Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 33

doc 23 trang thienle22 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_33.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 33

  1. TUẦN 33: Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình I.Mục tiêu Giúp HS biết: - Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. Các bài tập cần làm: Bài 2, bài 3. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 2: - Cá nhân quan sát làm vào vở. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài giải: a, Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x10 x10 = 1000( b, Vì bạn Lan muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lập phương là: 10 x 10 x 6 = 600 Đáp số: a, 1000 Bài 3: Giải toán - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài giải: Thể tích của bể nước là: 2 x 1,5 x 1 = 3( Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số : 6 giờ Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS nắm được công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học cho người thân biết. 1
  2. Tiết 2: TẬP ĐỌC Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em I. Mục tiêu Giúp HS - Biết đọc bài văn rõ rang, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - GDHS : Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp II.Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc bài - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Câu 1: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? (Điều 15, 16, 17. ) Câu 2 Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ? (+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. + Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. + Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. ) Câu 3: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. (HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21) Câu 4: Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? (Cá nhân: Trong 5 bổn phận đã nêu, tôi tự thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận thứ nhất và thứ ba. Ở nhà, tôi yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Tôi đã biết giúp mẹ nấu cơm, trông em. Ở trường, tôi kính trọng, nghe lời thầy cô giáo. Ra đường, tôi lễ phép với người lớn, giúp đỡ các em nhỏ. Riêng bổn phận thứ hai, tôi thực 2
  3. hiện chưa thật tốt. Chữ viết của tôi còn xấu, điểm môn Toán chưa cao do tôi chưa thật cố gắng trong học tập, ) Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn. - Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. - Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc bài Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thật lưu loát và diễn cảm cho người thân nghe. ___ Tiết 4: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) Trong lời mẹ hát I.Mục tiêu: Giúp HS - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn: Công ước về quyền trẻ em (BT2). - GDHS viết đẹp, trình bày sạch sẽ . II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khới động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ– viết : - Cho 1 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết: Nội dung bài thơ nói điều gì ? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. ) - Hướng dẫn HS viết đúng những từ nhữ dễ lẫn (- Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru ). - GV hướng dẫn HS cách trình bày Hoạt động 2: Viết chính tả - Đọc cho HS viết - Đọc toàn bài một lượt - Nhận xét từ 4- 5 bài Đánh giá : 3
  4. PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG :+ Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai 4. Hoạt động thực hành Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT, trả lời câu hỏi: ? Đoạn văn nói lên điều gì? ? Khi viết tên các cơ quan, tổ chức đơn vị ta viết như thế nào? - Cá nhân làm bài và trao đổi cặp đôi. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 33 vở Luyện viết chữ đẹp. ___ Thứ 3 ngày 23 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng:. III.Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. a) b) Hình Hình (1) (2) (1) (2) lập phương hộp chữ nhật Độ dài cạnh 12 cm 3,5 cm Chiều cao 5 cm 0,6 m 2 2 Sxung quanh 576 cm 49 cm Chiều dài 8 cm 1,2 m 2 2 Stoàn phần 864 cm 73,5 cm Chiều rộng 6 cm 0,5 m 3 3 2 2 Thể tích 1728cm 42,875cm Sxung quanh 140 cm 2,04 m 2 2 Stoàn phần 236 cm 3,24 m Thể tích 240 cm3 0,36 m3 4
  5. Bài 2: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài giải: Diện tích đáy bể là: 1,5 x 0,8 = 1, 2( Chiều cao của bể là: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5 m Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách tính thể tích và diện tích các hình đã học cho người thân biết. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT Trẻ em I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,BT2). - Tìm hiểu được hình ảnh so sánh đẹo về trẻ em (BT3) ; hiểu nghĩa của các thành, ngữ, tục ngữ nêu ở BT4 - GDHS sử dụng từ ngữ chính xác trong kĩ năng nói, viết . II.Đồ dùng III.Các hoạt động 1.Khởi động - BVN cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - GV cho một HS đọc yêu cầu của BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. - Cá nhân: Ý c - Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em. Còn ý d không đúng vì: Người dưới 18 tuổi (17, 18 tuổi) – đã là thanh niên. - GV chốt lại ý kiến đúng. Bài 2: - GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT. - GV phát bảng nhóm cho các nhóm HS thi làm bài. HS trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được bảng nhóm; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được. GV mời đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 5
