Giáo án dạy Lớp 3 - Tuần 28

doc 23 trang thienle22 7500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_3_tuan_28.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 3 - Tuần 28

  1. TUẦN 28: Thứ 2 ngày 18 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN So sánh các số trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu: - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4a. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: TC Rung chuông vàng 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000 - Viết lên bảng: 100 000 99 999 - Viết tiếp lên bảng: 76 200 76 199 - Cho HS nêu cách so sánh 2 số trên - Chốt lại * Đánh giá: - PP : Quan sát, vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Biết cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 4. Hoạt động thực hành Bài 1: > < =? - Cho 2 đội thi tiếp sức - Nhận xét, chốt lại. Bài 3:Tìm số lớn nhất, số bé nhất
  2. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 1 HS làm trên bảng lớp - Nhận xét, chốt lại Bài 4a: Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn - Cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức - Nhận xét, chốt lại: IV. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. ___ Tiết 3 + 4:TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Cuộc chạy đua trong rừng I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo. - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa bài tập đọc III. Hoạt động dạy học 1.Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng. - Học sinh khá giỏi đọc toàn bài. - Học sinh cả lớp dò bài đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp trong nhóm, chú ý các từ khó: - Cùng nhau giải nghĩa từ khó hiểu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài. - Luyện đọc toàn bài. * Đánh giá: - Hoạt động nhóm - Nhận xét bằng lời, trình bày miệng
  3. - Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sữa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Việc 1: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở SGK Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Việc 3: Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Thảo luận nhóm - Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Trả lời đúng các nội dung câu hỏi Nội dung chính của bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo. 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 3 : Luyện đọc lại - Gọi HS đọc lại bài. - Giáo viên nhận xét tuyên dương . Hoạt động 4 : Hướng dẫn kể chuyện - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh kể lại từng đoạn câu chuyện với điệu bộ , cử chỉ. - Giáo viên mời học sinh tiếp nối nhau kể các đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa . - Lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét tuyên dương . IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng. ___ Buổi chiều: Tiết 1: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện viết: Cuộc chạy đua trong rừng I. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, viết đẹp hơn. - Viết đúng các con chữ hoa. - Rèn cách trình bày vở. Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học:
  4. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Luyện đọc lại đoạn cần viết - Gọi học sinh đọc bài - Đoạn văn trên có mấy câu? - Nêu các từ viết hoa trong bài? Hoạt động 2: Luyện viết - GV đọc HS viết - Đổi chéo vở rà soát lỗi * Đánh giá: - PP: Thực hành, quan sát, vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Hiểu được nội dung, rèn tính cẩn thận khi viết bài. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân bài tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng. ___ Tiết 2:ÔN LUYỆN TOÁN So sánh các số trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức đã học - HS có ý thức tự làm bài - Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi Tiếp sức 2.Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành Bài 1. > < = ? 89 256 98 102 73 542 73 452 41 985 40 999 90 090 90 900 - HS làm bài vào vở
  5. - Đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp, thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS so sánh được các số trong phạm vi 100 000 Bài 2: Tính nhẩm: 9000 – 3000 = 200 + 8000 : 2 = 7000 + 800 = 300 + 4000 x 2 = - HS cặp đôi - Nhận xét IV. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. ___ Tiết 3:TỰ NHIÊN XÃ HỘI Thú ( tt) I.Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp 4. Hoạt động thực hành
  6. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được. - Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên . * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. Hoạt động 3 : Trò chơi “Em là hoạ sĩ” - Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó IV. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân những việc nên làm để bảo vệ thú. Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số. - Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4 (không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 5. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: TC Rung cây hái quả 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Số? - Cho HS làm vào sách giáo khoa. - Gọi vài HS nhìn dãy số đọc
