Giáo án dạy học Lớp 3, 4, 5 - Tuần 25 - Giáo viên: Hoàng Thị Minh Hằng

docx 28 trang thienle22 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3, 4, 5 - Tuần 25 - Giáo viên: Hoàng Thị Minh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_lop_3_4_5_tuan_25_giao_vien_hoang_thi_minh_h.docx

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 3, 4, 5 - Tuần 25 - Giáo viên: Hoàng Thị Minh Hằng

  1. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 TUẦN 25 ( Thực hiện từ 25/5 đến 29/5/2020) KHỐI 3 ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Dạy 3C- tiết 2 – sáng thứ ba ngày 25 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: HS nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác . - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè, của mọi người. 2. Kĩ năng: Biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hại thư từ, tài sản của người khác. 3. Thái độ: GDHS luôn có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - GV: Vở bài tập Đạo đức 3, Ba tờ giấy to, bút dạ để tổ chức trò chơi. - HS: Vở bài tập Đạo đức 3. III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Phóng viên” nhắc lại ND bài học hôm trước. ? Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? Bạn hãy nêu một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác * Đánh giá: - Tiêu chí: Trả lời đún g, nhanh những câu hỏi “phóng viên” đưa ra. Tự GQVĐ tốt, mạnh dạn, tự tin. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp; Tích hợp Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 1
  2. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; phân tích phản hồi, trò chơi, tôn vinh học tập. 2. Bài mới: Giới thiệu bài - nêu mục tiêu bài học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Làm bài tập 4 Việc 1: Nhóm T chỉ đạo nhóm TL nội dung BT4 Việc 2: Đại diện nhóm TB, NX Việc 3: GV kết luận *Đánh giá: +Tiêu chí: HS biết bày tỏ ý kiến về việc tôn trọng thư từ và tài sản của người khác (khuyên bạn không nên bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác). HS đóng vai tốt và xử lý tình huống hợp lý. - Luôn có ý thức, thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động 2: Đóng vai - Việc 1: TLN4, đóng vai theo các TH ở BT5: - Việc 2: Chia sẻ trong nhóm - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp * GV kết luận: Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Đánh giá: Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 2
  3. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 + Tiêu chí: HS biết đóng vai và nêu những hành vi nào nên làm và không nên làm liên quan đến thư từ, tài sản của người khác. HS hiểu được tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn bảo quản khi sử dụng. - Luôn có ý thức, thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động 3: Dạy tài liệu “Bác Hồ và những bài học đạo đức lối sống dành cho học sinh” . Bài 4: Bác Hồ là thế đấy ( nhất trí như tài liệu ) C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thực hành tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè, của mọi người. ———— ———— KHỐI 4 ĐẠO ĐỨC : THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II (Dạy 4B - tiết 2 – chiều thứ tư ngày 20 tháng 5 năm 2020) I. MỤC TIÊU 1.KT: HS nắm được các kiến thức đã học trong các bài 10- bài 11 2.KN:Bước đầu biết vận dụng các kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. 3.TĐ: Có lòng tự trọng, biết tôn trọng người khác,tôn trọng nếp sống văn minh.Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người không cư xử lịch sự.Biết tôn trọng ,giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. 4.NL: Biết hợp tác, xử lý tình huống II. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi thông tin – HS : vở BT III. HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 3
  4. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: -Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động bằng bài hát - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Hoạt động 1: ôn tập các nội dung đã được học Việc 1: HS thảo luận các câu hỏi - Vì sao ta phải tôn trọngvới ông bà cha mẹ? - Để tôn trọng và biết ơn thầy cô chúngta cần phải làm gì? - Vì sao chúng ta phải bảo vệ các công trình công cộng? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các công trình công cộng? Việc 2: Các nhóm thống nhất ý kiến Việc 3: Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả 2. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( HS làm vào phiếu) Việc 1: Em đọc bài tập trong phiếu Việc 2: Em tự làm bài tập Việc 3: Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Bản thân có biện pháp để mạnh dạn tự tin trong học tập ———— ———— Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 4
  5. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 KHOA HỌC: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ *Tinh giản :Thực hiện trong 1 tiết. ( Dạy 4B - tiết 2 – sáng thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu: *KT:- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. *KN:- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. *TĐ:- GDHS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. *NL:Tự học và giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng: - Hình minh hoạ SGK - Chậu, cốc, lọ có ống cắm thuỷ tinh, nhiệt kế. - Nước sôi. III. Các hoạt động học: A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *.Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: ? Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta SD dụng cụ nào? Có bao nhiêu lọai nhiệt kế? - Nhận xét ? Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống của thực vật? - Nhận xét; Giới thiệu bài; nêu MT & ghi đề bài Đánh giá: - TCĐG: + Nêu được vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống của thực vật. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 5