  6. + Các từ đồng nghĩa với từ ( trẻ em ) :  trẻ, trẻ con, con trẻ, - không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng.  trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,  có sắc thái coi trọng.  con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con, - có sắc thái coi thường. + Đặt câu: - Trẻ thời nay được chăm sóc, chiều chuộng hơn thời xưa nhiều. - Trẻ con thời nay rất thông minh. Thiếu nhi là măng non của đất nước. - Đôi mắt của trẻ thơ thật trong trẻo. - Bọn trẻ này tinh nghịch thật. - Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; kết luận nhóm thắng cuộc Bài 3: - GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn Trẻ em như tờ giấy trắng. So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng. Trẻ em như nụ hoa mới nở. Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. So sánh để làm nổi bật sự tươi đẹp. Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non. So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên. Cô bé trông giống hệt bà cụ non. So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn. Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội. - Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở. a) Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế. b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn. c) Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn. d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo. Đánh giá PPĐG: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em - Tìm được hình ảnh so sáng đẹp về trẻ em, hiểu nghĩa của các thành ngữ IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc một thành ngữ, tục ngữ nói về trẻ em cho người thân biết. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: Giúp HS 6
  7. - Kể được câu một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, gia trường và xã hội. - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GDHS yêu thích môn học , mạnh dạn trước tập thể . II.Đồ dùng: - Tranh, ảnh về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em làm việc tốt ở cộng đồng - Sách, truyện, báo chí, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em ( nếu có ). III. Các động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội - GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4. - SGK gợi ý một số truyện các em đã học là những chuyện nào ? - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV tổ chức cho HS thi KC trước lớp. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét, tuyên dương Đánh giá: PPĐG: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Đặt câu hỏi,nhận xét, quan sát, phân tích TCĐG : -HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình -Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Tác động của con người đến môi trường rừng I.Mục tiêu HS biết: - Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tài phá. - Nêu tác hại của việc phá rừng. - GDHS ý thức bảo vệ rừng . II. Đồ dùng - Hình vẽ trong SGK - Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá . 7
  8. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận *GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời các câu hỏi: - Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ? Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp. Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than, ) Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác. - Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ? (ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. ) - GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, Hoạt động 2: Thảo luận - GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi: H.Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ? - Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. H.Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi; thiên tai, ). - Lớp thao luận nhóm đôi phát biểu - GV kết luận, giáo dục Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tài phá. - Nắm được tác hại của việc phá rừng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân, bạn bè về bài học. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Dành cho địa phương Biết ơn thầy cô I. Mục tiêu: - HS hiểu được công lao của thầy cô giáo trong quá trình trưởng thành của mỗi học sinh. - Có ý thức biết ơn và biết bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. - Kính trọng những người làm thầy, mong muốn được làm nghề giáo. 8
  9. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản - GV đọc cho HS nghe những câu chuyện về sự tận tình của thầy cô dành cho HS. - HS kể: (từ những câu chuyện sưu tầm được hoặc kể trong thự tế mà các em được chứng kiến.) + Qua những câu chuyện trên, chúng ta thấy công lao của thầy cô đối với chúng ta thế nào? + Chúng ta cần làm gì để đáp lại công lao của thầy cô đối với chúng ta? - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy cô và truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta - HS tìm và nêu trước lớp: - Không thầy đố mày làm nên. - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - Tiên học lễ, hậu học văn. - Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy + Vì sao chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo? + Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô? Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp, đóng vai. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS hiểu được công lao của thầy cô giáo trong quá trình trưởng thành của mỗi học sinh. - Có ý thức biết ơn và biết bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. IV. Hoạt động ứng dụng: Sưu tầm những câu chuyện thể hiện sự quan tâm đối với người thân. ___ Thứ 4 ngày 24 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Sang năm con lên bảy I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ cuối bài) ; Học sinh khá , giỏi đọc diễn cảm, thuộc bài thơ . - GDHS chăm chỉ học tập . II. Đồ dùng dạy học: 9
