Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 20 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 30 trang thienle22 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 20 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_5_tuan_20_giao_vien_tran_thi_ngoc_nhung_truo.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 20 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT : BÀI 20A: GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T1) I. Mục tiêu - KT: Đọc - hiểu bài Thái sư Trần Thủ Độ. - KN: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; đọc trôi chảy, lưu loát; trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. - TĐ: Tích cực trong các hoạt động. - NL: Tự học, phát triển năng lực ngôn ngữ. Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tranh HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không IV. Điều chỉnh ND hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá: Quan sát tranh và trả lời được nội dung của bức tranh; những hiểu biết của bản thân về Trần Thủ Độ. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ2,3,4: Giải nghĩa từ, luyện đọc (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các từ ngữ và hiểu lời giải nghĩa của các từ ngữ trong bài: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ. Đọc đúng đoạn, bài với giọng chậm rãi, rõ ràng. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Thảo luận trả lời câu hỏi (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Hiểu nội dung bài đọc, trả lời được các câu hỏi: 1. Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác. 2. Vì ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. 3. Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. 4. Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6,7: Đọc phân vai(Nhất trí với TLHDH) GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 1
  2. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng giọng của từng nhân vật: người dẫn truyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ. - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài: Thái sư Trần Thủ Độ. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc bài vừa học cho người thân mình nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 20A: GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T2) I. Mục tiêu - KT: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chủ điểm Công dân. - KN: Biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân. - TĐ: Tích cực, sáng tạo trong các hoạt động. - NL: NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1,2,3,4 - HĐTH: Tìm hiểu nghĩa của từ Công dân(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được thế nào là công dân; xếp được các từ chứa tiếng công dân và ba nhóm; tìm được từ đồng ngĩa với công dân. 1. Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. 2. a. Công dân, công cộng, công chúng. b. Công bằng, công minh, công tâm, công lí. c. công nhân, công nghiệp. 3. Nhân dân, dân chúng, dân. 4. Vì từ Công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước, độc lập trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa nhân dân, dân chúng, dân không có nghĩa này. - Phương pháp: Vấn đáp GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 2
  3. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp hiểu được thế nào là công dân; xếp được các từ chứa tiếng công dân và ba nhóm; tìm được từ đồng ngĩa với công dân. - HS tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. TOÁN: BÀI 62 CHU VI HÌNH TRÒN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em biết vận dụng các công thức để tính chu vi hình tròn. – KN: Các em tính nhanh, thành thạo. - TĐ: Yêu thích môn học. - NL: phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng nhóm. - HS : SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học : không IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên : *Khởi động: Ôn lại quy tắc tính chu vi hình tròn. HĐ1,2,3,4 – HĐTH: Hỗ trợ, giúp học sinh vận dụng tính được chu vi hình tròn. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm được cách giải chu vi hình tròn. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. * Đánh giá - Tiêu chí: HS vận dụng kiến thức đã học ở tiết 1 để giải được các bài toán liên quan đến chu vi hình tròn. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng và ghi chép ngắn. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. - Nội dung đánh giá: HS vận dụng kiến thức đã học thực hiện cùng bố mẹ những gì mình học được. - Phương pháp: Vấn đáp. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 3
  4. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Trình bày miệng. ĐẠO ĐỨC: BÀI 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T2) I. MỤC TIÊU: -KT: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. -KN: Phải biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. -TĐ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương. -NL: Giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: SGK, SGV, thẻ màu. - Hs: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *.Khởi động: cho HS chơi trò chơi để củng cố lại kiến thức tiết 1 * Hoạt động 1 :Triển lãm nhỏ -Hs trưng bày và giới thiệu tranh. - Cho Hs xem tranh và trao đổi, bình luận. - Gv chia sẽ về tranh, ảnh của Hs và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo. *Đánh giá: - Tiêu chí: Hs biết thể hiện tình cảm đối với quê hương. - PP: quan sát - KT: ghi chép ngắn GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 4
