Đề thi vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Dương Quang

doc 15 trang thienle22 5350
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Dương Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_truong_thcs_duo.doc

Nội dung text: Đề thi vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Dương Quang

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2020- 2021 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề TNKQ TNKQ THẤP CAO (nội dung, ) Chủ đề 1: Khái niệm tệ Xử lý tình Các tệ nạn xã nạn xã hội huống đưa ra hội cách xử sự phù hợp Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 2: Nhận biết Cho biết người Quyền khiếu trường hợp sử trong tình huống nại và tố cáo dụng quyền được sử dụng của công dân khiếu nại và tố quyền khiếu nại cáo hay tố cáo 1 câu 1 câu 2 câu 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 3: Khái niệm, Hiểu câu nói Chí công biểu hiện của của Bác thuộc vô tư chí công vô tư phẩm chất chí và không chí công vô tư. công vô tư. Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 5% 2,5% 7,5% Chủ đề 4: Biểu hiện của Hiểu câu ca dao Tự chủ tự chủ và nhận thuộc đức tính biết các ý nghĩa tự chủ của tự chủ. Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 5% 2,5% 7,5% Chủ đề 5: Khái niệm, Đưa ra việc Dân chủ và kỉ nhận biết ý làm để phát luật nghĩa của dân huy tính dân chủ và kỉ luật chủ và kỉ luật Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 5% 2,5% 7,5% Chủ đề 6: - Thế nào là Xử lý tình Bảo vệ hòa bình và bảo huống đưa ra
  2. hòa bình vệ hòa bình. cách xử sự - Biểu hiện của phù hợp lòng yêu hòa bình. Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 5% 2, 5% 7,5% Chủ đề 7: Nhận biết ý - Ý nghĩa của Tình hữu nghĩa của việc tình hữu nghị nghị giữa các tăng cường xây giữa các dân tộc dân tộc trên dựng tình hữu trên thế giới thế giới nghị giữa các - Nhận xét về dân tộc trên thế việc làm thể giới hiện tình hữu nghị với dân tộc trên thế giới của HS Số câu: 1 câu 2 câu 3 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 2,5% 5% 7,5% Chủ đề 8: Khái niệm của Hiểu ý nghĩa, Đưa r a cách Hợp tác cùng hợp tác và biểu việc làm cụ thể giiải thích về phát triển hiện hợp tác thể hiện tinh nguyên tắc của nước ta với thần hợp tác hợp tác của các nước trên trong thực tế Đảng và nhà thế giới cuộc sống nước ta Số câu: 2 câu 2 câu 1 câu 5 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 1,25 điểm Tỉ lệ : 5% 5% 2,5% 12,5% Chủ đề 9: Kế Khái niệm Hiểu câu tục thừa và phát truyền thống ngữ nói về huy truyền tốt đẹp của dân truyền thống tốt thống tốt đẹp tộc. đẹp gì của dân của dân tộc tộc ta Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 10: Nhận biết hành - Cách rèn Năng động vi thể hiện sự luyện trở sáng tạo năng động, thành người sáng tạo. năng động, sáng tạo Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 11: Khái niệm, Xử lý tình Làm việc nhận biết việc huống đưa ra
  3. năng suất, làm không có cách làm phù chất lượng năng suất, chất hợp hiệu quả lượng, hiệu quả. Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 5% 2,5% 7,5% Chủ đề 12: Khái nệm kinh - Đưa ra việc Quyền tự do doanh, quyền cần làm để kinh doanh tự do kinh thực hiện tốt và nghĩa vụ doanh. quy định của đóng thuế pháp luật Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 13: Nhận biết Hiểu được quy Xử lý tình Quyền và trường hợp vi định của pháp huống đưa ra nghĩa vụ lao phạm pháp luật luật về độ tuổi cách làm phù động của lao động lao động hợp công dân Số câu: 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 2,5% 7,5% Chủ đề 14: Hiểu được hành Đưa ra việc Vi phạm vi vi phạm pháp cần làm để pháp luật và luật trong tình không vi phạm trách nhiệm huống pháp luật pháp lí của công dân Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Chủ đề 15: Khái nệm bảo Đưa ra việc Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cần làm để vệ Tổ quốc góp phần bảo vệ Tổ quốc Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Tỉ lệ : 2,5% 2,5% 5% Tổng số câu: 20 câu 10 câu 6 câu 4 câu 40 câu Tổng điểm: 5 điểm 2,5 điểm 1,5 điểm 1 điểm 10 điểm Tỉ lệ: 50% 25% 15% 10% 100%
