Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Đình Xuyên

doc 15 trang thienle22 4290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Đình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_giao_duc_cong_dan_truong_thcs_dinh.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Đình Xuyên

  1. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Họ và tên: MÔN: VẬT LÝ Số báo danh: . Năm học: 2019 – 2020 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ A. Giữa các nước trên thế giới. B. Phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. C. Bạn bè thân thiết giữa các dân tộc, các nước trên thế giới với nhau. D. Đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác. Câu 2: Tình hữu nghị được hiểu là A. Quan hệ bè bạn thân thiện giữa nước này với nước khác. B. Quan hệ bình đẳng giữa nước lớn với nước bé. C. Quan hệ qua lại gữa các nước với nhau. D. Quan hệ đối kháng giữa dân tộc này với dân tộc khác. Câu 3. Tình hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới A. Phụ thuộc lẫn nhau. B. Tập hợp đồng minh. C. Cùng nhau hợp tác, phát triển. D. Tạo thành những phe phái đối đầu nhau. Câu 4. Bảo vệ tổ quốc là A. Tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. B. Chỉ tham gia thực hiện đầy đủ pháp luật và nghĩa vụ quân sự. C. Nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của cơ quan nhà nước. D. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 5. Những biểu hiện nào dưới đây nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: A. Độc lập, chủ quyền, bảo vệ. B. Kích động, âm mưu thôn tính. C. Tránh tham gia các hoạt động ở lớp. D. Rủ rê, lôi kéo các bạn phá hoại tài sản công. Câu 6. Bảo vệ tổ quốc bao gồm việc A. Tham gia biểu tình chương trình ủng hộ khủng bố ở địa phương mình sống. B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. C. Học tập cho bản thân, tự do tham gia nghĩa vụ quân sự khi nào mình muốn. D. Thiêng liêng, khẩn cấp dành riêng cho các tổ chức chính trị quốc gia. Câu 7: Kinh doanh được hiểu là: A. Hoạt động buôn bán nhằm thu lợi nhuận. B. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. C. Hoạt động buôn gian, bán lận. D. Hành động câu kết sản xuất hàng giả nhằm thu lợi nhuận cao. Câu 8: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là gì? A. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. Khi đã có giấy phép kinh doanh, công dân có thể kinh doanh tất cả các mặt hàng.
  2. C. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo khả năng của bản thân, không bị bất cứ ràng buộc nào. D. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. Câu 9: Trong các mặt hàng sau, mặt hàng nào có mức thuế thấp nhất? A. Rượu B. Sách vở. C. Hàng mã. D. Thuốc lá. Câu 10: Trong các mặt hàng sau, mặt hàng nào có mức thuế cao nhất? A. Thuốc lá. B. Rượu. C. Hàng mã. D. Xăng. Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, thuộc vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 12: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm A. Gây nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải tội phạm. C. Xâm hại đến các quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. D. Xâm phạm các quan hệ lao động do pháp luật lao động bảo vệ. Câu 13: Có mấy loại vi phạm pháp luật? A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu. Câu 14: Người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do cơ quan, đơn vị áp dụng đối với cá nhân thuộc quyền quản lí của mình. Nội dung trên nói về trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 15: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là A. Tạo ra nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn. B. Tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng trong một thời gian ngắn. C. Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao trong một thời gian ngắn. D. Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn Câu 16: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có nghĩa là trong một thời gian ngắn tạo ra được nhiều sản phẩm A. Có giá trị lâu bền. B. Với mẫu mã đa dạng.