  5. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Hoạt động 2 :Bày tỏ thái độ + Tán thành với những ý kiến (a), (d). + Không tán thành với các ý kiến (b), (c). - Gv mời HS giải thích lý do. - Gv kết luận: *Đánh giá: - Tiêu chí: Hs biết bày tỏ thái độ và giải thích được vì sao mình bày tỏ thái độ đó - PP: quan sát - KT: ghi chép ngắn Hoạt động 3 : Xử lí tình huống -V1: Hs thảo luận nhóm 4 các tình huống. - V2:Các nhóm trình bày trước lớp. - Gv kết luận: + Tình huống (a): Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách + Tình huống (b): Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. *Đánh giá: - Tiêu chí: Hs biết xử lí một số tình huống phù hợp, tự tin - PP: quan sát - KT: ghi chép ngắn Hoạt động 4 :Trình bày kết quả sưu tầm - Hs thảo luận nhóm đôi các câu hỏi. - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. *Đánh giá: - Tiêu chí: Hs trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa đã chuẩn bị - PP: quan sát GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 5
  6. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - KT: ghi chép ngắn *Úng dụng - Gv nhắc nhở Hs thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2020 BUỔI SÁNG TOÁN: BÀI 63 DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN (T1) I.Mục tiêu: - KT: Em biết quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn. - KN: Thực hiện tính diện tích hình tròn tốt. - TĐ: Yêu thích môn học - NL: Vận dụng tính diện tích hình tròn vào trong thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng nhóm, phiếu HT. - HS : Bảng nhóm III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: Trò chơi: ‘Chiếc hộp bí mật’ khởi động tiết học. - Chia sẻ sau trò chơi. - GV giới thiệu bài. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô hướng dẫn. Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung HĐ 2. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe nội dung ở HĐ2. Việc 3: NT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung HĐ2 rút ra công thức tính diện tích hình tròn. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung ở HĐ 2. ? 1 bạn đọc nội dung HĐ 2, 1 bạn nêu công thức tính diện tích hình thang.Lấy ví dụ minh họa. 3. Tính diện tích hình tròn có bán kính r: Việc 1: Em thực hiện vào vở. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe kết quả. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 6
  7. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Việc 3: NT tổ chức cho các bạn thực hiện. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp cách thực hiện - Mời một bạn nêu kết quả HĐ 3. - Nhận xét và bổ sung. * GV giải thích thêm và lấy một số VD minh họa cho các em thực hiện. * Đánh giá : - NộTiêu chí đánh giá: H nắm công thức, quy tắc tính diện tích hình tròn. Vận dụng tính diện tích hình tròn ở dạng cơ bản. - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Thực hành. Chia sẻ sau tiết học: Tiết học hôm nay các em đã học được những gì? * Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD:Cùng bố mẹ, anh chị của mình * Đánh giá - Nội dung đánh giá: H vận dụng những kiến thức học ở lớp giải thích và cùng bố mẹ thực hiện tính diện tích hình tròn. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. TIẾNG VIỆT : BÀI 20A: GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA (T3) I. Mục tiêu - KT : Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - KN: Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô. - TĐ: Trình bày đẹp, cẩn thận, sạch sẽ. - NL: NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng nhóm. HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: HĐ5 - HĐTH (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : -Tiêu chí đánh giá: Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - Phương pháp: Viết - Kĩ thuật: Viết nhận xét. HĐ6 – HĐTH: Điền từ(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 7
  8. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Tiêu chí đánh giá: Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, các tiếng có âm chính o/ô vào đoạn văn thích hợp. a. Ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi. b. Đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn tiếp thu chậm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Viết lạibài Cánh cam lạc mẹ cùng người thân. BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT : BÀI 20B: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN(T1) I. Mục tiêu - KT: Đọc - hiểu bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - KN: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; đọc trôi chảy, lưu loát; trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. - TĐ: Tích cực trong các hoạt động. - NL: Ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT. HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: Trao đổi, trả lời câu hỏi (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá: Nói được trách nhiệm của công dân đối với đất nước. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ2,3,4: Giải nghĩa từ, luyện đọc (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các từ ngữ và hiểu lời giải nghĩa của các từ ngữ trong bài: Tài trợ, đồn điền, tổ chức, Đồng Đông Dương, tay hòm chìa khóa, tuần lễ vàng, quỹ độc lập. Đọc đúng đoạn, bài với giọng nhẹ nhàng. - Phương pháp: Vấn đáp GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 8