  6. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 * HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt( 8’) - Việc 1: HS nêu thí nghiệm: SGK - Việc 2: TLN4, nêu dự đoán - Việc 3: Đại diện nhóm TB, NX * KL: Do sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh nên sau 1 thời gian nhiệt độ của 1 vật sẽ bằng nhau. Đánh giá: - TCĐG:+ Biết được sơ giản về sự truyền nhiệt . + Lấy được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi. +Tích cực tham gia thảo luận. +NL tự học và giải quyết vấn đề. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. * HĐ 2. Tìm hiểu về nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi: ( 10’) -Việc 1: HS TLN4 - lấy các VD trong thực tế về vật nóng lên hay lạnh đi - Việc 2: Đại diện nhóm TB, NX * KL: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên.Các vật ở gần lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi. * HS đọc mục Bạn cần biết Đánh giá: - TCĐG:+Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giản vì nóng lạnh của chất lỏng. +Tích cực tham gia thảo luận. +NL tự học và giải quyết vấn đề. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 6
  7. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. * HĐ 3. Ứng dụng thực tế: ( 6’) -Việc 1: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm - Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đánh dấu mực nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào các cốc nước lạnh, nóng sau đó đo lại mức nước. - Việc 2: Trình bày kết quả. - H dùng nhiệt kế xác định mức nước. NX * KL: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau chất lỏng trong ống nở ra hoặc co lại. Dựa vào mực chất lỏng trong nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật. Liên hệ: ? Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm? ? Tại sao khi bị sốt người ta chườm đá lên trán? ? Làm thế nào để làm nước sôi nhanh chóng nguội đi? Đánh giá: - TCĐG:+Giải thích được một số ứng dụng trong thực tế. +Tích cực tham gia thảo luận. +NL tự học và giải quyết vấn đề. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Dặn HS về nhà cùng với mọi người thân vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 7
  8. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 -Trong phòng chống dịch Covid 19 việc kiểm tra thân nhiệt cơ thể rất cần thiết nhằm phát hiện bệnh nhanh hơn. Đánh giá: - TCĐG: Vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống. ———— ———— Khoa học: Bài 52: NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT TỐT VÀ NHỮNG VẬT NÀO DẪN NHIỆT KÉM? ( Dạy 4B - tiết 2 – sáng thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu: *KT:- Kể được 1 số vật dẫn nhiệt tốt & dẫn nhiệt kém *KN:+ Các kim loại( đồng, nhôm ) dẫn nhiệt tốt. + Không khí, các vật xốp như bông, len dẫn nhiệt kém. *TĐ:- HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. *NL:Tự học và giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng: - GV:Cốc, thìa nhôm, thìa nhựa, nước nóng, giấy báo củ, len, nhiệt kế. - HS: SGK, các dụng cụ như trên III. Các hoạt động học: A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *.Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: ? Lấy các VD trong thực tế về vật nóng lên hay lạnh đi? ? Trong các VD trên vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt? - Nhận xét - GTB, nêu MT, ghi bảng Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 8
  9. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 Đánh giá: - TCĐG: Nêu được những ví dụ trong thực tế về vật nóng lên hay lạnh đi. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt: (8’) -Việc 1: HS theo N4 đọc thí nghiệm SGK tr104 và dự đoán kết qủa - Việc 2: Cho HS làm thí nghiệm - Việc 3: Gọi HS trình bày kết quả Đánh giá: - TCĐG: Nêu được 1 số vật dẫn nhiệt tốt & dẫn nhiệt kém - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. HĐ 2. Tìm hiểu về tính cách nhiệt của không khí: ( 10’) -Việc 1: HS qs xoong, nồi TLN4: trả lời các câu hỏi SGK: ? Xoong & quai xoong được làm bằng chất liệu gì? ? Vì sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt ta cảm giác lạnh? -Việc 2: Mời đại diện nhóm TB, nx - Gv NX, KL Đánh giá: - TCĐG: + Biết được các kim loại( đồng, nhôm ) dẫn nhiệt tốt. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 9
  10. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 + Không khí, các vật xốp như bông, len dẫn nhiệt kém. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. HĐ 3. Thực hành: -Việc 1: Cho HS làm thí nghiệm theo N4 HS đọc kỹ thí nghiệm tr105 SGK -Việc 2: HS trình bày kết quả. - NX, KL Đánh giá: - TCĐG: HS làm thí nghiệm về các chất dẫn nhiệt và cách nhiệt. - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - HS về nhà cùng với mọi người thân vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đánh giá: - TCĐG: + Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. ———— ———— Lịch sử 4: TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH.CÔNG CUỘC KHẨN HOANGVAF SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ ( Dạy 4A - tiết 3 – sáng thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 4B - tiết 1 – chiều thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 4C - tiết 3 – chiều thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 10
  11. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 I.Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp HS: - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786). + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786). + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. 2.Kĩ năng - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. *HS có năng lực: Nắm được nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long. 3. Thái độ - GD HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ đất nước. 4.Năng lực - Phát triển cho HS năng lực viết và trình bày văn bản. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. II.Chuẩn bị: - Phiếu thảo luận; Hình minh hoạ SGK; Bản đồ Việt Nam. III.Các hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích. - GV giới thiệu bài học. 2. Bài mới: *HĐ1: Giới thiệu vài nét về nghĩa quân Tây Sơn. - Việc 1: Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK đoạn đầu. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 11
