Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 25 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 25 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_hoc_lop_2_tuan_25_gv_duong_thi_hong_tham_truong.doc
Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 25 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 25 Thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020 TNXH CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (T2) I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Kiến thức: Kể được tên một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước. - Kĩ năng: Nhận biết được ích lợi của cây đối với con người. - Thái độ: Yêu quý và bảo vệ cây. - Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - SHD, tranh ảnh, vở III.Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4: Việc 1: Hoàn thành bảng 1. Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn . *ĐGTX: - Tiêu chí: Hoàn thành bảng 1 theo mẫu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ8: Việc 1: Đọc đoạn văn, tả lời các câu hỏi ở mục b. Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS trả lời được: Cây sống ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước. + Cây có nhiều ích lợi: cung cấp lương thực, thực phẩm , gỗ, làm thuốc, làm cho không khí trong lành + Cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh vì cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Việc 1: Quan sát tranh 12, 13 nêu sự khác nhau của hai cây trong hình về nơi sống; ích lợi đối với con người; kích thước thân, lá. Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu được sự khác nhau của hai cây trong hình 12, 13 về nơi sống; ích lợi đối với con người; kích thước thân, lá. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Xây dựng cam kết bảo vệ cây xanh ở trường em. Việc 1: Viết vào tờ giấy màu xanh việc sẽ làm để trường em có nhiều cây xanh. Viết vào tờ giấy màu hồng việc không nên làm để trường em có nhiều cây xanh GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết được những việc nên và không nên làm để trường có nhiều cây xanh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện hoạt động ứng dụng. Đạo đức GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ. - Kĩ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. - Thái độ: HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập Đạo đức 2 III. Hoạt động dạy - học BT4: Việc 1: Đọc tình huống, suy nghĩ cách xử lí tình huống. Việc 2: Chia sẻ câu TL trước lớp. *GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết đặt mình vào tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí: Nếu em là bạn Thủy, em sẽ dẫn chú đó đến nhà ông Tuấn rồi mới về nhà. Đồng thời em cũng nhắc nhở Quân cần giúp đỡ những người khuyết tật. + HS giải thích được lí do mình xử lí tình huống như vậy: Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. BT5: Ghi những việc em có đã làm và sẽ làm để giúp đỡ người khuyết tật. Việc 1: Ghi vào VBT. Việc 2: Chia sẻ bài làm trước lớp. *GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết được những việc mình đã làm và có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. BT6: Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, các câu chuyện nói về việc giúp đỡ người khuyết tật. - HS chia sẻ với các bạn về những bài thơ, câu chuyện về việc giúp đỡ người khuyết tật mà mình đã được đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Một số HS chia sẻ với các bạn về những bài thơ, câu chuyện về việc giúp đỡ người khuyết tật mình đã được đọc. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, các câu chuyện nói về việc giúp đỡ người khuyết tật. Toán Bài 73: GIỜ, PHÚT. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết một giờ có 60 phút. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Biết đợn vị đo thời gian giờ, phút. - Kĩ năng: Xem đồng hồ. - Thái độ: HS yêu thích học toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học trong thực tế. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2,3: Thực hiện các hoạt động. Việc 1: Em thực hiện cá nhân các yêu cầu của hoạt động. Việc 2: Em chia sẻ kết quả trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Thực hiện đúng theo các yêu cầu của hoạt động. Biết một giờ có 60 phút, xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, 6,12. 1. a) Hằng ngày, em thức dậy lúc 6 giờ. b) Chủ nhật, em thường ăn sáng vào lúc 8 giờ 30 phút. c) Buổi chiều, em ra sân chơi vào lúc 4 giờ 15 phút. d) Em đang ngủ lúc 10 giờ đêm. 2. a) Hà đến trường lúc 7 giờ, Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Hà đến trường sớm hơn. b) Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ, Quyên đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Quyên đi ngủ muộn hơn. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Tính thành thạo. 3. a) 2 giờ + 3 giờ = 5 giờ 7 giờ + 8 giờ = 15 giờ b) 7 giờ - 4 giờ = 3 giờ 16 giờ - 9 giờ = 7 giờ - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. Tiếng Việt BÀI 26A: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Tôm Càng và Cá Con: Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. - GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; ra quyết định; thể hiện sự tự tin. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PBT. III. Hoạt động dạy học: HĐ5,1: Trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: 5. HS nêu được điểm đáng khen của Tôm Càng: Tôm Càng rất dũng cảm. Tôm Càng lo lắng cho bạn. Tôm Càng rất thông minh. 1. HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu: a. Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. b. Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở: Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. c. Tôm Càng nắc nỏm khen Cá Con có đuôi lượn nhẹ nhàng. d. Tôm Càng đã búng càng vọt tới, xô Cá Con vào một ngách đá nhỉ để cứu Cá Con thoát khỏi một con cá to. Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì? Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Thi đọc từng đoạn trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thi đọc từng đoạn sôi nổi. Đọc đúng ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ, nhấn giọng các từ ngữ tả đặc điểm, tài năng riêng của mỗi con vật. Đọc đúng giọng nhân vật, đọc hay. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Tôm Càng và Cá Con. CHÀO CỜ CHÀO CỜ TẠI LỚP. ÔN TOÁN I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS ôn tập bảng nhân, chia 2,3,4,5. - Kĩ năng: HS đọc thuộc bảng nhân, chia đã học. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Chào cờ. HĐ2: Tính. Việc 1: HS nhẩm lại các bảng nhân, chia. Việc 2: Thực hiện tính. Việc 3: Chia sẻ trước lớp (một bạn đọc câu hỏi, bạn khác trả lời). Nhận xét, bổ sung. HĐ3: Giải bài toán. Việc 1: HS nêu yêu cầu, bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: HS giải bài toán vào vở. Việc 3: GV nhận xét, đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS vận dụng các bảng nhân, chia để tính nhẩm nhanh kết quả các phép tính. Hiểu bài toán, xác định được phép tính cần thực hiện, giải đúng bài toán có lời văn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân. Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 26A: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Luyện tập dùng dấu phẩy. - Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về tên các con vật sống dưới nước. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Vận dụng để nắm chắc các từ ngữ về tên các con vật sống dưới nước. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, thẻ, PBT. III. Hoạt động dạy học: HĐ3: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết đúng các từ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi con vật trong tranh. Tôm Càng: dũng cảm Cá mắt đỏ: hung dữ Cá Con: lượn nhẹ nhàng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Làm bài tập. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đoạn văn và tìm đúng những chỗ còn thiếu dấu phẩy trong câu 1 và câu 4. Viết lại câu 1 và câu 4 chính xác sau khi đã điền đúng dấu phẩy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện bài tập phần ứng dụng. Tiếng Việt BÀI 26B: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em kể được câu chuyện Tôm càng và Cá Con. - Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về các con vật sống dưới nước. - Thái độ: HS chăm chỉ học tập. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. II. Chuẩn bị: - vở, TLHDH. III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. Chơi trò chơi Tiếp sức tìm từ ngữ. Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội. Mỗi đội cử một bạn làm trọng tài. Một đội đọc tên cá nước ngọt, đội kia đọc tiếp tên cá nước mặn. Đội nào đọc được nhiều tên cá, đội ấy thắng cuộc. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn hoạt động tốt. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi. - GV giới thiệu bài, các em ghi đề bài vào vở. - Cá nhân đọc mục tiêu bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tên các loài cá nước ngọt và loài cá nước mặn. HS tham gia chơi sôi nổi, nhiệt tình. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2,3: Kể tiếp từng đoạn câu chuyện Tôm càng và Cá Con. Việc 1: Em đọc lại câu chuyện. Quan sát tranh, dựa theo các gợi ý đã cho để kể lại từng đoạn câu chuyện. Việc 2: GV tổ chức cho các HS kể câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. + Tranh 1: Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau khi Tôm Càng đang tập búng càng. Hai bạn đã tự giới thiệu và làm quen. . Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá con. . Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng. . Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn. + Tranh 2: Cá Con khoe đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem. Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn. + Tranh 3: Câu chuyện có thêm nhân vật là một con cá to đỏ ngầu lao tới. Con cá định ăn thịt Cá Con. Tôm Càng búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ. + Tranh 4: Tôm Càng quan tâm đến Cá Con: nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không? Cá Con đã cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một bộ áo giáp nên tôi không bị đau. Cả hai kết bạn thân với nhau vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. Toán BÀI 74: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em xem được đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6, biết trả lời câu hỏi “ lúc nào?” - Kĩ năng: Đọc được giờ trên mặt đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6. - Thái độ: Giáo dục HS biết cách sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lý. - Năng lực: Vận dụng để xác định thời gian trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Hoạt động dạy học: Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS xem đồng hồ, đọc giờ, tìm công việc nối với đồng hồ thích hợp, hoàn thành bài tập. + HS tiếp thu nhanh: Làm nhanh các bài tập. Làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS xác định đúng giờ trên mặt đồng hồ và trả lời đúng câu hỏi “lúc nào?”(HĐ1). a) Gà gáy lúc 5 giờ đúng. b) An cùng các bạn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 c) Tiết thể dục của lớp An bắt đầu từ 8 giờ đúng. d) An cùng các bạn học toán lúc 9 giờ rưỡi. + Đọc đúng giờ trên mỗi đồng hồ (HĐ2). 7 giờ 15 phút – 1 giờ rưỡi – 10 giờ 15 phút – 8 giờ 15 phút – 5 giờ 15 phút + Tìm công việc nối với giờ thích hợp (HĐ3). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng. Toán BÀI 75: TÌM SỐ BỊ CHIA (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em tìm được số bị chia khi biết thương và số chia. Giải được các bài toán có một phép nhân. - Kĩ năng: HS biết cách trình bày bài giải tìm x. Vận dụng giải toán có lời văn. - Thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. - Năng lực: Vận dụng vào trong tính toán hằng ngày II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Thực hiện các hoạt động sau. Việc 1: Em đọc HĐ2 - HDH trang 56, làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ bài làm trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu được các thành phần của phép chia và viết đúng số thích hợp vào chỗ chấm trong phép tính. + 12 là số bị chia. 3 là số chia. 4 là thương. + 12 = 4 x 3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thực hiện các hoạt động. Việc 1: Em đọc nội dung HĐ3 (1-2 lần). Trả lời câu hỏi và viết vào vở. Việc 2: Chia sẻ bài làm trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS xác định các thành phần của phép chia, xác định thành phần đã biết và chưa biết; nắm được cách tìm thành phần chưa biết - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đọc kĩ nội dung sau. Việc 1: Em đọc nội dung ở HĐ4 - HDH trang 57 (3 - 4 lần), sau đó làm bài tập b. Việc 2: Chia sẻ bài làm trước lớp kết quả. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm đươc cách tìm số bị chia; vận dụng thực hiện tìm số bị chia khi biết GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 thương và số chia. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. Tiếng Việt BÀI 26B: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa X. Viết đúng các từ có tiếng bắt đầu bằng r/gi/d. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết cẩn thận cho học sinh. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Vận dụng viết đúng và đẹp chữ hoa X trong các văn bản khác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, chữ hoa X III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4,5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ X. . Đặc điểm: Cao 5 li, viết 1 nét ( 2 đầu móc lượn vào trong gần giống nhau, 2 vòng xoắn hình khuyết giống nhau, cân đối). . Cấu tạo: là kết hợp của 3 nét cơ bản móc 2 đầu trái, thẳng xiên lượn 2 đầu và móc 2 đầu phải. . Cách viết: ĐB trên ĐK 5 viết nét móc 2 đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn 2 đầu từ trái sang phải lên phía trên xiên chéo giữa thân chữ, tới ĐK 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc 2 đầu phải từ trên xuống, cuối nét lượn vào trong, DB trên ĐK 2 (cần viết cho cân đối các phần giống nhau). + Viết đúng chữ hoa X viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Xuôi chèo mát mái (nghĩa là gặp nhiều thuận lơi). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Ghép từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS ghép đúng chính tả các từ ghi sẵn trong các tấm bìa. Tham gia trò chơi sôi nổi, nhiệt tình. Viết đúng các từ vừa ghép vào vở. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe về những từ em vừa ghép được trong bài học. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Tiếng Việt BÀI 26C: SÔNG HƯƠNG (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Sông Hương. - Kĩ năng: Đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Thái độ: Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và TLCH: Bức tranh vẽ cảnh gì? Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông khi nào? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc bài với giọng chậm rãi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của Sông Hương nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Sắc độ: mức đậm, nhạt của màu. + Hương Giang: sông Hương. + Lụa đào: lụa màu hồng. + Đặc ân: ơn đặc biệt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH _T80. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng từ khó: vẻ đẹp, mỗi đoạn, xanh thẳm, xanh biếc, bãi ngô, phương vĩ, dải lụa, . + Đọc câu: Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẫm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng đọc của bài, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: Về nhà đọc bài cho người thân nghe. Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 24 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết tìm thừa số của phép nhân. Thuộc bảng chia 4,5. - Kĩ năng: Tìm được thừa số chưa biết của phép nhân. Thuộc và vận dụng bảng chia 4, 5 vào tính toán, - Thái độ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế II. Chuẩn bị: - Sách ôn luyện, vở, BP III. Hoạt động dạy học: Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp học sinh tính nhanh kết quả các phép tính, tìm một thừa số chưa biết trong phép nhân (BT2). Vận dụng bảng chia 4 để thực hiện tính toán (BT 1,6) - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hướng dẫn các bạn còn hạn chế. Làm thêm phần ứng dụng *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng chia 3,4,5 để thực hiện tính kết quả các phép tính (HĐ1,3). 1. 8 : 4 = 2 8 : 2 = 4 12 : 4 = 3 12 : 3 = 4 4 : 4 = 1 16 : 4 = 4 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 36 : 4 = 9 20 : 4 = 5 32 : 4 = 8 40 : 4 = 10 3. 10 : 5 = 2 25 : 5 = 5 40 : 5 = 8 45 : 5 = 9 5 : 5 = 1 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7 20 : 5 = 4 GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 30 : 5 = 6 15 : 3 = 5 50 : 5 = 10 20 : 4 = 5 + Tìm đúng một thừa số chưa biết của phép nhân (HĐ2). y x 4 = 12 4 x y = 24 y = 12 : 4 y = 24 : 4 y = 3 y = 6 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 Toán BÀI 76: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - KN: Tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - TĐ: Yêu thích môn Toán. - NL: Phát triển năng lực toán học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Hoạt động dạy - học: * Khởi động: - Giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Chỉ nhanh hình tam giác hoặc hình tứ giác” - Gv ghi đề bài trên bảng : HS ghi vở - Em đọc mục tiêu bài học, em sẻ mục tiêu bài học trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác. HS tham gia chơi sôi nổi, nhiệt tình. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Em quan sát hình vẽ và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: Việc 1: Em đọc thầm: Hình tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC và CA. Việc 2: Em đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC rồi viết số đo mỗi cạnh vào vở. Việc 3: Em tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC rồi viết vào vở: Việc 4: Em đọc kĩ nội dung. HĐ3: Em quan sát hình vẽ và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: Việc 1: Em đọc thầm: Hình tứ giác DEGH có bốn cạnh là: DE, EG, GH và HD. Em đo độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH rồi viết số đo mỗi cạnh vào vở. Em tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH rồi viết vào vở. Việc 2: Em đọc kĩ nội dung (trang 84) Việc 3: Em trả lời chu vi tứ giác DEGH là bao nhiêu xăng – ti - mét? Chia sẻ câu TL trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách tính chu vi hình tứ giác. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Em đọc kĩ nội dung sau: Việc 1: Em đọc kĩ nội dung (trang 84). Việc 2: Em chia sẻ nội dung em vừa đọc với bạn trong lớp. Hoạt động ứng dụng: Em chia sẻ với người thân cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Tiếng Việt BÀI 26C: SÔNG HƯƠNG (T2) I. Mục tiêu: - KT: Thuộc viết lại đoạn thơ. Viết đúng các từ chứa thanh hỏi thanh ngã. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d. Nghe viết một đoạn văn. - KN: Nghe viết đúng đoạn văn, phân biệt r/d/gi - TĐ: HS học tập tích cực. - NL: Phát triển ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ7,1: Trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đọc hiểu nội dung bài trả lời nhanh các câu hỏi. Biết được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương. 7. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm 1. a) Những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương: xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. b) Vào mùa hè sông Hương đổi màu: Sông Hương thay chiếc lá xanh hằng ngày thành dãi lụa đào ửng hồng cả phố phường. c) Vào những đêm trăng sông Hương: Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Viết vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nghe viết đúng đoạn văn, chữ viết trình bày đẹp sạch sẽ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ3: Tìm tiếng. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm tiếng nhanh phân biệt d/gi/r. + Quả tròn, vỏ màu xanh, ruột màu đỏ, có vị ngọt. + Dưa hấu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân. Tiếng Việt BÀI 26C: SÔNG HƯƠNG (T3) I. Mục tiêu: - KT: Biết viết một đoạn văn nói về cảnh biển. - KN: Viết một đoạn văn nói về cảnh biển. Phát triển kĩ năng viết đoạn văn. - TĐ: HS học tập tích cực, sôi nổi. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ4: Quan sát tranh và TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. a) Tranh vẽ cảnh biển với những con thuyền đang dong buồm ra khơi. b) Sóng biển lớn, vỗ dào dạt vào mạn các con thuyền. c) Trên mặt biển có những con thuyền, bầy chim hải âu. d) Trên bầu trời có mặt trời đỏ chói, những đám mây trắng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5,6: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS viết được một đoạn văn miêu tả cảnh biển theo gợi ý. Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt song. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. + HS biết chia sẻ đoạn văn trước lớp, biết nhận xét, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - HS thực hiện phần ứng dụng. Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 25 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi bài Cá từ đâu ra ? Mở rộng vốn từ về sông biển. - KN: Phân biết được các loài vật sống trên cạn với các loài vật sống dưới nước. Mở rộng vốn từ về sông biển. - TĐ: Tích cực học tập. Biết yêu quý thiên nhiên và các loài động vật. - NL: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: Khởi động: Cùng nhau nêu tên một số loài vật sống trên cạn và bay lượn trên không. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được các con vật sống trên cạn và các con vật bay lượn trên không. Có hiểu biết về một số loài động vật sống dưới nước. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài a) Thượng đế thơ thẩn trong rừng để nghĩ về điều gì? ĐA: Để nghĩ ra các loài vật sống dưới nước. b) Cảnh vật mùa nào gợi cho thượng để lien tưởng về loài vật có hình chiếc lá? ĐA: Cảnh vật mùa thu c) Cành lá xanh tươi dần chuyển sang màu vàng nhạt, màu đỏ, màu nâu và rơi theo từng ngọn gió. d) Thượng đế đã tạo ra loài cá giống như những chiếc lá đang bơi lội dưới mặt nước trong xanh: cá hồng giống loài hoa hồng, cá thu giống hoa địa lan, e) HS trả lời theo ý của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải câu đố *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nối được ô ghi câu đố với ô có lời giải thích hợp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân. Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 24 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Thuộc và vận dụng được bảng chia 4, bảng chia 5. - KN: Thực hiện tính toán chính xác, vận dụng nhanh các bảng chia đã học. Thực hiện chính xác, chia sẻ tích cực các hoạt động - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Năng lực tư duy toán học II. Chuẩn bị: - Em tự ôn luyện toán 2 III. Hoạt động dạy học: Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, vận dụng các bảng chia để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh: Cho HS nghiên cứu BT vận dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nhận biết một phần tư (HĐ5) . Đã tô màu một phần tư hình vuông. . Đã tô màu một phần tư hình tròn. + Vận dụng bảng chia 4,5 để giải đúng các bài toán có lời văn 6,7,8 . Bài giải Mỗi đoạn dài số đề - xi – mét là: 20 : 4 = 5 (dm) Đáp số: 5 đề - xi - mét . Bài giải Mỗi ngày có số tiết học là: 35 : 5 = 6 ( tiết) Đáp số: 6 tiết . Mỗi hộp có 6 chiếc bánh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện hoạt động ứng dụng. Thứ năm ngày 18 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 28A: CÂY CỐI VÀ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Kho báu. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải nghĩa các từ khó. Đọc hay diễn cảm bài tập đọc, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết Đó là cây gì? Cây sống ở đâu? GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Cây có lợi ích gì? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; Đoạn 2: đọc với giọng trầm, buồn; đoạn 3; đọc giọng thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa A B a) Kho báu 1. nhà cửa, ruộng vườn, của cải b) Cơ ngơi 2. chỗ cất giữ nhiều của cải c) Đàng hoàng 3. ý nói đầy đủ d) Hão huyền 4. điều không thể có - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: của ăn của để, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đúng ngắt nghỉ, lưu loát, to rõ ràng. HS đọc nối tiếp từng đoạn đúng ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ, phù hợp giọng nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Kho báu cho người thân nghe. Toán BÀI 76: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - KN: Tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Vận dụng vào giải các bài tập. - TĐ: Yêu thích môn Toán. - NL: Phát triển năng lực toán học, vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy - học: B. Hoạt động thực hành: Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS giải toán vận dụng 2 quy tắc tìm chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Vận dụng giải toán có lời văn. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tìm được chu vi hình tam giác (HĐ1) Chu vi hình tam giác là: 20 + 30 + 40 = 90 (dm) Chu vi hình tam giác là: 8 + 12+ 7 = 27 (dm) + Tìm được chu vi hình tứ giác (HĐ2) Chu vi hình tứ giác là: 3 + 4 + 5 + 6 = 18 (cm) Chu vi hình tứ giác là: 10 + 20 + 10 + 20 = 60 (cm) + Vận dụng giải toán có lời văn (HĐ3) Bài giải Chu vi hình tam giác là: 2 + 5 + 4 = 11 (dm) Đáp số: 11 dm GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. Thứ sáu ngày 19 tháng 6 năm 2020 Toán BÀI 77: SỐ 1 VÀ SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em biêt số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0 - Kĩ năng: Em biết thực hiện phép nhân và phép chia trong đó có số 0 và số 1 - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán - NL: Vận dụng vào tính toán trong thực tế II. Chuẩn bị: - TLHDH , BP, vở III. Hoạt động dạy- học: HĐ1: Tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tính các phép tính nhân và chia 2,3,4,5 với 1. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đọc nội dung. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó và số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đố bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện nhanh các phép tính nhân và chia cho 1. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đọc nội dung. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Ai nhanh ai giỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu nhanh các phép tính nhân và chia trong đó có số 0, số 1. Tham gia trò chơi tích cực, tự giác. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Tích hợp - Kĩ thuật: Trò chơi Hoạt động ứng dụng: - Nêu cách tính khi gặp số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. Tiếng Việt BÀI 28A: CÂY CỐI VÀ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Kho báu: Ai yêu quý đất, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh. - Thái độ : HS chăm học - Năng lực: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. * Tích hợp: GD KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; lắng nghe tích cực. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PBT. III. Hoạt động dạy học: - BVN tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu A. Hoạt động cơ bản: HĐ7: Trả lời câu hỏi. Việc 1: Em suy nghĩ câu hỏi: Vì sao hai vợ chồng người nông dân có cuộc sống đầy đủ? Việc 2: Chia sẻ câu TL trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi. (Nhờ chăm chỉ làm lụng ) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tìm ý trả lời đúng. Việc 1: Em đọc câu hỏi và tìm ý trả lời đúng. Việc 2: Chia sẻ câu TL trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn ý đúng. 1. Trước khi qua đời, ông lão đã dặn hai con điều gì? (b. Đào kho báu ở ruộng lên mà dùng) 2. Vì sao hai người con có mấy vụ lúa liền bội thu? (c. Vì hai nguời con đào kho báu khiến cho đất ruộng đựơc làm kĩ) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2: Trả lời câu hỏi. Việc 1: Em đọc và trả lời câu hỏi. Việc 2: Chia sẻ câu TL trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng câu hỏi, hiểu được lời dặn của cha trước khi mất là: kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GDHS: Ai chăm học, người ấy sẽ thành công, có nhiều niềm vui, hạnh phúc. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Kho báu. Tiếng Việt BÀI 28A: CÂY CỐI VÀ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nói và đáp lời chúc mừng. Mở rộng vốn từ về cây cối. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Thái độ: HS chăm học. - Năng lực: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Hoạt động dạy học: HĐ3: Chơi đóng vai: Nói và đáp lời chúc mừng. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết nói và đáp lời chúc mừng. Tham gia chơi sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ4: Chơi: Ghép từ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết tên các loại rau, củ và ghép từ chính xác. Viết vào vở các từ ghép được: rau cần, rau lang, rau bí, khoai môn, rau muống, khoai sọ, rau ngót, rau cải, khoai lang, - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ5: Kể tên các loài cây theo nhóm *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết kể các loại cây theo nhóm: cây lương thực, thực phẩm; cây ăn quả; cây lấy gỗ; cây bóng mát; cây hoa. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện bài tập phần ứng dụng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Tiếng Việt BÀI 28B: CÂY TRỒNG ĐỂ LÀM GÌ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em kể được câu chuyện Kho báu. Biết viết chữ hoa Y. - Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về cây cối. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. II. Chuẩn bị: - TLHDH , mẫu chữ hoa Y, vở, III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Nêu loài cây em biết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể được cho các bạn về một loài cây em biết. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Quan sát tranh, kể. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ Y. . Chữ Y cao 8 li, 5 li trên và 3 li dưới. . Chữ Y hoa gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết dưới. . Nét 1: Điểm ĐB của nét móc hai đầu nằm trên ĐKN 5, giữa ĐKD 2 và 3. Điểm dừng bút nằm tên ĐKD 5, giữa ĐKN 2 và 3. Nét 2: Điểm ĐB nằm tại giao điểm ĐKN 6 và ĐKD 5. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa Y. Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 25 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa X theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa X. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: X Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ X. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. . Đặc điểm: Cao 5 li, viết 1 nét ( 2 đầu móc lượn vào trong gần giống nhau, 2 vòng xoắn hình khuyết giống nhau, cân đối). . Cấu tạo: là kết hợp của 3 nét cơ bản móc 2 đầu trái, thẳng xiên lượn 2 đầu và móc 2 đầu phải. . Cách viết: ĐB trên ĐK 5 viết nét móc 2 đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn 2 đầu từ trái sang phải lên phía trên xiên chéo giữa thân chữ, tới ĐK 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc 2 đầu phải từ trên xuống, cuối nét lượn vào trong, DB trên ĐK 2 (cần viết cho cân đối các phần giống nhau). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
- Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐTT SINH HOẠT CLB TOÁN. SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: - KT: Ôn lại các bảng nhân, bảng chia đã được học. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Tính toán nhanh, chính xác. - TĐ: Chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy. II. Hoạt động dạy học; HĐ1: Hoạt động CLB Toán. “ Chơi trò chơi truyền điện Ôn các bảng nhân 2,3,4,5, bảng chia 2,3,4,5” *ĐGTX: - Tiêu chí: Thuộc bảng nhân 2,3,4,5, bảng chia 2,3,4,5. Tham gia trò chơi nhiệt tình. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ2: Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ. GV: Dương Thị Hồng Thắm