Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Hóa Học - Trường THCS Bát Tràng

doc 8 trang thienle22 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Hóa Học - Trường THCS Bát Tràng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_thi_hoa_hoc_truong.doc
  • docPhieu soi dap an hoa.doc

Nội dung text: Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Hóa Học - Trường THCS Bát Tràng

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM KÌ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 4 trang) Mã thi đề 001 Họ và tên thí sinh Số báo danh Cho nguyên tử khối: C=12; H=1; O=16; N = 14; S=32; Cl=35,5; Ca=40; Mg=24; Al=27; Fe=56; Cu= 64; Ag=108; Zn=65 Câu 1: Cho 12,8g kim loại R có hoá trị II tác dụng hết với khí clo tạo thành 27g muối. Kim loại R là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. Câu 2: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn được chia thành hai phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2: tác dụng với khí oxi dư thu được 11,15g hỗn hợp các oxit kim loại. Giá trị của m là: A. 7,15g. B. 18,3g. C. 14,3g. D. 9,15g. Câu 3: Các chất X và Y đều là chất rắn màu đen. Bình hấp thụ khí Z chứa dung dịch Ca(OH)2. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ bên: Hỗn hợp chất X và Y khí Z kết tủa T (trắng) Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Al2O3, C, CO2, CaCO3. B. MnO2, KClO3, O2, CaCO3. C. CuO, C, CO, CaCO3. D. CuO, C, CO2, CaCO3. Câu 4: Chất X được sinh ra từ phản ứng thuỷ phân protein có khối lượng mol phân tử là 89. Đốt cháy hoàn toàn 13,35g X thu được 19,8g CO 2; 9,45g H 2O và 1,68 lít khí N2 (đktc). X có công thức phân tử là A. C4H9NO2. B. C2H5NO2. C. C3H5NO2. D. C3H7NO2. Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng (chưa cân bằng) sau: CH3-COOH + X CH3-COOK + Y. Cặp chất X, Y phù hợp là: A. K, H2. B. KOH, H2. C. KCl, HCl. D. K, H2O. Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch AgNO 3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl là: A. Xuất hiện kết tủa vàng. B. Xuất hiện kết tủa đen. C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Không có hiện tượng gì. Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch nước brom.
  2. B. Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch nước brom. C. Metan, benzen đều làm mất màu dung dịch nước brom. D. Etilen, benzen đều làm mất màu dung dịch nước brom. Câu 8: Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Protein. D. Poli(vinyl clorua) Câu 9: Cho các dung dịch: Ca(OH)2, BaCl2, HCl, KCl. Dung dịch Na2CO3 phản ứng với A. một chất. B. ba chất. C. hai chất. D. bốn chất. Câu 10: Hidrocacbon X là chất khí ở điều kiện thường, có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom, có tác dụng làm quả xanh mau chín. X là A. axetilen. B. etilen. C. metan. D. benzen. Câu 11: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều mức độ hoạt động hoá học tăng dần từ trái sang phải là A. Cu, Fe, Al. B. Cu, Al, Fe. C. Al, Fe Cu. D. Fe, Cu, Al. Câu 12: Một dung dịch A có pH = 3. Dung dịch A có môi trường là A. Bazơ. B. Trung tính. C. Không xác định được. D. Axit. Câu 13: Khí nào sau đây không phản ứng với cả H2O và dung dịch NaOH? A. CO. B. SO2. C. CO2. D. Cl2. Câu 14: Axit sufuric loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Fe, Ag. B. FeCl2, Mg. C. Fe2O3, Al. D. Ca(OH)2, Cu Câu 15: Cho các oxit sau: CO2, SO2, BaO, Na2O, CO. Dãy gồm các oxit axit là A. CO2, SO2, BaO. B. CO2, SO2, CO. C. BaO, Na2O, CO. D. CO2, SO2. Câu 16: Dẫn 1,5 mol khí CO2 từ từ đến hết vào dung dịch chứa 1,8 mol NaOH thu được dung dịch X có chứa chất tan là A. Na2CO3 và NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaOH và Na2CO3. Câu 17: Công thức chung của tinh bột là A. (-C6H10O5-)n. B. C6H12O6. C. (-C6H10O6-)n. D. (-C12H22O11-)n. Câu 18: Cho 9,2g rượu etylic tác dụng với Na dư thu được V lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 19: Trên bề mặt chậu nước vôi để ngoài không khí, thường bao phủ lớp váng màu trắng đục. Lớp váng đó là A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2 C. Ca(OH)2. D. CaO. Câu 20: Kim loại X phản ứng với axit HCl tạo muối XCl 2; Kim loại X phản ứng với Cl 2 tạo muối XCl3. X là A. Zn. B. Cu. C. Al. D. Fe.