  12. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Việc 2: HD HS TLCH: Nghĩa quân Tây Sơn do ai lập nên? Lập căn cứ địa ở đâu? Nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa để làm gì? - Việc 3: GV nhận xét và chốt: Vài nét về nghĩa quân Tây Sơn. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá :HS nắm được vài nét về nghĩa quân Tây Sơn. - PP: vấn đáp gợi mở, PP viết, PP tích hợp. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, NX bằng lời ( Hỗ trợ khi HS còn lúng lúng), phân tích/ phản hồi. *HĐ2: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thông tin ở SGK và thảo luận: ? Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? ? Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng ra sao? ? Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào? - Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. - Việc 3: Nhận xét và chốt lại: Cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn - PP: vấn đáp gợi mở, PP viết, PP tích hợp. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, NX bằng lời ( Hỗ trợ khi HS còn lúng lúng), phân tích/ phản hồi. *HĐ3: Kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 12
  13. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Việc 1: Cặp đôi đọc SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau, thư kí viết kết quả thảo luận vào phiếu học tập: ? Cuộc tiến công ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn đã đem lại kết quả gì? Nêu ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? - Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. - Việc 3: Nhận xét và chốt lại: Kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - PP: vấn đáp gợi mở, PP viết, PP tích hợp. - KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, NX bằng lời ( Hỗ trợ khi HS còn lúng lúng), phân tích/ phản hồi. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Hỏi đáp với bố mẹ: Cuộc tiến công ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn đã đem lại kết quả gì? - Về nhà kể cho bố nghe về cuộc tiến công ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. ———— ———— Địa lí 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( Dạy 4A - tiết 1 – chiều thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 4B - tiết 2 – chiều thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 4C - tiết 1 – chiều thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ: + Thành phố ở trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu. + Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. 2.Kĩ năng:- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ). 3. Thái độ - GDHS yêu quê hương đất nước ta. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 13
  14. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 4.Năng lực: Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; Tự tin; giải quyết vấn đề II.Chuẩn bị: - Các bản đồ: hành chính, giao thông - Tranh ảnh về thành Cần Thơ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ cho các bạn chơi hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành 1. Thành phố ở trung tâm ĐB sông Cửu Long (10-12’) - Việc 1: Cho HS quan sát lược đồ kết hợp đọc thông tin ở mục 1. - Việc 2: Cùng tô màu với bạn về phần địa giới của thành phố và trao đổi: ? Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? ? Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với những tỉnh nào? ? Từ thành phố Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? - Việc 3: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Việc 4: GV nhận xét, chốt: TP Cần Thơ nằm bên sông Hậu, Từ TP có thể đi tới các tỉnh khác bằng đường bộ, đường hàng không và đường thủy. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: HS chỉ được vị trí của thành phố cần Thơ trên lược đồ và biết được: Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 14
  15. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 + Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu và các tỉnh tiếp giáp với TP Cần Thơ là Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang và phương tiện đi lại chủ yếu ô tô, đường sông, hàng không. - Tự học, hợp tác + Phương pháp: tích hợp. PP quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. 2. Trung tâm KT, VH, KH của ĐB sông Cửu Long (12- 15’) - Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm thông tin ở mục 2 SGK kết hợp quan sát tranh ảnh và thảo luận theo các câu hỏi sau, thư ký viết kết quả vào bảng phụ. ? Có nhận xét gì về kênh rạch của TP Cần Thơ? Nó tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ ? Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học? ? Kể các điểm du lịch của TP Cần Thơ? ? Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất có các sản phẩm phục vụ cho ngành nào? - Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Việc 3: GV nhận xét, chốt: Cần Thơ còn nổi tiếng là nơi có nhiều cảnh quan du lịch. Người dân ở đây rất mến khách. Thiên nhiên phong phú, dồi dào sẵn sàng để đón khách. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Nắm được thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hóa khoa học của ĐB SCL. - Kể được các điểm du lịch của Cần Thơ: chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò - Biết được các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành nông nghiệp. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 15
  16. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Tự học, hợp tác + Phương pháp: tích hợp. PP quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. C. Hoạt động ứng dụng: - Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Về nhà giới thiệu cho bố mẹ biết về thành phố Cần Thơ. KHỐI 5: ĐẠO ĐỨC: EM YÊU HÒA BÌNH ( Dạy 5C - tiết 1 – sáng thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) Mục tiêu: - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Yêu hoà bình và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự tin, giải quyết vấn đề. *THKCBH: II. Chuẩn bị: tranh ảnh III. Hoạt động học: A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi hoặc hát các bài hát về chủ đề hòa bình. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 16
