Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 28 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 29 trang thienle22 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 28 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_28_gv_duong_thi_hong_tham_truong.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 28 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 28 Thứ hai ngày 15 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 85: KI – LÔ – MÉT; MI – LI – MÉT (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết các đơn vị ki-lô-mét, mi-li-mét. Biết cách đọc, viết và chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Biết thực hiện các phép tính với các số đo có đơn vị km, mm. - Kĩ năng: Thực hành đọc, viết, chuyển đổi, so sánh các đơn vị đo độ dài. Thực hiện các phép tính với các đơn vị km, mm. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tự học, tư duy. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: bỏ bài 4 HĐTH V. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Số? *ĐGTX: - Tiêu chí: Chuyển đổi nhanh, chính xác các đơn vị đo độ dài đã học. 1km = 1000m 1000m = 1km 1m = 1000mm 1m = 10dm 10 dm = 1m 1000mm = 1m 1m = 100cm 10cm = 1dm 10mm = 1cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Nhìn hình vẽ và TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát hình và trả lời đúng các câu hỏi, so sánh được độ dài các quãng đường. a) Quãng đường từ A đến C ( đi qua B) dài 28 + 32 = 60m b) Quãng đường từ B đến D ( đi qua C) dài 32 + 38 = 70m c) Quãng đường từ A đến D ( đi qua B, đi qua C) dài 28 + 32 + 38 = 98m d) Quãng đường từ C đến D ngắn hơn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính toán nhanh, chính xác các phép tính với các số đo độ dài, ghi đúng các đơn vị đo độ dài đã học. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 17m + 14m = 31m 4km x 2 = 8km 51km – 45km = 6km 27km : 3 = 9km 28mm + 35mm = 63mm 24mm : 4 = 6mm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Giảm tải. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS nắm lại cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo đã học, thứ tự các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại. + HS tiếp thu nhanh: Làm thêm bài tập ứng dụng. C. Hoạt động ứng dụng: -Về làm BT phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 31A: BÁC ĐỂ LẠI MUÔN VÀN TÌNH THƯƠNG YÊU (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Bác Hồ. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, ảnh, PBT. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1,2 HĐ nhóm chuyển thành HĐ cá nhân và toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Nói cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua hai bức ảnh. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát hai bức ảnh và nêu được cảm nghĩ về Bác Hồ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: *ĐGTX: - Tiêu chí: HS hiểu nghĩa của các từ " nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay"; chọn được từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn. Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loại hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 tay chăm sóc cây, cho cá ăn. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HSHTT: Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. VD: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, vị tha, . C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân về công lao của Bác Hồ với đất nước. Viết một câu nói về Bác Hồ.  Chào cờ CHÀO CỜ TẠI LỚP. ÔN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm được các công việc để phòng chống dịch bệnh ở nhà và ở trường. HS biết hỏi và trả lời câu hỏi Để làm gì? - Kĩ năng: Biết cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách; thực hiện các biện pháp để phòng chống dịch bệnh. Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - Khẩu trang, PBT. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn lại cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách Việc 1: HS chia sẻ các bước rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Việc 2: HS thực hành đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại lớp. Việc 3: Nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có). *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?” Việc 1: HS suy nghĩ đặt câu hỏi có cụm từ “Để làm gì”. Việc 2: Chia sẻ trước lớp (một bạn đọc câu hỏi, bạn khác trả lời). Việc 3: Nhận xét, bổ sung. HĐ3: Luyện viết chữ đẹp. Việc 1: HS tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động luyện viết chữ đẹp. Việc 2: HS luyện viết một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 chữ tự chọn. Việc 3: GV nhận xét, đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đặt câu, trả lời được câu hỏi có cụm từ “để làm gì?”