  3. C. Có giá trị và chất lượng cao D. Mang lại lợi ích kinh tế lớn. Câu 17: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào sau đây? A. Có thu nhập ổn định để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. B. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường. C. Tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt. D. Giúp người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc. Câu 18: Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời ngắn là làm việc A. Có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. Tự giác, sáng tạo. C. Năng động, sáng tạo. D. Năng động, tự giác, sáng tạo. Câu 19: Theo quy định pháp luật thì nữ giới từ bao nhiêu tuổi trở lên mới được kết hôn A. Từ 17 tuổi B. Từ 18 tuổi C. Từ 19 tuổi D. Từ 20 tuổi A. Câu 20: Theo quy định của pháp luật thì nam giới từ bao nhiêu tuổi trở lên mới được kết hôn? B. A. Từ 17 tuổi. C. B. Từ 20 tuổi. D. C. Từ 19 tuổi. E. D. Từ 18 tuổi. Câu 21: Lao động sáng tạo là A. Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, B. Do bố mẹ yêu cầu phải làm. C. Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới. D. Thấy người khác làm mình cũng làm theo. Câu 22: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Đang là học sinh nhưng Hà thường hay bỏ học để đi làm. B. An luôn mạnh dạn hỏi thầy cô nếu chưa hiểu bài. C. Trong giờ học môn Toán, Nam thường đem bài tập môn Hóa ra làm. D. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dân, chỉ bảo. Câu23: Biểu hiện nào sau đây cần phải tránh? A. Áp dụng nguyên xi kinh nghiệm của người khác. B. Luôn suy nghĩ để tìm cách nâng cao hiệu quả công việc. C. Tích cực tham khảo, học hỏi từ những người xung quanh. D. Tìm cách điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới. Câu 24. Việc giải quyết vấn đề nào sau đây đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế?
  4. A. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến. B. Chống tham ô, tham nhũng. C. Phát triển kinh tế biển. D. Bảo vệ môi trường. Câu 25. Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác quốc tế phải dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Bên nào mạnh thì được hưởng lợi nhiều hơn. B. Chấp nhận thua thiệt so với các nước lớn hơn. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Chấp nhận mọi yêu cầu của nước khác, miễn là họ hợp tác với mình. Câu 26. Hành vi nào sau đây thể hiện tinh thần hợp tác. A. Tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. B. Tìm hiểu văn hoá của các dân tộc khác. C. Cùng gia đình đi du lịch vòng quanh thế giới. D. Cùng bạn đi dự sinh nhật, đi xem phim. Câu 27. Đâu là xu thế chung của thế giới hiện nay? A. Bán vũ khí, đẩy mạnh khủng bố. B. Đối đầu xung đột, chạy đua vũ trang. C. Chiến tranh lạnh, sản xuất vũ khí hạt nhân. D. Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Câu 28: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là A. Nghề nghiệp. B. Việc làm. C. Công việc. D. Lao động. Câu 29: Pháp luật nước ta quy định thế nào về sử dụng lao động trẻ em? A. Cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc tại cơ sở lao động. B. Được sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm mọi công việc. C. Được sử dụng người lao động từ 15 tuổi trở lên làm mọi công việc, kể cả công việc nặng nhọc. D. Cấm lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi. Câu 30: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Trẻ em chỉ cần học hành, không nên lao động chân tay. B. Lao động là chính, học hành là phụ. C. Trẻ em tham gia lao động nhưng cũng nên tuỳ theo sức của mình. D. Nếu có công việc làm ra nhiều tiền thì trẻ em cũng nên tranh thủ làm thật nhiều. Câu 31: Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây? A. Phát huy tính tự do của công dân. B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân. D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân. Câu 32: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A. Dân chủ công khai.
  5. B. Dân chủ đa số. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ trực tiếp. Câu 33: Mai năm nay mới học hết lớp 9 đã có gia đình anh Nam đến hỏi cưới . Bố mẹ Mai thấy gia đình anh Nam giau nên đã ép Mai lấy Nam vì cho rằng con mình sẽ hạnh phúc. Việc làm của bố mẹ Mai đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Luật hôn nhân và gia đình B. Luật bình đẳng giữa cha mẹ và con cái C. Luật Dân sự D. Luật hành chính Câu 34: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lấy vợ lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con cái C. Trong gia đình người chồng có quyền quyết định tất cả D. Vợ chồng bình đẳng trên mọi phương diện trong gia đình Câu 35. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau. B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác. C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn. D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác. Câu 36 . Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng? A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển. B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình. C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình Câu 37: Đức 21 tuổi, gia đình thì hoàn cảnh lại lười lao động ham chơi, ăn bám vào bố mẹ già.Nếu em là bạn của bạn Đức em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Đồng tình với việc làm của bạn. B. Thờ ơ không quan tâm đến việc làm của bạn. C. Phân tích cho bạn hiểu lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. D. Lao động là quyền của công dân vì thế lao động không là quyền của mình. Câu 38. Anh Hùng và chị Thanh yêu nhau nhưng gia đình hai bên không chấp nhận tình yêu của hai người. Trong trường hợp này, anh Hùng và chị Thanh nên làm gì? A. Nên chia tay vì sự phản đối của hai gia đình. B. Tự đăng kí và tổ chức kết hôn. C. Thuyết phục để hai bên gia đình hiểu và chấp nhận, D. Cứ chung sống như vợ chồng rồi lâu gia đình cũng chấp nhận. Câu 39. Trong vụ ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh Miền trung do công ty Fomosa vi phạm. Nhiều thế lực thù địch đã lợi dụng tình hình chính trị để kích động, khủng bố. Bản thân em là học sinh, em sẽ lựa chọn hành động nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? A. Nhiệt tình tham gia buổi biểu tình của tổ chức khủng bố. B. Đăng bài, chia sẻ ủng hộ những vụ việc của tổ chức này. C. Báo với chính quyền địa phương, công an về tình hình.
