Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 25 trang thienle22 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_2_tuan_15_gv_nguyen_thi_thanh_tinh_truong_ti.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 15 Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019 TOÁN BÀI 40: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - KT: Em ôn lại cách sử dụng các bảng trừ: 11,12,13,14,15 trừ đi một số. Em biết cách tìm số bị trừ chưa biết và số hạng chưa biết. - KN: Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh. Vận dụng cách tính trừ, thực hiện tốt các phép tính và giải toán. - TĐ: Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, khoa học. - NL: Phát triển năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - HDH, vở, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy – học: - Khởi động: Chơi trò chơi: “Truyền điện: 11 trừ đi một số, 12,13, 14 trừ đi một số” Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Bạn đầu tiên tham gia chơi nêu ra một phép tính bất kỳ trong bảng “11 trừ đi một số, 12,13, 14 trừ đi một số” và có quyền truyền điện đến bạn tiếp theo, bạn đó có nhiệm vụ là phải nêu nhanh kết quả của phép tính; sau đó tiếp tục nêu phép tính khác và chỉ định bạn khác, nếu có bạn sai thì dừng lại. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn nêu đúng. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi. - GV giới thiệu bài. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tính nhẩm và trả lời nhanh, chính xác. + Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Tính. 72 84 53 21 32 43 - - - - - - 14 27 15 6 9 8 . . *ĐGTX: - Tiêu chí: Nêu được kết quả của các phép tính. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 72 84 53 21 32 43 - - - - - - 14 27 15 6 9 8 58 57 38 15 23 35 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ3 : Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đặt tính đúng: Số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. + Tính từ phải sang trái. Tính trừ nhanh, đúng. . 72 93 54 - - - 56 39 8 16 54 46 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ4. Điền dấu > 25 35 < 43 - 6 62 - 7 = 55 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ5: Tìm x. X + 8 = 32 X – 23 = 17 ĐGTX - Tiêu chí: + HS đọc kĩ quy tắc: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? + Tìm được kết quả các phép tính: X + 8 = 32 X – 23 = 17 X = 32 – 28 X = 17 + 23 X = 24 X = 40 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét B. Hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán có sự giúp đỡ của người lớn. Bài giải Trong chuồng còn lại số con ngựa là: 32 -14 = 18 (con ) Đáp số: 18 con ngựa GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  TIẾNG VIỆT Bài 15A: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Hai anh em. - KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: công bằng, kì lạ. - TĐ: Tình anh em yêu thương lo lắng cho nhau. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “phóng viên nhỏ tuổi: kể về anh (chị, em) của mình.” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể được trôi chảy, mạch lạc về anh (chị, em) của mình. Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ1. Điều chỉnh thành trò chơi phần Khởi động HĐ2: Nghe thầy cô đọc câu chuyện sau: “Hai anh em” *ĐGTX: - Tiêu chí: + Lắng nghe cô giáo đọc bài nghiêm túc. + Biết được giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. + Công bằng: hợp lẽ phải. + Kì lạ: lạ đến mức không ngờ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được lời giải nghĩa cho các từ mới trong bài: + Công bằng: hợp lẽ phải. + Kì lạ: lạ đến mức không ngờ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo. a) Đọc từ ngữ: lấy lúa, rất đỗi, kì lạ, nghĩ, vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên b) Đọc câu: - Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.// GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.// *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đúng các từ khó: lấy lúa, rất đỗi, kì lạ, nghĩ, vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên. Biết ngắt nghỉ đúng trong câu: Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.// và câu Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc bài. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS hợp tác với bạn để hoàn thành đọc nối tiếp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc nối tiếp theo đoạn đúng, đọc đúng từ ngữ, giọng của bài. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài cho người thân nghe.  TIẾNG VIỆT Bài 15A: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU (T2) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu nội dung của câu chuyện: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. - KN: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - TĐ: Giáo dục học sinh biết yêu thương anh chị em. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi đọc lại bài “Hai anh em”. - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc bài trôi chảy, mạch lạc, đọc đúng giọng đọc. Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, chọn ý trả lời đúng. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm nội dung của bài để chọn được các ý đúng. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng và nắm được nội dung của bài. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 1) Lúc đầu hai anh em chia lúa: thành hai đống bằng nhau để ở ngoài đồng. 2) a – 2, b - 1. 3) Khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau: hai đống lúa vẫn bằng nhau. 4) Tên gọi nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: tình anh em. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đọc bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được giọng đọc của bài (giọng đọc chậm rãi, tình cảm). + HS đọc to rõ ràng và trôi chảy. Ngắt nghỉ đúng chỗ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ tiết học cùng với người thân.  Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2019 TOÁN BÀI 41. 15;16;17;18 TRỪ ĐI MỘT SỐ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em biết cách thực hiện các phép trừ dạng 15;16;17;18 trừ đi một số. - KN: Em lập và thuộc bảng “15,16,17,18 trừ đi một số”. - TĐ: Tích cực trong họạt động học tập. - NL: Vận dụng các phép tính 15,16,17,18 trừ đi một số để tính toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị: - TLHDH, MT, que tính. III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BVN bắt cho lớp hát 1 bài kết hợp vận động theo nhạc. - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Thao tác với que tính. - HS còn hạn chế: hướng dẫn, giúp đỡ HS thành lập bảng 15,16,17,18 trừ đi một số; cách sắp xếp que tính và thao tác bớt đi để hình thành phép tính; học thuộc bảng trừ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết thao tác trên que tính và đếm đúng số que tính. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Thực hiện tương tự để tìm kết quả các phép tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + HS thực hiện việc lập bảng 15,16,17,18 trừ đi một số một cách khoa học, nhanh và chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ3. Học thuộc bảng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS học thuộc bảng 15,16,17,18 trừ đi một số ngay tại lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bảng “15,16,171,8 trừ đi một số” cho bố mẹ nghe.  TIẾNG VIỆT Bài 15A: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU (T3) I. Mục tiêu: - KT: Mở rộng vốn từ về đặc điểm: tính tình, màu sắc, hình dáng. Kể ngắn về anh chị em của mình. - KN: Kỹ năng viết câu chính xác, chấm câu tốt. Sắp xếp và chỉ đúng các từ chỉ đặc điểm: tính tình, màu sắc, hình dáng. - TĐ: Giáo dục HS biết yêu thương anh chị em. - NL: Vận dụng các từ chỉ đặc điểm để miêu tả về con người, con vật, đồ vật trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi đọc lại bài “Tìm từ nhanh”. Chia lớp thành 3 đội và cử một bạn làm chủ trò. Chủ trò lấy hai hộp từ, mỗi hộp có 15 thẻ từ chỉ đặc điểm của người và vật để mỗi đội chơi xếp vào 3 cột cho thích hợp. Sau 3 phút, đội nào xếp đúng từ vào từng cột nhiều từ hơn là đội thắng cuộc. - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS xếp đúng từ chỉ đặc điểm của người và vật, hào hứng tham gia trò chơi. Đặc điểm về tính tình Đặc điểm về màu sắc Đặc điểm về hình dáng của con người của vật của người, vật Tốt, hiền, ngoan, Trắng, đỏ, xanh, hồng, Cao, mập, gầy, vuông, lười, chăm tím tròn, - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Dựa vào tranh chọn một từ thích hợp để hoàn thành câu. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn từ đúng hoàn thành câu theo yêu cầu. a) Em bé dễ thương. b) Con voi khỏe. c) Những quyển vở nhiều màu. d) Những cây cau cao. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Chuyển lên phần khởi động. C. Hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân, em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương anh (chị, em) của em.  TIẾNG VIỆT Bài 15B: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU LÀ HẠNH PHÚC (T1) I. Mục tiêu: - KT: Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý; nói lại được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. Nắm được cấu tạo của con chữ hoa N. - KN: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Viết đúng, đẹp con chữ hoa N, chữ Nghĩ, cụm từ ứng dụng Nghĩ trước nghĩ sau. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thương và nhường nhịn anh chị em. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, chữ mẫu III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi đọc lại bài “Hai anh em”. - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc bài trôi chảy, mạch lạc, đọc đúng giọng đọc. Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Kể lại từng đoạn câu chuyện Hai anh em theo gợi ý. - Tiêu chí: + Dựa vào gợi ý kể được từng đoạn của câu chuyện, nối tiếp nhau trong nhóm. + Mạnh dạn, tự tin, lời kể trôi chảy, mạch lac, biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. + Bình chọn được bạn kể hay nhất lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2, 3: Nghe thầy cô hướng dẫn viết chữ hoa N. Viết - Tiêu chí: GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + HS nắm được chữ hoa N cao 5 ô li, gồm 3 nét (móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải). + Nắm được điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ hoa N.  Nét 1: ĐB trên ĐK2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải, ĐB ở ĐK6 như viết nét 1 của chữ M.  Nét 2: từ điểm ĐB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên xuống ĐK1.  Nét 3: từ điểm ĐB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK6 rồi uốn cong xuống ĐK5. + HS viết đúng, đẹp chữ cái hoa N cỡ vừa và nhỏ, chữ Nghĩ cỡ nhỏ, cụm từ ứng dụng Nghĩ trước nghĩ sau. + Đảm bảo độ cao, khoảng cách giữa các con chữ. + Cẩn thận, sạch sẽ - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện Hai anh em cho người thân nghe.  ÔN TOÁN TUẦN 15 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 -18; 34 – 8. Biết tìm x ở các bài tập dạng: x – a = b; x + c = d (a,b,c,d là các chữu số không quá hai chữ số). Biết giải bài toán có một phép trừ (dạng 54 -18, 34 - 8) - KN: Tính toán giải toán và gọi tên thành phần của phép cộng, phép trừ. - TĐ: Tích cực trong hoạt động học tập. - NL: Vận dụng được các phép tính và dạng toán đã học để tính toán trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Vở ôn luyện, III. Các BT cần làm: 2,3,5,6 - Sách Ô.L 65,66,67 *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nêu cách đặt tính và tính ở BT2 và 3; cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết ở BT5; cách xác định dạng toán ở BT6. - HS tiếp thu nhanh: Biết cách nêu đặt tính và tính? Nêu nhanh cách xác định dạng toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đặt tính và tính đúng các phép tính trừ dạng 54 – 18: 34 -8 thành thạo và chính xác (HĐ2,3). Vận dụng để tìm số hạng, số bị trừ đúng và thành thạo (HĐ5). Xác định được dạng toán có một phép tính trừ dạng 54 – 18; 34 - 8 (HĐ6). - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Thực hành. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  ÔN T.VIỆT TUẦN 15 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu bài Đi chợ. Hiểu được sự ngốc nghếch của cậu bé trong câu chuyện. Tìm được các từ chỉ đặc điểm tính chất của người, vật. - KN: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, biết từ chỉ đặc điểm. - TĐ: Yêu thích môn học - NL: Vận dụng tìm từ chỉ đặc điểm vào trong viết văn trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị ĐDDH - Vở em tự ôn luyện III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Quan sát tranh *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nội dung của bức tranh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Ôn luyện HĐ2: Đọc câu chuyện sau và TLCH(a đến d). - HS còn hạn chế: Hỗ trợ em khi dựa vào câu chuyện để trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu hỏi trong bài, biết được câu chuyện vui: a) Cậu bé đi chợ mua tương và mắm. b) Cậu bé đến chợ quay về vì không biết bát nào mua tương bát nào mua mắm. c) Lần thứ hai cậu bé quay về vì không biết đồng nào mua tương đồng nào mua mắm. d) Theo em bà cậu bé nói gì khi cậu bé quay về lần thứ hai: cháu bà ngốc lắm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tìm từ chỉ đặc điểm. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nêu nhanh từ chỉ đặc điểm tính chất của người và vật + Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người, vật: cao, gầy, vuông, thấp, ngắn, tròn xoe, dong dỏng. + Từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật: trắng muốt, hồng nhạt, tím than, vàng tươi, đỏ. + Từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người: khiêm tốn, lười biếng, kiêu căng, dịu dàng, vui vẻ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân.  ÔN T.VIỆT: ÔN LUYỆN TUẦN 15 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Đặt được câu theo mẫu Ai thế nào? Viết đúng vần ai/ay, từ chứa tiếng bắt đầu s/x. Nói được lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. - KN: Phân biệt s/x, đặt câu Ai thế nào?, nói được lời chia vui. - TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - NL: Vận dụng nói được lời chúc mừng vào trong cuộc sống. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: Ôn luyện HĐ4: - HS hạn chế: Hỗ trợ em đặt câu *ĐGTX: - Tiêu chí: Đặt được câu theo mẫu Ai thế nào? 1)Em bé có đôi mắt tròn xoe. 2)Bông hoa huệ trắng muốt. 3) Bố em rất vui vẻ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5,6: - HSCHT: Tiếp cận HS phân biệt s/x, ai ay. - HSHTT: Làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: Phân biệt s/x, ai/ay nói lời chúc mừng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ với người thân.  Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2019 TIẾNG VIỆT Bài 15B: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU LÀ HẠNH PHÚC (T2) I. Mục tiêu: - KT: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về đặc điểm.Viết được câu về mẫu Ai thế nào? - KN: Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn. - TĐ: Giáo dục học sinh đức tính cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, MT III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh hoơn” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm đúng và nhanh từ chỉ đặc điểm. Câu 1. Từ nào không chỉ đức tính tốt? A. chăm chỉ B. ngoan ngoãn C. xanh biếc D. hiền lành Câu 2. Từ nào không chỉ màu sắc? A. trắng tinh B. xanh ngắt C. đỏ ối D. cao vút Câu 3. Từ nào không chỉ hình dáng? A. tròn trĩnh B. vuông vắn C. thẳng tắp D. chuyên cần Câu 4. Từ nào không chỉ mùi hương? A. ngào ngạt B. chót vót C. sực nức D. ngan ngát - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Chuyển lên phần khởi động. HĐ2,3. Chọn một từ chỉ đặc điểm và đặt câu với từ đó. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đúng từ để đặt câu hoàn chỉnh. Đặt mẫu câu Ai thế nào theo mẫu. Chép được vào vở câu vừa đặt. a) Mái tóc của ông bạc trắng. b) Tính tình của bố vui vẻ. c) Bàn tay của em bé mũm mĩm. d) Nụ cười của anh tươi tắn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Chép vào vở đoạn văn. - HS còn hạn chế: Hỗ trợ HS viết hoàn thành đoạn văn không sai lỗi chính tả. - HS tiếp thu nhanh: Giúp em viết nhanh,viết đẹp đoạn văn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Viết chính xác, không mắc lỗi đoạn văn. + Trình bày đoạn văn: Viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng, kết thúc câu đặt dấu chấm câu. + Viết bài đẹp, trình bày sạch sẽ. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện lại bài chính tả.  TIẾNG VIỆT Bài 15B: ANH EM YÊU THƯƠNG NHAU LÀ HẠNH PHÚC (T3) I. Mục tiêu: - KT: Tìm được các từ chứa tiếngcó vần ai/ ay, các từ có chứa tiếng bắt đầu s / x, các từ có chứa tiếng có vần ât/ âc. Nói lời chức mừng, chia vui. - KN: Viết đúng các từ chứa tiếng có vần ai/ ay, các từ có chứa tiếng bắt đầu s / x, các từ có chứa tiếng có vần ât/ âc. Nói được lời chúc mừng, chia vui. - TĐ: Chăm học, thảo luận nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Thi tìm nhanh” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được đúng và nhanh từ có tiếng chứa vần ai, ay (máy bay, đi cày, gà mái, cây mai). Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ5: Chuyển lên phần khởi động. HĐ6: Tìm các từ. a) Chứa các tiếng có s và x gọi tên người, cây, loài vật và viết vào vở theo thứ tự tranh b) Chứa các tiếng có ât và âc gọi tên người, cây, loài vật và viết vào vở theo thứ tự tranh c) *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm đúng từ theo yêu cầu, phân biệt đúng từ có chứa tiếng bắt đầu s/ x. Ât/ âc. Hoàn thành vào vở của mình. a, xoài, bác sĩ, con sóc. b, quả gấc, bật lửa, tất. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ7: Đóng vai nói lời chúc mừng. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đóng vai và nói đúng lời chúc mừng nhân dịp bạn được cô giáo khen có nhiều tiến bộ trong học tập. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà thực hiện phần ứng dụng.  TOÁN BÀI 41: 15,16,17,18 TRỪ ĐI MỘT SỐ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Tính toán và giải được bài toán sử dụng bảng 15,16,17,18 trừ đi một số. - KN: Tính đúng và nhanh các phép tính trong bảng trừ. - TĐ: Tích cực trong học tập - NL: Vận dụng các phép tính 15,16,17,18 trừ đi một số để tính toán và giải được các bài toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, MT III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tính nhẩm và trả lời nhanh, chính xác. 15 – 7 = 8 16 - 9 = 7 17 - 9 = 8 15 – 6 = 9 16 - 8 = 8 17 - 8 = 9 + Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Tính. 15 18 17 - - - 8 9 9 . *ĐGTX: - Tiêu chí: + Thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong bảng 15, 16,17 ,18 trừ đi 1 số. + Khi tính trừ, nếu số đơn vị ở số bị trừ nhỏ hơn số đơn vị ở số trừ thì mượn 1 ở số chục để trừ. 15 18 17 - - - 8 9 9 7 9 8 GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ 3.Tính nhẩm: 9 + 6 = 9 + 7 = 15 – 6 = 16 – 7 = 15 – 9 = 16 – 9 = - Tiêu chí: Biết cách tính nhẩm và tính đúng kết quả 9 + 6 = 15 9 + 7 = 16 15 – 6 = 9 16 – 7 = 9 15 – 9 = 6 16 – 9 = 7 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ4: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Xác định được bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, phép tính cần thực hiện. + Trình bày bài giải rõ ràng: Bài giải Đội bóng đó có số cầu thủ dự bị là: 15 – 9 = 6 (cầu thủ ) Đáp số: 15 cầu thủ - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ5: Trò chơi “Ai nhanh hơn” *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nhẩm được kết quả đúng. 16 – 8 = 8, 17 – 6 = 11, 18 – 9 = 9, 15 – 9 = 6 - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. C. Hoạt động ứng dụng: - Em và người lớn đố nhau tìm kết quả các phép tính trong bảng “15, 16, 17, 18 trừ đi một số”.  Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019 TOÁN BÀI 42. EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 55, 56, 57, 58 TRỪ ĐI MỘT SỐ NHƯ THẾ NÀO? (T1) I. Mục tiêu: - KT: HS biết cách thực hiện phép tính 55, 56, 57, 58 trừ đi một số. - KN: Rèn kĩ năng thuộc bảng trừ, giải toán. - TĐ: Phát triển tư duy toán học. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - NL: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, toán học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “truyền điện: 15,16,17,18 trừ đi một số ” Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Bạn đầu tiên tham gia chơi nêu ra một phép tính bất kỳ trong bảng “15,16,17,18 trừ đi một số” và có quyền truyền điện đến bạn tiếp theo, bạn đó có nhiệm vụ là phải nêu nhanh kết quả của phép tính; sau đó, tiếp tục nêu phép tính khác và chỉ định bạn khác, nếu có bạn sai thì dừng lại. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn nêu đúng Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi - GV giới thiệu bài, các em ghi đề bài vào vở. - Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được các phép tính 15,16,17,18 trừ đi một số. Hào hứng khi tham gia trò chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Tính 55- 38=? Việc 1: Em suy nghĩ cách thực hiện phép tính 55- 38. Việc 2: Giải thích cho bạn nghe những thông tin mình vừa nắm được. Đổi vai thực hiện, nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ nhanh và chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Nêu cách đặt tính, tính 55 - 8 Việc 1: Em suy nghĩ cách thực hiện phép tính 55 – 8. Nêu cách đặt tính, cách tính phép tính 55 – 8. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu cách đặt tính và tính của phép tính 55 – 8. Nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ nhanh và chính xác. Biết so sánh sự khác nhau giữa 2 phép tính. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4.Tính và ghi kết quả vào bảng nhóm Việc 1: Em thực hiện tính kết quả 2 phép tính 35- 16; 75 – 7 theo cột dọc. Việc 2: NT cho các bạn chia sẻ kết quả. Nhóm nhận xét, thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm và báo cáo cô giáo. - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết vận dụng và tính thành thạo. Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà làm bài tập, ôn lại cách đặt tính, cách tính. - Tính nhẩm: a) 74 - 38 - 2 b) 82 - 5 - 35 65 - 27 - 3 43 - 4 - 16  TIẾNG VIỆT BÀI 15C: CHỊ YÊU EM BÉ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc đúng bài Bé Hoa. Hiểu được nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc giúp đỡ bố mẹ. - KN: Biết đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu, giữa cụm từ dài. Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: đen láy, đỏ hồng. - TĐ: Biết yêu quý em bé. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: “Tìm từ nhanh” Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 2 đội và cử một bạn làm chủ trò. Bạn chủ trò nêu một từ chỉ sự vật. Các đội chơi nói nhanh từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật đó. Đội nào nêu từ trước thì được tính. Sau 3 phút, đội nào nêu được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn nêu đúng. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi. - GV giới thiệu bài. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. - BHT chia sẻ về mục tiêu bài học. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nêu nhanh từ chỉ sự vật và đặc điểm của sự vật đó. + HS tham gia chơi sôi nổi nhiệt tình, trả lời to rõ ràng. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: điều chỉnh thành trò chơi ở phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc bài: Bé Hoa Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Lắng nghe cô giáo đọc bài nghiêm túc. + Phân biệt được giọng đọc: đọc với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện, tâm tình (như Hoa đang chuyện trò với bố). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Hỏi đáp giải nghĩa từ. Việc 1: Em tìm các từ cần hỏi, suy nghĩ câu trả lời. Việc 2: Hai bạn đổi lượt hỏi đáp nhau về nghĩa các từ. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn nêu nghĩa các từ được hỏi. Việc 4: Báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải thích được nghĩa của các từ ngữ trong bài. + Giải nghĩa được từ mắt đen láy: (màu mắt) đen và sáng long lanh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Nụ, lớn lên, đen láy, nắn nót, đỏ hồng, đưa võng Việc 1: Em đọc những từ ngữ Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng, to, rõ ràng các từ khó: Nụ, lớn lên, đen láy, nắn nót, đỏ hồng, đưa võng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc. Việc 1: Em đọc bài Bé Hoa (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Đổi lượt và đọc lại bài. NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau * HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc trôi chảy các đoạn, nối tiếp nhau trong nhóm. + Khuyến khích những học sinh đọc tiến bộ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng - Đọc bài Bé Hoa cho người thân nghe.  ÔN T.VIỆT LUYỆN VIẾT: BÀI 15 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - KT: Biết viết chữ N theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - KN: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - NL: Phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản: Hướng dẫn viết chữ hoa N Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ N. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: N Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng: Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào coa 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm lại quy trình viết chữ hoa N. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được yêu cầu, tư thế ngồi viết; viết cẩn thận, đúng, đẹp, giữ vở sạch sẽ. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2019 TIẾNG VIỆT Bài 15C: CHỊ YÊU EM BÉ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu nội dung bài Bé Hoa: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc giúp đỡ bố mẹ. Phân biệt ai/ay - KN: Trả lời được các câu hỏi trong sách. - TĐ: Giáo dục học sinh biết yêu thương và giúp đỡ bố mẹ. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi đọc lại bài “Bé Hoa” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc to, rõ ràng, đúng giọng đọc của bài. Xác định được mục tiêu tiết học. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ6,7: Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau. Thay nhau hỏi đáp theo câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn được ý trả lời đúng, làm việc nhóm tích cực. + Câu 1. Em Nụ môi đỏ hồng, mắt to tròn và đen láy. + Câu 2. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ. + Câu 3. Hoa kể về em Nụ, mong bố về dạy thêm bài hát. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Câu 4. Gia đình Hoa gồm có 4 người. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tìm từ có tiếng chứa vần ai/ay. - Tiêu chí: + Tìm được từ chỉ sự di chuyển trên không (máy bay), từ chỉ nước tuôn thành dòng (chảy), từ trái nghĩ với đúng (sai). + Viết đúng các từ vào vở rõ ràng, sạch sẻ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  TIẾNG VIỆT Bài 15C: CHỊ YÊU EM BÉ (T3) I. Mục tiêu: - KT: Tìm được các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. Viết đoạn văn ngắn về anh, chị, em ruột (hoặc anh chị em họ). - KN: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, cách trình bày đoạn văn. - TĐ: Có thái độ yêu thích môn học - NL: Viết đoạn văn có sáng tạo. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Thi đọc truyện, ca dao, tục ngữ, thơ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình”. Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Bạn nào xung phong đọc được bài thơ, truyện hoặc ca dao, tục ngữ thì bạn đó sẽ được thưởng quà. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn đọc. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi. - GV giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được các mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình. HS hào hứng khi tham gia trò chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2: Tìm từ ngữ: a) Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x gọi tên các hoạt động theo tranh trong sách HDH b) Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng vần ât hoặc âc gọi tên các hoạt động theo tranh trong sách HDH *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm đúng từ theo yêu cầu, phân biệt đúng từ có chứa tiếng bắt đầu s/ x. Ât/ âc. Hoàn thành vào vở của mình. a, xẻ gỗ, sửa xe, xếp hàng. b, cất rớ, nhấc lên, đấu vật - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ3: Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống Chẳng con cũng gọi là con Uốn mình lượn khắp nước non a gần Phù a bồi đắp bao lần Đồng ngô, bãi mía kết thân đôi bờ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tìm nhanh từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng s/x (xẽ, sửa, xem) + Điền s/x vào chỗ trống cho phù hợp. Chẳng con cũng gọi là con Uốn mình lượn khắp nước non xa gần Phù sa bồi đắp bao lần Đồng ngô, bãi mía kết thân đôi bờ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4,5: Viết đoạn văn. - GV hướng dẫn viết đoạn văn. - Em kể 2 - 3 câu về anh (chị, em)của em hoặc anh, chị, em họ. Việc 1: Em tự kể về anh chị em theo câu hỏi gợi ý: 1. Anh, chị, em tên là gì? 2. Nêu đặc điểm hình dáng hay tính tình của anh, chị hoặc em? 3. Tình cảm của anh, chị, em đối với em như thế nào? Việc 2: Hai bạn trao đổi cách kể về về đoạn văn của mình kể. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn kể về đoạn văn của mình. Các bạn khác nhận xét bổ sung. - Viết vào vở 2 - 3 câu kể về anh (chị, em) của em. Việc 1: Em tự viết bài vào vở. Việc 2: Đổi vở kiểm tra bài của bạn . Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trong nhóm đọc. Bạn nhận xét. * HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ bài văn trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 GV: Bổ sung và nhận xét tuyên dương bài viết học sinh. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS viết được một đoạn văn ngắn 2 - 3 câu nói về anh chị em. + Chị (anh, em) năm nay bao nhiêu tuổi? Đặc điểm tính tình. Điều gì làm em mến anh chị? Chị em năm nay 17tuổi. Chị em có nước da trắng hồng. Chị học lớp 11b Trường Trung học Lệ Thuỷ. Năm học vừa qua chị đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường. Em rất tự hào về chị của em. + HS nhận xét được bài của bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Học sinh hoàn chỉnh bài ở nhà và đọc cho bố mẹ nghe.  