  7. - Nhận xét, chốt lại. * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp, thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS so sánh các số trong phạm vi 100 000, đọc và nắm được thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm Bài 2b: > < =? - Yêu cầu cả lớp làm vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3: Tính nhẩm - Yêu cầu HS làm vào nháp - Gọi 8 HS nối tiếp nhau đọc kết quả. - Nhận xét, chốt lại Bài 4: Tìm số lớn nhất, bé nhất có năm chữ số - Gọi 2 HS trả lời miệng - Nhận xét, sửa sai cho HS Bài 5: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 4 HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét, chốt lại IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân cách so sánh các số có 5 chữ số với nhau. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than I. Mục tiêu: - Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa trong Bài tập 1. - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? ở Bài tập 2. Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thn vào ô trống trong câu trong Bài tập 3. - Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
  8. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài : 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Nhân hoá Bài tập 1: Cây cối, sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? - Cho HS trao đổi theo nhóm 4. - Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình. - Nhận xét, chốt lại: * Đánh giá: - PP: Luyện tập thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS biết cái hay của câu thơ khi dùng phép nhân hóa Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? - Yêu cầu HS học nhóm đôi - Gọi 1 số cặp HS trả lời - Nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Ôn cách đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Bài tập 3: Đặt dấu câu - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Dán 2 tờ giấy lên bảng mời 2 HS lên bảng thi làm nhanh IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cái hay của phép nhân hóa. ___ Tiết 4:CHÍNH TẢ Cuộc chạy đua trong rừng I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
  9. - Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học : - Giáo viên: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Hát 2.Giới thiệu bài: 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết - Đọc toàn bài viết chính tả. - Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn viết. - Cho HS tìm và viết bảng con những chữ dễ viết sai Viết chính tả - Đọc cho HS viết bài vào vở. - HD HS chữa lỗi * Đánh giá: - PP: Thực hành, vấn đáp, quan sát. - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS viết đúng, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 2: Phần b: Đặt trên những chỗ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? - Giải thích cho HS từ “thiếu niên” và từ “thanh niên”. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi 2 HS lên bảng thi sửa bài - Nhận xét, chốt lại IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân nội dung bài chính tả. ___ Buổi sáng: Tiết 1: ĐẠO ĐỨC Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước I. Mục tiêu: - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
  10. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước. - Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học. II. Đồ dùng học tập: III. Hoạt động dạy: 1.Khởi động: HS hát 2.Giới thiệu bài: 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vẽ tranh - GV nêu yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết cho cuộc sống * Đánh giá: - PP: Thảo luận nhóm, quan sát - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. 4. Hoạt động thực hành Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận - Gọi các nhóm trình bày IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với ông bà, bố mẹ những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. ___ Tiết 2: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Mặt trời I.Mục tiêu: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
  11. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời Bước 1: Làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. * Đánh giá: - PP: Quan sát, thảo luận nhóm - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Hoạt động 3 : Làm việc với sách giáo khoa Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 2 : - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hàng ngày. IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Thứ 4 ngày 20 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu:
  12. - Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: TC Tìm nhà cho mây 2.Giới thiệu bài: 3.Hoạt động thực hành: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Cho 2 đội thi làm bài tiếp sức - Cho HS luyện đọc dãy số vừa điền Bài 2: Tìm x - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3: Toán giải - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại * Đánh giá : - PP : Quan sát, vấn đáp - KT : Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC : HS ôn lại cách giải toán bằng hai phép tính dạng rút về đơn vị Bài 4: Xếp hình (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm) - Yêu cầu HS lấy hình ra xếp - Gọi 1 HS xếp xong trước lên bảng xếp - Nhận xét, chốt lại. IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Cùng vui chơi
