Đề thi thử vào THPT - Năm học 2019-2020 môn Sinh học

docx 10 trang thienle22 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT - Năm học 2019-2020 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_thpt_nam_hoc_2019_2020_mon_sinh_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào THPT - Năm học 2019-2020 môn Sinh học

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT - NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Bài thi môn: SINH HỌC Thời gian làm bài:60 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi:019 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? A. Cây cà chua. B. Ruồi giấm. C. Cây Đậu Hà Lan. D. Trên nhiều loài côn trùng Câu 2. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội. Câu 3. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 4. Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào? A. Kiểu gen đồng hợp. B. Kiểu gen dị hợp C. Kiểu gen đồng hợp trội. D. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen. Câu 5. Di truyền là hiện tượng A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng. C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng. D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu. Câu 6. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là A. Kiểu di truyền B. Kiểu gen. C. Tính trạng D. Kiểu gen và kiểu hình. Câu 7. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào? A. Kì sau B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì cuối. Câu 8. Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY Câu 9.Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa
  2. A. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. B. Nguyên phân và giảm phân. C. Giảm phân và thụ tinh. D. Nguyên phân và thụ tinh. Câu 10. Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau: – X – U – U – X – G – A – G – X – Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên? A. – X – A – X – A – G – X – T – G B. – G – A – A – G – X – T – X – G – C. – G – A – A – G – X – U – X – G – D. – X – T – T – X – G – A – G – X – Câu 11. Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I? A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép. B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội. C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh. Câu 12. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh Câu 13. Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 14. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 47 NST. B. 48 NST C.45 NST. D. 46 NST. C âu 15. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là A. 26 B. 24. C. 25. D. 23. Câu 16. Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người? A. Lai phân tích. B. Phân tích phả hệ. C. Nghiên cứu tế bào D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 18. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
  3. A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). B. Nuôi thích nghi. C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới. Câu 19. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào? A. Lai khác dòng B. Tự thụ phấn C. Lai khác thứ. D. Lai thuận nghịch Câu 20. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây? A. Lai phân tích B. Giao phối cận huyết. C. Lai kinh tế D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 21. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. B. Các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, đang sống trên một cánh đồng. C. Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. D. Các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. Câu 22. Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò nào? A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật tiêu thị bậc 2. Câu 23. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? A. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. B. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật. C. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp. D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ. Câu 24. Mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài khi sống gần nhau là A. Cạnh tranh và ức chế. B. Hỗ trợ và đối địch. C. Đối địch và ức chế. D. Hỗ trợ và quần tụ. Câu 25. Các chỉ số phản ánh đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã là A. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều. B. Độ thường gặp, độ nhiều. C. Độ nhiều, độ đa dạng. D. độ đa dạng, độ thường gặp. Câu 26. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ A. Hội sinh B. Cạnh tranh C. Kí sinh. D. Cộng sinh. Câu 27. Thế nào là môi trường sống của sinh vật? A. Là nơi ở của sinh vật. B. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật . . Câu 28. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là A. Cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. B. Hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành. C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
  4. D. Hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng. Câu 29. Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây? A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc. B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản. C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc. D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động Cấu 30:Nhóm ĐV nào sau đây thuộc nhóm ĐV hằng nhiệt? A.Cá sấu, ếch đồng, giun đất B.Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè,cá chép C. Cá voi, cá heo, mèo, chimbồ câu D.Cá rô phi, tôm đồng, cá thu Câu 31.Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là: A.Trồng cây gây rừng B.Tiến hành chăn thả gia súc C.Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực D.Làm nhà ở Câu 32.Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường: A.Trồng cây trên đồi trọc B.Săn bắt động vật quý hiếm C.Không chặt phá rừng bừa bãi D.Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu Câu 33.Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn? A.Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới B.Rừng ngập mặn C.Vùng thảo nguyên hoang mạc D.Rừng mưa nhiệt đới Câu 34.Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào? A.Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa C. Không lấy trứng rùa D.Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản Câu 35. Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là: A.Được tự do thay đổi thực trạng của đất B.Được tự do thay đổi mục đích sử dụng C.Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất D.Tự do sang nhượng đất Câu 36.Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng B.Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn . C.Con người dùng lửa sưởi ấm . D.Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt . Câu 37. Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên :
  5. A. Đất bị khô cằn . B. Đất giảm độ màu mở . C. Xói mòn đất . D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở. Câu 38. Người ăn gỏi cá ( thịt cá sống ) sẽ bị nhiễm bệnh : A. Bệnh sán lá gan . B. Bệnh ho lao C. Bệnh sốt rét . D. Bệnh thương hàn . Câu 39. Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật A.Trồng rau sạch . B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật . C.Bón phân cho thực vật . D.Trồng rau sạch , hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật . Câu 40. Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: A.Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B.Tăng cao độ phì cho đất C.Bảo vệ động vật hoang dã D.Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Hết
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC HÀ NỘI 2019-2020 Bài thi môn: SINH HỌC Ngày thi: Thời gian làm bài:60 phút không kể thời gian phát đề Mã đề thi:356 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngượcnhau được gọi là A. Cặp gen tương phản. B. Cặp tính trạng tương phản C. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. D. Hai cặp gen tương phản. Câu 2. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gen của tất cả các tính trạng. D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Câu 3. Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Con người. D. Vi khuẩn E. Coli. Câu 4. Thế nào là thể đồng hợp? A. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau. C. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau. D. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Câu 5. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ A. 2A : 1a B. 3A : 1a. C. 1A : 1a. D. 1A : 2a. Câu 6. Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb x Aabb B. P: AaBb x aabb C. P: aaBb x AABB D. P: AaBb x aaBB Câu 7. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là gì? A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào. C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào. D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân. Câu 8. Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào? A. Kì sau B. Kì giữa. C. Kì đầu D. Kì cuối.