  17. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm: - Giới thiệu trước lớp tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. - Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp. * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;ghi chép ngắn. Tiêu chí:HS biết được các hoạt động để bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. - Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác nhóm, và giải quyết vấn đề; tự tin. HĐ 2 : Vẽ « cây hòa bình » - Xem hướng dẫn. - Các nhóm lên ý tưởng và vẽ vào giấy - Ban học tập tổ chức cho các nhóm giới thiệu cây của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;ghi chép ngắn. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 17
  18. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 Tiêu chí: - Nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình. - Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác nhóm, và giải quyết vấn đề; tự tin. HĐ 3 : Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hòa bình : - Các nhóm treo tranh và giới thiệu tranh vẽ về chủ đề em yêu hòa bình. - Lớp xem tranh, nêu câu hỏi bình luận - Cá nhân, nhóm thi hát, múa, tiểu phẩm về chủ đề hòa bình. * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;ghi chép ngắn. Tiêu chí:Biết giá trị của hòa bình, thể hiện các bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề hòa bình. * Tích hợp: GV kêt câu chuyện Nước không được chia - Thảo luận ý nghĩa câu chuyện. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng người thân, bạn bè tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình phù hợp lứa tuổi. ———— ———— KHOA HỌC 5: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT ( Dạy 5C - tiết 4 – sáng thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu : - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà - GDHS biết chăm sóc và bảo vệ cây. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 18
  19. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Rèn luyện NL hợp tác, tự tin, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Hình minh hoạ SGK - Đậu xanh, đậu lạc ươm trước vào đất. III. Hoạt động học : A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: ? Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì? - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhuỵ và nhị trên tranh vẽ ? - Nhận xét * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; trò chơi Tiêu chí: HS nắm được KT của bài học trước: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Chỉ và nói đâu là nhụy/nhị hoa - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 1. Tìm hiểu về cấu tạo của hạt : * Việc 1: HS thảo luận N4, y/c các nhóm hãy tách các hạt đậu mình đã ươm ra làm đôi & phân biệt đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. - Các nhóm trình bày, NX * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, . Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 19
  20. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; viết. Tiêu chí: Quan sát, mô tả được cấu tạo của hạt:Võ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác nhóm, và giải quyết vấn đề; tự tin. 2. Thực hành: Điều kiện để hạt nảy mầm : Từng nhóm giới thiệu kết quả của nhóm mình * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; viết. Tiêu chí: HS nêu được điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh) - Giới thiệu kết quả của nhóm mình ở nhà. - Liên hệ những việc HS đã làm để bảo vệ cây non => Hệ thống bài học 3. Quan sát:Nêu quá trình phát triển cây của hạt. - 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. * Đánh giá: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành. Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; viết. Tiêu chí:Nêu được quá trình phát triển của cây. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 20
  21. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Cùng với mọi người thực hành gieo hạt ở nhà,bảo vệ cây cối, BVMT ———— ———— KHOA HỌC 5 : CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN HẠT ; TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ ( Dạy 5C - tiết 4 – sáng thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt ; nêu được đk nảy mầm của hạt Kể tên được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành lá, rễ của cây mẹ. - Quan sát tìm vị trí chồi ở 1 số loại cây khác nhau. - GDHS biết chăm sóc và bảo vệ cây - NL : Hợp tác, tự tin, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Hình minh hoạ SGK - Một số ngọn mía, khoai lang, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi. III. Các hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *.Khởi động: - Giới thiệu bài & ghi đề bài B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: HĐ1 : Tìm hiểu cấu tạo của hạt ; nêu đk nảy mầm, quá trình phát triển thành cây : Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 21
  22. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 ? Chỉ tên hình vẽ các bộ phận của hạt? Điều kiện để hạt nảy mầm. - Nhận xét *Đánh giá thường xuyên: Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp, tích hợp. Kĩ thuật:nhận xét bằng lời, tôn vinh HS Tiêu chí: Chỉ và nói được các bộ phận của hạt, đk để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.(hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ; Điều kiện nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp ) - Trình bày tự tin. * HĐ 2: - Quan sát hình ảnh trang110 kết hợp vật thật mà các nhóm chuẩn bị mang đến: ? Tìm chồi trên vật thật. ? Chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây. ? Người ta sử dụng phần nào của ngọn mía để trồng. *Việc 1: Đại diện các nhóm trình bày *Đánh giá thường xuyên: Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép. Tiêu chí:HS quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau + Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.; trên củ khoai tây có chỗ lõm. Mỗi chỗ lõm là một chồi.Trên phần đầu củ hành/tỏi có chỗ mọc nhô ra .Lá bỏng chồi mọc ra từ mép lá. - Kể được tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. => Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 22
