Đề thi thử vào THPT - Môn Vật lý 9 - Trường THCS Cao Bá Quát

docx 11 trang thienle22 4790
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT - Môn Vật lý 9 - Trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_thpt_mon_vat_ly_9_truong_thcs_cao_ba_quat.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào THPT - Môn Vật lý 9 - Trường THCS Cao Bá Quát

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT - MÔN: VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học: 2019-2020 Thời gian :60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 Chọn đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ A. càng nhỏ. B. càng lớn. C. không thay đổi.D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm. Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. Câu 3: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là A. 4A. B. 3A.C. 2A. D. 0,25A. Câu 4: Điện trở R của dây dẫn biểu thị A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn. B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn. C. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn. D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện. Câu 5: Đặt hiệu điện thế U không đổi giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn, ta thấy giá trị U/I A. càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn. B. càng lớn nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn càng lớn. C. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ. D. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn. Câu 6: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở A. 10V. B. 3,6V. C. 5,4V. D. 0,1V. Câu 7: Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,25A. Dùng một nguồn điện khác có hiệu điện thế 36V thì cường độ dòng điện chạy qua dây đó
  2. A. 6A.B. 2,667A.C. 0,375A. D. 0,167A. Câu 8: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. B. bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. D. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. Câu 9: Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương R12 của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị A. R12 = 1,5Ω. B. R12 = 216Ω.C. R12 = 6Ω. D. R12 = 30Ω. Câu 10: Các công thức sau đây, công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song ? 1 1 1 1 1 R1R2 A. R = R1 + R2.B . R =+ . C. = + .D. R = . R1 R2 R R1 R2 R1-R2 Câu 11: Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ I1 = 0,5A, I2 = 0,7A. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính A. 0,2A. B. 0,5A. C. 0,7A. D. 1,2A. Câu 12: Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là: A. Rtđ = 2Ω. B. Rtđ = 3Ω. C. Rtđ = 6Ω. D. Rtđ = 9Ω. Câu 13: Mắc một bóng đèn điện có ghi (220V – 100W) vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng ( 30 ngày) theo đơn vị kWh? A. 4kWh. B. 12 kWh.C. 400 kWh.D. 1400 kWh. Câu 14: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành A. cơ năng. B. hoá năng.C. nhiệt năng.D. năng lượng ánh sáng. Câu 15: Nhiệt lượng tỏa ra trên một điện trở 20 khi có dòng điện 2A chạy qua trong 30 s là A. 1200J B. 2400JC. 120JD. 240J Câu 16: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng? A. Sử dụng đèn bàn công suất lớn. B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
  3. C. Không tắt quạt khi ra khỏi phòng làm việc. D. Bật tất cả các đèn trong nhà. Câu 17: Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây? A. Sắt, đồng, bạc. B. Sắt, nhôm, vàng. C. Sắt, thép, niken. D. Nhôm, đồng, chì. Câu 18: Tương tác giữa hai nam châm: A. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. B. các từ cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau. C. các từ cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. D. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 19 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện gây ra từ trường. B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường. C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.D. Các dây dẫn tạo ra từ trường. Câu 20: Qui tắc nắm tay phải dùng để A. xác định chiều của lực từ trong ống dây có dòng điện. B. xác định chiều của lực điện từ. C. xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. D. xác định chiều của dòng điện. Câu 21:Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì: A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới C. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới D. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới Câu 22: Khi một tia sáng truyền từ không khí vào nước dưới góc tới i = 0o thì: A. Góc khúc xạ bằng góc tới B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Góc khúc xạ bằng 90o. Câu 23: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới 45o thì góc khúc xạ là: A. 45o B. 60o C. 32o D. 44o59’
  4. Câu 24:Nếu một thấu kính hội tụ cho ảnh thật thì: A. Ảnh cùng chiều với vật ,lớn hơn vậtB. Ảnh cùng chiều với vật ,nhỏ hơn vật C. Ảnh có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật D. Các ý trên đều đúng. Câu 25: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A / B/của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng A. Ảnh ảo cùng chiều với vật B. Ảnh thật cùng chiều với vật C. Ảnh thật ngược chiều với vật D. Ảnh ảo ngược chiều với vật Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ A. Ảnh luôn luôn nhỏ hơn vật, cùng chiều. B. Ảnh và vật nằm về một phía của thấu kính C. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật . D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. Câu 27: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây,thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh A. f = 500 cm B. f = 150 cm C. f = 100 cm D. f = 5 cm. Câu 28: Chiếu chùm ánh sáng trắng tới tấm lọc màu đỏ đặt trước tấm lọc màu xanh, ta thu được trên màn chắn: A. Màu đỏB. Màu xanhC. Màu nữa xanh nữa đỏD. Trên màn thấy tối Câu 29: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là: A. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật C. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật. D. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật Câu 30:Vật kính của máy ảnh là một trong những dụng cụ nào sau đây: A. Thấu kính hội tụ . B. Thấu kính phân kỳ C. Gương phẳng.D.Gương cầu. Câu 31:Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở trong phạm vi nào của mắt: A. Từ cực cận đến mắt B. Từ cực viễn đến mắt. C. Từ cực viễn đến cực cận của mắt. D. Các ý trên đều đúng. Câu 32:Sự điều tiết của mắt có tác dụng: A. Làm tăng độ lớn của vật. B. Làm tăng khoảng cách đến vật. C. Làm ảnh của vật hiện trên màng lưới. D. Làm co giãn thủy tinh thể.
  5. Câu 33:Điểm cực viển là điểm xa nhất mắt thấy được vật khi: A. Mắt điều tiết tối đa B. Mắt không điều tiết . C. Thể thuỷ tinh co giãn nhiều nhất D. Thể thuỷ tinh co giãn ít nhất. Câu 34:Kính cận thích hợp là kính có tiêu điểm F trùng với: A. Điểm cực cận của mắt. C. Điểm cực viễn của mắt. C. Điểm giữa điểm cực cận và cực viễn. D. Điểm giữa điểm cực cận và mắt. Câu 35: Tác dụng của kính cận là để : A. Nhìn rõ vật ở xa. B. Nhìn rõ vật ở gần. C. Thay đổi thể thủy tinh của mắt cận D. Các ý trên đều đúng Câu 36:Kính cận là kính phân kỳ vì: A. Cho ảnh thật lớn hơn vật. B. Cho ảnh thật nhỏ hơn vật. C. Cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. D. Cho ảnh ảo lớn hơn vật Câu 37:Công dụng của kính lão là để: A. Tạo ảnh ảo nằm ngoài điểm CC của mắt. B. Điều chỉnh tiêu cự của mắt C. Tạo ảnh ảo nằm trong điểm CC của mắt. D. Điều chỉnh khoảng cách vật đến mắt. Câu 38:Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật như sau: A. Ngoài khoảng tiêu cự của kính lúp B. Trong khoảng tiêu cự của kính lúp C. Đặt vật xa kính D. Đặt vật sát vào mặt kính lúp. Câu 39:Một người quan sát một vật qua kính lúp,thấy ảnh cao hơn vật 5 lần và ảnh cách vật 32 cm.Tiêu cự của kính lúp là những giá trị sau, chọn câu đúng A. f = 30 cm B. f = 25 cm C. f = 40 cm. D. f = 10 cm Câu 40: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh thật A /B/ lớn hơn vật khi: A. Vật AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f.B. Vật AB nằm cách thấu kính một đoạn OA 2f.D. AB nằm cách thấu kính một đoạn f<OA < 2f