  9. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Thảo luận trả lời câu hỏi (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Hiểu nội dung bài đọc, trả lời được các câu hỏi: 1. a – 3, b – 1, c – 4, d – 2 2. Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sang hiến tặng số tài sản lớn nhất của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: Thi đọc(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng giọng nhẹ nhàng, thể hiện được cảm hứng ngợi ca, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc bài vừa học cho người thân mình nghe. KHOA HỌC: BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (T1) ( SOẠN THEO PP BÀN TAY NẶN BỘT) I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - KT – KN: Làm thí nghiệm về sự biến đổi hóa học. Nêu đợc một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. - TĐ: Thích tìm tòi, khám phá cái mới của môn học. - NL: Giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên. *KNS: Kĩ năng quản lí thời giản trong quá trình tiến hành TN (HĐ1) II.Đồ dùng: - Giá đỡ, ống nghiệm, nến, đường kính trắng, giấy. III.Hoạt động dạy- học: GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 9
  10. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 * Khởi động: Cho HS trả lời các câu hỏi sau (3’) - Dung dịch là gì? - Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? - Nhận xét *Hoạt động 1 :(18’) Tìm hiểu về sự biến đổi hóa học +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề. - GV nêu: Theo các em, thế nào gọi là sự biến đổi hoác học. + Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. - HS làm việc cá nhân: Ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em. - Sự biến đổi hoác học là: + Sự biến đổi từ chất này sang chất khác. + Sự chuyển thể này sang thể khác. + Sự thay đổi hình dạng này sang hình dạng khác của vật. + Sự thay đổi mùi vị của vật - Em có ý kiến gì khi nghe các bạn trình bày những hiểu biết ban đầu về sự biến đổi hóa học? +Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: - GV định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi. - Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm. - GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ: + Có phải sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác không? + Có phải sự biến đổi hóa học là sự chuyển đổi từ thế này sang thể khác? + Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 6 và ghi vào phiếu: + Nhóm 1,2: TN1: Chng đường trên ngọn lửa. + Nhóm 3,4: TN2: Đốt một tờ giấy. - Phiếu học tập: TN1: Chng đờng trên ngọn lửa. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 10
  11. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Đờng trớc khi chng trên ngọn Đờng sau khi chng trên ngọn lửa. lửa. Hình dạng Màu sắc Mùi vị - Phiều học tập TN2: Đốt một tờ giấy Giấy trớc khi đốt Giấy sau khi đốt Màu sắc Tính chất ? Để làm đợc 2 thí nghiệm này, cần điều kiện gì? ( dới tác dụng của nhiệt). + Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến thức. ? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác nh 2 ví dụ trên gọi là gì? ? Thế nào là sự biến đổi hoác học? - GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - GV nhận xét, kết luận: Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. *Hoạt động 2: (12’) Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học. - HS quan sát SHDH, thảo luận các câu hỏi: +Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận nh vậy? +Trờng hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận nh vậy? - Làm việc cả lớp và hoàn thành bảng sau: Hình Nội dung từng Biến đổi Giải thích hình Hình 2 Cho vôi sống Hoá học Vôi sống khi thả vào nớcđã không giữ lại vào nước đợc tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻoquánh kèm theo sự toả GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 11
  12. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 nhiệt. Hình 3 Xé giấy thành Lí học Giấy bị xé vụn nhng vẫn giữ nguyên tính những mảnh chất của nó, không bị biến đổi thành chất vụn khác Hình 4 Xi măng trộn cát Lí học Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi Hình 5 Xi măng trộn cát Hoá học Xi măng trộn cát và nớc sẽ tạo thành hợp và nước chất mới đợc gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát xi măng và nớc Hình 6 Đinh mới để lâu Hoá học Dới tác dụng của hơi nớc trong không khí, ngày thành đinh chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ hoàn gỉ toàn khác tính chất của đinh mới Hình 7 Thuỷ tinh ở thể Lí học Dù ở thể rắn hay thể lỏng thì tính chất của lỏng sau khi thuỷ tinh vẫn không thay đổi được thổi thành các chai lọ để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn - Đại diện cả nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. ? Vậy sự biến đổi hóa học và sự biến đổi hóa học có gì khác nhau? - GVKL, lưu ý HS : Không đến gần các hố vô đang tôi, vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm. - Sự biến đổi hóa học là gì? - GV nhận xét giờ học. * Uwngs dụng về nhà: Đọc phần tiếp theo của bài Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 20B: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN (T2) GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 12