  10. III. Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - Luyện đọc nối tiếp theo 3 đoạn – 3 bài ca dao - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG: Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Câu 1: Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? (Những câu : Giờ con đang lon ton, Khắp sân vườn chạy nhảy, Chỉ mình con nghe thấy, Tiếng muôn loài với con.) Câu 2: Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? (Chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con. ) Câu 3: Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ? (Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. / Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các chuyện thần thoại, cổ tích. ) Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng -Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. 10
  11. -Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. -Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết thực hành tính thể tích và diện tích của các hình đã học. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Cá nhân quan sát mô hình và làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. Bài giải: Nửa chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80 (m) Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là: 80 – 30 = 50 (m) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 50 x 30 = 1500 ( Số kg rau thu hoạch được là: 15 : 10 x 1500 = 2250 (kg) Đáp số: 2250 kg Bài 2: Giải toán - HS dựa vào công thức tính chiều cao của hình hộp chữ nhật - = (d + r) x 2 x h h = Bài giải: Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: (60 + 40) x 2 = 200 (cm) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 6000 : 200 = 30 (cm) Đáp số: 30 cm 11
  12. - Cá nhân làm vào vở - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Chia sẻ với người thân về bài học. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp KTĐG:Tư vấn,quan sát, phân tích , đặt câu hỏi. TCĐG : - HS biết thực hành tính thể tích và diện tích của các hình đã học. IV.Hoạt động ứng dụng: - Nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học cho người thân biết. ___ Thứ 5 ngày 25 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Một số dạng bài toán đã học I.Mục tiêu: HS biết : - Biết một số dạng toán đã học. - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Yêu cầu học sinh kể các dạng toán có lời văn mà em biết. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Bài giải: Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là: (12 + 18) : 2 = 15 (km) Trung bình mỗi giờ người đó đi được là: (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km) Đáp số: 15 km - Cá nhân làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 2: Bài giải: Nửa chu vi hình chữ nhật hay tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều rộng của mảnh đất là: (60 - 10) : 2 = 25 (m) Chiều dài của mảnh đất là: 25 + 10 = 35 (m) Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là: 12
  13. 25 x 35 = 875( ) Đáp số: 875 - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : -HS biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn cho người thân biết. ___ Tiết 3: TẬP LÀM VĂN Ôn tập về tả người I.Mục tiêu: Giúp HS - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn đúng nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài vaen tả người đã học . - Học sinh khá , giỏi trình bay miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. - GDHS lựa chọn từ ngữ đúng, hay để diễn ý II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1. Khởi động:- Ban học tập cho lớp hát 2. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. ? Nêu cấu tạo của bài văn tả người - Cá nhân nêu, trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả. - Báo cáo kết quả. GV chốt: Cấu tạo của bài văn miêu tả người gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu người sẽ tả. + Thân bài: Tả đặc điểm, hình dáng, tính tình, sở thích Tả thói quen và một vài hoạt động chính của người đó + Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với người đó. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Chọn đề bài: - GV cho một HS đọc nội dung BT1 trong SGK. Lập dàn ý: - GV cho một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. 13
  14. - GV hướng dẫn HS: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của các em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó. * Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả cô giáo 1, Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo đã dạy em hồi lớp 1 2, Thân bài - Cô Hương còn rất trẻ - Dáng người cô tròn lẳn - Làn tóc mượt xoã ngang lưng - Khuôn mặt tròn, da trắng hồng - Đôi mắt to, đen lay láy - Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà - Giọng nói cô ngọt ngào dễ nghe - Cô kể chuyện rất hay - Cô luôn uốn nắn cho chúng em từng nét chữ 3, Kết bài : Tuy nay đã 5 năm nhưng hình ảnh cô giáo Hương vẫn đọng mãi trong em . Em kính yêu cô nhiều lắm . * Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài 2- GV cho HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). - GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. - Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. IV. Hoạt động ứng dụng: - Trình bày miệng cho người thân nghe về đoạn văn của mình một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) I.Mục tiêu Giúp HS - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép BT3. - Có thói quen dùng đúng dấu câu khi viết văn. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1.Khởi động:- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 14
