Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 – 2020 môn thi Sinh học

doc 8 trang thienle22 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 – 2020 môn thi Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_nam_hoc_2019_2020_mon.doc

Nội dung text: Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 – 2020 môn thi Sinh học

  1. KÌ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM HỌC 2019 – 2020 (Đề thi có 4 trang) Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút Mã thi đề 001 Họ và tên thí sinh Số báo danh Câu 1: Kết thúc quá trình giảm phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra mấy tế bào con. A. 2B. 4C. 3D. 1 Câu 2: Ở cà chua: Gen A: Thân cao trội so với gen a: Thân thấp Gen B: Quả đỏ trội so với gen b: Quả vàng Cho giao phấn giữa cây cà chua thân cao, quả đở thuần chủng với cây cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn F1 có tỉ lệ kiểu hình là. A. 1 : 1 : 1 : 1B. 3 : 3 : 1 : 1C. 9 : 3 : 3 : 1D. 9 : 9 : 3 : 3 Câu 3: Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo nhiều hợp tử nhất. A. AA x AAB. Aa x AaC. AA x AaD. Aa x aa Câu 4: Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào? A. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu B. không thuộc loại nào C. tài nguyên không tái sinh D. tài nguyên tái sinh Câu 5: Ao, hồ, sông, suối là A. các hệ sinh thái nước chảy B. các hệ sinh thái nước đứng C. các hệ sinh thái nước ngọt D. các hệ sinh thái ven bờ Câu 6: Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây? A. quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật B. quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài C. quan hệ hội sinh giữa các cá thể sinh vật D. quan hệ cạnh tranh về chỗ ở giữa các loài sinh vật Câu 7: Vì sao nói nhiễm sắc thể có chức năng di truyền. A. NST có tính đặc thù.B. NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em. C. NST là cấu trúc mang gen (ADN)D. NST có trong nhân tế bào. Câu 8: Trong quá trình nguyên phân, ở kì nào nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng sợi đơn. A. Kì đầu, kì sau.B. Kì sau và kì cuối. C. Kì giữa và kì cuối.D. Kì trung gian, kì đầu. Câu 9: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là. A. Trãi qua kì trung gian và giảm phân. B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) D. Là hình thức sinh sản của tế bào. Câu 10: Men den đã thành công trên đậu Hà Lan là vì. A. Hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Hoa đơn tính và giao phấn.
  2. C. Hoa lưỡng tính và sinh sản nhanh. D. Hoa đơn tính. Câu 11: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các Nuclêotit như sau: X – T – X – G – A – T – X Thì đoạn mạch bổ sung sẽ là: A. G – A – G – X – U – A – G B. X – A – G – X – T – A – G C. G – A – G – X – T – A – G D. G – T – G – X – T – T – G Câu 12: Ở chuột, 2n = 40 NST . Hai tinh bào bậc I của chuột đều giảm phân. Số NST được tạo ra sẽ là. A.160 NSTB. 80 NSTC. 120 NSTD. 200 NST Câu 13: Ở cá chép, vây đỏ trội hoàn toàn so với vây vàng. P: Cá chép vây đỏ thuần chủng x cá chép vây vàng thuần chủng. Kết quả F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau: A. 75% cá chép vây đỏ : 25% cá chép vây vàng. B. 50% cá chép vây đỏ : 50% cá chép vây vàng. C. 100% cá chép vây đỏ. D. 100% cá chép vây vàng. Câu 14: Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao và cây bắp thân thấp thu được F1 : 50% cây thân cao : 50% cây thân thấp. Đây là phép lai gì. A. Trội không hoàn toàn.B. Trội hoàn toàn. C. Lai 1 cặp tính trạng.D. Lai phân tích. Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực là: A. Từ noãn nguyên bào sau giảm phân tạo một trứng và ba thể cực. B. Từ noãn bào bậc 1 tạo ra 4 trứng C. Trứng sẽ được thụ tinh D. Cả trứng và thể cực sẽ tiêu biến. Câu 16: Từ một noãn bào bậc I qua giảm phân sẽ tạo ra. A. 4 trứng.B.1 trứng và 3 thể cực. C. 2 trứng và 2 thể cực.D. 3 trứng và 1 thể cực. Câu 17: Quá trình nguyên phân của nhiễm sắc thể trải qua mấy kì. A. 3 KìB. 6 KìC. 5 KìD. 4 Kì Câu 18: Kết quả nào sau đây đúng với trường hợp trội không hoàn toàn. A. F2 : Xuất hiện tính trạng lặn.B. F2 : Đồng tính trạng trội. C. F2 : 3 trội : 1 lặnD. F2 : 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Câu 19: Menden tìm ra quy luật sự phân li độc lập dựa trên cơ sở nào? A. Các tính trạng của sinh vật di truyền phụ thuộc vào nhau. B. Các tính trạng màu sắc, hình dạng luôn xuất hiện cùng nhau. C. Các tính trạng màu sắc chiếm ¾ D. Lai 2 cặp tính trạng và tỉ lệ của từng cặp tính trạng. Câu 20: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. báo B. hổ C. châu chấu D. cáo Câu 21: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào có lợi cho một loài còn loài kia không có lợi và cũng không có hại? A. kí sinh B. hội sinh C. cạnh tranh D. cộng sinh
  3. Câu 22: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là: A. diễn thế sinh thái B. ô nhiễm môi trường C. biến đổi môi trường D. biến động môi trường Câu 23: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể? A. tỉ lệ giới tính B. mật độ C. độ nhiều D. thành phần nhóm tuổi Câu 24: Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu sau: A. Việc tận dụng khai thác khoáng sản được con người thực hiện vào thời kì nguyên thủy B. một phần đất trồng trọt và đất rừng tự nhiên bị giảm là do đô thị hóa C. máy hơi nước được con người chế tạo ở giai đoạn xã hội công nghiệp D. Thời đại văn minh công nghiệp được mở đầu ở thế kỉ XVIII Câu 25: Câu nào sai trong các câu sau: A. vấn đề ô nhiễm môi trường không phải là mối quan tâm của học sinh lớp 9 B. ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây ra C. nếu thu gom và xử lí rác thải hợp lí sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường D. hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu mà tất cả các nước đều quan tâm. Câu 26: Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 27: Vai trò của khống chế sinh học trong quần xã là gì? A. làm tăng độ nhiều và độ phong phú cảu quần xã B. làm giảm số lượng cá thể trong quần xã C. đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã D. làm tăng số lượng cá thể trong quần xã Câu 28: Nhóm động nào sau đây toàn động vật hằng nhiệt? A. cá chép, thằn lằn, gà B. cá sấu. ốc sên, rắn nước C. chim bồ câu, gấu, nai D. trâu, chim cánh cụt, thạch sùng. Câu 29: Đâu là một chuỗi thức ăn đúng: A. sâu -> cỏ -> chim sâu -> vsv B. chim sâu -> sâu -> cỏ -> vsv C. cỏ -> sâu -> chim sâu -> vsv D. cỏ -> chim sâu -> sâu -> vsv Câu 30: Giun đũa sống trong môi trường nào? A. môi trường trên mặt đất và không khí B. môi trường sinh vật C. môi trường trong nước D. môi trường trong đất Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là? A. cháy rừng B. tác động của con người C. hoạt động của núi lửa D. chất thải của các loài động vật Câu 32: Vì sao đặc điểm kinh tế- xã hội chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác? A. con người có khả năng sinh sản, sự tử vong B. con người có mật độ cao, giới nam nhiều hơn nữ C. con người có tư duy, lao động, cải tạo được thiên nhiên D. con người có ba nhóm tuổi, có lao động
  4. Câu 33: Yếu tố nào sau đây làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật? A. sự tăng nhanh của nguồn thủy sản nước ngọt B. sự tăng nhanh của sinh vật biển C. sự sinh sản của cây rừng và thú rừng D. sự gia tăng sinh sản ở con người Câu 34: Khi có thực vật bao phủ, đất sẽ: A. tăng sự khô hạn B. tăng khả năng xói mòn C. tăng độ màu mỡ D. tăng độ bạc màu Câu 35: Ở cải bắp 2n = 18, số gen liên kết tương ứng sẽ là. A. 32B. 18C. 9D. 27 Câu 36: Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen nhất. A. AABB x AaBbB. AaBb x aabb C. AABB x aabb D. AaBb x AaBb Câu 37: Vì sao trong phép lai 1 cặp tính trạng của Menden kiểu hình F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng A. Vì P tạo 2 loại giao tử ngang nhau. B. Các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền giữ nguyên bản chất như ở P thuần chủng. C. Vì F2 giống P. D. Vì cơ thể P thuần chủng. Câu 38: Câu nào không có liên quan khi nói về tài nguyên sinh vật? A. phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là góp phần tăng thêm nơi sống cho nhiều loài động vật B. tài nguyên sinh vật là tài nguyên tái sinh C. săn bắt động vật hoang dã là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường D. đồng, chì, nhôm, sắt là tài nguyên thiên nhiên mà con người khai thác từ lâu Câu 39: Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là: A. thế kỉ XV B. thế kỉ XVII C. thế kỉ XVI D. thế kỉ XVIII Câu 40: Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao( ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm)thì số lượng muỗi sẽ A. ổn định B. tăng C. giảm D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin - - - - - - - - - - - - - Hết - - - - - - - - - - - -
