hoàn thành được bài tập +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: hướng dẫn các em hoàn thành nhanh bài tập VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành phần ứng dụng theo SHD. SHTT: SINH HOẠT HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TOÁN HỌC SINH HOẠT LỚP GV: Trần Thị Ngọc Nhung 22
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 (Lồng ghép GD vệ sinh cá nhân) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: -KT: Nắm được những ưu điểm của tuần qua để phát huy. Nắm đươc tồn tại để khắc phục. HS có kiến thức về vệ sinh cá nhân. Phát huy tính tích cực sáng tạo trong sinh hoạt câu lạc bộ toán học. - KN: Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. -TĐ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp, có ý thức vệ sinh cá nhân hàng ngày. Cùng xây dựng câu lạc toán ngày một phong phú hơn. - NL: Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập liên quan đến môn Toán. III. Hoạt động dạy- học: *Hát tập thể 1. HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ TOÁN HĐ 1: CLB Toán giới thiệu chủ điểm sinh hoạt Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB giới thiêu chủ điểm, ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Chủ điểm của CLB Toán: “ Ôn lại cách tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình đã học” Việc 2: CLB tiến hành sinh hoạt theo chủ điểm *Đánh giá: -Tiêu chí: HS nắm được chủ đề của buổi sinh hoạt, mục đích của buổi sinh hoạt. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2: Sinh hoạt CLB toán Việc 1: HS tự chọn 1 BT mà mình thích ở sách ôn luyện Toán tuần 22 và hoàn thành cá nhân Việc 2: TBHT cho các bạn chia sẻ kết quả Việc 3: GV nhận xét, đánh giá *Đánh giá: -Tiêu chí : HS tự chọn cho mình một bài tập mà mình cảm thấy yêu thích ở sách ôn luyện Toán tuần 22 và hoàn thành nó. Giải thích được vì sao em chọn BT đó và nêu kết quả làm được của em. -PP: Vấn đáp; viết - KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết lời bình. 2. SINH HOẠT LỚP: HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần 23 - CT HĐTQ điều hành các ban nhận xét đánh gia hoạt động trong tuần qua. - Ý kiến của các thành viên trong lớp. - Bình bầu thi đua của cá nhân xuất sắc trong tuần. *Đánh giá: GV: Trần Thị Ngọc Nhung 23
- Nhật kí dạy học lớp 5B Năm học: 2019-2020 -Tiêu chí: Phân tích được những vấn đề cần tuyên dương , những vấn đề cần khắc phục trong tuần như thực hiện gờ giác, chấp hành nội quy quy định của lớp, trường. Ý kiến góp ý nhẹ nhàng có ý thức xây dựng, không chỉ trích hay trách móc bạn. Biết nêu lên những cố gắng tiến bộ của bạn. + Biết tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng của bạn và nêu được hướng khắc phục sửa chửa. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2: Kế hoạch hoạt động tuần tới - CT HĐTQ phổ biến kế hoạch tuần tới - GV bổ sung, hoàn thiện kế hoạch GV dặn dò, nhắc hs thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày *Đánh giá: -Tiêu chí: Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện đầy đủ, nghiêm túc -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Trần Thị Ngọc Nhung 24