  23. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Dặn HS về nhà cùng với mọi người thực hành trồng cây mới từ các bộ phận của cây, bảo vệ cây cối, BVMT ———— ———— Lịch sử: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA –CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG ( Dạy 5B – tiết 2 – chiều thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5C – tiết 3 – chiều thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5D – tiết 4 – sáng thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5A – tiết 1 – sáng thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5E – tiết 2 – chiều thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại sài Gòn. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - GD HS biết trân trọng những thành quả của ông cha xây dựng nên. 4. Năng lực - Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác. HSKT: (Công 5C) Biết cuộc tấn công tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. II.Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam; Hình minh hoạ SGK. III.Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 23
  24. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích. - GV giới thiệu bài học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) - Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận với nhau theo nội dung: ? Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta? ? Quân ta đã tấn công vào những địa điểm nào ở Sài Gòn?? ? Cuộc tấn công của quân ta vào Đại sứ quán Mĩ diễn ra như thế nào? - Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. - Việc 3: GV nhận xét và chốt: Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền nam đồng loạt tổng tiến công & nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã, tiêu biểu là cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mỹ. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Biết được Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền nam đồng loạt tổng tiến công & nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Biết được cuộc chiến đấu tại sứ quán Mỹ diễn ra quyết liệt & là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 2. Kết quả, ý nghĩa: - Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK, thảo luận theo nội dung sau: ? Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đã có tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? ? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? - Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 24
  25. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 - Việc 3: GV nhận xét và chốt: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho Mỹ - Ngụy thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ; tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Nắm được kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân của mình nghe cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. ———— ———— Địa lí : CHÂU PHI. (Tiết 2) ( Dạy 5E – tiết 1 – sáng thứ hai ngày 18 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5B – tiết 3 – sáng thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5A – tiết 4 – sáng thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5D – tiết 3 – sáng thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020) ( Dạy 5C – tiết 3 – sáng thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. 2. Kĩ năng - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. 3. Thái độ: - GD HS thích tìm hiểu về các nước trên thế giới. Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 25
  26. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 4. Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề HSKT: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. ( Công 5C) II. Hoạt động học * Khởi động - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1. Tìm hiểu dân cư châu Phi Việc 1: Quan sát hình 3 trang 118 Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Phi có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới Việc 2: Nhận xét màu da, sự phân bố của người dân châu Phi Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Nắm được châu Phi có dân số đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới. (sau châu Á), chủ yếu là người da đen. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng. Hoạt động 2. Hoạt động kinh tế của châu Phi Việc 1: Đọc thông tin SGK Việc 2: Trả lời câu hỏi Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 26
  27. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? + Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao? + Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi. Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Nắm được kinh tế châu Phi chậm phát triển, chỉ tập trung vào cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu; Người dân châu Phi thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm, ) - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đất nước Ai Cập Việc 1: Đọc thông tin SGK Việc 2: Trả lời câu hỏi mục 5 sgk Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Nắm được vị trí địa lí của Ai Cập (nằm ở Bắc Phi), cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi. Có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ; nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ và sản xuất bông. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Dựa vào Bản đồ Tự nhiên châu Phi: chỉ dòng sông Nin, vị trí địa lí, giới hạn của Ai Cập/ Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 27
  28. Giáo án – Tuần 25 - Năm học 2019 - 2020 *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Nắm vị trí địa lí, giới hạn của Ai Cập. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Ôn bài và chia sẻ kiến thức vừa học với người thân. Tìm hiểu và giới thiệu một số nước ở châu Phi. ———— ———— Giáo viên : Hoàng Thị Minh Hằng 28