  4. PHÒNG GD& ĐT GIA LÂM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2020- 2021 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN MÃ ĐỀ SỐ 01 Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 : Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội, bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với A. mọi mặt của đời sống xã hội. B. người mắc tệ nạn xã hội. C. người không mắc tệ nạn xã hội. D. gia đình người mắc tệ nạn xã hội. Câu 2: Công dân sử dụng quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây? A. Phát hiện thấy người trộm cắp tài sản của người khác. B. Phát hiện thấy người buôn bán ma túy. C. Bị cảnh sát giao thông yêu cầu nộp phạt cả những lỗi mình không mắc. D. Chứng kiến người hàng xóm hành hạ, ngược đãi người giúp việc. Câu 3: Thế nào là chí công vô tư? A. Giải quyết công việc theo tình cảm. B. Giải quyết công việc theo cảm tính. C. Giải quyết công việc theo số đông. D. Giải quyết công việc theo lẽ phải. Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm. B. Bỏ qua lỗi lầm của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình. C. Chỉ giúp đỡ người đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn. D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình. Câu 5 : Tự chủ là làm chủ A. gia đình. B. cộng đồng. C. xã hội. D. bản thân. Câu 6: Theo em, đâu không phải là ý nghĩa của tự chủ? A. Là một đức tính quý giá. B. Biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình. C. Con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. D. Giúp ta đứng vững trước tình huống cám dỗ, khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 7 : Kỉ luật là A. tuân theo những quy định chung. B. tuân theo những quy tắc của bản thân. C. làm theo ý muốn của người khác. D. làm theo những gì mình thích. Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật? A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể. B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình. D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân. Câu 9 : Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. bảo về đất nước. B. hoạt động chính trị. C. bảo vệ hòa bình. D. hoạt động ngoại giao. Câu 10: Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Biết lắng nghe, thấu hiểu người khác. B. Bắt mọi người phục tùng mình. C. Phân biệt đối xử giữa người với người.
  5. D. Dùng vũ lực khi có mâu thuẫn. Câu 11: Dòng nào không nêu đúng ý nghĩa của việc tăng cường xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của những nước có nền kinh tế phát triển. B. Tạo sự hiểu biết giữa các quốc gia, tạo điều kiện để những nước nghèo có cơ hội phát triển. C. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt. D. Góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới. Câu 12: Hợp tác cùng phát triển là A. cùng chung sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. B. cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong công việc vì mục đích chung. C. cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên. D. cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong khó khăn. Câu 13: Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước: A. Nhật Bản B. Mỹ C. Ô-xtrây-li-a D. Pháp Câu 14: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 15: Hành vi nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? A. Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập hay nhất, hợp lí nhất. B. Không suy nghĩ khi cô giáo hỏi. C. Không tham gia ý kiến khi thảo luận. D. Khi làm việc luôn đặt câu hỏi: Liệu mình có làm được không? Câu 16:Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. tự chủ trong mọi công việc. B. hợp tác cùng phát triển. C. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. D. năng động, sáng tạo trong công việc. Câu 17: Trong trường học, việc làm nào sau đây là không năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giáo viên trong nhà trường giáo dục, đào tạo lối sống, cho học sinh. B. Một số thầy (cô) giáo, tranh thủ nghỉ tết giao nhiều bài tập cho học sinh. C. Các giáo viên tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy. D. Các thầy( cô) giáo trong trường phát động thi đua dạy tốt, học tốt. Câu 18: Kinh doanh là A. hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa. B. hoạt động sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. C. hoạt động trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận. D. hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận. Câu 19: Trường hợp nào dưới đây, người lao động vi phạm pháp luật? A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước. B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động. C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
