Đề thi vào 10 năm học 2020-2021 môn Hóa học 9 (Đề 2)

docx 4 trang thienle22 5680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào 10 năm học 2020-2021 môn Hóa học 9 (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_vao_10_nam_hoc_2020_2021_mon_hoa_hoc_9_de_2.docx

Nội dung text: Đề thi vào 10 năm học 2020-2021 môn Hóa học 9 (Đề 2)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI VÀO 10 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 2 Cho: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137. Câu 1 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO. Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2. Câu 3: Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là: A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe3O2. Câu 4 Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là: A. 11,2 lít. B. 16,8 lít. C. 5,6 lít. D. 8,4 lít. Câu 5 Oxit được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm là: A. CuO B. ZnO C. PbO D. CaO Câu 6: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là: A. CO2, SO2, CuO. B. SO2, Na2O, CaO. C. CuO, Na2O, CaO. D. CaO, SO2, CuO. Câu 7: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong: A. Zn B. Na2SO3 C. FeS D. Na2CO3 Câu 8: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng: A. ZnO, BaCl2 B. CuO, BaCl2 C. BaCl2, Ba(NO3)2 D. Ba(OH)2, ZnO Câu 9: Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là: A. CuO, BaCl2, ZnO B. CuO, Zn, ZnO C. CuO, BaCl2, Zn D. BaCl2, Zn, ZnO Câu 10: Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là: A. 2,22 g B. 22,2 g C. 23,2 g D. 22,3 g Câu 11: Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là: A. 250 ml B. 400 ml C. 500 ml D. 125 ml
  2. Câu 12: Có những bazơ Ba(OH) 2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là: A. Ba(OH)2, Cu(OH)2 B. Ba(OH)2, Ca(OH)2 C. Mg(OH)2, Ca(OH)2 D. Mg(OH)2, Ba(OH)2 Câu 13. Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ? A. Cho dd Ca(OH)2 phản ứng với SO2 B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4 C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl D. Nung nóng Cu(OH)2 Câu14 . Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với: A. Dung dịch Na2CO3 B. Dung dịch MgSO4 C. Dung dịch CuCl2 D. Dung dịch KNO3 Câu 15. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau: A. CO2 B. SO2 C. N2 D. HCl Câu 16. Dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại: A. Mg B. Al C. Fe D. Cu Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H 2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là: A. 6,4 g B. 9,6 g C. 12,8 g D. 16 g Câu 18: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g Câu 19: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch : Fe(NO3)2, CuCl2 là: A. Dung dịch NaOH B.Dung dịch HCl C. Dung dịch AgNO3 D.Dung dịch BaCl2 Câu2 :Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO 3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO 3. Ta dùng kim loại: A.Mg B. Cu C.Fe D.Au Câu 21 Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất: A. Na2SO4+CuCl2 B.Na2SO3+NaCl C.K2SO3+HCl D.K2SO4+HC Câu22 Hợp chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo ra hợp chất oxit và một chất khí làm đục nước vôi trong A.Muối sufat B.Muối cacbonat không tan C.Muối clorua D.Muối nitrat Câu 23: Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO 4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là: A. 8 g B. 4 g C. 6 g D. 12 g Câu 24: Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO 3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 143,5 g B. 14,35 gg C. 157,85 D. 15,785 g
  3. Câu 25: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào ? A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và SO2. Câu 26: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là A. 21,3 gam. B. 20,50 gam. C. 10,55 gam. D. 10,65 gam. Câu 27:Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ? A. HNO3 và KHCO3. B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2. C. Na2CO3 và CaCl2. D. K2CO3 và Na2SO4. Câu 28:Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ? A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO Câu 29:Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại ? A. Al2O3 B. Na2O C. MgO D. Fe3O4 Câu 30:Dãy các chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. CH4, C2H2. B. C2H4, C3H6. C. CH4, C2H6. D. C2H2, CH4. Câu 31:Một hợp chất rượu có công thức C3H7OH. Số công thức cấu tạo của rượu trên là bao nhiêu ? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 32:Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là A. C3H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H10. Câu 33:Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là A. metan. B. benzen. C. etilen. D. axetilen. Câu 34:Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2. Câu 35:Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư. Câu 36:Axit axetic tác dụng với kẽm giải phóng khí A. hiđro (H2). B. hiđro clorua ( HCl ). C. hiđro sunfua (H2S). D. amoniac (NH3). Câu 37:Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là A. CH3COOH và NaOH. B. CH3COOH và H3PO4. C. CH3COOH và Ca(OH)2. D. CH3COOH và Na2CO3. Câu 38:Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là A. 0,56 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 39: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ. B. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo. C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ. D. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, PE. Câu 40: Để nhận biết các bình khí CH 4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là A. nước Br2 và Ca(OH)2. B. nước Br2 và O2 ( đốt cháy). C. O2 (đốt cháy) và dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch NaOH và nước Br2