Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 28

doc 22 trang thienle22 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_28.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 28

  1. TUẦN 28 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - HS biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường; Biết đổi đơn vị đo thời gian. - HS làm được bài tập 1, 2,3,4 - Rèn kĩ năng tính toán cho HS II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi. Nêu công thức tính vận tốc , tính quãng đường và thời gian? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.(Hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên) - GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ôtô và xe máy. - GV cho HS làm bài vào vở, gọi HS đọc bài giải, cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét cũng quãng đờng đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ôtô thì vận tốc của ôtô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. * Bài 2.(Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút . - GV yêu cầu HS trình bày kết quả - GV cùng HS nhận xét . * Bài 3.( Dành cho HS khá) - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán . HD HS đổi đơn vị đo. - Yêu cầu HS làm bài vào vở . - HS lên bảng chia sẽ bài giải , GV và cả lớp nhận xét sửa sai. * Bài 4 ( Dành cho HS khá) - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán . 1
  2. - Cho HS đổi đơn vị : 72km/h = 72000 m/h . - Yêu cầu HS làm bài vào vở , và nêu kết quả bài làm. - GV và HS cả lớp nhận xét. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường; Biết đổi đơn vị đo thời gian. IV.Hoạt động ứng dụng Làm việc có sự hướng dẫn của người lớn: Một người đi bộ phải đi một quảng đường dài 4km trong đó có một con dốc dài 650m. Biết vận tốc của người đi bộ là 5km/giờ, vận tốc leo dốc bằng 80% của vận tốc đi bộ. Hỏi người đó đi hết quảng đường trong bao lâu. Tiết 2:TẬP ĐỌC Ôn tập giữa học kì 2 ( T1) I. Mục tiêu: - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát bài. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn ôn tập: * Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc . - GV yêu cầu hs đọc bài gắp thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi.về nội dung bài đọc. - Nhận xét từng hs. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu 2
  3. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau 4. Hoạt động thực hành * Bài 2. (Hoạt động cá nhân) - HS đọc yêu cầu của bài tập + Hỏi : Bài tập yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS lên bảng trình bày; GV và cả lớp nhận xét . - Gọi HS dới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự . + Câu đơn. + Câu ghép không dùng từ nối . +Câu ghép dùng quan hệ từ. + Câu ghép dùng cặp từ hô ứng . IV. Hoạt động ứng dụng: Ôn lại những bài tập đọc đã học. Tiết 3:CHÍNH TẢ: Ôn tập giữa học kì 2 (T3) I. Mục tiêu:- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Tìm được các câu ghép , từ ngữ được lặp lại ,được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. - HS tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBHT điều hành lớp hát bài. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS ôn tập: a. Kiểm tra bài đọc: - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc . - GV yêu cầu HSđọc bài bốc thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Đánh giá : 3
  4. PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau b. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 2. (Hoạt động nhóm) - Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi cuối bài. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài. - GV yêu cầu HS nêu kết quả . - Câu hỏi: + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hơng? + Điều gì đã ngắn bó tác giả với quê hương? + Tìm các câu ghép trong đoạn của bài văn? + Tìm các từ ngữ đợc lặp lại, đợc thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? - Yêu cầu HS phân tích các vế câu của câu ghép, dùng dấu gạch chéo để phân tách các vế câu, gạch 1 gạch dới chủ ngữ, 2 gạch dới vị ngữ. - Nhận xét bài làm của HS. IV. Hoạt động ứng dụng: Ôn lại các công các bài tập đọc HTL đã học Buổi chiều: Tiết 1:LỊCH SỬ Tiến vào Dinh Độc Lập I. Mục tiêu: - HS biết ngày 30-4- 1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: + Ngày 26- 4- 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dơng Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - HS tự hào về truyền thống lịch sử nước nhà. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 4
  5. 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi: ? Hiệp định Pa –Ri về Việt Nam dợc kí kết vào thời gian nào ? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: a. Hoạt động 1:Khái quát vể cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. - Hãy so sánh lực lợng của ta và của chính Sài Gòn sau hiệp định Pa –Ri ? - GV nêu khái quát:( kết hợp chỉ bản đồ) . b.Hoạt động 2. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? + Nữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập? + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng? - GV nhận xét , bổ sung . c. Hoạt động 3:.ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh. GV HD h/s tìm hiểu về ý nghĩa kịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh . + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với với chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nớc của dân tộc ta? + Chiến thắng này có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta? - GV gọi HS nêu lại ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Hồ Chí Minh. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : HS biết ngày 30-4- 1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất IV. Hoạt động ứng dụng ; hia sẻ nội dung bài học với bố mẹ 5
