Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Ninh Hiệp

doc 15 trang thienle22 5240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_truo.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Ninh Hiệp

  1. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN GIA LÂM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH HIỆP NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: GDCD ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài : 60 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 05 trang) Mã đề thi 001 Họ tên thí sinh Số báo danh: I. Phần trắc nghiệm (10 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời hợp lý. Câu 1: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào không thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước và xã hội? A. Quyền bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. B. Quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân. C. Quyền được học tập, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh. D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Câu 2: Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người: A. Người đủ 14 tuổi trở lên C. Người đủ 15 tuổi trở lên. B. Người đủ 16 tuổi trở lên. D. Người đủ 18 tuổi trở lên. Câu 3: Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm luật hình sự ? A. Đi xe phân khối lớn khi chưa đủ 17 tuổi. B. Vay tiền đã quá hạn, không chịu dây dưa trả nợ. C. Cất dùm người quen một gói nhỏ heroin. D. Lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh. Câu 4: Những người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình : A. Người đủ 16 tuổi phạm tội được qui định trong bộ luật hình sự. B. Người đủ 18 tuổi phạm tội tổ chức mua bán ma túy. C. Người mắc bệnh tâm thần phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự. D. Người cao tuổi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự. Câu 5: Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại với nhau thì : A. Không phải đăng kí kết hôn. C. Phải tổ chức đám cưới lại. B. Phải đăng ký kết hôn. D. Phải được sự đồng ý của các con. Câu 6: Điều 30 luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi nhập ngũ là: A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 7: Bảo vệ tổ quốc là: A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước. B. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam. C. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước Việt Nam. D. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN.
  2. Câu 8: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai: A. Công an. B. Mọi công dân. C. Quân đội. D. Nhà nước. Câu 9: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói này của ai ? A. Hồ Chí Minh. B. Trần Đại Quang. C. Quân đội. D. Nguyễn Phú Trọng. Câu 10: Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức: A. Nói tục, chửi thề. C. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. B. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt. D. Lễ phép, kính trọng thầy cô. Câu 11: Giữa đạo đức và pháp luật giống nhau đều là: A. Thể hiện bảo vệ các giá trị nhân văn vì con người. B. Là những chuẩn mực, quy tắc ứng xử mà mọi người phải thực hiện. C. Đều do nhà nước ban hành. D. Đều do kinh nghiệm mà có. Câu 12: Tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là : A. Nghĩa vụ lao động. C. Quyền lao động. B. Nhu cầu cần thiết. D. Quyết định sự phát triển của xã hội. Câu13: Cho tình huống sau : An, Hòa, Tùng là học sinh lớp 9. Chiều thứ bảy, An lấy xe máy chở Hòa và Tùng đi dự sinh nhật. Đến ngã tư, có đèn đỏ nhưng An chở bạn vượt qua, chưa vượt hết đoạn đường thì bị cảnh sát giao thông giữ lại. Nếu là bạn của An trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Phân tích cho An và các bạn thấy đây là hành vi vi phạm luật giao thông. B. Khuyên nhủ, nhắc nhở An và các bạn khác không được tiếp tục làm như vậy. C. Tìm hiểu, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. D. Làm theo ý kiến A, B, C. Câu 14: Hôn nhân là ? A. Tình cảm gắn bó giữa một nam và một nữ. B. Tự nguyện chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc. C. Tự nguyện bình đẳng. D. Tình cảm gắn bó giữa 1 nam và 1 nữ bình đẳng, tự nguyện, chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc. Câu 15: Hôn nhân đúng pháp luật là: A. Tự nguyện bình đẳng. B. Tự nguyện, có đăng ký kết hôn. C. Tự nguyện, bình đẳng, có đăng ký kết hôn. D. Tự nguyện, chung sống lâu dài, có đăng ký kết hôn. Câu 16: Pháp luật quy định công dân được kết hôn trong những trường hợp nào sau đây ? A. Những người con dâu với cha chồng. B. Những người cùng dòng máu trực hệ. C. Người đang có vợ, có chồng. D. Những người có họ ngoài phạm vi ba đời. Câu 17: Cho tình huống sau : Bà Tư mở quán ăn, mướn người giúp việc, con bà Tư bảo, chọn người siêng năng, nhiệt tình thì làm việc mới trôi chảy. Bà Tư nghĩ một lúc sau rồi quyết định thuê bé Na 14 tuổi vào làm ở quán ăn. Bà nói “trẻ em làm việc mới siêng năng, nó không nhiều chuyện, nó sợ mình, bắt nó làm thêm chút đỉnh cũng không sao”. Theo em việc làm của bà Tư đã vi phạm :
