Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_thi_sin.docx
- Đáp án mã đề 001 môn Sinh ôn thi vào 10.doc
- Ma trận đề thi môn Sinh ôn vào lớp 10.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông môn thi Sinh học (Đề 1) - Trường THCS Yên Viên
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: SINH HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi 001 Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Nhân tố sinh thái là gì ? A. Những yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến sinh vật. B. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường. D. Tất cả các yếu tố có trong môi trường sống của sinh vật. Câu 2. Khi nói đến ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật, phát biểu nào sau đây đúng nhất? A. Ánh sáng làm sự thoát hơi nước của lá diễn ra nhanh. B. Ánh sáng làm thay đổi đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá của cây. C. Ánh sáng làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. D. Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây. Câu 3. Những loài cây sống nơi quang đãng thường thuộc nhóm cây nào? A. Ưu sáng B. Ưa bóng C. Ưa lạnh D.Ưa ẩm Câu 4. Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng thuộc nhóm : A. cây ưa bóng sống ở nơi quang đãng. B. cây ưa sáng sống trên tán rừng. C. sinh vật sống ở vùng nhiệt đới. D. cây ưa ẩm sống ở vùng khô hạn. Câu 5. Những loài động vật hoạt động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất, ở vùng nước sâu thuộc nhóm động vật nào? A. Ưa tối. B. Ưa bóng. C. Ưa lạnh. D. Ưa ẩm. Câu 6. Cây có đặc điểm rụng lá về mùa đông là đặc trưng cho thực vật sống ở đâu? A. Vùng ôn đới. B. Vùng nhiệt đới. C. Vùng sa mạc. D. Vùng Bắc cực. Câu 7: Sinh vật nào sau đây là động vật biến nhiệt ? A. Chim sẻ. B. Cá voi. C. Ếch đồng. D. Chó. Câu 8. Khác với sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt : A. có cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn. B. có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. C. sinh trưởng, phát triển và sinh sản mạnh hơn. D. phân bố rộng và chống chịu tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt. Câu 9. Hiện tượng tự tỉa thưa của cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của: A. cạnh tranh cùng loài. B. cạnh tranh khác loài. C. thiếu chất dinh dưỡng D. sâu bệnh phá hại. Trang 1/5 - Mã đề thi 001
- Câu 10. Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác của: A. cùng có lợi giữa các loài sinh vật. B. giữa 2 loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi còn 1 bên không có lợi cũng không có hại. C. cùng hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài. D. giữa các loài cùng nhau kiếm ăn và chống kẻ thù. Câu 11. Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng bắt mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ: A. kí sinh B. hội sinh C. cạnh tranh D. sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 12. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn với cây hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây F1 là ( biết rằng hạt vàng, vỏ trơn là các tính trạng trội) gì? A. Hạt xanh, vỏ trơn. B. Hạt xanh, vỏ nhăn. C. Hạt vàng, vỏ nhăn. D. Hạt vàng, vỏ trơn. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mật độ cá thể của quần thể: A. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể. B. Mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện của môi trường sống, C. Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. D. Mức độ sinh sản của quần thể tỉ lệ thuận với mật độ cá thể của quần thể. Câu 14. Cho các ví dụ minh họa sau: (1) Các con ốc bươu vàng trong 1 ruộng lúa. (2) Các con cá sống trong cùng 1 ao. (3) Tập hợp các cây thông trong 1 rừng thông ở Đà Lạt. (4) Tập hợp các cây cỏ trên 1 đồng cỏ. (5) Tập hợp những con ong cùng sống trong 1 khu rừng nguyên sinh. Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha. - Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng ổn định B. Dạng phát triển C. Dạng giảm sút D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. Câu 16. Phân tử ADN có khối lượng là 9.105đvC và có số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nu của phân tử. Phân tử ADN có tổng số liên kết H2 là bao nhiêu? A. 3600 B. 3900 C. 1950 D. 1800 Trang 2/5 - Mã đề thi 001
