Đề thi thử vào THPT môn Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Cao Bá Quát

doc 5 trang thienle22 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT môn Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_de_2_truong_thcs_c.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào THPT môn Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Cao Bá Quát

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Năm học 2019-2020 Năm học 2019-2020 MÔN: Giáo dục công dân LỚP: 9 Đề 2 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Tiết theo PPCT : 18 Thời gian :45 phút Câu 1: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? A. Đáp ứng một yêu cầu nhỏ của quá trình sản xuất, kinh doanh. B. Là một yêu cầu quan trọng trong bước đi đầu tiên của quá trình sản xuất, kinh doanh. C. Quyết định sự thành, bại của quá trình sản xuất, kinh doanh. D. Chỉ để rèn luyện tay nghề của người lao động. Câu 2: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về quan hệ đồng minh chiến lược. A. quan hệ láng giềng, đồng chí. B. quan hệ đồng minh chiến lược. C. tình cảm thủy chung gắn bó . D. tình hữu nghị giữa các dân tộc. Câu 3: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở A. bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. B. cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống. C. chung chí hướng. D. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Câu 4: Minh và em gái đang ngồi học bài, bỗng gặp một bài tập khó em gái không hiểu ra hỏi Minh. Theo em trong tình huống đó, Minh sẽ làm gì trong những cách sau? A. Xuống mách mẹ vì em lười suy nghĩ. B. Làm hộ em gái cho nhanh. C. Bảo em ra ngoài vì đang bận học bài. D. Giảng giải cho em đến khi hiểu bài. Câu 5: Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp: A. Xây dựng làng nghề truyền thống. B. Đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống. C. Ngăn chặn người ở nông thôn ra thành thị. D. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 6: Động lực của sáng tạo là A. do ép buộc. B. niềm đam mê. C. theo cảm hứng. D. sự nhiệt tình. Câu 7: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa A. hiện đại theo thời cuộc. B. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. C. đậm đà bản sắc vùng dân tộc. D. tạo ra sức sống mới cho dân tộc. Câu 8: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo? A. Khôn ba năm dại một giờ. B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. D. Học một biết mười. Câu 9: Theo em những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác. B. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh. C. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người. D. Không thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác. Câu 10: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. B. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình. Trang 1/5
  2. C. Bảo tồn các làn điệu dân ca. D. Duy trì làng nghề. Câu 11: Trong những ý dưới đây, ý nào là khẳng định đúng về năng động sáng tạo? A. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả. B. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học, lao động và cuộc sống. C. Năng động sáng tạo được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. Câu 12: Việc làm nào thể hiện tính năng động sáng tạo? A. Trước mọi việc luôn tự hỏi: Để làm gì? Làm như thế nào? Có khó khăn khắc phục như thế nào? B. Không mạnh dạn phát biểu ý kiến C. Không tham gia thảo luận nhóm. D. Lười suy nghĩ. Câu 13: Để trở thành một người năng động sáng tạo, chúng ta cần rèn luyện theo cách nào trong những cách sau? A. Trước các tình huống trong cuộc sống cần xử lí theo ý mình. B. Tuyệt đối không tham khảo người đi trước. C. Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống. D. Luôn phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn có trong sách vở. Câu 14: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Không nên bày tỏ ý kiến trước đám đông. B. Tự chủ là quyết định nhanh trong mọi vấn đề không cần suy nghĩ. C. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác. D. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ. Câu 15: Trong trường học, việc làm nào sau đây là không năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giáo viên trong nhà trường giáo dục đào tạo lối sống, cho học sinh. B. Một số thầy (cô) giáo tổ chức cho học sinh học thêm tràn lan. C. Các giáo viên tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy. D. Các thầy( cô) giáo trong trường phát động thi đua dạy tốt, học tốt. Câu 16: Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Gần mực thì đên gần đền thì rạng. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hiền gặp lành. Câu 17: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ A. sẽ bị ghét bỏ vì quá thẳng thắn. B. chuốc thêm phiền phúc cho bản thân. C. luôn sống trong lo âu, sợ hãi. D. được mọi người yêu mến, tin cậy. Câu 18: Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo ? A. Nước đến chân mới nhảy. B. Cái khó ló cái khôn. C. Tiến thoái lưỡng nan. D. Vạn sự khởi đầu nan. Câu 19:Thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc. B. Trân trọng, đánh giá cao các nghệ nhân của những nghề truyền thống. C. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 20: Phẩm chất năng động sáng tạo của con người do A. tích cực rèn luyện mà có. B. sở thích của họ quyết định. Trang 2/5