  13. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 I. Mục tiêu - KT : Viết được đoạn văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng. - KN: Dùng từ đặt câu đúng. - TĐ: Tích cực, sáng tạo trong các hoạt động - NL: Biết quan sát hoạt động, hình dáng của con người để viết văn miêu tả. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV : Phiếu HT HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: ( Theo TL) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Viết được bài văn tả người theo yêu cầu đề bài. - Phương pháp: Viết - Kĩ thuật: Viết nhận xét. HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học: Qua tiết học hôm nay các bạn đã học được điều gì? VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm được cách viết bài văn tả người theo yêu cầu. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Chia sẻ với bố mẹ, người thân những gì mình học được TOÁN: Bài 63: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN ( Tiết 2) ( BÀI ĐIỀU CHỈNH) I. Mục tiêu - KT – KN : Em biết vận dụng để tính diện tích hình tròn. - TĐ: Tích cực trong các hoạt động học. Yêu thích môn học. - NL: Vận dụng giải nhanh các bài toán liên quan đến diện tích hình tròn. II. Hoạt động học: B . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Khởi động: GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 13
  14. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học, mời giáo viên nhận lớp. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. -Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? -Hoc sinh đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có). 1. Tinh diện tích hình tròn có: Việc 1: Cá nhân làm bài vào vở: Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Tính được diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính dưới dạng số Tp, hỗn số, phân số. - Phương pháp: quan sát ;Vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn ;Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Tính diện tích hình biết chu vi C: - Việc 1: các nhân tự làm - Việc 2: Trao đổi kết quả trong nhóm đôi. - Việc 3: Thống nhất kết quả chia sẻ trước lớp. * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Tính được diện tích hình tròn khi biết chu vi dưới dạng số Tp - Phương pháp: quan sát ;Vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn ;Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3,4 Giải bài toán sau: GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 14
  15. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Việc 1: Cá nhân tự làm bài tập 3,4 Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm Việc 3: Thống nhất kết quả vào báo cáo cho cô giáo. * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng công thức tính diện hình tròn tích để tính được diện tích mặt bàn và thành giếng. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà đo và tính diện tích các đồ dùng trong nhà có dạng hình tròn rồi chia sẻ kết quả tính cho người thân. Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2020 BUỔI SÁNG TOÁN: BÀI 64 EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - KT – KN: Em ôn lại về công thức tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn. - TĐ: Yêu thích môn học. Tích cực trong các hoạt động học. - NL: Vận dụng nhận dạng và giải được các dạng toán chu vi và diện tích hình tròn. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Phiếu HT, bảng nhóm. - HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung: Không IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: * Khởi động: Trò chơi: “Truyền điện”: Giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức về công thức tính diện tích ,chu vi hình tròn HĐ 2,3,4 - HĐTH: Hỗ trợ, giúp đỡ các em vận dụng giải được các bài toán tính diện tích, chu vi hình tròn. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nắm chắc cách tính diện tích, chu vi hình tròn. Câu hỏi gợi mở: Yc học sinh nêu lại cách thực hiện tính diện tích, chu vi hình tròn. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 15
  16. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm gặp khó khăn và hướng dẫn các bạn cách thực hiện. Đánh giá - Tiêu chí: H nhận dạng và giải được các dạng toán chu vi và diện tích của hình tròn.Trình bày mạnh dạn, to, rõ ràng. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời và ghi chép ngắn. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Nói cho bố mẹ nghe cách thực hiện. Đánh giá - Tiêu chí: H vận dụng cùng thực hiện tính chu vi và diện tích hình tròn với người thân. - Phương pháp: PP vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng. TIẾNG VIỆT: BÀI 20B: TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN (T3) I. Mục tiêu - KT: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh - KN: Kể lại được từng đoạn, toàn bộ nội dung câu chuyên; hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. - TĐ: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - NL: Kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Mẫu chuyện HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: HĐ2,3 – HĐTH (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Kể lại được từng đoạn, toàn bộ nội dung câu chuyện. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4 – HĐTH: Thi kể chuyện (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Kể lại được toàn độ nội dung câu chuyện - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 16