  5. KÌ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM HỌC 2019 – 2020 (Đề thi có 4 trang) Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 60 phút Mã thi đề 002 Họ và tên thí sinh Số báo danh Câu 1: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, số hợp tử được tạo ra ở F2 là. A. 16B. 12C. 8D. 4 Câu 2: Moocgan cho lai giữa ruồi F1 thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt thu được kết quả. A. Toàn thân xám, cánh dài. B. 3 thân xám, cánh dài ; 1 thân đen, cánh cụt. C. Toàn thân đen, cánh cụt. D. 1 thân xám, cánh dài ; 1 thân đen, cánh cụt. Câu 3: Ở người 2n = 46 . Sau giảm phân ở người nam tạo ra giao tử là. A. 44A + XXB. 22 A + X và 22A + Y C. 22A + XD. 22A + Y Câu 4: Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng sẽ là A. Đồng tính trạng lặn.B. Đều khác bố mẹ. C. Đồng tính trạng trội.D. Đều thuần chủng. Câu 5: Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng nào. A. Bộ NST lưỡng tính.B. Cặp NST tương đồng. C. Bộ NST đặc thù.D. Đơn bội. Câu 6: Những tài nguyên nào có nguồn gốc từ thực vật? A. dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên B. cát, sỏi, đá C. năng lượng vĩnh cửu D. đồng, chì, sắt, kẽm Câu 7: Hiện tượng tỉa cành trong điều kiện cây mọc dầy, thiếu ánh sáng ở trong rừng, là kết quả của mối quan hệ nào sau đây? A. cạnh tranh khác loài B. cạnh tranh cùng loài C. hội sinh D. cạnh tranh cùng loài và cả khác loài Câu 8: Điều nào sau đây không nên làm: A. sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên B. phá rừng làm nương rẫy C. bảo vệ nguồn tài nguyên rừng D. kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm Câu 9: Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn? A. động vật ăn thịt B. động vật ăn thực vật C. thực vật D. vi sinh vật phân giải Câu 10: Ở người, một tế bào sinh dưỡng có 2n = 46 NST. Có 5 tế bào cùng nguyên phân. Số nhiễm sắc thể sẽ là. A. 115 NST.B. 460 NST.C. 345 NST.D. 230 NST.
  6. Câu 11: Khi cho giao phấn cây ngô thân cao (trội) thuần chủng với cây ngô thân thấp (lặn) thuần chủng. F1 thu được là. A. Toàn cây thân cao.B. 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. C. Toàn cây thân thấp.D. 50% cây thân thấp : 50% cây thân cao. Câu 12: Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào? A. thời kì nguyên thủy B. xã hội công nghiệp C. xã hội nông nghiệp D. xã hội nguyên thủy và nông nghiệp Câu 13: Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là gì? A. phá hủy thảm thực vật B. săn bắt nhiều loài động vật C. tạo giống vật nuôi, cây trồng mới D. phục hồi và trồng rừng mới Câu 14: Tỉ lệ kiểu hình F2 trong lai 2 cặp tính trạng là. A. 3 : 3 : 1 : 1B. 9 : 3 : 3 : 1C. 3 : 1D. 1 : 1 Câu 15: Trong giảm phân các tế bào trãi qua mấy lần phân bào. A. 4B. 5C. 3D. 2 Câu 16: Trong cơ thể, NST giới tính có chức năng . A. Qui định đặc điểm di truyền.B. Qui định tính trạng sinh vật. C. Qui định giới tính sinh vật.D. Qui định sự sinh trưởng của sinh vật. Câu 17: Đơn phân của ADN gồm những loại nuclêôtit nào. A. C , H , O , NB. A , U , T , X C. A , T , G , XD. A , U , G , X Câu 18: Ở tinh tinh có 2n = 48 NST. Một tế bào của Tinh Tinh đang ở kì sau của giảm phân II có số NST là. A. 96 NSTB. 24 NSTC. 72 NSTD. 48 NST Câu 19: Ở gà, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông trắng. Gen M quy định chân cao, gen m quy định chân thấp. Các gen phân li độc lập với nhau. Phải cho hai thứ gà có kiểu gen như thế nào trong các trường hợp sau để có gà toàn lông đen, chân cao và A. Ddmm x DdmmB. DDMM x ddmm C. DdMm x DdMmD. DdMm x ddmm Câu 20: Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là A. Lai phân tích.B. Tạo giống mới. C. Lai hữu tính.D. Tạo dòng thuần chủng. Câu 21: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là. A. 100% BBB. 25% BB : 50% Bb : 25% bb C. 100% BbD. 50% Bb : 50% bb Câu 22: Nhận xét câu: “Sự sống của con người và sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước”. A. đúng B. sai C. không có ý kiến gì D. đúng một phần Câu 23: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây? A. quang hợp B. hô hấp C. hút nước D. phân chia tế bào