  6. Tiết 2:ĐẠO ĐỨC Em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 1) I. Mục tiêu Sau bài học, HS có: - Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời ghi nhớ của bài: Em yêu hòa bình. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 40, 41 SGK + Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của VN với tổ chức này. + Cách tiến hành - Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi: ? Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết về gì về tổ chức của LHQ ? - GV giới thiệu thêm với HS một số tranh ảnh băng hình về các hoạt động của liên hợp quốc ở các nước, ở VN và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi trong SGK KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay - Từ khi thành lập LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội - VN là một thành viên của LHQ * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ bài tập 1 + Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ + Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1 - HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ xung. KL: Các ý kiến c, d là đúng các ý kiến a, b, đ là sai - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. 6
  7. TCĐG : Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. IV. Hoạt động ứng dụng: Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết nói về hoạt động của Liên Hợp Quốc trên mạng Internet. Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - HS biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian; Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. - HS làm được bài tập 1, 2. - HS tích cực trong học toán. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi . Nêu công thức tính vận tốc , tính quãng đường và thời gian? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.(Hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên) - GV gọi HS đọc bài tập 1a. - GV HD HS tìm hiểu có mấy chuyển động, đồng thời trong bài toán chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau ? * GV vẽ sơ đồ : ôtô xe máy * * Gặp nhau GV giải thích : Khi ôtô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngợc nhau. - Tương tự GV mời HS lên bảng làm bài ý b.Hs dưới lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, chữa bài. 7
  8. Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? * Bài 2:(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. - Y/c HS làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS * Bài 3( Dành cho HS khá) - Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. - Lu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đờng theo mét hoặc đổi đợn vị đo vận tốc theo m/phút. * Bài 4( Dành cho HS khá) - Gọi HS nêu yêu cầu và cách giải bài toán. - Cho HS làm vào vở và yêu cầu HS đọc kết quả bài toán. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian; Biết giải bài toán chuyển động ngư- ợc chiều trong cùng một thời gian. IV. Hoạt động ứng dụng: Ôn lại các công thức tính vận tốc, tính quãng đường, tính thời gian. Tiết 2:LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập giữa học kì 2 ( T3) I. Mục tiêu:- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát bài. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn ôn tập: a. Kiểm tra đọc - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc . 8
  9. - GV yêu cầu hs đọc bài gắp thăm đợc và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Nhận xét trực tiếp từng HS Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. b. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 2.(Hoạt động cá nhân) - HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS làm bài . - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng . - GV nhận xét kết luận bài làm của HS - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt có vế câu viết thêm khác của bạn - GV nhận xét khen ngợi HS IV. Hoạt động ứng dụng: Ôn lại những bài tập đọc đã học. Tiết 3:KỂ CHUYỆN Ôn tập giữa học kì 2 ( T4) I. Mục tiêu: - HS đọc trôi chảy, lu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết. - HS tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT điều hành lớp hát bài. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS ôn tập: 9
  10. a. Kiểm tra đọc: - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - GV yêu cầu HS đọc bài gắp thăm đợc và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi.về nội dung bài đọc. - Cho điểm trực tiếp từng HS Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau b. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 2.(Hoạt động theo nhóm) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập . - GV nhắc HS Sau khi điền xong các từ ngữ thích hợp, cần xác định đó là liên kết theo cách nào ? - Gọi HS trình bày két quả bài làm, GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận lời gỉải đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: Đọc và học thuộc các bài tập đọc, HTL Buổi chiều: Tiết 1:KHOA HỌC Sự sinh sản của động vật. I. Mục tiêu: - HS kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học: GV- HS: Sưu tầm tranh ảnh một số động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi. - Cây con mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ? 2 GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: 10
  11. a. Họat động 1: Thảo luận. - GV cho HS làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết. - GV nêu câu hỏi để HS thảo luận : + Đa số động vật được chia thành mấy giống? + Đó là những giống nào ? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Nêu kết quả của sự thụ tinh, hợp tử phát triển thành gì? - GV gọi HS trả lời và nhận xét bổ sung kết luận. b. Hoạt động 2: Quan sát. - Cho HS quan sát hình trong SGK 112, và chỉ vào từng hình và nói với nhau con nào đợc nở ra từ trứng ? Con nào vừa đẻ ra đã thành con ? - GV gọi HS trình bầy. - GV kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau : Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con c. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS :Thi nói tên những con vạt đẻ trứng những con vật đẻ con. - GV chia lớp thành 2 đội và mỗi đội cử 7 HS lên xếp thành 2 hàng dọc, lần lợt các HS của hai đội lên viết vào 2 cột cùng một thời gian, đội nào viết đợc nhiều tên các con vật và viết đúng cột là thắng cuộc, các HS khác cổ vũ cho các bạn. Tên các động vật đẻ trứng. VD. Cá vàng. Bớm - GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. 11