  3. A. Nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. B. Sử dụng lao động chưa đủ tuổi lại bóc lột lao động. C. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi. D. Cả A, B, C Câu 18: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự ? A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty. B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường. C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh. D. Vay tiền quá hạn, dây dưa không chịu trả. Câu 19: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào dưới đây ? A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính. B. Kết hôn giữa những người khác giới tính. C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác. D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo. Câu 20: Tú ( 14 tuổi, học sinh lớp 9), ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ Tú không dừng lại, phóng vụt qua chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình - làm cả 2 bị ngã và ông Ba bị thương nặng. Theo em, Tú đã vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: A. Pháp luật hành chính và có trách nhiệm chịu biện pháp xử phạt hành chính. B. Vi phạm kỷ luật, nội quy, quy định của nhà trường và chịu các hình thức xử phạt của nhà trường. C. Tú có trách nhiệm bồi thường cho ông Ba. D. Cả A, B, C. Câu 21: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính: A. Vay tiền của người khác quá hạn không chịu trả. C. Đi xe máy vượt đèn đỏ. B. Giở tài liệu trong giờ kiểm tra. D. Đánh người thương tích. Câu 22: Hành vi nào sau đây trái với quy định về hôn nhân của nhà nước: A. Kết hôn không phân biệt tôn giáo. B. Kết hôn khi đang có vợ hoặc chồng. C. Cha mẹ góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân. D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính. Câu 23: Anh K đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31 % và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh không phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây: A. Hình sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 24: Cơ quan X bị mất một số tài sản do do bảo vệ của cơ quan quên không khóa cổng. Bảo vệ cơ quan phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây: A. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 25: Bạn H có 3 chị gái, chị M của H vừa thi đỗ vào đại học nhưng bố mẹ bắt chị ở nhà để lấy chồng vì lý do H là con trai duy nhất trong nhà nên phải dành tiền cho đi du học. Nếu là H em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật: A. Tôn trọng và đồng tình với ý kiến của bố mẹ. B. Bênh vực chị M và khuyên chị M cãi lại bố mẹ.
  4. C. Giải thích để bố mẹ đối xử công bằng với các con. D. Không quan tâm vì nghĩ đó là quyền của bố mẹ. Câu 26: Ông N mượn xe máy của người hàng xóm. Trong trường hợp này ông N có quyền nào dưới đây: A. Quyền chiếm hữu C. Quyền quản lý. B. Quyền sử dụng. D. Quyền định đoạt. Câu 27: Hành vi nào dưới đây của người lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động? A. Thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc. B. Không trả đủ tiền công theo thỏa thuận. C. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng. D. Tự ý bỏ việc không báo trước. Câu 28: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn. B. Chị H bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ của kính nhà hàng. Câu 29: Hành vi nào dưới đây của học sinh thể hiện việc tuân thủ pháp luật và kỷ luật ? A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô. C. Tham gia cổ vũ đua xe trái phép. B. Sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra. D. Vận chuyển trái phép chất ma túy. Câu 30: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của thuế ? A. Ổn định thị trường. C. Điều tiết kinh tế. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. D. Thúc đẩy quan hệ đối ngoại. Câu 31: Anh T và chị D yêu nhau đã 5 năm. Gần đây anh T biết chị H rất thích mình lại biết bố chị H là giám đốc công ty lớn nên anh T đã quyết định chia tay với chị D để yêu chị H. Chị D rất đau khổ định tìm đến cái chết. Nếu là người thân của chị D, em sẽ chọn cách giải quyết nào dưới đâygiúp chị D vượt qua giai đoạn khó khăn này: A. Đề nghị giám đốc của anh T ngăn cản quan hệ giữa anh T và chị H. B. Không can thiệp vì cho rằng đây là quan hệ tình cảm riêng tư. C. Khuyên chị D quên anh T, tiếp tục sống và tìm cho mình tình yêu chân chính. D. Gọi bạn bè đến dạy cho anh T một bài học và yêu cầu anh T quay lại với H Câu 32: Anh A vay của anh B năm triệu đồng quá hạn 3 tháng. anh B sang đòi nhưng anh A cố tình không chịu trả nên cả hai to tiếng với nhau. Trong lúc nóng giận, anh B đập vỡ chiếc quạt trị giá 2 triệu đồng của nhà anh A. Anh A và anh B cùng vi phạm pháp luật nào dưới đây: A. Hành chính. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Kỉ luật Câu 33: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân ? A. Chỉ làm việc khi thật cần thiết. C. Sử dụng sức lao động của mình để học nghề. B. Làm bất cứ công việc nào mà mình thích. D. Nghỉ việc không có lý do chính đáng Câu 34: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là vi phạm pháp luật nào dưới đây: A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật Câu 35: Theo quy định của pháp luật, để được kết hôn với nhau cần có ít nhất một trong các điều kiện nào dưới đây ? A. Người đang có vợ hoặc chồng. C. Người mất năng lực hành vi dân sự. B. Nam nữ đủ tuổi. D. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi. Câu 36: Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây ? A. Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma túy vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  5. B. Thấy người buôn bán ma túy thì lờ đi và coi như không biết. C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì cho dù được trả nhiều tiền. D. Nên dùng thử ma túy một lần để biết cảm giác rồi tránh. Câu 37: Khái niệm nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức: A. Quy phạm pháp luật luôn thể hiện quan niệm về đạo đức. B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện giá trị đạo đức. C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ giá trị đạo đức. D. Pháp luật và đạo đức được thể hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 38: Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật: A. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 39: Bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, có hành vi tổ chức buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật nào dưới đây: A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. Câu 40: Lớp 9A thường xuyên tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nhằm nâng cao ý thức tự giác và tuân thủ luật giao thông, luật giáo dục cho các thành viên trong lớp. Việc làm của lớp 9A góp phần thực hiện nội dung nào dưới đây : A. Pháp luật và kỉ luật. C. Tâm trạng người khác. B. Chí công vô tư. D. Dân chủ và kỷ luật.
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH HIỆP NĂM HỌC 2020-2021 MÔN THI: GDCD ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian phát đề ) ( Đề thi có 5 trang ) MãMã đề thithi 002001 Họ tên thí sinh Số báo danh: I. Phần trắc nghiệm (10 đ): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời hợp lý. Câu 1: Theo điều 6 của Bộ luật lao động thì người lao động ít nhất là người đủ bao nhiêu tuổi và phải có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động ? A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 15 tuổi. C. Đủ 16 tuổi. D. Đủ 17 tuổi Câu 2: Trong các quyền sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lý nhà nước? A. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền học tập. D. Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. Câu 3: Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do mình gây ra ? E. Người bị bệnh tâm thần đánh người trọng thương. F. H dải đinh trên đường cao tốc. G. Bà T để vật liệu phế thải trên đường gây cản trở. H. A đi xe máy vào đường cấm gây tai nạn giao thông. Câu 4: Ăn trộm xe máy là vi phạm : A. Pháp luật dân sự. C. Pháp luật hình sự. B. Pháp luật hành chính. D. Kỉ luật. Câu 5: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa các khu dân cư do ông A- tổ trưởng đề xuất. Việc làm của anh D thể hiện quyền nào dưới đây : A. Xây dựng nếp sống mới. C. Tự do ngôn luận. B. Tự chủ phán quyết. D. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Câu 6: Nội dung nào không thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ? A. Xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương. C. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội. B. Xây dựng làng văn hóa. D. Gây rối trật tự an ninh xã hội. Câu 7: Cho tình huống sau: Bạn H đang lo lắng vì đã trót dùng tiền mẹ đưa đóng học phí để chơi điện tử. Bà hàng nước gần nhà thấy vậy đã dụ H mang một túi nhỏ đựng heroin đi giao hộ và hứa trả một khoản tiền đủ để đóng học phí. Nếu là H, em sẽ chọn cách nào dưới đây có lợi cho mình mà không trái pháp luật. A. Nhận lời bà hàng nước để có tiền và không bị mẹ mắng. B. Từ chối lời dụ dỗ của bà hàng nước nhưng không nói với ai. C. Hét to việc bà hàng nước dụ mình vận chuyển heroin. D. Từ chối bà hàng nước và kể cho bố mẹ biết sự việc đó. Câu 8: Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: A. Quyền tự do tín ngưỡng. C. Quyền tự do lao động.