  3. Câu 21: Thuốc thử để nhận biết dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic A. phenolphtalein. B. AgNO3 trong NH3. C. Quỳ tím. D. Na. Câu 22: Hai chất CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 khác nhau về A. khối lượng mol phân tử. B. công thức phân tử. C. công thức cấu tạo. D. số lượng nguyên tử. Câu 23: Cho 8,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe vào dung dịch HCl dư. Phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp là A. 30%. B. 70%. C. 40%. D. 60%. Câu 24: Trung hoà 200ml H2SO4 nồng độ a M cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là A. 1,20. B. 0,50. C. 1,00. D. 0,75. Câu 25: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất SO 2 và CO2. Hoá chất rẻ tiền nhất dùng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất trên là A. dung dịch NaCl dư. B. dung dịch NaOH dư. C. H2O dư. D. dung dịch Ca(OH)2 dư. Câu 26: Cho m gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 19g muối khan. Giá trị của m là A. 2,4. B. 4,8. C. 7,2. D. 9,6. Câu 27: Phân đạm ure có công thức là A. NaNO3. B. CO(NH2)2. C. C3H5NO2. D. C3H7NO2. Câu 28: Cho 180g dung dịch glucozơ nồng độ 20% tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được là A. 64,8g. B. 21,6g. C. 32,4g. D. 43,2g. Câu 29: Cho các chất: CH3-COOH, CH4, C2H6, C2H2, C12H22O11. Dãy chất chỉ gồm các hidrocacbon là A. CH3-COOH, CH4, C2H6, C2H2. B. CH4, C2H6, C2H2. C. CH3-COOH, C12H22O11. D. CH4, C2H6, C2H2, C12H22O11. Câu 30: Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm là A. axit béo và glixerol. B. muối natri của axit axetic và glixerol. C. muối natri của axit béo và glixerol. D. axit axetic và glixerol Câu 31: Sản phẩm thu được khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 là A. Fe2O3, NaCl. B. Fe(OH)2, Fe(OH)3 và NaCl. C. Fe(OH)3 và NaCl. D. Fe(OH)2 và NaCl. Câu 32: Cho kim loại đồng vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Đồng tan, thu được dung dịch màu xanh và khí không màu mùi hắc. B. Đồng tan, thu được dung dịch màu vàng và khí không màu mùi hắc. C. Đồng tan, thu được dung dịch không màu và khí không màu mùi hắc. D. Đồng tan, thu được dung dịch màu xanh và khí không màu, không mùi.