  12. TCĐG : HS kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu kết quả của sự thụ tinh, hợp tử phát triển thành gì? Tiết 2:ĐỊA LÍ: Châu Mĩ (TT) I. Mục đích: - Học xong bài này, học sinh: Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của Châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi đồng bằng lớn ở Châu Mĩ trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới. Tranh ảnh tự nhiên về rừng A- ma- dôn. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi: Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với Châu Âu và châu á. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản: 1. Vị trí giới hạn. * Hoạt động 1: Làm việc nhóm nhỏ. - GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây. CM giáp những đại dương nào? Châu Mĩ nằm ở đâu? 2. Đặc điểm tự nhiên. * Hoạt động 2: (HĐ theo nhóm) Nêu tên những đồng bằng lớn và những dãy núi lớn của Châu Mĩ. Đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ. * Hoạt động 3: (Hoạt động cả lớp) Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? Tại sao Châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- Có một số hiểu biết về thiên nhiên của Châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi đồng bằng lớn ở Châu Mĩ trên bản đồ. 12
  13. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Thứ 4 ngày 20 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TẬP ĐỌC: Ôn tập giữa học kì 2 ( T5) I. Mục tiêu: - HS nghe – viết đúng bài chính tả Bà Cụ bán hàng nước chè, tốc độ khảng 100 chữ / 15 phút. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già ; Biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để kể. - Rèn HS có ý thức giữ gìn VSCĐ II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát bài. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: *Tìm hiểu nội dung bài - GV gọi HS đọc bài văn Bà cụ bán hàng nước chè . - Hỏi: Nội dung chính của bài văn là gì? * Hướng dẫn viết từ khó. - GV yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Viết chính tả. *Soát lỗi , chấm bài. 4.Hoạt động thực hành * Bài tập 2:(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2. - Hỏi: + Đoạn văn bà cụ bán hàng nước chè tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ ? + Tác giả tả đặc điểm nào của ngoại hình ? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. 13
  14. - Gọi HS đọc đoạn văn trong bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Tiết 2: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - HS biết giải bài tập chuyển động cùng chiều; Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - HS biết làm được bài tập 1, 2. - HS tích cực trong học toán. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trả lời câu hỏi. ? Viết công thức tính vận tốc , tính quãng đường và thời gian? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.(Hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên) - GV gọi HS đọc bài tập 1a. Và trả lời câu hỏi. - Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngợc chiều? - GV giải thích : Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trớc, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp xe máy xe đạp a* b* c* +Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km? - GV Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0km. 14
  15. Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km? + Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp? - GV HD và theo dõi giúp đỡ HS. - GV HD HS làm ýb tơng tự ýa. + Khi bắt đầu đi ,xe máy cách xe đạp bao nhiêu km? * Bài 2.(Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS nêu nội dung yêu cầu bài toán và thực hiện giải bài toán . - GV theo dõi HS làm bài. - GV và cả lớp nhận xét. * Bài 3.( Dành cho HS khá) - GV gọi HS đọc yêu cầu và nêu cách giải bài tập. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết giải bài tập chuyển động cùng chiều; Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ. Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TẬP LÀM VĂN: Ôn tập giữa học kì 2 ( T6) I. Mục tiêu: - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS kể tên được các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần học đầu học kì II. - HS tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát bài. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 15
  16. 3. Hướng dẫn ôn tập: a. Kiểm tra đọc. - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - GV yêu cầu HS đọc bài gắp thăm đợc và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi.về nội dung bài đọc. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2:(Hoạt động theo nhóm) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập .GV nhắc HS xem mục lục sách để tìm cho nhanh . - GV gọi HS phát biểu. - Nhận xét , kết luận lời giải đúng. * Bài 3.(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS làm bài tập . - Gọi HS làm ra giấydán lên bảng, GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ xung. - GV nhận xét khen gợi hS . VD:1. Phong cảnh đền Hùng. - Đoạn 1: Đền thượng trên đỉnh núi nghĩa lĩnh(trước đền , trong đền). - Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền. +Bên trái là đỉnh Ba Vì. +Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo . + Phía xa là Sóc Sơn. + Trước mặt là ngã ba hạc. - Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền. + Cột đá An Dương Vương . +Đền trung. + Đền Hạ , Chùa Thiên Quang và đền giếng. * GV hỏi: +Em thích chi tiết nào ? Vì sao? - GV nhận xét tuyên dương. 16