  7. Câu 9. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34Ao gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cap nuclêôtit tương ứng sẽ là A. 1,7Ao B. 340Ao C. 17Ao. D. 3,4 Ao Câu 10. Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Thụ tinh. D. Phát sinh giao tử. Câu 11. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả: A. A + T = G + X B. A = X, G = T C . A + G = T + XD. A + X + T = X + T + G Câu 12. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 13. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu? A. 4 nhiễm sắc thể. B. 1 nhiễm sắc thể. C. 2 nhiễm sắc thể. D. 3 nhiễm sắc thể. Câu 14. Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 48 NST. B. 47 NST. C. 46 NST. D. 49 NST. Câu 15. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là A. Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác. A. Mất một cặp nucleôtit. B. Thêm một cặp nucleôtit. C. Đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau Câu 16.Bộ nhiễm sắc thể của một loài 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 2n + 1 là A. 25 B. 35 C. 46 D. 48 Câu 17. Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở A. Hai cặp nuclêôtit. B. Một cặp nuclêôtit. C. Một hay một số cặp nuclêôtit. D. Toàn bộ cả phân tử ADN. Câu 18. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển gen. C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào Câu 19. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
  8. A. Cải tiến giống. B. Tạo giống mới. C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo dòng thuần Câu 20. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào? A. Nhân bản vô tính. B. Đột biến dòng tế bào Xoma. C. Đột biến gen. D. Sinh sản hữu tính. Câu 21.Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Một ao cá. B. Một tổ ong mật. C. Một vườn cây ăn quả. D. Một đầm nuôi tôm. Câu 22. Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. Câu 23. Giữa các cá thể cùng loài khi sống gần nhau thường có mối quan hệ A. Đối địch và hỗ trợ. B. Cạnh tranh và ức chế. C. Hỗ trợ và cạnh tranh D. Hỗ trợ và quần tụ. Câu 24. Lá của cây ưa bóng có đặc điểm gì? A. Lá bản hẹp, nằm ngang B. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt. C Lá bản rộng, xếp xiên. D. Phiến lá rộng, màu xanh đậm. Câu 25. Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản. C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản. D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản. Câu 26. Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. B. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 27. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh B. Sinh vật ăn sinh vật khác C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Câu 28:Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A.Nhân tố vô sinh B.Nhân tố hữu sinh C. Nhân tố con người D.Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Câu 29:Đối với thực vật, mọc thành nhóm với mật độ thích hợp có tác dụng gì? A.Giảm bớt sức thổi của gió bão, cây không bị đổ B. Tăng khả năng lấy nước của cây
  9. C.Tăng khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh D.Tăng cường quang hợp của cây. Câu 30: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật khác? A.Tỉ lệ giới tính B.Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ D.Đặc trưng kinh tế- xã hội Câu 31. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: A.Khí đốt và tài nguyên sinh vật B.Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C.Dầu mỏ và tài nguyên nước D.Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật Câu 32. Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây: A.Tài nguyên không tái sinh B.Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu C.Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh D.Tài nguyên tái sinh Câu 33. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là : A.Bảo vệ các loài sinh vật B.Bảo vệ rừng đầu nguồn C.Bảo vệ môi trường sống của sinh vật D.Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng Câu 34.Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? A.Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã. B.Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm C.Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia D.Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn Câu 35. Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là : A.Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại. B.Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao. C.Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp D.Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi. Câu 36.Hệsinhthái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì? A.Góp phần điều hòa không khí, chắn sóng B.Cho một khối lượng gỗ đáng kể C.Là bãi đẻ và nơi sinh sống nhiều loài hải sản D.Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật góp phần điều hòa khí hậu, chắn sóng, nơi tổ chức du lịch sinh thái, nuôi các loài hải sản quý, cho ta một lượng gỗ lớn. Câu 37. Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm : A.Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
  10. B.Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu C.Bảo vệ môi trường không khí D.Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên Câu 38. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là : A.Động vật mất nơi cư trú . B. Môi trường bị ô nhiễm . C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng , mất cân bằng sinh thái . D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng . Câu 39 Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người ? A. Trong gan . B. Trong hồng cầu . C. Trong bạch cầu . D. Trong gan và hồng cầu . Câu 40.Xây dựng nhiều công viên , trồng cây xanh để: A. Hạn chế bụi . B. Điều hoà khí hậu . C. Xử lí chất thải nông nghiệp . D. Hạn chế bụi , điều hoà khí hậu . Hết