  6. D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Câu 20: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhât và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam là A. bảo vệ Tổ quốc. B. bảo vệ hòa bình. C. bảo vệ lợi ích quốc gia. D. bảo vệ nền độc lập. Câu 21: Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Câu nói của Bác muốn khuyên chúng ta về phẩn chất gì? A. Chí công vô tư. B. Bảo vệ hòa bình. C. Dân chủ và kỉ luật D. Tự chủ. Câu 22 : Anh T phát hiện ra một cơ sở trông giữ trẻ mầm non thường xuyên mua thực phẩm không đảm bảo an toàn để chế biến cho trẻ ăn trưa. Trong trường hợp này, anhT có quyền gì đối với cơ sở giữ trẻ? A. Khiếu nại việc làm đó. B. Quay clip tống tiền. C. Tố cáo việc làm đó. D. Xử phạt lỗi vi phạm. Câu 23 : Câu ca dao sau thể hiện đức tính gì của con người? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” A. Chí công vô tư. B. Bảo vệ hòa bình. C. Dân chủ và kỉ luật. D. Tự chủ. Câu 24: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nhằm: A. Tạo cơ hội, điều kiện cho các cá nhân cùng hợp tác và phát triển về nhiều mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. B. Tạo cơ hội, điều kiện cho các nước, các dân tộc cùng hợp tác và phát triển về nhiều mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. C. Tạo cơ hội, điều kiện cho các nước, các dân tộc cùng hợp tác và phát triển về mặt kinh tế; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. D. Tạo cơ hội, điều kiện cho các vùng, địa phương cùng hợp tác và phát triển về nhiều mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Câu 25: Trường em phát động cuộc thi vẽ tranh về tình bạn giữa nhân dân ta và nhân dân Cu ba. Các bạn học sinh đã có rất nhiều bức tranh đẹp về tình cảm giữa hai dân tộc anh em. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn? A. Thể hiện lòng yêu thương con người với nhân dân Cu ba. B. Tình đoàn kết tương trợ giữa hai nước. C. Sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác. D. Tình bạn bè thân thiện giữa nhân dân ta với nhân dân Cu ba. Câu 26 : Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây? A. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo. B. Hạn chế sự bùng nổ dân số. C. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ. D. Khắc phục tình trạng đói nghèo. Câu 27: Sau hoạt động trải nghiệm của lớp 9A, bạn D được cô giáo phân công viết bài thu hoạch cùng các bạn B, K, A. Trong quá trình cùng làm việc, bạn K và A phát hiện bạn B làm thay toàn bộ phần việc của bạn D nên K báo cáo với cô giáo. Xác nhận thông
  7. tin này là đúng sự thật, cô giáo đã phê bình cả nhóm trước lớp. Những học sinh nào dưới dây vận dụng không đúng nội dung hợp tác? A. Bạn K và D. B. Bạn B, K và D. C. Bạn B và D. D. Bạn B, A và K. Câu 28 : Câu tục ngừ “Đồng cam cộng khổ” nói về truyền thống gì của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Đoàn kết C. Đạo đức. D. Lao động. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần. B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần. D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Câu 30 : M 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm M cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của M A. vi phạm pháp luật dân sự. B. vi phạm pháp luật hành chính chính C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật dân sự. Câu 31: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật ? A. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. B. Nghe theo mọi quy định của lớp trưởng. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Không tham gia các hoạt động của lớp. Câu 32: Minh thường tâm sự với các bạn: “Tớ thấy nước mình thường hay hợp tác với các nước XHCN, còn các nước tư bản phát triển trên thế giới thì không chú trọng hợp tác nên mãi nghèo .Em sẽ chọn cách nào dưới đây để giải thích cho Minh hiểu? A. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới. B. Nhà nước chú trọng các đối tác truyền thống lâu đời để phát triển KHKT. C. Nước ta chưa chú trọng vấn đề hợp tác quốc tế, vẫn tồn tại cơ chế đóng cửa trong quan hệ hợp tác D. Hợp tác để đẩy lùi những vấn đề như: Sự bùng nổ dân số, khắc khục đói nghèo Câu 33: Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần A. luôn làm theo những điều mình thích. B. say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống. C. chỉ cần làm theo những điều người khác chỉ bảo. D. say mê trong nghiên cứu khoa học. Câu 34: Theo quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, công dân không được làm gì? A. Tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. B. Kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. C. Buôn bán theo đúng số lượng và mặt hành chưa kê khai. D. Tự do kinh doanh và có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật. Câu 35: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc? A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh
  8. D. Giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân Câu 36: Để không vi phạm pháp luật, là học sinh, chúng ta cần tham gia việc làm nào dưới đây? A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội. B. Học tập chăm chỉ, nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật. C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước. D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa. Câu 37: Khi nhìn thấy một nhóm các bạn nam lớp 8 vào nhà vệ sinh của trường hút thuốc lá, là người có ý thức phòng, chống tệ nạn xã hội, em sẽ làm gì? A. Lờ đi coi như không biết. B. Báo với thầy cô, Ban giám hiệu. C. Xin các bạn hút thử cho biết. D. Không lại gần để tránh phiền phức. Câu 38: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với người khác? A. Chủ động gặp người đó trao đổi để hiểu và thông cảm. B. Tranh cãi đến cùng để phân thắng bại. C. Dùng vũ lực hoặc đe dọa, xúc phạm người có bất đồng với mình. D. Tìm sự giúp đỡ của người khác để giành phần thắng. Câu 39: M và em gái đang ngồi học bài, bỗng gặp một bài tập khó em gái không hiểu ra hỏi M. Theo em trong tình huống đó, M sẽ làm gì trong những cách sau? A. Làm hộ em gái cho nhanh. B. Giảng giải cho em đến khi hiểu bài. C. Bảo em ra ngoài vì đang bận học bài. D. Xuống mách mẹ vì em lười suy nghĩ. Câu 40: Hàng cơm gần nhà chị M có 1 cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nớc to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng. Nếu em là người chứng kiến sự việc trên, em cần phải làm gì? A. Mặc kệ. B. Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. C. Báo cho ngừời có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm của mình. D. Góp ý cho bà chủ quán, nếu bà vẫn tiếp diễn việc làm đó, sẽ báo cho người có trách nhiệm. Chúc các em làm bài tốt
  9. PHÒNG GD& ĐT GIA LÂM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2020- 2021 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN MÃ ĐỀ SỐ 02 Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 : Tệ nạn xã hội không bao gồm các hành vi A. sai lệch chuẩn mực xã hội B. vi phạm đạo đức và pháp luật. C. ham chơi, đua đòi. D. gây quả xấu đối với xã hội. Câu 2: Công dân sử dụng quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây? A. Gia đình ông H không đồng ý với quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân Huyện. B. Chị M phát hiện công ty N đổ chất thải công nghiệp chưa qua xử lí ra môi trường. C. Sau thời gian nghỉ thai sản, chị T bị giám đốc cho thôi việc mà không rõ lí do. D. Anh P và chị K cùng làm việc ở một vị trí nhưng anh P được ưu ái hơn vì là nam giới. Câu 3: Giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây ? A. Liêm khiết. B. Trung thưc. C. Chí công vô tư. D. Tự trọng. Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự không công bằng ? A. Lớp trưởng ghi tên và nhắc nhở tất cả các bạn vi phạm kỷ luật. B. Cô giáo phê bình và kỉ luật những bạn vi phạm nội qui lớp học. C. Bạn Lan chăm chỉ học tập và tích cực tham gia các hoạt động tập thể. D. Lớp phó học tập chỉ nhắc nhở, ghi tên những bạn không làm bài tập mà mình không chơi cùng. Câu 5 : Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện A. việc giữ chữ tín. B. chí công vô tư. C. đức tính tự chủ. D. lối sống liêm khiết. Câu 6 : Tự chủ giúp con người A. dễ gây mâu thuẫn với bạn. B. đứng vững trước khó khăn cám dỗ. C. dễ mắc sai lầm trong cuộc sống. D. bột phát khi giải quyết công việc. Câu 7: Dân chủ là A. tuân theo những quy định chung. B. làm theo những gì mình thích. C. làm chủ bản thân. D. làm chủ công việc của tập thể và xã hội. Câu 8: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ có tác dụng gì? A. Giúp mọi người xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức các hoạt động xã hội. B. Giúp mọi người sống đúng đắn và có đạo đức. C. Giúp mọi người cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học. D. Giúp mọi người góp phần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 9 : Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang gọi là A. xung đột. B. hòa bình. C. hòa giải. D. hòa hoãn. Câu 10: Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia? A. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu. B. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột. C. Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia. D. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ.