  15. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS đọc nội dung BT1. - HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép: + Dấu ngoặc kép thường dùng để đãn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dáu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm. + Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. - HS làm bài – đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài. - Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện và tự làm bài vào VBT. - HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. Lời giải: Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là: “Người giàu có nhất” ; “gia tài” Bài 3: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. - Cho HS làm bài vào vở. - Mời một số HS đọc đoạn văn. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. Đánh giá: PPĐG:Động não,thảo luận nhóm, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, tư vấn,tuyên dương HS, quan sát, phân tích. TCĐG :- HS nắm được tác dụng của dấu ngoặc ké p - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép IV. Hoạt động ứng dụng: Nhắc lại nhắc tác dụng của dấu ngoặc kép cho người thân biết. ___ Buổi chiều Tiết 1: KĨ THUẬT Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết1) I/ Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được một mô hình tự chọn - GDHS tính cẩn thận . II/ Đồ dùng: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các họat động 15
  16. 1. Khởi động- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Cho hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn, hướng dẫn hs quan sát từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: -Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ? (Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.) Hoạt động 2: Các thao tác kĩ thuật. a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK) GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào ? - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết. - GV gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe. - GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3 – SGK) * Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4 – SGK) * Lắp trục bánh xe trước (H.5a – SGK) - GV gọi 1 HS lên lắp trục bánh xe trước. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. * Lắp ca bin (H.5b – SGK) GV gọi 1 – 2 HS lên lắp. Các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn. c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK) - GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. - GV hướng dẫn HS kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe ben lắp tương đối chắc chắn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tiến hành lắp xe ben cho người thân xem ___ 16
  17. Tiết 2: LỊCH SỬ Ôn tập (Tiết 1) I. Mục tiêu: HS nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: - Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. - Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất. - GDHS truyền thống yêu nước , anh dũng của dân tộc ta . II.Đồ dùng: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học. - Cả lớp nghe và nêu 4 thời kì đã học. + Từ năm 1858 đến năm 1945; + Từ năm 1945 đến năm 1954; + Từ năm 1954 đến năm 1975; + Từ 1975 đến nay. - GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng. Hoạt động 2: Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung + Nội dung chính của thời kì; + Các niên đại quan trọng; + Các sự kiện lịch sử chính; + Các nhân vật tiêu biểu. - GV bổ sung. H. Ý nghĩa của 2 sự kiện : tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. *.GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : - HS nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay IV. Hoạt động ứng dụng -Chia sẻ một số nội dung chính của từng thời kì với người thân. ___ 17
  18. Tiết 3: KHOA HỌC Tác động của con người đến môi trường đất I.Mục tiêu - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá . - Giáo dục HS biết quý trọng đất đai. II. Đồ dùng : - Hình vẽ trong SGK trang 136, 137 SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp - Thảo luận nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát hình 1,2 trang 136 sgk trả lời câu hỏi: + Hình 1,2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì? (Hình 1 và 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng hai bên bờ sông (hoặc kênh) đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông (hoặc kênh) + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó? (do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp) - Đại diện nhóm trả lời,các nhóm khác bổ sung. - Kết luận: HĐ1 Họat động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đất trồng bị suy thoái - Hoạt động nhóm. - Nêu tác hại của việc Dân số gia tăng ? (Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp .- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. ) - Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất ? (Bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm. ) - Đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung. - Kết luận GDMT: Hạn chế sử dụng thuốc hoá học trongh trồng trọt,hạn chế rác thải trong sinh hoạt,trồng cây,bảo vệ rừng chống xói mòn, Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó ___ 18