. Viết chữ đẹp, đều nét và nối chữ đúng quy trình. Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân.  Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt Bài 31B: NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em kể được câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng kể chuyện theo tranh cho học sinh. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Kể. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể được những công lao của Bác Hồ đối với đất nước. Có tấm lòng biết ơn đối với Bác Hồ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Sắp xếp đúng trật tự. Kể lại câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nêu được nội dung của từng bức tranh: . Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ cây đa. . Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non. . Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó. + HS sắp xếp đúng thứ tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện. + HS kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. + Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn cho người thân nghe.  Tiếng Việt Bài 31B: NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa N (kiểu 2). Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Bác Hồ. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết cẩn thận cho học sinh. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Vận dụng viết đúng và đẹp chữ hoa N (kiểu 2) trong các văn bản khác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, chữ hoa N (kiểu 2) III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3 chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Nghe thầy cô hướng đẫn viết chữ hoa N. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ N (kiểu 2). + Chữ N cao 5 li, gồm có 2 nét là nét móc hai đầu và nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái. + Từ điểm đặt bút trên ĐKN 5, ta viết nét móc hai đầu bên trái sao cho hai đầu đều lượn vào trong điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đoạn nét móc ở ĐKN 5 viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, điểm dừng bút ở giao điểm của ĐKN 2 và ĐKD 6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. + Viết đúng câu ứng dụng Người ta là hoa đất. Nắm nghĩa câu ứng dụng: Người ta là hoa đất là cụm từ ca ngợi vẻ đẹp của con người. Con người rất đáng quý, đáng trọng vì con người là tinh hoa của đất trời. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia thi tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ chính xác, nhanh, sôi nổi: sáng suốt, tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, vị tha, . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa N (kiểu 2).  Toán Bài 86: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Kĩ năng: Phân tích các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để phân tích các số, năng lực giải quyết vấn đề, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi “Đố bạn” nói và viết đúng các số có ba chữ số. - GV giới thiệu bài. HS ghi đề bài vào vở. - HS đọc - chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Đọc kĩ nội dung sau. Việc 1: HS đọc kĩ ví dụ. Việc 2: HS chia sẻ trước lớp cách viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Nhận xét, đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách phân tích số có ba chữ số thành các đơn vị trăm, chục, đơn vị. Biết sử dụng vốn ngôn ngữ toán học của bản thân để phân tích các số. 357 gồm 3 trăm 5 chục 7 đơn vị. Ta có: 357 = 300 + 50 + 7 630 gồm 6 trăm 3 chục 0 đơn vị. Ta có 630 = 600 + 30 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ3: Em đố bạn đọc các số tương tự. Việc 1: HS đọc mẫu cho sẵn. Việc 2: HS viết một số có ba chữ số và phân tích số đó thành các đơn vị trăm, chục, đơn vị. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, đánh giá lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS sử dụng vốn ngôn ngữ của bản thân để phân tích các số nhanh nhẹn, chính xác. Tự giác, tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Viết (theo mẫu). *ĐGTX: - Tiêu chí: Phân tích được các số có ba chữ số thành tổng các đơn vị bằng lời, bằng số. 516 516 gồm 5 trăm 1 chục 6 đơn vị 516 = 500 + 10 + 6 879 879 gồm 8 trăm 7 chục 9 đơn vị 879 = 800 + 70 + 9 105 105 gồm 1 trăm 0 chục 5 đơn vị 105 = 100 + 5 520 520 gồm 5 trăm 2 chục 0 đơn vị 520 = 500 + 20 488 488 gồm 4 trăm 8 chục 8 đơn vị 488 = 400 + 80 + 8 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Nối số. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nối đúng các số với cách phân tích số thành tổng đúng, thực hiện hoạt động nhanh. 