  10. Câu 11: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới A. phụ thuộc lẫn nhau. B. tạo thành những phe phái đối đầu nhau. C. cùng nhau hợp tác và phát triển. D. tập hợp đồng minh. Câu 12: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm A. tự lập. B. dân chủ. C. Hợp tác. D. Liêm khiết. Câu 13: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia: A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ B. Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản. C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. Trung Quốc,Nga, Ấn Độ. Câu 14: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. kinh tế. Câu 15. Cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc ? A. Làm theo những gì đã được hướng dẫn để đỡ mất công. B. Suy nghĩ để tìm ra các cách làm mới, nhanh hơn, tốt hơn. C. Tự làm theo ý thích riêng của mình, không cần tính toán kĩ. D. Tìm cách hoàn thành công việc cho nhanh, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc. Câu 16: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian nhất định A. tạo ra nhiều sản phẩm. B. tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. C. tạo ra sản phẩm có giá trị. D. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Câu 17: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập. B. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Lan thường đem bài tập của môn khác ra làm. C. Giành toàn bộ thời gian rành trong tuần để đi học thêm tất cả các môn. D. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay. Câu 18: Quyền tự do kinh doanh là A. sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận. B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, nghành nghề gì. C. được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật. Câu 19: Trường hợp nào dưới đây, người sử dụng lao động vi phạm pháp luật? A. Không sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động. B. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận. C. Nghỉ dài ngày có thông báo lí do cho người lao động biết. D. Đóng bảo hiểm cho một số người lao động trong công ti là thân cận của mình. Câu 20: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt được gọi là A. phòng thủ. B. chiến tranh nhân dân. C. quốc phòng. D. tổng động viên.
  11. Câu 21: Câu ca dao sau nói về phẩm chất đạo đức nào? “Trống chùa ai vỗ thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng” A. Tự chủ. B. Bảo vệ hòa bình. C. Dân chủ và kỉ luật D. Chí công vô tư. Câu 22 : Anh T là nhân viên Công ty điện lực, do mâu thuẫn cá nhân, đã tự ý ngừng cấp điện 1 tháng làm thiệt hại cho cơ sở sản xuất của chị M. Trong trường hợp này, chị M có quyền gì? A. Khiếu nại việc làm đó. B. Tố cáo việc làm đó. C. Vừa khiếu nại vừa tố cáo việc làm đó. D. Xử phạt lỗi vi phạm. Câu 23 : Câu ca dao dưới đây muốn nói lên điều gì? “Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em” A. Tính dân chủ kỉ luật. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Sự tôn trọng hòa bình. D. Tính chí công vô tư. Câu 24: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích A. thêm bạn bớt thù. B. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. C. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới. D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế. Câu 25: Trường em phát động cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 49. Các bạn học sinh đã rất hưởng ứng và có nhiều bạn đã viết được những bức thư hay, giàu ý nghĩa nhân văn và được gửi đi dự thi. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn? A. Thể hiện lòng yêu thương con người . B. Tình đoàn kết tương trợ giữa các nước. C. Sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 26 : Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Cầu Nhật Tân. B. Nhà máy thủy điện Hòa Bình. C. Cầu Long Biên. D. Nhà máy Sam sung Thái Nguyên. Câu 27 : Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T( ngồi cạnh) rủ M và N chia bài ra ra học cho đỡ vất vả và để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. M đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. Còn N không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. Theo em, những hịc sinh nào dưới đây vận dụng không đúng nội dung hợp tác? A. Bạn T và M. B. Bạn M và N. C. Bạn T và N. D. Bạn T, M và N. Câu 28 : Câu tục ngừ “Thương người như thể thương thân” nói về truyền thống gì của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Nhân nghĩa. C. Đoàn kết D. Lao động. Câu 29: Theo bộ luật lao động mới 2019, thì người lao động là người đủ bao nhiêu tuổi? A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 15 tuổi. C. Đủ 16 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