  19. Thứ 6 ngày 26 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Tả người ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Giúp HS -Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng,đủ ý,rõ nội dung ,đúng cấu tạo bài văn tả người. - Rèn kĩ năng dùng từ,đặt câu đúng,trình bày bài văn đúng. - GD ý thức tự giác,trong học tập. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. Gọi HS đọc lại các đề trong sgk: - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu đề mình chọn. - Hướng dẫn HS phân tích đề: +Đề bài yêu cầu gì? +Em chọn ai để tả? -Treo bảng phụ ghi dàn ý chung của bài văn tả người cho HS nhắc lại. -Cho HS đọc lại dàn ý tiết trước đã lập -Nhắc nhở HS nếu chọn đề 1 có thể dựa vào dàn ý viết bài vào vở. Hoạt động 2 : Cho học sinh làm bài - Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. - Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cấu tạo bài văn tả người cho người thân biết. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết giải một số bài tón có dạng đã học. - Các bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3 - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 19
  20. 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1a: - Cá nhân làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. - Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ: Bài giải Theo sơ đồ, diện tích của hình tam giác BEC là: 13,6 : (3 -2) x 2 = 27,2 ( ) Diện tích hình ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 ( ) Diện tích ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 ( ) Đáp số: 68 Bài 2: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. -1 HS lên bảng vẽ sơ đồ Bài giải: Theo sơ đồ lớp 5A có số học sinh nam là: 35 : (4 +3) x 3 = 15 (HS) Số học sinh nữ lớp 5A là: 35 – 15 = 20 (HS) Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là: 20 – 15 = 5 (HS) Đáp số: 5 HS Bài 3: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài giải: Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (lít) Đáp số: 9 lít Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : -HS biết giải một số bài toán có dạng đã học IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích các hình đã học cho người thân nghe. ___ 20
  21. Buổi chiều Tiết 2: ĐỊA LÝ Ôn tập cuối năm I.Mục tiêu - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống hóa một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên) , dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Yêu thích học tập bộ môn II.Đồ dùng: Bản đồ thế giới - Quả địa cầu - Phiếu học tập III.Các hoạt động: 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vị trí các châu lục và đại dương trên thế giới. - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí các châu lục và các đại dương trên thế giới,nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Gv nhận xét và chốt - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối đáp nhanh” - GV HD chơi:Đội 1 nêu tên một quốc gia đã học,đội 2 phải trả lời quốc gia đó thuộc châu lục nào.Sau đó đổi ngược lại.Mỗi đội được hỏi 3 lần.Đội nào có nhiều đáp án đúng hơn là thắng cuộc. - GV cùng cả lớp theo dõi,cổ vũ -Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và HĐKT của châu Á, châu Âu, châu Phi - Cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi sau: - Nêu một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Á,châu Âu,Châu Phi ? - Yêu cầu các nhóm thảo luận và viết kết quả vào bảng nhóm. GV theo dõi, tiếp cận HS yếu - Y/C các nhóm báo cáo kết quả. Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- HS tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống hóa một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ một số đặc điểm về vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của các châu lục cho người thân biết. ___ 21
  22. Tiết 3: SHTT Sinh hoạt lớp tuần 33 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - HĐTQ điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. - Một số bạn được điểm tốt cần cố gắng học tập trong các giờ khác. - Phê bình một số HS bị điểm kém do thiếu tinh thần học tập. - Khích lệ HS cố gắng các giờ học sau đạt điểm tốt bằng cách chuẩn bị bài đầy đủ. + Nề nếp. - Việc thực hiện nề nếp của đa số HS đã thực hiện tốt. - Một số HS hay trò chuyện trong lớp và còn một số HS chưa nghiêm túc trong giờ sinh hoạt như Đạt, Hiếu. - Bên cạnh một số bạn vi phạm nề nếp, các thành viên còn lại đã có ý thức thực hiện tốt quy định do trường đề ra như Quang, Giang, Nga . - Yêu cầu lớp nghiêm khắc phê bình những bạn vi phạm trong tuần. + HĐTQ nhận xét, đánh giá chung. + Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 34: - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Đạt, Hiếu, Nữ - Bồi dưỡng chữ viết cho em Giang, Thư. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Các bạn họp, lên kế hoạch tuần tới. - Phổ biến kế hoạch để lớp thực hiện trong tuần tới. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm; - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 22 tháng 4 năm 2019 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 22