Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 16

doc 15 trang thienle22 7450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_16.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 16

  1. TUẦN 16 Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu.- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - HS vận dụng làm BT1,2. II. Đồ dùng : Giấy khổ lớn, bút dạ,Bảng nhóm. III. Hoạt động học: 1.Hoạt động thực hành: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1 : (Làm việc cá nhân) tính (theo mẫu) : a, 27,5% + 38% b, 30% - 16% c, 14,2%x 4 d, 216% : 8 - Hs làm bài vào vở - Gv đi kiểm tra và giúp đỡ 1 số em yếu: - Bài 2: (Làm việc theo nhóm) - Nhóm trưởng yêu cầu 1 thành viên đọc đề toán - Cả nhóm cùng phân tích bài toán, nêu lời giải phép tính, đáp số - Lớp làm vào vở - 1 hs làm vào giấy khổ lớn, sau đó lên chia sẻ. IV. Hoạt động ứng dụng Giải bài toán sau với sự giúp đở của người lớn: Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng hỏi: a. Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn. b. Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm TẬP ĐỌC. THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng,chậm rãi, điềm tĩnh,thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái , không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng ,tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3) - Biết kính trọng người thầy thuốc. II.Đồ dùng dạy học. - Một số tranh ảnh liên quan về Lê Hữu Trác III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs đọc bài về ngôi nhà đang xây 2.Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3.Hình thành kiến thức mới: HĐ1/ Luyện đọc: - Nghe gv đọc bài hướng dẫn cách đọc - N2 Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa 1
  2. - N2 Cùng luyện đọc -Mỗi em đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài, GV kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai - Đọc từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông; nóng nực; nồng nặc; từ giã; nổi tiếng; . - Đọc câu:- Khi từ giã thuyền chài,/ ông chẳng những không lấy tiền / mà còn cho thêm gạo, / củi. // HĐ 2/ Làm việc theo N2 thảo luận và trả lời câu hỏi 1. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài. 2. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? 3. Vì sao Hải Thượng Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? 4. Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ? 5. Qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi điều gì ? - CTHĐTQ lên điều hành cả lớp chia sẻ các câu hỏi. => Nội dung: Ca ngợi tài năng ,tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Gọi HS nhắc lại: Lan, Thắng, Kiệt) 4. Hoạt động thực hành: - Hoạt động cá nhân: Luyện đọc đoạn 1 - Hoạt động nhóm đôi: Đọc cho nhau nghe, sữa lỗi cho nhau (Nếu có) - Hoạt động cả lớp: Thi đọc diễn cảm đoạn 1. Bình chọn bạn đọc hay IV. Hoạt động ứng dụng: - Em học tập được đức tính gì ở Hải Thượng Lãn Ông ? CHÍNH TẢ ( Nghe viết) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. Mục tiêu.- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài Về ngôi nhà đang xây. - Làm được bài tập (2) a/b; tìm đợc nhũng tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện(BT3). - Rèn HS có ý thức giữ gìn VSCĐ II.Đồ dùng. - VBT T.iếng Việt III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - tìm các tiếng có chứa âm đầu tr/ ch hoặc thanh hỏi, thanh ngã? 2.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 3. Hình thành kiến thức HĐ1 : Hướng dẫn viết chính tả. ( Hs hoạt động có sự hướng dẫn của gv) a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - HS đọc đoạn thơ. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta? b. Hướng dẫn viết từ khó: - HS viết các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chình tả. ( hs tự tìm tiếng khó) - HS luyện đọc và viết các tiếng đó. 4. Hoạt động thực hành 2