  7. Câu 24: Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật là A. nơi sinh vật cư trú B. nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn. C. nơi sinh vật sinh sống D. nơi sinh vật sinh sản Câu 25: Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều nguyên liệu cho công nghiệp? A. các hệ sinh thái nước ngọt B. các hệ sinh thái thảo nguyên C. các hệ sinh thái nước mặn D. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Câu 26: Nhóm tuổi sinh sản và lao động trong quần thể người A. từ 15 tuổi đến 50 tuổi B. từ 18 tuổi đến 60 tuổi C. từ sơ sinh đến 14 tuổi D. từ 15 tuổi đến 64 tuổi Câu 27: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là: A. chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh B. sử dụng tiết kiệm, hợp lí C. chỉ sử dụng năng lượng sạch D. chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh Câu 28: Lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo nhiệt độ môi trường? A. lớp cá, lớp lưỡng cư B. lớp chim, lớp thú C. lớp cá, lớp chim D. lớp bò sát, lớp thú Câu 29: Khi mật độ quần thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó, .quần thể được điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng A. số lượng B. giới tính C. mật độ D. tuổi Câu 30: Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp là. A. Kiểu hình F khác P B. Lai hữu tính. C. Sự tổ hợp tại các cặp tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. D. Lai 2 cặp tính trạng. Câu 31: Từ một tế bào trứng sau khi thụ tinh phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh là nhờ vào quá trình. A. Nguyên phân và biệt hoá các tế bào.B. Sự sinh sản của trứng. C. Sự lớn lên của tế bào.D. Sự phát triển của hợp tử. Câu 32: Ta có thể quan sát rõ cấu trúc NST ở kì nào. A. Kì sau.B. Kì giữa.C. Kì đầu.D. Kì trung gian. Câu 33: Nhận xét câu sau: “Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường”. A. đúng B. sai C. không đúng và cũng không sai D. không có ý kiến gì. Câu 34: “ Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể” là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào trong quần thể? A. sinh sản B. trước sinh sản C. không của nhóm nào D. sau sinh sản Câu 35: Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
  8. A. độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông B. độ dài ngày mùa hè và mùa đông như nhau C. độ dài ngày mùa hè ngắn hơn mùa đông D. độ dài ngày mùa đông dài hơn mùa hè Câu 36: Kết quả của định luật phân li là A. F2 đề đồng tính trội.B. F2 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn. C. F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.D. F2 đều giống nhau. Câu 37: Ở đậu Hà Lan thân cao, hạt vàng là tính trạng trội so với thân thấp, hạt xanh. Khi cho lai hai thứ đậu thuần chủng này với nhau F2 thu được các kiểu hình là. A. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt vàng : Thân cao, hạt xanh :Thân thấp, hạt xanh. B. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt xanh. C. Tất cả đều là thân cao, hạt vàng. D. Tất cả đều là thân thấp, hạt xanh. Câu 38: Giảm phân là hình thức sinh sản của A. Tế bào sinh dưỡng.B. Thời kì chín của tế bào sinh dục. C. Tế bào mầm sinh dục.D. Hợp tử sau thụ tinh. Câu 39: Nguyên nhân nào là chủ yếu gây nên hạn hán và lũ lụt? A. làm thủy điện B. sử dụng quá nhiều nước C. trồng cây, gây rừng D. phá rừng Câu 40: Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ: A. cạnh tranh B. hội sinh C. sinh vật ăn sinh vật khác D. cộng sinh - - - - - - - - - - - - - Hết - - - - - - - - - - - -