975 600 + 30 + 2 632 900 + 70 + 5 844 800 + 40 + 4 - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS nắm cách thực hiện phân tích các số có ba chữ số thành tổng các đơn vị trăm, chục, đơn vị. + HS tiếp thu nhanh: Làm thêm bài tập ( Một trang trại nuôi 3 trăm con gà, 8 chục con vịt và 9 con bò. Hỏi trang trại đó nuôi tất cả bao nhiêu con gà, vịt, bò?) C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Toán Bài 87: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về cách đọc , viết, so sánh; thực hiện các phép tính, phân tích thành tổng các trăm, chục, đơn vị các số có ba chữ số và các đơn vị đo độ dài. - Kĩ năng: Đọc, viết, phân tích các số có ba chữ số; tính toán với các đơn vị đo độ dài, đo độ dài các đồ vật trong thực tế. - Thái độ: Tích cực trong hoạt động học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP, thước đo III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 HĐ nhóm chuyển thành HĐ cá nhân. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - Hội đồng tự quản phổ biến luật trò chơi “Rút thẻ”. - GV giới thiệu bài học – HS ghi tên bài học - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động thực hành: HĐ2: Điền số thích hợp vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết được các số ba chữ số theo thứ tự để hoàn thành bảng. Nắm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính toán nhanh, chính xác với các đơn vị đo độ dài. Tự giác, tích cực chia sẻ hoạt động. 23m + 14m = 37m 5km x 4 = 20km 86km – 43km = 43km 60km : 3 = 20km 17mm + 82mm = 99mm 45mm : 5 = 9mm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Thực hành đo các đồ vật. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách đo, đọc số đo độ dài các cạnh bàn học, độ dài các chân tường lớp học nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp, tích hợp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, thực hành. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 31B: NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe -viết một bài thơ ngắn. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi; từ chứa tiếng có thanh hỏi/thanh ngã. Nói và đáp lời khen ngợi. - Kĩ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Vận dụng viết đúng r/d/gi; thanh hỏi/thanh ngã trong các vài tập làm văn, chính tả khác. - Thái độ: Có ý thức chăm học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, viết. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ cá nhân, HĐ 5 chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Nghe thầy cô đọc rồi chép vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ3: Chọn từ thích hợp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đúng các từ trong ngoặc và điền vào chỗ trống. a. Tàu rời ga Sơn Tình dời từng dãy núi Hổ là loài thú dữ Bộ đội canh giữ biển trời. b. Con cò bay lả bay la Không uống nước lã Anh trai em tập võ Vỏ cây sung rất xù xì - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng r/d/gi vào chỗ trống và đặt đúng dấu hỏi/dấu ngã trên những chữ in đậm.Viết các từ em điền đúng vào vở, trình bày cẩn thận. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ5: Đóng vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đóng vai nói được lời khen và đáp lời khen trong các tình huống ở tài liệu trang 125. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 31C: BÁC HỒ SỐNG MÃI VỚI NON SÔNG (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Cây và hoa bên lăng Bác. - Kĩ năng: Ngắt nghĩ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. - Thái độ: Giáo dục HS tôn kính Bác. HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh ảnh, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1, 3, 4, 5 chuyển thành HĐ cá nhân và toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa. A B a) Uy nghi 1 đất nước tươi đẹp b) Tụ hội 2. trang nghiêm c) Tam cấp 3. từ khắp nơi họp lại d) Tôn kính 4. hết sức kính trọng e) Non sông 5. thềm nhà, lăng tẩm , thường có gấm vóc ba bậc - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: lịch sử, đất nước, thềm lăng, vươn lên, non sông, quảng trường, gần gũi, tỏa ngát, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Đọc với giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. Nhấn giọng ở các từ ngữ: uy nghi, gần gũi, khắp miền, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát, khỏe khoắn, reo vui, tỏa hương ngào ngạt, tôn kính thiêng liêng, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác cho người thân nghe.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 27 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện các phép nhân với 0, 1; phép chia cho 1; số 0 chia cho một số khác không. - Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để tính nhanh các phép tính nhân, chia có số 0 và số 1. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: - Vở ôn, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học:  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em tính nhanh các phép tính nhân, chia có số 1, số 0 (BT 1, 2). Tìm đúng kết quả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có số 0, số 1 (BT 3). Điền các số thích hợp vào ô trống (BT5, 6) - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn khác. Làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tính nhanh các phép tính nhân, chia có số 1, số 0 (BT1,2). 1 x 2 = 2 4 x 1 = 4 3 x 1 = 3 2 x 1 = 2 1 x 4 = 4 1 x 3 = 3 0 x 2 = 0 4 x 0 = 0 3 x 0 = 0 2 x 0 = 0 0 x 4 = 0 0 x 3 = 0 2 : 1 = 2 5 : 1 = 5 3 : 1 = 3 0 : 3 = 0 0 : 4 = 0 0 : 2 = 0 + Tìm đúng kết quả các phép tính cộng, nhân, chia có số 0, số 1 (BT3) 0 + 2 = 2 4 x 1 = 4 0 : 2 = 0 2 + 0 = 2 1 x 4 = 4 0 : 5 = 0 + Điền các số thích hợp vào ô trống (BT5,6) 3 x 1 = 3 1 x 5 = 5 0 x 4 = 0 2 x 0 = 0 2: 1 = 2 0 : 4 = 0 3 : 1 = 3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 88: PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết cách thực hiện được phép cộng (không nhớ) các số có ba chữ số. - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ nhóm chuyển thành HĐ cá nhân và toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi”Ai nhanh ai đúng” ôn lại phép cộng (không nhớ) các số có 2 chữ số. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện nhanh, thành thạo phép cộng (không nhớ) các số có 2 chữ số. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tính nhanh, đúng phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số. Nêu được cách đặt tính và tính. 15 65 71 + + + 34 30 6 49 95 77 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc kĩ nội dung. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đặt tính và tính phép cộng (không nhớ) các số có 3 GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 chữ số. 315 + 234 = ? 315 5 cộng 4 bằng 9 viết 9 + 1 cộng 3 bằng 4 viết 4 234 3 cộng 2 bằng 5 viết 5 549 Vậy 315 + 234 = 549 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tương tự, em thực hiện các phép tính sau. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện được đặt tính và tính phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số. 362 500 204 + + + 137 485 73 499 985 277 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt Bài 31C: BÁC HỒ SỐNG MÃI VỚI NON SÔNG (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Cây và hoa bên lăng Bác; trả lời được các câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu r/d/gi; tiếng có thanh hỏi thanh ngã. - Kĩ năng: Phân biệt tiếng thanh hỏi, thanh ngã. - Thái độ: HS tích cực trong học tập. - Năng lực: Vận dụng bài học vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 6,1 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ6: Thảo luận TLCH. Việc 1: Em suy nghĩ câu hỏi a,b,c Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu trả lời đúng câu hỏi a) Những loài cây được trồng trước lăng: Cây vạn tuế, cây dầu nươc, cây hoa ban b) Những loài hoa nổi tiếng khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác: Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. c) Câu văn cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với d) Bác: cây và hoa của non sông gấm vóc vào lăng viếng Bác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi/ ngã. Việc 1: Em suy nghĩ tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm nhanh tiếng có thanh hỏi thanh ngã có nghĩa phù hợp câu văn, viết đúng từ tìm được. a) Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa: cỏ b) Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu: gõ c) Vật dùng để quét nhà: chổi - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH.  Tiếng Việt Bài 31C: BÁC HỒ SỐNG MÃI VỚI NON SÔNG (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết một đoạn văn ngắn kể về một hoạt động của trường em kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. - Kĩ năng: Viết đoạn văn hay, biết dùng từ, đặt câu phù hợp. Có sáng tạo trong viết văn. - Thái độ: HS chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động. Có lòng kính yêu Bác Hồ. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, ảnh III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Chia sẻ những hiểu biết của em về Bác Hồ. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - GV giới thiệu bài học, ghi tên bài. HS đọc và ghi tên bài vào vở. - HS đọc, chia sẻ mục tiêu tiết học. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Thảo luận trả lời các câu hỏi. Việc 1: HS quan sát ảnh, đọc các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. HS nhận xét, bổ sung các câu trả lời. *ĐGTX : - Tiêu chí: Dựa vào sự quan sát và hiểu biết của bản thân trả lời đúng các câu hỏi. . Ảnh Bác được treo trên tường. . Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời. . Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Viết đoạn văn. Việc 1: HS viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ dựa vào những câu trả lời ở hoạt động 3. Việc 2: GV cho HS đọc bài văn trước lớp. HS nhận xét lẫn nhau. Việc 3: GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương các bài văn hay. *ĐGTX : - Tiêu chí: Viết được một đoạn văn hay, đúng yêu cầu đề bài. Viết đúng chính tả, ngữ pháp, có sự sáng tạo. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ đoạn văn cho người thân.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 28 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu bài Bạn có biết; nắm được một số thông tin về cây cối trong bài. - Kĩ năng: Hiểu nêu nội dung bài. Sử dụng được các từ ngữ về cây cối. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2, tranh ảnh III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: Khởi động HĐ1: Quan sát tranh và cho biết: Em thích cây nào nhất? *ĐGTX : - Tiêu chí: HS biết sở thích cây và nói đặc điểm của cây. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Ôn luyện GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2: Đọc câu chuyện sau và TLCH. *ĐGTX : - Tiêu chí: Đọc hiểu bài, nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu hỏi trong bài. Trả lời đúng thông tin một số cây. a) Nhờ bài viết trên, em biết những điều gì mới? Biết được thông tin một số cây . b) Điểm khác nhau giữa cây Bách ở Mê-hi -cô và cây bách ở Mỹ?Cây bách ở Mê -hi - cô thân cây lớn. Cây bách ở Mỹ hình ảnh kì vĩ của vùng biển Thái Bình Dương. c) Vì sao bài viết trên được đặt tên bạn có biết? Những cây nổi tiếng thế giới d) Theo em, vì sao con người cần phải bảo vệ, giữ gìn cây? Bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống con người. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Sắp xếp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm đặc điểm một số cây phân loại nhanh các cây theo các nhóm . Cây hoa: phong lan ,cẩm chướng, huệ, đồng tiền . Cây ăn quả: xoài, dưa hấu, ổi, na . Cây lấy gỗ: xoan, thông, lim, xà cừ, pơ-mu . Cây bóng mát: bàng, phượng vĩ, tre . Cây lương thực: ngô, lúa, sắn, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 28 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sử dụng các từ ngữ về cây cối; đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? Sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n. Biết đáp lời chúc mừng phù hợp với tình huống giao tiếp. - Kĩ năng: Sử dụng được dấu chấm, dấu phẩy. Đặt được câu hỏi có cụm từ ở đâu? - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ4: Viết câu hỏi và câu trả lời. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đặt câu và trả lời câu hỏi theo tranh . Bà trồng cây xoài để làm gì? GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 . Bà trồng cây xoài để ăn quả. . Mẹ trồng cây bàng để làm gì? . Mẹ trồng cây bảng để che mát. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đoạn văn biết sử dụng dấu câu thích hợp trong đoạn văn dấu phẩy - dấu chấm - dấu phẩy - dấu phẩy – dấu phẩy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: Chọn l/n. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết phân biệt l/n điền đúng câu tục ngữ. Lá thì trên biếc dưới nâu Quả tròn chin ngọt như bầu sữa thơm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ với người thân.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 27 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện các bảng nhân chia 2,3,4,5 vào tính toán và giải bài toán có lời văn. - Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để tính nhanh các phép tính nhân, chia. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: - Vở ôn, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nhắc lại cách tìm số bị chia, tìm thừa số chưa biết. Thực hiện đúng các dạng bài tìm số bị chia, tìm thừa số (BT7) X x 3 = 27 2 x X = 6 X : 4 = 5 X = 27 : 3 X = 6 : 2 X = 5 x 4 X = 9 X = 3 X = 20 + HS giải được các bài toán có lời văn bằng một phép nhân hoặc chia. Trả lời được câu hỏi: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, phép tính cần thực hiện. (BT8) Bài giải Mỗi hộp có số chiếc cốc là: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 24 : 4 = 6 ( chiếc cốc) Đáp số: 6 chiếc cốc. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ năm ngày 18 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt Bài 32A: ANH EM MỘT NHÀ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Chuyện quả bầu. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải được nghĩa các từ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, tranh ảnh III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và đọc tên các dân tộc thiểu số.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát tranh và đọc đúng tên các dân tộc thiểu số. Biết được trang phục của các dân tộc thiểu số đó. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Biết giọng kể chậm rãi (đoạn 1), chuyển giọng nhanh hơn, hồi hộp, căng thẳng (đoạn 2); ngạc nhiên (đoạn 3). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết?  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Chuyện quả bầu cho người thân nghe.  Toán Bài 88: PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết cách thực hiện được phép cộng (không nhớ) các số có ba chữ số. - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ1,2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu cách đặt tính và tính đúng phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số. + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm. 1. 273 503 300 406 + + + + 124 456 627 53 397 959 927 459 2. 723 437 531 + + + 144 312 208 867 749 739 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Thực hiện tính nhẩm nhanh các số tròn trăm. a) 100 + 300 = 400 b) 700 + 300 = 1000 400 + 400 = 800 500 + 500 = 1000 500 + 100 = 600 100 + 900 = 1000 700 + 100 = 800 300 + 700 = 1000 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải bài toán có lời văn. HS biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Bài giải Con trâu cân nặng số ki – lô – gam là: 150 + 36 = 186 (kg) Đáp số: 186 ki – lô – gam - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Tính chu vi hình tam giác ABC. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu cách tính chu vi hình tam giác (bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó). Nêu đúng độ dài các cạnh và tính được chu vi. Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 150 + 100 + 200 = 450 (cm) Đáp số: 450cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS hoàn thành các bài tập. Nêu cách đặt tính, cách tính (từ phải sang trái); tính nhẩm đúng; xác định đúng dạng toán giải. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Thứ sáu ngày 19 tháng 6 năm 2020 Toán Bài 89: PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PHT III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp, HĐ 2,4 HĐ nhóm chuyển thành HĐ cá nhân. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi”Ai nhanh ai đúng” ôn lại phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện nhanh, thành thạo phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tính nhanh, đúng phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. Nêu được cách đặt tính và tính. 24 37 45 - - - 12 30 3 12 7 42 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc kĩ nội dung. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đặt tính và tính phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. 724 - 312 = ? 724 4 trừ 2 bằng 2 viết 2 - 2 trừ 1 bằng 1 viết 1 312 7 trừ 3 bằng 4 viết 4 412 Vậy 724 – 312 = 412 GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tương tự, em thực hiện các phép tính sau. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện được đặt tính và tính phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. 275 790 460 - - - 124 520 50 151 270 410 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt Bài 32A: ANH EM MỘT NHÀ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Chuyện quả bầu: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh. - Thái độ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, thẻ, PBT. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ cá nhân, HĐ 456 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa GV: Dương Thị Hồng Thắm
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 A B a) Sáp ong 1. những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc b) Con dúi 2. đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông c) Nương 3. chất mềm dẻo do ong mật luyện để làm tổ d) Tổ tiên 4. loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc to rõ ràng và chính xác các từ ngữ: ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt, mênh mông, biển, vắng tanh, nhẹ nhàng, nhanh nhảu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Chuyện quả bầu (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng, chú ý câu sau: Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa). Đọc trước lớp tự tin, to, rõ ràng, lưu loát. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Thảo luận, TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đáp án đúng các câu hỏi: 1. Con dúi báo cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì? b. Sắp có ngập lụt và cách để thoát nạn lụt. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 2. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn lụt? c. Lấy một khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó. 3. Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? a. Người vợ sinh ra một quả bầu. 4. Người vợ đã làm gì? c. Dùi quả bầu và có rất nhiều con người bé nhỏ nhảy ra. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GDHS: Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau. HSHTT: Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh (sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.)  Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Chuyện quả bầu cho người thân nghe.  Tiếng Việt Bài 32A: ANH EM MỘT NHÀ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết các cặp từ trái nghĩa. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: HS vận dụng các cặp từ trái nghĩa vào trong các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, thẻ, PBT. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Đặt tên khác. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS đặt tên khác cho câu chuyện phù hợp với nội dung bài: nguồn gốc các dân tộc Việt Nam; chuyện quả bầu lạ; anh em cùng một tổ tiên; + Viết đúng, đẹp tên chuyện vào vở. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thi đọc bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thi đọc sôi nổi. Đọc bài rõ ràng, rành mạch, đảm bảo tốc độ, nhấn GV: Dương Thị Hồng Thắm
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 giọng phù hợp với nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Ghép từ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS ghép được các từ trong bảng thành những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. a. đẹp - xấu; cao - thấp; ngắn - dài. b. lên - xuống; yêu - ghét; chê - khen c. trời - đất; trên - dưới; ngày - đêm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện bài tập phần ứng dụng.  Tiếng Việt Bài 32B: SINH RA TỪ MỘT MẸ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em kể được câu chuyện Chuyện quả bầu. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng kể chuyện theo tranh cho học sinh. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 2 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ1: Kể tê dân tộc thiểu số. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể được các dân tộc thiểu số mà em biết. Gv giới thiệu thêm: + Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ. + Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. + Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng. + Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn. + Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo. + Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai. + Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2,3: Kể chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể lại được đoạn 1 và đoạn 2 của bài Chuyện quả bầu. Dựa vào gợi ý trong tài liệu trang 133 để kể lại được đoạn 3,4 của chuyện. + HS kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu cho người thân nghe.  Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 28 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa N (kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa N (kiểu 2). Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: N Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ N. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: +HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ N (kiểu 2). .Chữ N cao 5 li, gồm có 2 nét là nét móc hai đầu và nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái. . Từ điểm đặt bút trên ĐKN 5, ta viết nét móc hai đầu bên trái sao cho hai đầu đều lượn vào trong điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đoạn nét móc ở ĐKN 5 viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, điểm dừng bút ở giao điểm của ĐKN 2 và ĐKD 6. + Viết đúng câu ứng dụng Người ta là hoa đất. Nắm nghĩa câu ứng dụng: Người ta là hoa đất là cụm từ ca ngợi vẻ đẹp của con người. Con người rất đáng quý, đáng trọng vì con người là tinh hoa của đất trời. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  HĐTT SINH HOẠT CLB TIẾNG VIỆT . SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Luyện tập viết một đoạn văn ngắn kể về con vật mà em biết. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - Kĩ năng: Viết đoạn văn hay, biết dùng từ, đặt câu phù hợp. Có sáng tạo trong viết văn. - Thái độ: HS chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, tự học. II. Hoạt động dạy học; GV: Dương Thị Hồng Thắm
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ1: Luyện tập viết đoạn văn ngắn về con vật mà em biết. Gợi ý: . Đó là con vật gì? . Hình dáng của con vật đó thế nào? . Hoạt động của con vật đó ra sao? . Em nghĩ gì khi nhìn thấy con vật đó? Việc 1: HS đọc yêu cầu, trả lời các câu hỏi. Chia sẻ câu trả lời của mình. Việc 2: HS viết đoạn văn dựa vào các gợi ý đó. Việc 3: Nhận xét, bổ sung. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết được một đoạn văn hay, đúng yêu cầu đề bài. Viết đúng chính tả, ngữ pháp, có sự sáng tạo. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2. Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  GV: Dương Thị Hồng Thắm