- Câu 17. Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau như: A. giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa. B. giới tính, giáo dục, sinh sản, văn hóa, mật độ. C. giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. D. giới tính, lứa tuổi, giáo dục, sinh sản, tử vong. Câu 18. Nguyên nhân phát sinh dị bội thể là do 1 số cặp NST: A. không phân li B. bị thay đổi số lượng. C. bị đứt gãy D. rối loạn nhân đôi. Câu 19. Thành phần hoá học của NST bao gồm: A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ Câu 20. Từ một noãn bào bậc 1 trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 1 thể cực. B. 1 trứng và 3 thể cực. C. 4 trứng. D. 4 thể cực. Câu 21. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là gì? A. XX ở nữ, XY ở nam. B. XX ở nam, XY ở nữ. C. XX ở nam và nữ. D. XY ở nam và nữ. Câu 22. Tập hợp nào sau đây là quần xã? A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc. B. Đàn hải âu ở biển C. Bầy sói trong rừng D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên. Câu 23. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây? A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào C. Quần thể gà và quần thể châu chấu D. Quần thể cá chép và quầ thể cá rô. Câu 24. Lưới thức ăn là gì? A. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. C. Nhiều cá thể sinh vật cùng ăn một loại thức ăn. D. Các chuỗi thức ăn cùng tồn tại trong hệ sinh thái. Câu 25. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Động vật ăn thực vật. B. Động vật ăn thịt. C. Vi sinh vật phân giải. D. Thực vật. Câu 26. Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây? A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2. B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật. C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật. D. Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật. Câu 27. Cho các sinh vật sau:(1)gà, (2)hổ, (3) cáo, (4) cỏ, (5) châu chấu, (6) vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng? A. (4) (5) (1) (3) (2) (6). B. (4) (5) (1) (6) (2) (3). C. (4) (5) (1) (2) (3) (6). D. (4) (5) (2) (1) (3) (6). Trang 3/5 - Mã đề thi 001
- Câu 28. Trong chuỗi thức ăn: Cây cỏ thỏ cáo hổ. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là gì? A. Thỏ B. Cáo. C. Hổ. D. Cây cỏ. Câu 29. Trong các chuỗi thức ăn sau đây: Cây gỗ sâu ăn lá cây chim sâu đại bàng. Cây cỏ hươu hổ. Cây cỏ Châu chấu gà rừng cáo hổ. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là gì? A. Sâu ăn lá cây, hươu, gà rừng. B. Chim sâu, hổ, cáo. C. Chim sâu, hổ, gà rừng. D. Đại bàng, hổ, cáo. Câu 30. Khi nói về thường biến, những nhận định nào dưới đây là đúng? (1) Thường biến là sự mềm dẻo của KH trước điều kiện môi trường khác nhau. (2) Thường biến là những biến dị không di truyền vì có KG không thay đổi. (3) Thường biến được phát sinh trong quá trình sinh sản ở những loài giao phối. (4) Thường biến giúp cho sinh vật sống phù hợp với sự thay đổi của môi trường. A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (3), (4) và (1) Câu 31. Săn bắt động vật hoang dã ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên? A. Làm mất nhiều loài sinh vật dẫn đến mất cân bằng sinh thái. B. Gây cháy rừng dẫn đến ô nhiễm môi trường. C. Làm thay đổi đất và nước tầng mặt. D. Làm nhiều vùng đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Câu 32. Hoạt động nào sau đây của con người gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với môi trường tự nhiên? A. Chiến tranh. B. Khai thác khoáng sản. C. Phát triển nhiều khu dân cư. D. Săn bắt động vật hoang dã. Câu 33. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? A. Phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và tầng nước mặt. D. Săn bắn nhiều loài động vật làm giảm đa dạng sinh học. Câu 34. Đâu không phải là hậu quả của đột biến gen ? A. Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật B. Làm tăng khả năng thích nghi với cơ thể với môi trường sống C. Thường gây hại cho bản thân sinh vật D. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường. Câu 35. Hiện nay ô nhiễm môi trường chủ yếu là do: A. hoạt động của con người. B. ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. C. sản xuất công nghiệp. D. hoạt động của sinh vật ( trừ con người) Câu 36. Mưa axit là hậu quả của việc sử dụng loại năng lượng: A. từ dầu khí, than đá. B. từ hạt nhân. C. từ nước, thủy triều. D. từ ánh sáng mặt trời. Trang 4/5 - Mã đề thi 001
- Câu 37. Ô nhiễm môi trường là gì? A. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hóa học và sinh học của môi trường. B. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người. C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. D. Tất cả đều đúng. Câu 38. Những biện pháp nào sau đây có thể hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn? (1) Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải. (2) Phân loại rác thải. (3) Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học. (4) Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư. A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4). Câu 39. Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? A. Sử dụng năng lượng Mặt trời. B. Sử dụng năng lượng từ than đá và dầu mỏ. C. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp. D. Tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp. Câu 40. Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ đâu? A. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn. B. Hoạt động quang hợp của cây xanh. C. Hoạt động hô hấp của động vật và con người. D. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu. Hết Trang 5/5 - Mã đề thi 001