  3. C. bắt chước mà có. D. di truyền mà có. Câu 21: Những câu nói sau đây là của ai: “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta”? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. C. Nhà cách mạng Phan Bội Châu. D. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Câu 22: Em thấy ý kiến nào dưới đây phù hợp với đánh giá đúng mức về ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình. B. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển. D. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì. Câu 23: Mục đích của việc xây dựng tình hữu nghị? A. Để nước nghèo được nhận viện trợ của nước giàu có. B. Thế giới không còn bệnh tật. C. Tạo điều kiện để các nước cùng nhau giải quyết hiệu quả những vấn đề toàn cầu. D. Để được tham gia nhiều những cuộc biểu tình chống chiến tranh. Câu 24: Để trở thành người năng động, sáng tạo, chúng ta cần tránh hành vi nào trong những hành vi sau đây? A. Chủ động học tập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động. B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Làm theo ý mình, tuyệt đối không tham khảo người đi trước. D. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp học tập. Câu 25: Năng động, sáng tạo được thể hiện trong những hành vi nào dưới đây ? A. Không làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình. C. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống. D. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. Câu 26: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gi? A. Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động tự giác B. Siêng năng. C. Tích cực nâng cao tay nghề. D. Rèn luyện sức khỏe. Câu 27: Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống tương thân tương ái. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Truyền thống yêu nước. Câu 28: Năng động, sáng tạo là kết quả của sự A. chủ động B. siêng năng, tích cực C. siêng năng D. tích cực Câu 29: Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào? A. Hình thành trong cuộc sống lao động. B. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa. C. Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. D. Hình thành trong một thời gian ngắn. Câu 30: Thực hiện tốt sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động. A. pháp luật và kỉ luật. B. dân chủ và tụ chủ. C. dân chủ và kỉ luật. D. dân chủ và chí công vô tư. Câu 31: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Trang 3/5
  4. A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Là làm ra được một sản phẩm có giá trị trong thời gian không xác định. C. Là làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. D. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất. Câu 32: Làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có vai trò: A. Cho gia đình. B. Cho xã hội. C. Chỉ cho mỗi cá nhân. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và xã hội. Câu 33: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong một thời gian nhất định là: A. Tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. B. Tạo ra nhiều sản phẩm. C. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. D. Tạo ra sản phẩm có giá trị. Câu 34: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Cô Bích luôn sử dụng thực phẩm ôi thiu vào công việc kinh doanh để đạt nhiều lợi nhuận. B. Bạn Minh luôn làm việc theo kế hoạch đã đặt ra vì vậy đạt kết quả cao trong học tập. C. Để cho rau nhanh tốt, bác Mạc đã dùng thuốc kích thích không rõ nguồn gốc D. Vào giờ môn âm nhạc, Linh mở sách môn Văn ra học để tối đỡ phải học. Câu 35: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Bạn Mạnh cho rằng: để nâng cao hiệu quả sản xuất cần tăng nhanh số lượng sản phẩm không cần chất lượng. B. Bạn An bảo vệ luận án tốt nghiệp trước thời hạn và đạt kết quả cao. C. Trong giờ kiểm tra, Hà làm bài ngay mà không đọc kĩ đề bài. D. Để tranh thủ thời gian, giờ học môn Mĩ thuật, Lâm lấy vở toán ra làm. Câu 36: Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? A. Là người say mê tìm tòi, phát hiện linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, nhằm đạt được kết quả cao. B. Là người chỉ dựa vào cái đã có sẵn. C. Là người luôn sợ hãi trước khó khan. D. Là người chỉ làm việc theo sự chỉ bảo. Câu 37: Đâu là hành vi không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Không muốn tiếp xúc với văn hóa dân gian ở các vùng quê xa xôi vì không phù hợp với thói quen. B. Tham gia lễ hôi truyền thống C. Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ. D. Tham quan khu di tích lịch sử. Câu 38: Buổi lao động của lớp diễn ra, một số bạn cho rằng: “ Hãy làm cho xong công việc không quan tâm đến chất lượng như thế nào”. Em sẽ A. Không quan tâm tới ý kiến của các bạn. B. Đồng tình với ý kiến của các bạn. C. Khuyên các bạn cần cố gắng để hoàn thành công việc đúng thời gian, có chất lượng. D. Làm theo các bạn. Câu 39: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm việc có năng suất, chất, lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? A. Chỉ có ý nghĩa nhất thời. B. Chỉ có lợi cho cá nhân. C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. D. Chỉ để rèn luyện tay nghề. Trang 4/5
  5. Câu 40: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Chị Trang thường tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn. B. Trong gia đình, Vân luôn có ý thức tự giác trong mọi việc. C. Trong lớp, Dũng luôn tích cực suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến và đưa ra nhiều sáng kiến hay. D. Để tiết kiệm thời gian, Chúc vừa ăn sáng vừa đọc lại bài đã học hôm trước. HẾT Duyệt đề Người ra đề Đinh Thị Kim Ngân Trang 5/5