  13. I.Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn. - Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; học thuộc lòng cả bài thơ. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, tranh minh họa III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng. - Học sinh khá giỏi đọc toàn bài. - Học sinh cả lớp dò bài đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp trong nhóm, chú ý các từ khó: - Cùng nhau giải nghĩa từ khó hiểu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài. - Luyện đọc toàn bài. * Đánh giá: - Hoạt động nhóm - Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sữa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Việc 1: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở SGK Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Việc 3: Nêu nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Thảo luận nhóm - Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Trả lời đúng các nội dung câu hỏi:
  14. Nội dung chính của bài: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn. 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 3 : Luyện đọc lại - Gọi HS đọc lại bài. - Giáo viên nhận xét tuyên dương . IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân bài tập đọc Cùng vui chơi. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết diện tích của một hình và đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. - Biết so sánh làm tính với các số trong phạm vi 100 000. Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số có năm chữ số; giải được bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học 1.Khởi động 2.Giới thiệu bài 3.Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Làm bài tập cá nhân. Bài 7: Tìm x, biết: trong vở Em tự ôn luyện Toán - Hoạt động cá nhân - Đổi chéo vở kiểm tra Bài 8: Hoạt động cá nhân trong vở Em tự ôn luyện Toán - HS làm bài vào vở - GV kiểm tra nhận xét một số bài * Đánh giá:
  15. - PP: Luyện tập thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Giải được bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính IV. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than I.Mục tiêu: - Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa. - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu. - Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II.Đồ dùng dạy học III.Hoạt động dạy học 1.Khởi động: Hát 2.Giới thiệu bài 3.Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Nhân hoá Bài tập 1: GV phát phiếu học tập. HS làm bài tập vào phiếu học tập. - Cây cối, sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? - Cho HS trao đổi theo nhóm 4. - Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình. - Nhận xét, chốt lại: * Đánh giá: - PP: Luyện tập thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS biết cái hay của câu thơ khi dùng phép nhân hóa Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
  16. - Yêu cầu HS học nhóm đôi - Gọi 1 số cặp HS trả lời - Nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Ôn cách đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Bài tập 3: Đặt dấu câu, HS làm vào phiếu bài tập - Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi - Chia sẻ, nhận xét IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cái hay của phép nhân hóa. Thứ 5 ngày 21 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN Diện tích của một hình I.Mục tiêu - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. - Biết hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - Gv: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: 2.Giới thiệu bài : 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu về diện tích của một hình - Ví dụ 1: Đưa ra hình tròn. Đây là hình gì? - Ví dụ 2: Đưa hình A. Hình A có mấy ô vuông? - Ta nói DT hình A bằng 5 ô vuông. - Đưa hình B. Hình B có mấy ô vuông?
  17. - Vậy DT hình B bằng mấy ô vuông? - Tương tự GV đưa VD3 và KL: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N. * Đánh giá: - PP: Quan sát, thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS biết về diện tích của một hình 4. Hoạt động thực hành Bài 1: Treo bảng phụ - GV hỏi - Nhận xét. Bài 2: a) Hình P gồm bao nhiêu ô vuông? b) Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông? c) So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q? Bài 3: - So sánh diện tích hai hình? ( Hoặc có thể cắt hình B để ghép thành hình A rồi so sánh) IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân diện tích của một hình. ___ Tiết 2:TẬP VIẾT Ôn chữ hoa T (tt) I. Mục tiêu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng) D,Nh (1 dòng) viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng Dù ai mồng mười tháng ba (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp. - Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa T III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2.Giới thiệu bài:
  18. 3.Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con Luyện viết chữ hoa. - Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài - Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS viết chữ T vào bảng con và uốn nắn sửa sai cho HS. Luyện viết từ ứng dụng. - Yêu cầu HS viết vào bảng con - Luyện viết câu ứng dụng. * Đánh giá: - PP: Luyện tập thực hành, vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC:HS viết đúng câu ứng dụng 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết - HS viết vào vở tập viết - Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa - Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân về câu thơ nơi phần ứng dụng. Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TẬP LÀM VĂN Kể lại trận thi đấu thể thao I.Mục tiêu: - Biết kể lại một trận thi đấu thể thao theo gợi ý cho trước. - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật dựa theo gợi ý (Bài tập 1). - Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học:
  19. 1.Khởi động: 2.Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1 - Một hs đọc yêu cầu của BT - GV nhắc HS : + Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách báo + Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, cỏ thể linh hoạt thay đổi các trình tự gợi ý. - HS kể mẫu - Từng cặp hs tập kể - Một số hs thi kể trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất * Đánh giá: - PP: Quan sát, thực hành, vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: Kể lại một trận thi đấu thể thao theo những gợi ý cho trước IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân câu chuyện mình vừa kể ở lớp. ___ Tiết 2:CHÍNH TẢ Cùng vui chơi I.Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn. - Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Gv: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HS hát 2.Giới thiệu bài:
  20. 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết - Cho HS tìm từ dễ viết sai và viết bảng con - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Cho HS bắt lỗi chéo * Đánh giá: - PP: Thực hành, vấn đáp, quan sát. - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC : Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 2a: - Yêu cầu HS làm BT theo 4 nhóm trên 4 tờ giấy A4 mà GV đã chuẩn bị. - Sau đó dán lên bảng, GV cùng HS đáng giá nhận xét cho các nhóm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẽ nội dung bài chính tả cho người thân nghe. ___ Tiết 4: TOÁN Đơn vị đo diện tích xăng – ti – mét vuông I. Mục tiêu: - Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-met vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Đồ dùng học tập: III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: 2.Giới thiệu bài: 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu xăng ti mét vuông - GV: Để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích, đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng – ti mét vuông. Xăng – ti mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. + Xăng – ti mét vuông viết tắt là: cm2
  21. * Đánh giá: - PP: Thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS nhận biết xăng-ti-mét vuông 4. Hoạt động thực hành Bài 1: Viết theo mẫu - Gọi HS trả lời theo cặp. - Nhận xét Bài 2: Viết vào chỗ chấm theo mẫu - Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diền tích là bao nhiêu? - Vậy ta nói diện tích của hình A là 6cm2 - Các phần khác HD tương tự phần a. Bài 3: Tính theo mẫu - Gọi 2 HS làm trên bảng - Chấm bài, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân đơn vị đo diện tích cm vuông. ___ Buổi chiều: Tiết 1:THỦ CÔNG Làm đồng hồ để bàn (T1) I. Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ để bàn. - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học 1.Khởi động 2.Giới thiệu bài 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Giới thiệu đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1).
  22. - Giáo viên nêu câu hỏi định hướng. - Giáo viên liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. - Nêu tác dụng của đồng hồ. 4. Hoạt động thực hành Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu - Bước 1. Cắt giấy. - Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ). - Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. * Đánh giá: - PP: Quan sát, thực hành - KT: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TC: HS làm được chiếc đông hồ để bàn theo đúng quy trình. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân quy trình làm đồng hồ để bàn. ___ Tiết 3: SINH HOẠT LỚP (Tuần 28) I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động tuần qua. - Triển khai kế hoạch tuần đến . II. Nội dung: 1. Sinh hoạt văn nghệ - Y/c ban Văn nghệ tổ chức sinh hoạt văn nghệ. 2. Nội dung sinh hoạt HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua - GV nêu y/c - Lớp trưởng điều hành sinh hoạt. - Cả lớp cùng sinh hoạt dưới sự HD của GV. - GV nhận xét chung về những việc đã làm được và chưa làm được. + Học tập: Hoàn thành chương trình tuần 27. + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, nghiêm túc trong các hoạt động. +Vệ sinh: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
  23. + Thực hiện tốt An toàn giao thông. - Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong tuần. + Huyền, Trinh, Khuê, Hồng Phúc, Duy Đức - Những bạn cần cố gắng: + Duy Nam, Văn Đạt, Thư . - Nhận xét, bầu chọn nhóm, cá nhân xuất sắc. + Huyền, Trinh, Khuê, Hồng Phúc. HĐ 2: Nhiệm vụ tuần đến Hoàn thành chương trình tuần 28. Đi học chuyên cần, đầy đủ, nghiêm túc trong giờ học, hăng say phát biểu bài. Soạn bài, làm bài tập trước khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp. Bồi dưỡng chữ viết cho các em: Phúc, Huyền, Khuê, Trinh. Luyện viết cho các em Thư, Long, Anh Minh, Nghiêm Minh, Duy Nam, Văn Đạt, Thịnh, Gia Huy VS phong quang trường lớp sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Thực hiện tốt ATGT. Duyệt ngày 18 tháng 3 năm 2019 P.HT Trần Thị Mỹ Dạ