  3. HĐ2: * Viết chính tả. ( cá nhân) - GV đọc cho HS viết bài vào vở. * Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 2:( Hoạt động nhóm) - Các nhóm tìm từ viết vào phiếu - Chia sẻ trước lớp Bài 3: ( làm việc cá nhân ) - HS đọc văn bản và điền tiếng thích hợp với yêu cầu của bài - HS tự làm bài vào vở bài tập - 1 hs chia sẻ kết quả IV. Hoạt động ứng dụng - Viết lại bài vào vở ở nhà cho gia đình xem LỊCH SỬ . HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. Mục tiêu. Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận. + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 để đẩy mạnhm phong trào thi đua yêu nước. II. Đồ dùng - GV:Tranh ảnh trong sách gk, Phiếu học tập của HS. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu đông 1950 ? 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3. Hình thành kiến thức * Hoạt động 1. .( Hoạt động theo nhóm) - GV tóm lược tình hình địch sau chiến dịch biên giới thu đông năm 1950. Quân pháp lập kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta đẩy mạnh tiến công quân sự .Vì vậy xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến. - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận . - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. * Hoạt động 2.( Hoạt động theo nhóm) - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai diễn ra vào năm nào ? Đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy? + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bốicảnh nào ? + Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến? + Tinh thần thi đua của kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt nào ? 3
  4. - kết luận : Hậu phương có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống pháp nó làm tăng thêm sức mạnhk ch cuộc kháng chiến chống pháp. => Ghi nhớ: SGK Gọi HS nhắc lại. ( Đạt. Hoài, Châu) 4. Hoạt động thực hành: - Kể tên các anh hùng trong các lĩnh vực sau chiến dịch sau biên giới. IV. Hoạt động dứng dụng - Chia sẻ với bố mẹ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai diễn ra vào năm nào ? ĐẠO ĐỨC. HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGỜI XUNG QUANH I. Mục tiêu.- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi - Biết đ hợp tác với mọi ngời trong công việc chung sẽ nâng cao đợc hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hoạt động với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trờng. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi ngời trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. II. Đồ dùng.- GV: Phiếu học tập dành cho HS, Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Vì sao phải biết thợp tác với ngời xung quanh? 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm )Trả lời các câu hỏi tình huống trong sgk: + Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào? + Em có nhận xét gì về cách trồng cây ở mỗi tổ? + Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào? - HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. 4.Hoạt động thực hành: (HS làm việc cặp đôi), thảo luận trả lời bài tập số 1 sgk. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình Việc làm thể hiện sự hợp tác Việc làm không hợp tác. a, d, đ b, c, e ,i. Bài 2: (làm việc cá nhân )Bày tỏ thái độ với các việc làm: - Hs đọc các tình huống SGK + Hs nêu ý kiến đối với nhận định dưới đây bằng cách đánh dấu nhân vào ô phù hợp: HS nêu kết quả của mình. - Nhận xét- bổ sung. IV. Hoạt động ứng dụng - Tìm những việc làm trong thực tế mà cần phải hợp tác mới có hiệu quả 4
  5. Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Toán. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp ) I. Mục tiêu .- Biết tìm một số phần trăm của một số. - Vận dụng đợc để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. - HS M1 làm được BT1. - Rèn HS kĩ năng tính toán nhanh, đúng, chính xác II. Đồ dùng. Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Cao su có tính chất gì? Hãy nêu công dụng của cao su? 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3.Hình thành kiến thức mới: * Hứớng dẫn HS giải toán về tìm tỉ số phần trăm. ( làm việc có sự hướng dẫn của giáo viên ) a. Gv giới thiệu cách tính 52,5% của số 800. - HS đọc VD và ghi tóm tắt + Số H/S toàn trờng là: 800 HS. + Số HS nữ chiếm: 52,5% + Số HS nữ HS ? - GV hướng dẫn h/s ghi tóm tắt các bước thực hiện. Từ đó đi đếncách tính. 800 : 100 x 52,5 = 420 . hoặc 800x52,5 : 100 = 420 Vậy số HS của 52,5% trong tổng số 100%hs là 420. - Hs phát biểu quy tắc: (SGK) - GV luư ý : hai cách tính đều có kết quả nh nhau . Vì vậy trong thực hành tuỳ từng trường hợp HS có thể vận dụng một trong hai cách tính trên. - GV : trong thực hành tính có thể viết dưới dạng số thập phân. b. Giới thiệu bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . - Hs làm vào nháp. - GV cùng cả lớp trình bày bài giải. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1.( làm việc cá nhân). - Tìm 75%của 32 HS ( là số HS 10 tuổi). - Tìm số HS 11 tuổi. - GV kiểm tra nhận xét, giúp đở 1 số em yếu ( Kiệt, Thắng, Đại ) Bài 2.(làm việc theo N2) - Hs đọc bài toán, phân tích bài toán, nêu lời giải, phép tính, đáp số + Tìm 0,5% của 5000000.đồng 5