  17. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em nắm được nội dung câu chuyện, kể được câu chuyện và nắm được ý nghĩa của câu chuyện. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện một cách tốt nhất, biểu cảm nhất. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Kể lại câu chuyện về tấm gương sống, làm việc theo pháp luậtcho người thân mình nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 20C: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T1) I. Mục tiêu - KT: Biết cách sử dụng quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép, đặt được câu ghép. - KN: Sử dụng quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép, đặt được câu ghép. - TĐ: Tích cực, sáng tạo trog các hoạt động. - NL: NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng nhóm, phiếu HT. HS: SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: HĐ 1: Theo TL * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Nói được các vế tiếp theo của câu ghép phù hợp với câu của đội bạn đưa ra. - Phương pháp: Tích hợp - Kĩ thuật: Trò chơi, nhận xét bằng lời HĐ2: Tìm hiểu cách nối câu ghépbằng quan hệ từ (Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Xác định được các vế của câu ghép; hiểu được cách nối các vế câu ghépbằng quan hệ từ 1. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Lê – nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I – va – nốp rồi ngồi vào ghế cắt tóc. 2. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ (câu 1), cặp quan hệ từ (câu 2) hoặc được nối trực tiếp với nhau (câu 3). - Phương pháp: Vấn đáp GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 17
  18. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ1,2- HĐTH: Tìm quan hệ từ(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Xác định được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép; tìm được quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu ghép. 1. a. Nếu – thì. b. Tuy – nhưng. 2. Nhưng – hay – Mặc dù – nhưng. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm được cách nối các vế câu ghép + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: HĐNGLL: SĐ Chủ đề 3: EM PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (T2) ATGT BÀI 10 ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN I. Mục tiêu: - KT:HS biết được những vùng trên cơ thể không được va chạm; biết được những việc làm và hành động được phép và không được phép. - KN: HS có kĩ năng thực hiện các hành vi từ chối – rời bỏ - chia sẽ. - TĐ:Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân thông điệp và các bước phòng chống nguy cơ bị xâm hại tình dục. - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự phòng vệ bản thân trong cuộc sống. II. Đồ dùng: GV+HS: Sách Sống đẹp. III. Hoạt động học: Tiết 2 A. Hoạt động thực hành: 1. Khởi động: Việc 1: Ban học tập điều hành cho các bạn TC khởi động Việc 2: - GV giới thiệu bài. - HS ghi đề bài vào vở. - GV giới thiệu mục tiêu bài. Yêu cầu HS nhắc lại. 2. Hoạt động thực hành GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 18
  19. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 HĐ 1: Thảo luận Việc 1: Cho HS thảo luận Việc 2: thống nhất khoanh vào những vị trí không được phép va chạm Việc 3: Chia sẽ trước lớp GV chia sẽ . * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết khoanh được những vùng trên cơ thể không được va chạm; - PP : vấn đáp - KT :đặt câu hỏi HĐ 2 : Đánh giá hành động , việc làm Việc 1 : HS tự đọc và làm vào sách sống đẹp bài 6 Việc 2 : Chia sẽ trước lớp * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết chọ được những hành động được phép và không được phép; - PP : quan sát ;vấn đáp - KT :nhận xét bằng lời ;đặt câu hỏi HĐ 3: Em là tuyên truyền viên Việc 1: thực hiện đọc và làm cá nhân. Việc 2: Chia sẽ với bạn. Cho HS nắm thông điệp * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết được 3 bước phòng chống nguy cơ bị xâm hại tình dục.Từ chối- bỏ rơi- chia sẽ. Nắm được thông điệp - PP : vấn đáp - KT :đặt câu hỏi HĐ 4: Xử lí tình huống GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 19
  20. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Việc 1: thực hiện đọc tình huống Việc 2: thảo luận với bạn Việc 3: Chia sẽ trước lớp * Đánh giá : - Tiêu chí : HS nêu được những việc các em làm; - PP : vấn đáp - KT :đặt câu hỏi NỘI DUNG II: ATGT VNCTT: Bài 10: Điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn * Khởi động: HĐTQ Tổ chức hát. * Giới thiệu bài: * Gv giới thiệu mục tiêu bài. Hoạt động 1: Xem tranh và nhận xét đi xe đạp chuyển hướng có khó không * Bước 1: Xem tranh - Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học. * Bước 2: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi: - Câu hỏi 1: Những bạn nào trong tranh đang đi xe đạp chuyển hướng? - Câu hỏi 2: Các em thấy đi xe đạp chuyển hướng an toàn có khó không?Tại sao? - Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời. * Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh - Có 4 bạn đang đi xe đạp qua đường và 1 bạn đang dắt xe. - Ði xe đạp qua đường rất khó vì giao thông Việt Nam Ià giao thông hỗn hợp với nhiều loại phương tiện, như xe tải, ô tô, xe máy, xe đạp, v.v Vì vậy, đi chuyển hướng qua đường bằng xe đạp rất nguy hiểm nếu không chú ý đến các quy tắc an toàn, đặc biệt Ià ở những tuyến đường quốc Iộ. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đi xe đạp chuyển hướng an toàn * Bước 1: Hỏi học sinh – Câu hỏi 1: Các em có biết cần phải thực hiện các bước chuyển hướng an toàn như thế nào không? - Câu hỏi 2: Ðèn tín hiệu giao thông có mấy màu và ý nghĩa của mỗi màu Ià gì? * Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh 1. Các bước khi chuyển hướng (khi không có đường giao nhau): - Giảm tốc độ. Các bước đi qua nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông: + Giảm tốc độ. + Quan sát, chấp hành tín hiệu đèn. + Quan sát an toàn xung quanh và có tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 20
  21. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 + Qua đường, vẫn tập trung quan sát an toàn. - Nếu đường có nhiều xe qua lại, các em hãy dắt xe qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ khi tín hiệu đèn dành cho người đi bộ bật sáng màu xanh. * Bước 3: Thực hành chuyển hướng an toàn - Giáo viên có thể cho học sinh thực hành đi xe đạp chuyển hướng an toàn. Hoạt động 3: Góc vui học * Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu - Mô tả tranh: 4 bức tranh nhỏ mô tả các bước đi xe đạp qua đường của một bạn nhỏ tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông. - Yêu cầu: Xem tranh, sắp xếp 4 bức tranh theo đúng thứ tự các bước đi xe đạp qua đường an toàn. * Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu * Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh * Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh - Tranh 2 - Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau. - Tranh 1 - Ðèn đỏ - Dừng lại trước vạch dừng. - Tranh 3 - Ðèn xanh - Quan sát an toàn xung quanh. - Tranh 4 - Lên xe đi tiếp, vẫn chú ý quan sát an toàn. Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò Ghi nhớ và dặn dò * Bước 1: Tóm lược những điều học sinh cần nhớ - Để đảm bảo an toàn khi qua đường các em hãy Iuôn nhớ giảm tốc độ, quan sát an toàn, xin đường, khi đảm bảo an toàn mới chuyển hướng và Iuôn chấp hành báo hiệu giao thông (nếu có). * Bước 2: Dặn dò học sinh - Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại điều tóm lược trên. - GV nhấn mạnh: Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở người thân và bạn bè cùng thực hiện các bước đi xe đạp chuyển hướng an toàn. *ĐGTX: + Tiêu chí: HS nắm được cách đi xe đạp chuyê hướng an toàn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - HS vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày BUỔI CHIỀU KHOA HỌC : BIẾN ĐỔI HÓA HỌC ( T2) ( SOẠN THEO PP BÀN TAY NẶN BỘT) I. Mục tiêu - KT : Thực hiện được một số thí nghiệm liên quan đến sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của nhiệt. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 21
  22. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 – KN: Vận dụng làm được các thí nghiệm biến đổi hóa học trong thực tế. - Thái độ: Hứng thú, yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng phân biệt và tìm được những biến đổi hóa học trong thực tế. *KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy- học: - Giấm, tăm, giấy, nến. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: *Khởi động: Trò chơi ô chữ may mắn ( 3’) *Giới thiệu bài ( 1’) GV nêu nhiệm vụ học tập. *Hoạt động 1: ( 15’) Thí nghiệm “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”. +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề. - GVnêu vấn đề: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì? +Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh - HS ghi dự đoán vào phiếu học tập. - GV gắn phiếu học tập của các nhóm lên bảng lớp. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dới tác dụng của: + nhiệt + ánh sáng + bóng đèn điện + lửa - HS tìm sự giống nhau và khác nhau giữa kết quả dự đoán của các nhóm. - GVKL: nhiệt, ánh sáng. +Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: ? Qua dự đoán kết quả, em hãy nêu câu hỏi thắc mắc? GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 22
  23. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 + Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dới tác dụng của ánh sáng không? + Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dới tác dụng của lửa không? - Để giải quyết đợc vấn đề thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì? ( hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm ) - ở lớp ta chọn phơng án nào? ( thí nghiệm) +Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - HS làm thí nghiệm viết bức th mật. - HS các nhóm thực hành làm TN. - Gọi đại diện các nhóm trình bày TN. - Các nhóm khác nhận xét. ? Vì sao khi cha hơ bức thư lên ngọn lửa ta không đọc được? ? Muốn đọc được bức thư ta phải làm gì? ? Hiện tượng đó gọi là gì? +Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến thức. ? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dới tác dụng của gì? ( dưới tác dụng của nhiệt). - Gọi 1 số HS nhắc lại. - GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dới tác dụng của nhiệt. *Hoạt động 2: (15’) Vai trò của ánh sáng đổi với sự biến đổi hoá học * Thí nghệm 2: HS quan sát thí nghiệm ở SGK. - Cho HS nhận xét phần vải bị che khuất và phần vải không bị che khuất sẽ nh thế nào? ? Hiện tợng này là sự biến đổi hóa học hay lí học? ( hóa học) - Em hãy giải thích hiện tượng này? ? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dới tác dụng của gì? ( ánh sáng) ? Trong cuộc sống, khi phơi quần áo màu chúng ta cần lu ý điều gì? ( không nên phơi trực tiếp ngoài tròi nắng to.) * Thí nghiệm 3: Cho HS đọc thông tin trong SGK. - Bức tranh vẽ gì? Em hãy giải thích hiện tượng này? GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 23