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT - MÔN: VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học: 2019-2020 Thời gian :60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ2 Chọn đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm. Câu 2: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 6,0mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4,0mA thì hiệu điện thế A. 2V.B. 8V. C. 18V.D. 24V. Câu 3: Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 0,02mA. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là A. 0,01mA.B. 0,03mA. C. 0,3mA.D. 0,9mA. Câu 4: Hệ thức của định luật Ôm là: A. I = U.R .B. I = U . C. I = .D. R = . R Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Điện trở của dây dẫn là một đại lượng A. không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định. B. thay đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định. C. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn. Câu 6: Điện trở R = 8 mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở A. 96A.B. 4A.C. 2 A. D. 1,5A. 3 Câu 7: Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 15mA. Điện trở R có giá trị
  7. A. 800. B. 180. C. 0,8. D. 0,18. Câu 8: Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,8A. Nếu giảm hiệu điện thế này bớt 6V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ A. 3,75A.B. 2,25A.C. 1A.D. 0,6A. Câu 9: Trong một đoạn mạch mắc nối tiếp A. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở là như nhau. B. Các điện trở có giá trị bằng nhau. C. Cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau. D. Cường độ dòng điện qua các điện trở có giá trị khác nhau. Câu 10: Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ A. sáng hơn. B. vẫn sáng như cũ. C. không hoạt động. D. tối hơn. Câu 11: Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi 12V, Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là A. 0,1A. B. 0,15A.C. 1A. D. 0,3A. Câu 12: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? U1 R1 U1 I2 A. U = U1 = U2. B. U = U1 + U2. C. = . D. = . U2 R2 U2 I1 Câu 13: Một bếp điện có công suất 1000W, hoạt động trong thời gian 1 giờ. Điện năng tiêu thụ của bếp là A. 3,6.105J. B. 3,6.106J.C. 3,6.108J.D. 3,6. 109J. Câu 14: Một ấm điện loại 220V- 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước. Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 15 phút. Biết giá tiền điện là 700 đồng/ kWh. Số tiền điện phải trả trong 1 tháng ( 30 ngày) là A. 5775 đồng .B. 57750 đồng.C. 5700 đồng.D. 57000 đồng. Câu 15: Hệ thức của định luật Jun-Lenxơ là A. Q = I².R.t B. Q = I.R².tC. Q = I.R.tD. Q = I².R².t Câu 16: Mắc một dây dẫn có điện trở 176 vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V trong 12 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó là
  8. A. 464640JB. 3300JC. 198000JD. 38720J Câu 17: Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng A. Bắc - Nam. B. Đông - Nam. C. Tây - Bắc. D. Tây - Nam. Câu 18: Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở A. phần cong của nam châm. B. phần thẳng của nam châm. C. hai từ cực của nam châm. D. từ cực Bắc của nam châm. Câu 19: Đường sức từ của ống dây có dòng điện có hình dạng là A. những đường cong kín. B. những đường cong hở. C. những đường tròn. D. những đường thẳng song song. Câu 20: Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. xuyên vào lòng bàn tay.B. từ cổ tay đến ngón tay. C. của ngón tay cái. D. của 4 ngón tay. Câu 21:Khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí, gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ.Kết luận nào sau đây là sai? A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.B. Góc tới luôn luôn nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.D. Góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng. Câu 22: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là: A. Hiện tượng ánh sáng đổi màu khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác . B. Hiện tượng ánh sáng đổi phương truyền khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác . C. Hiện tượng ánh sáng tăng độ sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. D. Hiện tượng ánh sáng giảm độ sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Câu 23 :Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 30 o. Khi đó góc khúc xạ là 22o. Vậy nếu chiếu một tia sáng đi từ trong nước đi ra ngoài không khí với góc tới 22 o thì góc khúc xạ là: A. 30o B. 45o C. 41o40’ D. 18o Câu 24 : Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có tính chất:
  9. A. Ảnh ảo, lớn hơn vậtB. Ảnh ảo, nhỏ hơn vậtC. Ảnh thật, lớn hơn vậtD. Ảnh thật,nhỏ hơn vật Câu 25:Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A/B/ cao bằng một nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất. A. OA > f. B. OA < f C. OA = f D. OA = 2f Câu 26: Khi chụp ảnh, để cho ảnh được rõ nét, người ta điều chỉnh máy ảnh như thế nào? Câu trả lời nào là sai ? A. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính B. Điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. C. Điều chỉnh tiêu cự của vật kính D. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính và khoảng cách từ vật kính đến phim. Câu 27:Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8 cm B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 70cm C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm Câu 28:Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật A. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. B. Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. C. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng. D. Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ. Câu 29: Điều gì xảy ra khi đưa vật tiến lại gần máy ảnh: A. Ảnh to dần B. Ảnh nhỏ dần. C. Ảnh không thay đổi về kích thước. D. Ảnh mờ dần. Câu 30: Về phương diện tạo ảnh giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau? A. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật B. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật C. Tạo ra ảnh thật bằng vật D. Tạo ra ảnh ảo bằng vật. Câu 31 :Khi nhìn vật ở xa thì thể thuỷ tinh co giản sao cho: A. Tiêu cự của nó dài nhất B. Tiêu cự của nó ngắn nhất. C. Tiêu cự nằm sau màng lưới D. Tiêu cự nằm trước màng lưới Câu 32 :Tiêu cự của thuỷ tinh thể dài nhất lúc quan sát vật ở đâu:
  10. A. Cực cận B. Cực viễn. C. Khoảng giữa cực viễn và cực cận. D. Khoảng giữa cực cận và mắt. Câu 33 : Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?: A. Nằm tại màng lưới B. Nằm sau màng lưới C. Nằm trước màng lướiD. Nằm trên thủy tinh thể. Câu 34 :Bạn Hoà bị cận khi không đeo kính điểm cực viễn cách mắt 40 cm,Hỏi bạn hoà phải đeo kính gì trong các loại kính sau đây? Chọn câu đúng nhất. A.Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm . C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự lớn hơn 40cm D. TKPK có tiêu cự nhỏ hơn 40cm Câu 35 : Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt khoảng 25cm, điểm C C mắt ông Hoà là 20cm, điểm CC mắt ôngVinh là 40cm. Chọn câu đúng trong các câu sau: A.ông Hoà bị cận, ông Vinh bị viễn B. ông Hoà bị viển, ông Vinh bị cận C. ông Hoà và ông Vinh đều bị viễn D. ông Hoà và ông Vinh đều bị cận Câu 36 : Mắt cận có điểm cực cận là 10 cm, điểm cực viễn là 50 cm thì người đó nếu không đeo kính thì thấy vật trong khoảng nào ? A. Vật cách mắt lớn hơn 50cm B. Vật cách mắt lớn hơn 10cm C. Vật nằm giữa khoảng 10cm và 50cm. D. Vật cách mắt nhỏ hơn 50cm. Câu 37 : Chọn câu phát biểu đúng: A. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài. B. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn. C. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng ngắn. D. Cả 3 ý trên đều sai. Câu 38 :Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật cách kính 5cm thì: A. Ảnh lớn hơn vật 6 lần. B. Ảnh lớn hơn vật 4 lần. C. Ảnh lớn hơn vật 2 lần. D. Không quan sát được. Câu 39 : Một người chụp ảnh cách máy ảnh 2m, người ấy cao 1,5m, phim cách vật kính 4cm.Ảnh của người ấy trên phim bao nhiêu cm ? Chọn câu trả lời đúng. A. Ảnh cao 3 cm . B. Ảnh cao 4 cm. C. Ảnh cao 4,5 cm.D. Ảnh cao 6 cm.
  11. Câu 40 :Vật sáng AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, cách thấu kính một khoảng OA,cho ảnh A/B/ cao bằng nữa vật AB. Chọn câu trả lời đúng nhất. A. OA > f B. OA < f. C. OA = f. D. OA = 2f.