  6. + Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi. - HS làm bài vào vở - Gọi HS lên bảng làm. Gv chữa bài. IV. Hoạt động ứng dụng: Làm việc có sự giúp đở của người lớn Bài toán: Một xưởng may đã dùng hết 345m vải để may quần áo trong đó số vải may quần chiếm 40%. Hỏi số vải may áo là bao nhiêu ? LUYỆN TỪVÀ CÂU TỔNG KẾT VỐN TỪ I. Mục tiêu. - Tìm một số từ đồng nghĩavà trái nghĩa với các từ: Nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù(BT1). - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con ngời trong bài văn Cô Chấm(BT2). - HSKM1 làm được BT1. II. Chuẩn bị. - GV: Giấy khổ to, bút dạ, Phiếu học tập dành cho HS. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - viết các từ ngữ miêu tả hình dáng con người. 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: (làm việc theo nhóm) - Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa , viết vào PHT Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa. Nhân hậu trung thực Dũng cảm Cần cù - Gọi HS trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét Bài 2:( làm việc theo nhóm có sự hướng dẫn của giáo viên ) - HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi: + Cô Chấm có tính cách gì? - Nhận xét – bổ sung. 2. Hoạt động ứng dụng + Nhận xét về cách miêu tả tính cách của cô Chấm của nhà văn Đào Vũ? KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I . Mục tiêu: Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK. - Rèn kĩ năng kể chuyện mạch lạch, lưu loát II. Đồ dùng.- HS chuẩn bị ND câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Ban VN tổ chức cho hs hát 1 bài 6
  7. 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3. Hình thành kiến thức: Tìm hiểu đề bài : - HS đọc đề bài. Phân tích đề bài Đề y/c gì? - HS đọc phần Gợi ý trong SGK - Em định kể một câu chuyện về một buổi sum họp nào?Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 4.Hoạt động thực hành - Kể trong nhóm: HS hoạt động theo nhóm , kể câu chuyện của mình trong nhóm và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó. - Kể trước lớp: HS thi kể trớc lớp. HS n/x bạn kể chuyện. IV.Hoạt động ứng dụng. HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe KHOA HỌC. CHẤT DẺO. I. Mục tiêu - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. * GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin vè công dụng của vật liệu; KN lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống đa ra; KN bình luận về việc sử dụng vật liệu. II. Đồ dùng . - GV: Hình trong sgk trang sgk, Một vài đồ dùng bằng nhựa - HS : Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Cao su có tính chất gì? Hãy nêu công dụng của cao su? 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3.Hình thành kiến thức mới: * Hoạt động 1. Quan sát. (làm việc theo nhóm) B1: - hs quan sát một số đồ dùng bằng nhựa , và quan sát tranh trong sách . B2. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát. 4. Hoạt động thực hành. Xử lí thông tin và liên hệ thực tế.(làm việc cá nhân) - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi HS trả lời câu hỏi . IV. Hoạt động ứng dụng - Tìm những đồ vật làm bằng chất dẻo, cách bảo quản các đồ vật đó Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2018 TẬP ĐỌC: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. 7
  8. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi ngời chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy - học: SGK III. Hoạt động học: 1. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs đọc bài : Thầy thuốc như mẹ hiền 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3.Hình thành kiến thức mới: HĐ1/ Luyện đọc: - Nghe gv hướng dẫn cách đọc - ( làm việc theo nhóm) Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - (làm việc theo nhóm 2) Cùng luyện đọc - Gọi các nhóm đọc bài kết hợp luyện đọc từ đọc sai: - Luyện đọc câu: - Gọi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài HĐ 2: Tìm hiểu bài: Làm việc theo nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK. - Trưởng ban HT điều hành cả lớp chia sẻ các câu hỏi: => Nội dung: - Bài học giúp em hiểu điều gì? Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện - Gọi HS nhắc lại ND bài ( Hương, Thắng, Linh) 4. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân: Luyện đọc đoạn 3 - Hoạt động nhóm đôi: Đọc cho nhau nghe, sữa lỗi cho nhau (Nếu có) - Hoạt động cả lớp: Thi đọc diễn cảm đoạn 3. Bình chọn bạn đọc hay IV. Hoạt động ứng dụng - Đọc lại bài cho cả nhà cùng nghe. TOÁN : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. - Vận dụng làm bài tập 1,2,3 - Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh. II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán. III. Hoạt động học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3 Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: (làm việc cá nhân) (câu a, b) HS đọc đề và tự làm bài. Bài 2: (làm việc theo nhóm 2) - HS đọc đề bài ,tóm tắt đề toán. Tính số ki-lô-gam gạo nếp bán được như thế nào? - HS tự làm bài. 1 hs làm bảng lớp Bài 3: (Làm theo nhóm 2) -HS đọc đề bài ,phân tích, tóm tắt và tìm cách giải 8
  9. -Tự giải vào vở, gv giúp đở 1 số em yếu IV.Hoạt động ứng dụng: Một trường học dự trữ 5000 kg gạo. mỗi ngày cần dùng 10% số gạo đó. Hãy tính số gạo đủ dùng trong 2,3,4,5 ngày. Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018 TẬP LÀM VĂN: TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy. - Rèn kĩ năng viết văn cho HS. II. Đồ dùng dạy - học III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Ban HT kiểm tra bài làm ở nhà của HS 3. HD h/s làm bài viết. - Yêu cầu HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK. - GV nhắc HS : Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Cụ thể, các em dã quan sát ngoại hình ,hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn.tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn. - GV hỏi HS về chủ đề các em chọn viết. - GV giải đáp những thắc mắc của HS về nội dung yêu cầu trong đề kiểm tra. 4.Hoạt động thực hành (hoạt động cá nhân) - HS làm bài kiểm tra. Thực hành viết vào vở - GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. IV.Hoạt động ứng dụng - HS về nhà viết lại bài vào vở ở nhà rồi đọc cho gia đình nghe. TOÁN : GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM( tt) I.Mục tiêu: Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. Vận dụng để giải 1 số bài toán dạng tìm 1 số khi biết giá trị 1 số % của nó. II. Đồ dùng. Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 2.- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3.Hình thành kiến thức mới: a. Ví dụ: Hd tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420. - GV nêu bài toán ví dụ, HS phân tích bài toán + 52,5% có số HS toàn trường là là bao nhiêu em? + 1% số HS toàn trường là bao nhiêu em? + 100% số HS toàn trờng là bao nhiêu em? 9
  10. - Như vậy để tính số HS toàn trừờng khi biết 52,5% số HS toàn trờng là 420 em ta làm như thế nào? b. Bài toán về tỉ số phần trăm - GV nêu bài toán. Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì? Em hãy nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590. - HS hoạt động theo nhóm đọc, phân tích đề nêu cách giải. - Gọi HS trình bày bài làm. 4.Hoạt động thực hành Bài 1: (làm việc cá nhân) HS đọc đề toán tự làm bài. Bài 2: ( Làm việc theo nhóm) Kiểm tra sản phẩm của 1 xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm HS đọc đề toán, phân tích bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ? - Nêu cách giải, phép tính và lời giải thích hợp. - Hs tự làm bài vào vở 1 hs lên bảng làm IV.Hoạt độngứng dụng Một người bán một số hàng được lãi 152 000 đồng. Tính ra số tiền lãi này bằng 9% số tiền lãi mua hàng ban đầu. Hỏi người đó đã bán được số hàng bao nhiêu tiền ? LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỔNG KẾT VỐN TỪ I.Mục tiêu:- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho(BT 1). Đặt được câu theo y/c của BT 2, BT 3. -Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho HS II. Đồ dùng dạy - học III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động thực hành 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:(làm việc cá nhân) HS lấy giấy để làm bài. HS đổi bài, chấm chéo, sau đó nộp lại cho GV. Bài 2: (làm việc theo nhóm đôi) HS đọc bài văn. + Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn. + So sánh thường kèm theo nhân hóa. Người ta có thể so sánh, so sánh để tả bề ngoài, để tả tâm trạng. Lấy ví dụ về nhận định này. + Trong quan sát để miêu tả, ngời ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu tự quan sát. Rồi đến cái riêng trong tình cảm, trong t tởng. Lấy ví dụ về nhận định này. Bài 3: HS làm việc theo nhóm. Gọi 2 nhóm mà làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng. GV và HS cả lớp n/x, sửa chữa để có câu hay. 10