  7. B. Quyền tự do kinh doanh. D. Bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Câu 9: Dù hoàn cảnh khó khăn, phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà nhưng do đam mê nghiên cứu khoa học nên bạn A đã sắp xếp thời gian hợ lý để học giỏi, chăm ngoan và đưa ra được đề tài tham dự kỳ thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh. Để đạt được kết quả đó, bạn A đã biết: E. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. F. Chờ đợi sự giúp đỡ của bạn bè. G. Có lối sống lành mạnh văn minh. H. Tôn trọng kỉ luật kỉ cương. Câu 10: Trong những việc làm sau đây việc làm nào tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội ? E. Gửi đơn kiến nghị lên hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn xóm. F. Tham gia tuyên truyền chính sách của nhà nước. G. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. H. Tham gia loao động công ích. Câu 11: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân: A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động. B. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động. C. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao động . D. Những người khuyết tật không cần phải lao động. Câu12: Đối với sự tồn tại của con người thì lao động là hoạt động ? A. Cơ bản và quan trọng. C. Chủ yếu và quan trọng. B. Thường xuyên. D. Đem lại thu nhập. Câu 13: Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, H được bà ngoại nuôi ăn học. Từ khi có việc làm và nơi ở ổn định, H không về thăm bà và thường trốn tránh khi bà lên thăm. Nếu là H em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật. E. Biếu bà một khoản tiền và xin bà đừng làm phiền mình. F. Chuyển đến một nơi ở khác để bà không tìm được. G. Chuyển cả chỗ ở và chỗ làm để bà không tìm được. H. Đón bà lên sống cùng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Câu 14: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách: A. Tham gia trực tiếp. C. Thông qua đại biểu. B. Tham gia gián tiếp. D. Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Câu 15: Cho tình huống sau : Hùng là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học, suốt ngày Hùng lao vào bia, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hùng về công việc, tương lai thì được trả lời: “nhà tớ thiếu gì tiền ! Tiền của bố mẹ tớ đủ sống sung sướng cả đời, tớ không phải đi học, vì tớ không cần lao động”. Nếu được khuyên Hùng em sẽ nói điều gì: A. Không nên ỷ lại vào bố mẹ, lười biếng học tập, lười biếng lao động vì: “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. B. Không nên xa lánh lao động vì xa lánh lao động là xa lánh mọi người và xa lánh tập thể. C. Ai cũng phải lao động và biết quý trọng lao động vì lao động giúp con người trưởng thành và có ích cho xã hội. D. Cả A, B, C. Câu 16: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật ? A. Thực hiện không đúng các quy định trong hoạt động lao động. B. Kết hôn đúng độ tuổi quy định của pháp luật.
  8. C. Trộm cắp tài sản của công dân. D. Cả A, B. Câu 17: “Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần ” . Hãy chọn một trong các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống: A. Bảo vệ tổ quốc. C. Giữ gìn trật tự an ninh xã hội. B. Phát triển kinh tế đất nước D. Ổn định kinh tế địa phương. Câu 18: Có mấy loại vi phạm pháp luật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Sau thời gian thử việc tại công ty X, chị H được nhận vào làm nhân viên và ký hợp đồng chính thức. Trong thời gian làm việc, chị H có thai nên người mệt mỏi và đã nghỉ việc 5 ngày để đi khám sức khỏe mà không báo cáo với công ty. Khi đi làm trở lại, chị H nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám đốc công ty X. Trong trường hợp này ai dưới đây đã vi phạm luật lao động ? A. Chị H và giám đốc công ty X. C. Giám đốc công ty X. B. Chị H D. Không ai vi phạm. Câu 20: Em hãy chọn 2 trong cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nội dung bài học: A. Có quyền tự do. C. Có nghĩa vụ B. Quyền lao động. D. Nghĩa vụ lao động. “Mọi công dân sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp”. Câu 21: Hai công ty C và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng, đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả 2 công ty C và D biểu hiện bình đẳng về ? A. Quyền và nghĩa vụ. C. Trách nhiệm pháp lý. B. Kê khai thuế. D. Nghĩa vụ nộp thuế Câu 22: Hành vi nào sau đây vi phạm luật dân sự. E. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty. F. Cướp giật dây truyền túi sách của người đi đường. G. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh. H. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả nợ. Câu 23: Điểm giống nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật là:. A. Điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội. B. Những quy tắc mang tính bắt buộc chung. C. Tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm cá nhân. D. Điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân. Câu 24: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có 1 cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng. Theo em, bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì ? A. Sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi. C. Ngược đãi người lao động. B. Bắt trẻ em làm những việc nặng quá sức. D. Cả A, B, C. Câu 25: Nếu em là người chứng kiến ở tình huống trên (tình huống câu 24) em sẽ làm gì: E. Mặc kệ. F. Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. G. Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm của mình. H. Cả B và C. Câu 26: Thuế không dùng để chi tiêu công việc nào dưới đây:
  9. A. Xây dựng trường học. C. Xây dựng nhà ở cho quan chức nhà nước. B. Làm đường giao thông. D. Trả lương cho công chức nhà nước. Câu 27: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân gia đình: E. Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu F. Kết hôn là tự do nam nữ, không ai có quyền can thiệp. G. Cha mẹ có quyền hướng dẫn cho con chọn bạn đời. H. Hôn nhân không bị phụ thuộc bởi dân tộc, tôn giáo. Câu 28: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự: A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. B. Lái xe máy đi vào đường 1 chiều. C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất. D. Xả chất thải chưa qua sử lí môi trường. Câu 29: Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, được nhà nước thừa nhận là dấu hiệu cơ bản của khái niệm nào dưới đây: A. Đính hôn. B. Hôn nhân. C. Đính ước D. Kết hôn. Câu 30: Anh M và chị H yêu nhau nhưng hai bên gia đình phản đối vì lý do ông ngoại M và ông nội H là anh em ruột. Trong trường hợp này anh M và chị H: A. Không được kết hôn vì vi phạm nguyên tắc kết hôn B. Không được kết hôn vì vi phạm qui định cấm kết hôn. C. Được kết hôn vì không vi phạm nguyên tắc kết hôn. D. Làm theo suy nghĩ của hai người. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam: A. Tự nguyện tiến bộ. C. Cha mẹ sắp đặt B. Một vợ một chồng. D. Vợ chồng bình đẳng. Câu 32: Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là: A. Khẳng định thương hiệu. C. Thu lợi nhuận. B. Khai thác nguồn lực kinh tế. D. Mở rộng thị trường. Câu 33: Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân? A. Tìm kiếm việc làm. C. Quản lý tài sản cá nhân. B. Thành lập doanh nghiệp. D. Mở trường đào tạo nghề. Câu 34: Quyền nào dưới đây là quyền chính trị của công dân ? A. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bất lhả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội. Câu 35: Nội dung nào không thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân? A. Học tập. C. Khiếu nại, tố cáo. B. Kinh doanh. D. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe Câu 36: Hành vi “đánh người gây thương tích thuộc loại vi phạm pháp luật nào ? A. Vi phạm pháp luật hình sự. C. Vi phạm pháp luật dân sự. B. Vi phạm pháp luật hành chính. D. Vi phạm kỉ luật. Câu 37: Bất kỳ công dân nào thanh toán tiền thuê nhà không đúng thỏa thuận trong hợp đồng là: A. Vi phạm pháp luật dân sự. C. Thực hiện quá trình tố tụng. B. Tham gia quan hệ hành chính. D. Áp dụng hình thức kỉ luật. Câu 38: Pháp luật nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp: A. Đấu tranh loại trừ. C. Phân tích, hòa hoãn, khoan nhượng.
  10. B. Thương lượng, thỏa hiệp. D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Câu 39: Công dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các thể chế chính trị xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thự hiện, giám sát các công việc chung của nhà nước và xã hội là thể hiện quyền nào dưới đây: A. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Bảo vệ, tôn trọng tài sản của người khác. B. Tự do ngôn luận. D. Khiếu nại, tố cáo. Câu 40: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây: A. Nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn. B. Kinh doanh đúng mặt hàng trong giấy phép. C. Thế chấp tài sản của gia đình. D. Chấp hành nghiêm chế độ sổ sách kế toán.