  6. D. Rủ rê, lôi kéo thêm bạn bè cùng tham gia buổi tình. Câu 40. Nam và Huy tranh cãi với nhau về việc tham gia nghĩa vụ quân sự. Nam cho rằng tham gia nghĩa vụ quân sự là quyền của mỗi người, không được ép buộc. Nếu em là Huy, em sẽ giải thích cho Nam theo những cách nào sau đây cho bạn hiểu về tham gia nghĩa vụ quân sự? A. Mọi công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ và tham gia quân sự nếu đủ các điều kiện sức khỏe. B. Mọi thanh niên nam nữ đủ 17 tuổi đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ sức khỏe. C. Chỉ tham gia nghĩa vụ quân sự nếu không còn đi học và có quyền từ chối nếu không muốn.
  7. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Họ và tên: MÔN: VẬT LÝ Số báo danh: . Năm học: 2019 – 2020 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 2 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1. Mọi người được làm chủ công việc của tập thề và xã hội được gọi là A. Tự chủ B. Dân chủ C. Quản lí D. Tự quản. Câu 2. Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là A. Dân chủ B. Văn minh C. Tự chủ D. Làm chủ. Câu 3. Những quy định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung được gọi là A. Dân chủ B. Pháp luật C. Tự giác D. Kỉ luật. Câu 4. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho biểu hiện nào được thực hiện có hiệu quả? A. Tính tự chủ. B. Tính dân chủ. C. Tính tự giác. D. Tính năng động. Câu 5. Trong cuộc họp lớp, cô giáo đề nghị các bạn giơ tay biểu quyết về việc bầu lớp trưởng,lớp phó.Việc làm của cô giáo thể hiện điều gì? A. Dân chủ. B. Kỉ luật. C. Tự chủ. D. Pháp luật. Câu 6. Luận điểm: “Dân biết, dân bàn,dân làm,dân kiểm tra”nói về A. Tự chủ B. Tự quản. C. Kỉ luật D. Dân chủ. Câu 7.Tuân theo pháp luật cũng có nghĩa là công dân phải tuân theo một số A. Quy định đề ra B. Quyền và nghĩa vụ C. Chuẩn mực đạo đức xã hội
  8. D. Ràng buộc ở nơi cư trú Câu 8. Với mỗi cá nhân con người thì phẩm chất đạo đức luôn là A. Những phẩm chất bền vững B. Điều dễ thay đổi C. Những thói quen, suy nghĩ D. Những điều khó thực hiện Câu 9. Câu nói “Luật pháp bất vị thân” yêu cầu con người phải sống A. Có đạo đức, văn hóa B. Theo các quy định của pháp luật C. Có trách nhiệm với đất nước D. Trách nhiệm với người thân Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện là người không có đạo đức? A. Yêu thương giúp đỡ mọi người B. Sống quan tâm đến làng xóm, láng giềng C. Không quan tâm đến ông bà cha mẹ D. Tích cực tham gia các phong trào tình nguyện Câu 11. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, thanh thản B. Trở thành người được xã hội trọng vọng C. Đem lại nhiều lợi ích cho bản thân D. Tránh bị người khác ghét bỏ, nói xấu Câu 12. Phạm trù nào sau đây thuộc chủ đề pháp luật? A. Sống chan hòa với mọi người B. Tôn trọng lẽ phải C. Thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự D. Chí công vô tư Câu 13. Em là con trai môt vị giám đốc, biêt bố mình thường xuyên nhận quà hối lộ. Nếu chứng kiến cảnh đó em lựa chọn cách ứng xử nào? A. Im lặng bỏ đi đó là chuyện người lớn. B. Nói chuyện nghiêm túc với bố về việc làm sai trái đó. C. Chạy lại ném gói quà đó đi. D. Phản ứng gay gắt với việc làm của bố. Câu 14. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 9A cô Hồng luôn quan tâm ưu ái những học sinh ngoan còn học sinh hư phân biệt đối xử, nhất là chấm bài kiểm tra học giỏi nâng cao, học sinh kém hạ xuống nếu em là học sinh kém khi nhận bài kiểm tra bị hạ điểm. Em sẽ lựu chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Nhận bài kiểm tra im lặng, buồn cất đi. B. Xé luôn bài kiểm tra trước mặt mọi người khi nhận được. C. Mang bài kiểm tra lên ý kiến cô cần công bằng. D. Nói oang trước lớp cô giáo thiên vị chấm bài. Câu 15: Người luôn tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là ngườỉ A. Năng động . B. Nhanh nhẹn. C. Chăm chỉ. D. Linh hoạt. Câu 16: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có là biểu hiện của sự A. Năng động. B. Học hỏi. C. Sáng tạo. D. Cần cù. Câu 17: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của
  9. A. Học sinh. B. Các doanh nhân. C. Tất cả mọi người. D. Người lao động. Câu 18: Phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do A. Di truyền mà có. B. Bắt chước người khác mà có. C. Sở thích của họ quyết định. D. Tích cực rèn luyện mà có. Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Bỏ qua lỗi cho nhân viên thân cận. B. Bảo vệ ý kiến người đã giúp đỡ mình. C. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm. D. Dành đặc ân cho người có tiền. Câu 20. Biểu hiện nào sau đây thể hiện chí công vô tư? A. Chỉ làm nhưng gì khi có lợi cho bản thân. B. Không chịu hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. C. Giải quyết công việc ưu tiên người nhà, thân quen. D. Phản đối hành vi cá nhân đi ngược lại lợi ích tâp thể. Câu 21. Biểu hiện nào trái ngược với chí công vô tư? A. Hi sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích tập thể. B. Tòa án xét xử đúng người đúng tội. C. Tính toán, so đo thiệt hơn khi làm mọi việc. D. Giải quyêt công việc không ưu tiên người nhà. Câu 22. Em đồng ý với việc ý kiến nào dưới đây ? A. Đã là bạn thân giấu khuyết điểm của nhau trước lớp. B. Trong nhà người em luôn được phần nhiều hơn anh chị. C. Cha mẹ luôn đối xử con trai và con gái như nhau. D. Con nhà cán bộ được ưu ái hơn con nông dân. Câu 23: Những ngành nghề nào sau đây bị cấm kinh doanh? A. Vũ khí, trang thiết bị, kĩ thuật quân sự. B. Rượu, bia, thuốc lá. C. Ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em. D. Xăng dầu các loại. Câu 24: Trường hợp nào sau đây thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Ngăn cản người khác kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm. B. Ngăn chặn tổ chức, cá nhân kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cấm. C. Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho người đủ điều kiện kinh doanh. D. Cố ý phá hoại cơ sở kinh doanh của người khác. Câu 25: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Cơ quan kiểm toán kiểm tra hoạt động tài chính của doanh nghiệp. B. Ngăn chặn tổ chức, cá nhân kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cấm. C. Cản trở, sách nhiễu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. D. Khuyến khích công dân tự do kinh doanh đúng pháp luật. Câu 26: Nhà nước sử dụng tiền thuế của công dân đóng góp không phục vụ những hoạt động nào sau đây? A. Đầu tư để củng cố an ninh quốc phòng. B. Mua vàng để dự trữ. C. Xây dựng trường học, bệnh viện.