  17. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Tiết 2:TOÁN Ôn tập về các số tự nhiên. I. Mục tiêu: - HS biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2,3 ,5,9. - HS làm được bài tập 1, 2, 3, 4. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1 Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn làm BT 2 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. hoạt động thực hành- Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.(Hoạt động cá nhân) - GV cho HS đọc mỗi số và nêu giá trị của chữ số 5. - GV nhận xét sửa sai. * Bài 2; (Hoạt động nhóm) - GV HD HS viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV tổ chức HS làm bài thi giữa các nhóm. - GV nhận xét và sửa sai. * Bài 3,4:(Hoạt động cá nhân) - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. - Dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2,3 ,5,9. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Kiểm tra giữa học kì 2 ( KT ĐỌC) ( Thực hiện theo đề kiểm tra của chuyên môn) 17
  18. Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN: Kiểm tra giữa học kì 2 ( KT VIẾT) ( Thực hiện theo đề kiểm tra của chuyên môn) Tiết 2:TOÁN Ôn tập về phân số I. Mục tiêu: - HS biết xác định phân số bằng trực giác; Biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. - HS làm được bài tập 1, 2, 3a,b, 4. - HS tích cực trong học toán. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn làm BT 3 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1,2,3.(Hoạt động cá nhân) - GV HD cho HS tự làm bài tập và báo cáo kết quả . - GV và cả lớp nhận xét sửa sai. * Bài 4.(Hoạt động nhóm đôi) - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số. - Yêu cầu HS làm rồi nêu kết quả. - GV nhận xét và chữa bài. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết xác định phân số bằng trực giác; Biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ 18
  19. Buổi chiều: Tiết 1:KHOA HỌC Sự sinh sản của côn trùng. I.Mục tiêu: - HS viết được chu trình sinh sản của côn trùng. -Rèn kĩ năng quan sát,thực hành. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi. - Kể tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con? 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3,4,5 trong SGK. + Mô tả quá trình phát triển của bớm cải ? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi - GV kết luận: + Bớm cải thờng đẻ trứng vào mặt dới của lá cải , trứng nở thành sâu , sâu ăn lá rau để lớn , cho thấy sâu càng lớn cảng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất . + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra , trong trồng trọt ngời ta thờng áp dụng các biện pháp : Bắt sâu , phun thuốc trừ sâu , diệt bớm. b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận: - GV cho HS làm vào bảng sau. Ruồi Gián So sánh chu trình sinh sản: - Giống nhau. §Î trøng §Î trøng - Kh¸c nhau. -Trøng në ra dßi dßi ho¸ -Trøng në thµnh gi¸n nhéng, nhéng në ra rußi con mµ kh«ng qua giai ®o¹n trung gian Nơi đẻ trứng. Nơi có phân , giác thải , Xó bếp ngăn kéo, tủ bếp 19
  20. xác chếtđộng vật. , tủ quần áo. -Cách tiêu diệt - Giữ vệ sinh môi - Giữ vệ sinh môi trờng trường nhà ở , nhà vệ nhà ở , nhà vệ sinh, nhà sinh chuồng trại chăn bếp nơi để giác , tủ quần nuôi áo , tủ bếp - Phun thuốc diệt ruồi . - Phun thuốc diệt gián. - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng? - GV kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : HS viết được chu trình sinh sản của côn trùng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Tiết 2:KĨ THUẬT: Lắp máy bay trực thăng (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn, đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. Lắp được máy bay trực thăng, đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn then và đảm bảo an toàn khi lắp ghép. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu máy bay trực thăng. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động thực hành 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát bài. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn thực hành: Hoạt động 3. Học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng. a/Chọn chi tiết. -H chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp - GV kiểm tra H chọn các chi tiết. b/ Lắp từng bộ phận. - G yêu cầu Hđọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng . -Y/c H phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk. 20
  21. - G nhắc H cần lưu ý một số điểm sau: Lắp thân và đuôi máy bay theo các chú ý mà h/d ở tiết 1. Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm. Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải , mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. - G cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những H còn lúng túng. c/ Lắp ráp máy bay trực thăng (H1-Sgk) - HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong sgk.Chú ý bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí . - Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt GV đánh giá sản phẩm và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng - Lắp được máy bay trực thăng đúng kỹ thuật, đúng quy trình. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ, Tiết 3: SHTT Sinh hoạt lớp tuần 28 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. + Nề nếp. + Tác phong. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 29: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3. - Tăng cường ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, các kĩ năng thực hành ở tất cả các môn chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của Sở, Phòng theo kế hoạch đạt kết quả cao. 21
  22. - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Tuấn, Sang, Ánh, Đông, Như - Tiếp tục bồi dưỡng chữ viết cho học sinh cả lớp nâng cao chất lượng chữ viết. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm. - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 18 tháng 3 năm 2019 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 22