  11. IV.Hoạt động ứng dụng - Về nhà đặt câu thêm từ yêu cầu của bài tập 3 CHIỀU : GV chuyên biệt dạy Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 Âm nhạc: GV chuyên biệt dạy Tập làm văn LUYỆN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN I. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. Biết viết một lá đơn theo yêu cầu . II. Chuẩn bị: VởVBT III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1.1 Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 1.2Hình thành kiến thức mới: HĐ1: - HS đọc y/c bài. - GV gợi ý : + Đơn viết có đúng thể thức không ? + Trình bày có sáng tạo không ? + Lí do, nguyện vọng viết có rõ không ? -HS làm bài. - Học sinh lần lượt trình bày kết quả - GV nhận xét một số đơn, nhận xét về kĩ năng viết đơn của HS 2. Hoạt động thực hành - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT - Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh. + Những ưu điểm chính + Những thiếu sót hạn chế. - Giáo viên trả bài cho từng học sinh. - Học sinh đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài. Giáo viên hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi. - Viết vào phiếu những lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý). - Học sinh đổi bài, đổi phiếu với bạn để soát lỗi. * Hướng dẫn học sinh học tập những lá đơn hay. - Giáo viên đọc những lá đơn hay của một số học sinh trong lớp - Giáo viên hướng dẫn nhắc nhở học sinh nhận xét 3.Hoạt động ứng dụng: Về nhà tập viết 1 tờ đơn. Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: - Tính tỉ số phần trăm của hai số. 11
  12. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó đó. - HS vận dụng làm bài tập 1,2,3 . II. Đồ dùng. Bảng nhóm. III. Hoạt động học: 1.Hoạt động thực hành: 1.1Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 1.2 Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1:( Làm việc cá nhân) b. Y/c HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải vào vở, 1 hs làm bảng lớp - Nhận xét, sửa sai Bài 2:(làm việc nhóm đôi) b. Y/c HS đọc đề. Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. - Nhận xét, sửa sai. Bài 3:(làm việc theo nhóm) a.Tìm một số biết 30 % của nó là 72. b. Y/c HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. - Nhận xét, sửa sai. 2.Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Địa lí: ÔN TẬP I/ Mục tiêu: Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân c, các ngành kinh tế của nớc ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nớc ta. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ : phân bố dân c, kinh tế Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1.1 Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi; - TM gồm những hoạt động nào? Nêu vai trò của ngành thương mại? 1.2 Hình thành kiến thức - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học * Ho¹t ®éng 1: Th¶o luËn nhãm - §äc c©u hái sgk trang 101 - Ph©n nhãm hoµn thµnh bµi tËp- Chia lớp ra 6 nhóm cùng thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . - GV quan s¸t, uèn n¾n. 12
  13. §¸p ¸n: Níc ta cã 54 d©n téc, d©n téc Kinh cã d©n sè ®«ng nhÊt, sèng tËp trung ë ®ång b»ng, ven biÓn. C©u e vµ a : sai. C©u b,c,d : ®óng HĐ 2: Tổ chức trò chơi - Tổ chức trò chơi”đối đáp” về vị trí thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. + Học sinh chơi tiếp sức. 2.Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ CHIỀU ÔL Tiếng Việt - Toán: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP VỞ ÔN LUYỆN TV BÀI TẬP 1 -> 6 I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Bé Na. Hiểu tình cảm của bé Na đối với cậu bé nghèo. - Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc tiếng có vần iêm/im,iêp/ip) - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu; đặt được câu với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Viết được đoạn mở bài và đoạn kết bài cho cho bài văn tả một người mà em yêu mến. - HS vận dụng làm bài tập M1 bài 1,2,3; M2 bài 1,2,3,4, 5 M3,4 bài 1,2,3,4,5,6 - Rèn kĩ năng đọc hiểu, viết văn cho HS II. Chuẩn bị ĐDDH: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Các hoạt độngdạy học : 1.Hoạt động cơ bản - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4,5 trang 83,84,85,86 + Đối với HS tiếp thu nhanh: Hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, 5,6 giúp đỡ các bạn học chậm trong nhóm. ( Bạn: Đại, Huy, Thắng, Kiệt, Linh, Hà, Trí ) 2. Hoạt động ứng dụng: Viết bài văn tả người mà em yêu mến. Khoa học. TƠ SỢI I.Mục tiêu.- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - HSKT nêu được một số công dụng của tơ sợi. * GDKNS: KN quản lí thời gian, KN bình luận, KN giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng. - GV: Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, Phiếu bài tập dành cho HS. - HS : Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1.1 Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho hs trả lời câu hỏi: - Chất dẻo đợc làm ra từ vật liệu nào? nó có tính chất gì? 13
  14. 1.2 Hình thành kiến thức - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học Hoạt động 1: Nguồn gốc của một số loại tơ sợi: - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. - HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và cho biết hình nào có liên quan đến viậc làm ra sợi đay, những hình nào liên quan đến việc làm ra tơ tằm, sợi bông. - HS phát biểu ý kiến. Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi. - HS hoạt động theo nhóm để làm các thí nghiệm phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo - Y/c nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu bài tập Phiếu hoc tập Loại tơ sợi thí nghiệm Đặc điểm chính. Khi đốt lên Khi nhúng nớc 1. Tơ sợi tự nhiên - sợi bông - sợi đay - tơ tằm 2. tơ sợi nhân tạo ( sợi ni lông) - Đại diện các nhóm trình bày. 2. Hoạt động ứng dụng - Nêu ứng dụng và cách bảo quản tơ sợi KĨ THUẬT MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I . Mục tiêu: H/s cần phải: - Kể được tên một số giống gà và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gàđợc nuôi nhiều ở nứoc ta. - Có ý thức nuôi gà. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ một số giống gà, - Phiếu học tập, giấy khổ to và bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 2. Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học 3.Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Kể tên một số giống gàđợc nuôi nhiều ở nớc ta và địa phơng. - H/s lần lợt kể một số giống gà mà các em biết, G/v ghi lên bảng theo 3 nhóm. Gà nội Gà nhập nội Gà lai Gà ri, gà Đông Cảo gà Tam Hoàng, gà lơ go. Gà rốt ri Gà mía, gà ác + Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểmcủa một số giống gà đợc nuôi nhiều ở nớc ta. 14
  15. - G/v chia h/s ra thành các nhóm. - Các nhóm đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập. Tên giống gà Đặc điểm hình dạng Ưu điểm chủ yếu Nhợc điểm chủ yếu Gà ri Gà ác Gà lơ go Gà Tam hoàng - Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Các nhóm tự nhận xét bài của nhau. - G/v chốt lại kiến thức( sgv) => Ghi nhớ SGK: Gọi HS nhắc lại ( Bảo, Hoài, Linh) 2. Hoạt động ứng dụng: Về nhà giúp đỡ động viên gia đình phát triển chăn nuôi gà. SHTT SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động tuần 16 nhằm giúp hs nhận ra ưu, khuyết điểm để từ đó khắc phục khuyết điểm và phát huy những ưu điểm. - Triển khai phương hướng tuần 17 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể. II. Các hoạt động: - Các tổ tự nhận xét hoạt động của tổ mình. - Các ban nhận xét hoạt động của lớp. - Gv đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp. Ưu điểm: Hs đi học đúng giờ. ý thức học bài tốt. Vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực và bồn hoa sạch sẽ. Thực hiện tốt tư cách người đội viên. Trong tuần có một số bạn tiến bộ như bạn: Hương, Lan Tồn tại: Một số bạn ý thức tự giác học chưa cao như bạn:Thắng, Đại, Linh. + Một số bạn còn đi học muộn: Hoài; Nghỉ học: Thái Hòa, Hằng. III. Phương hướng tuần tới: Học chương trình tuần 17 Tiếp tục phát động PTTĐ chào mừng ngày thành lập QDDNDVN 22/12. - Chấp hành tốt các nội quy nhà trường đề ra. Thực hiện tốt VS lớp học và khu vực được phân công. -Vừa học vừa ôn để chuẩn bị cho thi học kì 1 15