  12. Câu 30 : N 15 tuổi mượn xe máy 125 phân khối rủ bạn đi chơi, lạng lách, đánh võng trên đường phố. Khi đến ngã tư, có tín hiệu đèn đỏ nhưng N không dừng lại mà còn cố tình đi tiếp và gây va quệt vào người đi xe đạp làm hỏng xe đạp và gây thương tích nhẹ cho người đó. Hành vi của N A. vi phạm pháp luật dân sự. B. vi phạm pháp luật hành chính chính C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật dân sự. Câu 31: Trong buổi sinh hoạt lớp, lớp em tổ chức thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho lớp. Là thành viên trong lớp, em cần làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật ? A. Không tham gia các hoạt động của lớp. B. Tôn trọng ý kiến của tập thể. C. Tham gia đề xuất ý kiến. D. Để cán bộ lớp quyết định. Câu 32: Trong cuộc tranh luận về sự cần thiết của hợp tác quốc tế, Tuấn cho rằng nước ta đang phát triển mạnh nên không cần hợp tác với các nước khác trên thế giới. Nếu là bạn của Tuấn, em sẽ chọn cách nào dưới đây để giải thích cho Tuấn hiểu? A. Hợp tác giữa các nước đã và đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi. B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhằm mở rộng lãnh thổ. D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ. Câu 33: Em cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? A. Có ý kiến riêng và tìm cách bảo vệ ý kiến đúng của mình. B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 34: Theo quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, công dân không được làm gì? A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh. B. Buôn bán hang giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận. C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hang kinh doanh. D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật. Câu 35: Là học sinh, chúng ta cần tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc? A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đế tuổi quy định. B. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. C. Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự. D. Du lịch khám phá nền văn hóa của nước khác. Câu 36: Công dân cần tham gia việc làm nào dưới đây để không vi phạm pháp luật? A. Can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yếu thế. B. Không làm bất cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật. C. Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
  13. D. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Câu 37: Khi nhìn thấy người bạn thân của em bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo hút thuốc phiện, là người có ý thức phòng, chống tệ nạn xã hội, em sẽ làm gì? A. Lờ đi coi như không biết. B. Báo với thầy cô, ban giám hiệu. C. Xin các bạn hút thử cho biết. D. Không lại gần để tránh phiền phức. Câu 38: Là người yêu hòa bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cổ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh nhau, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó. D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hòa giải. Câu 39: Để ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp này, em nên làm gì? A. Kể với các bạn cán bộ lớp để phê bình T. B. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. C. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả. D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 40: H 15 tuổi là học sinh lớp 9. H muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau: A. Xin vào biên chế làm việc trong các cơ quan nhà nước. B. Xin làm hợp đồng. C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. D. Mở cửa hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng. Chúc các em làm bài tốt
  14. PHÒNG GD& ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN CHẤM BÀI THI VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN MÃ ĐỀ SỐ 01 Mỗi câu trả lời đúng, được 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D A D D A D C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C A A C B D A A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A C D C D C C B D A 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A A B C A B B A B D
  15. PHÒNG GD& ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN CHẤM BÀI THI VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN MÃ ĐỀ SỐ 02 Mỗi câu trả lời đúng, được 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B C D C B D A B B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C D B B D A C D B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D A B C D C A B B D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C B A B A C B D C B