  11. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: GDCD MÃ ĐỀ 001 Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Tổng số Nội dung hiểu Thấp Cao 1/ Vi phạm pháp luật và trách Câu 2, câu 3, Câu 20, nhiệm pháp lý của công dân câu 4 Câu 18, Câu 23, câu 34 câu 24, câu 21, câu 28, câu 13 câu 32 câu 39 Số câu 7 1 3 2 13 Số điểm 1,75 1 0,75 0,5 3,25 Tỉ lệ 17,5% 10% 7,5% 5% 32,5% 2/ Quyền tham gia quản lý Câu 1 nhà nước, quản lý xã hội. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 3/ Quyền và nghĩa vụ của câu 15, câu Câu 5, Câu 14, Câu 25, công dân trong hôn nhân. 16, câu 19, câu 22, câu 35 câu 31 câu 27 Số câu 4 4 2 10 Số điểm 1 1 0,5 2,5 Tỉ lệ 10% 10% 5% 25% 4/ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Câu 6, câu 7, câu 8, câu 9 Số câu 4 4 Số điểm 1 1 Tỉ lệ 10% 10% 5/ Chủ đề về đạo đức, pháp Câu 11, câu Câu 10, câu 29 Câu 40 luật và kỷ luật 37, câu 38 Số câu 2 3 1 6 Số điểm 0,5 0,75 0,25 1,5 Tỉ lệ 5% 7,5% 2,5% 15% 6/ Quyền và nghĩa vụ lao Câu 12 câu 33 Câu 17 động của công dân Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,25 0,25 0,25 0,75 Tỉ lệ 2,5% 5% 2,5% 7,5% 7/ Quyền sở hữu tại sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản Câu 26 người khác.
  12. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 8/ Quyền tự do kinh doanh và Câu 30 nghĩa vụ đóng thuế. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 9/ Quyền tự do kinh doanh và Câu 36 nghĩa vụ đóng thuế. Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng số điểm 5 2.5 1,5 1 10 Tỉ lệ 50% 25% 15% 10% 100%
  13. MÃ ĐỀ 002 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng số Nội dung Thấp Cao 1/ Quyền và nghĩa vụ Câu 1, câu 11, câu Câu 25, câu 12 Câu 24 lao động của công dân 20 câu 15 Số câu 3 1 2 1 7 Số điểm 0,75 0,25 0,5 0,25 1,75 Tỉ lệ 7,5% 2,5% 5% 2,5% 17,5% 2/ Quyền tham gia Câu 2, Câu 6, câu quản lý nhà nước, quản 8, câu 34, câu 35, câu 10, câu 14 Câu 5 lý xã hội của công dan câu 39 Số câu 6 2 1 9 Số điểm 1,5 0,5 0,25 2,25 Tỉ lệ 1,5% 5% 2,5% 22,5% 3/ Vi phạm pháp luật Câu 3, câu 4, câu câu 28, câu 36, và trách nhiệm pháp 18, câu 22 câu 37, câu 40 luật của công dân Số câu 4 4 8 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ 10% 10% 20% 4/ Quyền tự do kinh Câu 16, câu 17, doanh nghĩa vụ đóng Câu 26 Câu 21 câu 32, câu 33 thuế Số câu 4 1 1 6 Số điểm 1 0,25 0,25 1,5 Tỉ lệ 10% 2,5% 2,5% 15% 5/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn Câu 29, câu 31 Câu 27 Câu 30 nhân Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0, 5 0,25 0,25 1 Tỉ lệ 5% 2,5% 2,5% 10% 6/ Sống có đạo đức và Câu 38 Câu 23 tuân theo pháp luật Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 5% 7/ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu Câu 9 quả Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 8/ Quyền và nghĩa vụ Câu 13
  14. của công dân trong gia đình Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng số điểm 5 2,5 1,5 1 10 Tỉ lệ 50% 25% 15% 10% 100% NGƯỜI RA ĐỀ NHÓM TRƯỞNG CM
  15. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 MÃ ĐỀ 001 1C 6B 11B 16D 21C 26B 31C 36C 2B 7C 12C 17D 22B 27D 32C 37D 3C 8B 13D 18D 23C 28A 33C 38B 4C 9A 14A 19A 24D 29A 34A 39C 5B 10A 15C 20D 25C 30D 35B 40A ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ 002 1B 6D 11B 16D 21C 26C 31C 36A 2D 7D 12C 17B 22D 27B 32C 37A 3D 8D 13D 18D 23A 28A 33A 38D 4C 9A 14D 19B 24D 29B 34D 39C 5D 10A 15D 20A 25D 30B 35D 40C