  24. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Qua thí thiệm này, sự biến đổi hóa học có thể diễn ra dới tác dụng của gì? ( ảnh sáng.) - GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. ? Thế nào gọi là sự biến đổi hoác học. - GV nhận xét tiết học. * HD ứng dụng về nhà: Phần ứng dụng SHD ÔN LUYỆN TV: TUẦN 20( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT : Đọc và hiểu bài : Nhân cách quý hơn tiền bạc . nhận biết được những đúc tính tốt mà mỗi người cần rèn luyện. - KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã học để làm đúng và nhanh các bài tập. - TĐ : GD học sinh luôn rèn luyện đức tính tốt cho mình. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, cảm thụ văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnh nội dung học: không IV. Điếu chỉnh hoạt động học : +/ HĐ1,2 : k/động :(theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được ý của mỗi câu tục ngữ muốn nói và nêu được những người có đức tính như thế nào thì mọi người yêu mến, tin cậy. - PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/ HĐ 3 : (Điều chỉnh theo nhóm) Học sinh đọc và hiểu được bài : Nhân cách quý hơn tiền bạc *Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi như : Câu a : *HS nêu được các phẩm chất đáng trân trọng của Mạc Đĩnh Chi : trung thực, liem khiết. Câu b Vì Mạc Đĩnh Chi không ham tiền bạc nếu đưa ông sẽ không nhận. Câu c : Ông mang tiền lên vua nộp vì đó không phải là tiền của ông và ông cho rằng đó là tiền đút lót. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 24
  25. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 Câu d: HS nêu được như : làm người thì phải trung thực không tham lam để mọi người kính trọng và yêu quý. -PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/HĐ 4 (cá nhân) *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh ghép được tiếng để có nghĩa và đúng chính tả - PP: quan sát - KT: ghi chép ngắn +/ HĐ 5,6( theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh dùng quan hệ từ để viết được các câu ghép từ các câu đơn cho trước. - PP : vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học. Hoàn thành được HĐ 6 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở vở và hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần 7 và ứng dụng 8 ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 20 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I. Mục tiêu: - KT: Đọc, phân tích và xử lí được số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.Tính được chu vi và diện tích của hình tròn, giải dược các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn. - KN: HS thực hành làm các bài tập nhanh. - TĐ: GD tính cẩn thận khi vận dụng công thức tránh nhầm lẫnchu vi và diện tích - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị vở “ Em tự ôn luyện” III. Điều chỉnh nội dung dạy học: giảm bài 3,7,8 IV.Điều chỉnh hoạt động học: điều chỉnh các nội dung 4,5,6 từ cặp đôi thành nhóm. V. Đánh giá thường xuyên: HĐ khởi động(theo tài liệu) HĐ 1,2 (theo tài liệu) * Đánh giá : GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 25
  26. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Tiêu chí : HS biết vận dụng công thức để tính chu vi,diện tích hình tròn - PP : quan sát - KT : ghi chép ngắn HĐ 4,5 ,6( nhóm) * Đánh giá : - Tiêu chí :HS.xử lí được số liệu đơn giản trên biểu đồ hình quạt(bài 4) ;Vận dụng công thức để tính đúng chu vi và diện tích hình tròn trong bài toán vận dụng thực tế. - PP : vấn đáp - KT :đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em hoàn thành các bài tập +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành bài 3,7,8 của phần ôn luyện và phần vận dụng Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2020 BUỔI CHIỀU TOÁN: BÀI 66 GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. I. Mục tiêu: - KT: Em biết biểu đồ hình quạt; Phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. – KN: Thực hành làm bài tập nhanh. - TĐ: Yêu thích môn học. Rèn tính cẩn thận khi làm bài. - NL: Vận dụng đọc được số liệu trên biểu đồ ngoài thực tế. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Phiếu HT - HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung: không IV. Điều chỉnh hoạt động học: không V. Đánh giá thường xuyên: * HĐ khởi động: Ôn lại cách thực hiện các yếu tố hình tròn. HĐ1,2 - HĐCB: Hỗ trợ, hướng dẫn các nắm được biểu đồ hình quạt HĐ1,2 – HĐTH: Giúp học sinh biết phân tích và xử lí số liệu ở mức đơn giản trên biểu đồ hình quạt. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em biết được biểu đồ hình quạt và phân tích, xử lí được số liện trên biểu đồ. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm.Làm thêm BT ở vở ÔL toán. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 26