  4. Câu 33: Có ba dung dịch: NaOH, HCl, NaCl. Bằng một lần thử duy nhất có thể dùng thuốc thử nào để nhận biết ba dung dịch trên? A. BaCO3 . B. Phenolphtalein. C. Quỳ tím. D. Dung dịch BaCl2. Câu 34: Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic được trộn theo tỉ lệ mol tương ứng là 3:2. Đun nóng X với H 2SO4 đặc một thời gian thu được m gam este CH 3- COO-CH2-CH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là A. 8,80g. B. 11,0g. C. 7,04g. D. 10,56g. Câu 35: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol CuSO4. Sau một thời gian thu được 26,9 gam chất rắn và dung dịch X chứa hai muối. Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16,25. B. 9,750. C. 19,50. D. 19,45. Câu 36: Chất khí nào sau đây được dùng làm nhiên liệu cho đèn xì để hàn cắt kim loại? A. Axetilen. B. etilen. C. metan. D. cacbon monooxit. Câu 37: Dẫn khí CO qua m gam bột Fe 2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 33,6g. B. 23,2g. C. 28,8g. D. 26,4g. Câu 38: Phương pháp để điều chế nhôm trong công nghiệp là A. điện phân nóng chảy Al2O3. B. dùng CO khử Al2O3. C. dùng kim loại Na tác dụng với dung dịch AlCl3. D. điện phân nóng chảy Al(OH)3. Câu 39: Cho các oxit sau: Na2O, FeO, SO2. Những oxit phản ứng được với nước là A. Na2O, SO2. B. Na2O, FeO. C. Na2O, FeO, SO2. D.FeO, SO2. Câu 40: Dao, cuốc xẻng làm bằng thép sau khi sử dụng sẽ không bị gỉ nếu A. ngâm trong nước muối một thời gian. B. để trong tự nhiên. C. rửa sạch, lau khô. D. ngâm trong nước tự nhiên lâu ngày. - - - - - - - - - - - - - Hết - - - - - - - - - - - -
  5. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM KÌ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 4 trang) Mã thi đề 002 Họ và tên thí sinh Số báo danh Cho nguyên tử khối: C=12; H=1; O=16; N = 14; S=32; Cl=35,5; Ca=40; Mg=24; Al=27; Fe=56; Cu= 64; Ag=108; Zn=65; Na=23; K=39; Ba=137; Be=8; Sr= 88 Câu 1: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 20% và 80% B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 50% và 50% Câu 2: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1 Khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 1,1 g và 2,1 g B.1,4 g và 1,8 g C. 1,6 g và 1,6 g D. 2,0 g và 1,2 g Câu 3: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1 Số mol HCl đã tham gia phản ứng là: A. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 0,2 mol D. 0,25 mol Câu 4: X là một oxit sắt. Biết 1,6g X tác dụng vừa hết với 30ml dung dịch HCl 2M. X là oxit nào của sắt? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được Câu 5: Cho 29g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6g muối khan. Giá trị của V là: A. 6,72 lít B. 13,44 lít C. 22,4 lít D. 4,48 lít Câu 6: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại? A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g bột sắt trong O2 dư. Chất rắn thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl được dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, kết tủa thu được đem nung trong không khí thu được Fe2O . Khối lượng Fe2O3 thu được là: A. 23 g B. 32 g C. 34 g D. 35 g Câu 8: Sản phẩm của phản ứng phân hủy Cu(OH)2 bởi nhiệt là: A. CuO và H2 B. Cu, H2O và O2 C. Cu, O2 và H2 D.CuO và H2O Câu 9: Nung 0,1 mol hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm II A tới khối lượng không đổi thu được 4,64g hỗn hợp hai oxit. Vậy 2 kim loại đó là: A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Ca và Sr D. Sr và Ba Câu 10: Cho 0,5 mol hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là:
  6. A. 50g B. 45g C. 55g D. 60g Câu 11: Phân đạm có phần trăm nitơ cao nhất là: A. Amoni nitrat (NH4NO3) B. Anomi sunfat ((NH4)2SO4 ) C.Ure (CO(NH2)2) D. Kali nitrat (KNO3) Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m g bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1 : 3. m có giá trị là: A. 24,3 g B. 42,3 g C. 25,3 g D. 25,7 g Câu 13: Các dung dịch: HCl, NaCl, NaClO. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết? A. Phenolphtalein B. Quỳ tím C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch AgNO3 Câu 14: Một hiđrocacbon A mạch hở, thể khí. Khối lượng V lít khí này bằng 2 lần khối lượng V lít N2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hiđrocacbon đó là: A. C2H6 B. C2H4 C. C4H10 D. C4H8 Câu 15: Số đồng phân rượu C3H7OH là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol 2 ankan được 9,45 g H2O. Sục hỗn hợp sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 37,5 g B. 52,5 g C. 15 g D. 42,5 g Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,26 g H2O .Giá trị của V là: A. 0,112 lít B. 0,224 lít C. 0,448 lít D.0,336 lít Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4 , C3H6 , C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O . m có giá trị là: A. 2g B. 4g C. 6g D. 8g Câu 19: Khi crackinh butan thu được hỗn hợp A gồm: CH4 , C3H6 , C2H4 , C2H6 , C4H8 , H2 , C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A này thu được 8,96 lít CO2 và 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 g H2O. Tổng số mol CO2 và H2O thu được là: A. 1 mol B. 1,2 mol C. 1,4 mol D. 1,6 mol Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và nước có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là: A. 50% và 50% B. 30% và 70% C. 25% và 75% D. 70% và 30% Câu 21: Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol benzen là: A. 84 lít B. 74 lít C. 82 lít D. 83 lít Câu 22: Đốt cháy một lượng rượu A thu được 4,4 g CO2 và 3,6 g H2O . CTPT của rượu là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 23: Cho x mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hết với NaOH thu được 46 g glixerol. x có giá trị là: A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D. 0,6 mol Câu 24: Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lít rượu etylic (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80 % là: A. 190 g B. 196,5 g C. 195,6 g D. 212 g Câu 25: Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía nồng độ đường 7,5 % và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Khối lượng đường thu được là:
  7. A. 1613,1 kg B. 1163,1 kg C. 1631,1 kg D. 1361,1 kg Câu 26: Trong số các dung dịch: Na2SO4, KCl, HCl, KOH, CH3COOH những dung dịch có pH < 7 là: A. KCl, CH3COOH. B. Na2SO4, HCl C. KOH, HCl . D. HCl, CH3COOH Câu 27: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; K = 39) A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1M. Câu 28: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2 , CO2, H2. Câu 29: Dãy chất làm mất màu dung dịch brom là: A. CH4, C2H4, C2H2 B. C2H6, C2H4, C2H2 C. SO2, C2H4, C2H2 D. C6H12, C2H4, C2H2 Câu 30: Biết 0,02 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ 200 ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là hiđrocacbon nào sau đây? A. C2H2 B. C2H4 C. C6H6 D. C3H6 Câu 31: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là: A. 11,79%. B. 24,24%. C. 28,21%. D. 15,76%. Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO 3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là A. NaOH và Na2CO3. B. Na2CO3 và NaClO. C. NaOH và NaClO. D. NaClO3 và Na2CO3. Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hoá: Saccarozơ X Y CH 3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. glucozơ và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và glucozơ. C. CH3COOC2H5 và CH3CH2OH. D. CH3CH2OH và CH2=CH2. Câu 34: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. Mg, Fe, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. MgO, Fe3O4, Cu. Câu 35: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag 2O) trong dung dịch NH 3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,01M. D. 0,02M. Câu 36: Cho 1,6 gam CuO tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 20%. Nồng độ % của các chất treong dung dịch sau phản ứng là:
  8. A. 3,0% và 19% B. 3,15% và 17,76% C. 5% và 15% D. kết quả khác 0 Câu 37: Cho 100 ml rượu 96 tác dụng với Na dư. Thể tích khí H 2 thu được là bao nhiêu (đktc). Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml, của nước là 1g/ml A. 22 lít B. 22,7 lít C. 23,5 lít D. 21,17 lít Câu 38: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen vào bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng lượng brom đã phản ứng là 64 gam. Thành phần % của hỗn hợp khí etilen và axetilen lần lượt là: A. 66% và 34% B. 67% và 33% C. 66,67% và 33,33% D. kết quả khác Câu 39: Cho kim loại M tác dụng với Cl 2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl cũng được muối X. . Kim loại M có thể là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Ag. Câu 40: Trong các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, protein, polietilen. Các chất thuộc loại polime là A. saccarozơ, tinh bột, protein B. glucozơ, tinh bột, protein C. tinh bột, protein, polietilen D. saccarozơ, protein, polietilen - - - - - - - - - - - - - Hết - - - - - - - - - - - -