  10. D. Trả lương cho cán bộ công chức. Câu 27: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: A. Quyền tham gia xây dựng, bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, công việc chung của nhà nước và xã hội. B. Quyền tham gia hội họp và quyết định các vấn đề quan trọng của xã hội và đất nước. C. Quyền tham gia giám sát các hoạt động, việc làm của quan chức, cơ quan, đơn vị công quyền. D. Quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Câu 28: Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? A. Quyền tự do tín ngưỡng. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền lao động. D. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 29: Trong các quyền sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước của công dân? A. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. B. Quyền học tập. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. Câu 30: Công dân được tham gia ứng cử khi A. Đủ 16 tuổi B. Đủ 18 tuổi C. Đủ 21 tuổi D. Bất kì lứa tuổi nào Câu31: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của ai? A. Cán bộ, công chức nhà nước. B. Thủ trưởng cơ quan. C. Mọi công dân. D. Những người đứng đầu bộ máy nhà nước. Câu 32: Nội dung không thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là: A. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. B. Xây dựng làng văn hoá C. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội D. Gây rối trật tự an ninh xã hội. Câu 33: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước. B. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của của mọi người. C. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. D. Chỉ những người đứng đầu các cơ quan nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước. Câu34: Giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật giáo dục là thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng trước pháp luật B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội C. Quyền tự do ngôn luận
  11. D. Quyền tự do hội họp. Câu 35: Quyền tham gia bầu cử và ứng cử của công dân theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền gì sau đây? A. Quyền tự do cơ bản của công dân. B. Quyền dân chủ của công dân. C. Quyền thăng tiến của công dân. D. Quyền bình đẳng của công dân. Câu 36: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội. B. Quyền tố cáo của công dân. C. Quyền khiếu nại của công dân. D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội. Câu 37: Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây? A. Phát huy tính tự do của công dân. B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân. D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân. Câu 38: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A. Dân chủ công khai. B. Dân chủ đa số. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ trực tiếp. Câu 39. Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau? A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự. B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia. C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ. D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia. Câu 40. Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân. D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.
  12. MA TRẬN ĐỀ THI MÔN GDCD – ĐỀ 1 Nội dung/ Mức độ Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng thấp cao Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên TG 4-1đ Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốcTổ 4-1đ 2-0.5đ Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ 4-1đ đóng thuế Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm 4-1đ pháp lí của công dân Bài 9: Làm việc có năng suất chất lượng hiệu 4-1đ quả Bài 8: Năng động sáng tạo 3-0.75đ Bài 6: Hợp tác cùng phát triển. 4-1đ 2-0.5đ Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công 3-0.75đ 1-0.5đ dân Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, 2-0.5đ quản lí xã hội của công dân Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân 2-0.5đ 1- trong hôn nhân 0.25đ Bài 4: Bảo vệ hòa bình. Tổng số: 20- 5đ 10-2.5đ 6-1.5đ 4-1đ
  13. MA TRÂN ĐỀ THI MÔN: GDCD 9 – ĐỀ 2 Nội dung/ Mức độ Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng thấp cao Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốcTổ 4-1đ 2-0.5đ Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ 4-1đ đóng thuế Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp 6-1.5đ luật Bài 3: Dân chủ và kỉ luật 4-1đ 2-0.5đ Bài 8: Năng động sáng tạo 4-1đ Bài 1: Chí công vô tư 4-1đ 2-0.5đ Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, 4-1đ 4-1đ quản lí xã hội của công dân Tổng số: 20- 5đ 10-2.5đ 6-1.5đ 4-1đ
  14. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 A 2 A 12 B 3 C 13 B 4 D 14 D 5 A 15 D 6 B 16 C 7 B 17 B 8 D 18 A 9 B 19 B 10 C 20 B Câu Đáp án Câu Đáp án 21 C 31 B 22 B 32 D 23 A 33 A 24 D 34 D 25 C 35 B 26 A 36 A 27 D 37 C 28 D 38 C 29 A 39 C 30 C 40 A
  15. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 A 2 A 12 C 3 D 13 B 4 B 14 C 5 A 15 A 6 D 16 C 7 C 17 D 8 A 18 D 9 B 19 C 10 C 20 D Câu Đáp án Câu Đáp án 21 C 31 C 22 C 32 D 23 C 33 C 24 B 34 B 25 C 35 B 26 B 36 A 27 A 37 B 28 D 38 D 29 D 39 A 30 C 40 C