TOÁN EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 55, 56, 57, 58 TRỪ ĐI MỘT SỐ NHƯ THẾ NÀO? (T2) I. Mục tiêu: - KT: HS thực hiện được các phép tính dạng 55, 56, 57, 58 trừ đi một số. - KN: Làm đúng, nhanh các bài tập đặt tính rồi tính dạng 55, 56, 57, 58 trừ đi một số. Tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - TĐ: Phát triển tư duy toán học. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, toán học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, III. Hoạt động dạy học: - Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “chuyền quà” - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh và chính xác các phép tính. 68 55 87 36 58 66 - - - - - - 29 37 49 18 9 8 39 18 38 18 39 48 - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Đặt tính rồi tính. 86 95 57 GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - - - 38 8 28 . . *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đặt tính đúng: Số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. + Tính từ phải sang trái. Tính trừ nhanh, đúng. 86 95 57 - - - 38 8 28 48 47 29 - PP: Quan sát, vấn đáp. viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. viết nhận xét HĐ3: Tìm x. x + 37 = 75 29 + x = 98 *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS đọc kĩ quy tắc: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? + HS thảo luận sôi nổi với các bạn trong nhóm. + Tìm được kết quả các phép tính: x + 37 = 75 29 + x = 98 x = 75 – 37 x = 98 - 29 x = 38 x = 69 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Số: - - 6 -20 76 - 8 +30 47 *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm kết quả đúng -6 -20 76 70 50 - 8 +30 47 39 9 GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ5: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết được bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Phép tính cần thực hiện? + Trình bày bài giải rõ ràng: Bài giải Lớp 2B có số bạn chưa biết bơi là: 35 – 16 = 19 (bạn) Đáp số: 19 bạn - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà làm bài tập: Một xe ô tô chở khách xuất phát từ bến. Lúc đầu trên xe có 57 người, tới trạm đỗ đầu tiên có 9 người xuống và 3 người lên xe. Hỏi lúc này trên ô tô có bao nhiêu người?  GDTT SINH HOẠT LỚP: HOẠT ĐỘNG CLB THỂ DỤC THỂ THAO I. Mục tiêu: - KT: Biết thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong CLB. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Ban chủ nhiệm giúp HS tham gia vào các nhóm theo sở trường. Rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân, đóng góp vào hoạt động của CLB. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Đoàn kết”. *ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: HS chơi trò chơi vui vẻ, nhanh nhẹn. Có ý thức đoàn kết với bạn bè. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ1. Giới thiêu chủ đề sinh hoạt, mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Việc 1: GV giới thiệu buổi sinh hoạt. Việc 2: Các nhóm chia sẻ mục đích, ý nghĩa của giờ sinh hoạt CLB TDTT. *ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được chủ đề của buổi sinh hoạt, mục đích, ý nghĩa của buổi sinh hoạt. TDTT không chỉ rèn luyện sức khỏe bản thân mà còn giúp em giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học mệt mỏi căng thẳng. - PP: Quan sát,vấn đáp. GV: Nguyễn Thị Thanh Tình
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2. Tiến hành nội dung sinh hoạt Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB điều hành và giới thiệu nội dung. Việc 2: HS chọn vị trí CLB của mình để tham gia hoạt động. GV theo dõi, giúp đỡ các CLB thực hiện. Việc 3: Các CLB chia sẻ kết quả sinh hoạt trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: HS tham gia nhiệt tình, tích cực vào câu lạc bộ mình đã đăng kí như: cờ vua, bóng bàn, đá bóng, võ thuật , - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3. Sinh hoạt lớp: Việc 1: CTHĐTQ nhận xét hoạt động tuần qua, nêu kế hoạch tuần tới. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới. *ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  GV: Nguyễn Thị Thanh Tình