  27. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 - Nội dung đánh giá: H nhận dạg được biểu đồ hình quạt, xử lí và đọc được số liệu ở biểu đồ. - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Thực hành VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. - Nội dung đánh giá : Phân tích và nói về biểu đồ hình quạt cùng người thân. - Phương pháp : Vấn đáp - Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời. TIẾNG VIỆT: BÀI 20C: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T2) I. Mục tiêu - KT : Bước đầu lập được chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - KN: Biết lập chương trình theo yêu cầu. - TĐ: Tích cực, sáng tạo trong các hoạt động - NL: Vận dụng để lập chương trình cho các hoạt động văn nghệ của lớp, trường. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng nhóm, phiếu HT HS : SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh ND hoạt động: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ3 – HĐTH: Kể những việc cần làm(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Kể được những viễ cần làm cho các hoạt động: kết nạp đội viên mới, thi văn nghệ, thi kể chuyện, lao động chăm vườn hoa. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4 – HĐTH: Đọc câu chuyện, trả lời câu hỏi(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: hiểu đươc nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi: 1. Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. 2. Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, chén dĩa, : Tâm, Phượng và các bạn nữ. Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn. Ra báo: Thủy Minh + ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiế mục khác. GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 27
  28. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 3. Mở đầu là chương trình văn nghệ, Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn béo diễn kịch câm, Hiền Phương kéo đàn, Cuối cùng, thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4 – HĐTH: Lập chương trình liên hoan văn nghệ(Nhất trí với TLHDH) * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Lập được chương trình liêm hoan văn nghệ của lớp cháo mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế:Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em các em viết được đoạn kết bài cho bàn văn tả người theo một trong hai cách. Câu hỏi gợi mở: - HD các em kết bài mở rộng là như thế nào ? + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Chia sẻ với bố mẹ, người thân về chương trình liên hoan văn nghệ em lập được GDTT: SINH HOẠT ĐỘI: HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu: - KT: Biết thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong CLB. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Tham gia các hoạt động của CLB. Rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân, đóng góp vào hoạt động của CLB. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Các hoạt động NỘI DUNG 1: HOẠT ĐỘNG CLB NGHỆ THUẬT HĐ 1: Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tổ chức trò chơi “Đoàn kết”. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS chơi trò chơi vui vẻ, nhanh nhẹn. Có ý thức đoàn kết với bạn bè. -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2.Giới thiêu chủ đề sinh hoạt, mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB giới thiệu chủ điểm hoạt động của CLB Việc 2: Các nhóm chia sẻ mục đích ý nghĩa của giờ sinh hoạt CLB *Đánh giá: GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 28
  29. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 -Tiêu chí:+ HS nắm được chủ đề của buổi sinh hoạt, mục đích, ý ngĩa của buổi sinh hoạt. + Chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc: nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động ca hát, biểu diễn văn nghệ. + CLB Mĩ thuật: nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về cách tạo nên những bức tranh nghệ thuật sinh động, giàu cảm xúc. -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3.Tiến hành nội dung sinh hoạt Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB điều hành và giới thiệu chương trình, Việc 2 : Giao lưu các nội dung câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của các CLB. Việc 3: Các CLB chia sẻ kết quả sinh hoạt trước lớp *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhiệt tình, nêu được các ý tưởng hay nhằm xây dựng CLB của mình ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Các CLB tích cực chia sẻ kinh nghiệm học tập. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập NỘI DUNG2: SINH HOẠT ĐỘI HĐ 1:. Nhận xét hoạt động tuần 20 và kế hoạch tuần 21. - Đại diện các phân đội nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - Chị phụ trách nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 21. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 21. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập III. Hoạt động ứng dụng Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông . GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 29
  30. Nhật kí dạy học lớp 5B TUẦN 20 Năm học: 2019-2020 GV: Trần Thị Ngọc Nhung Trường TH Phú Thủy 30