Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Cổ Bi

doc 6 trang thienle22 5470
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_co_bi.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Cổ Bi

  1. TRƯỜNG THCS CỔ BI PHẦN MA TRẬN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 9 Các mức độ cần đánh giá Vận dụng Vận dụng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Chủ đề cơ bản ở mức cao TN TN TNKQ TL TL TL TNKQ TL KQ KQ Hiểu ý nghĩa nhan đề văn Nhận bản. Chuấn biết tên Viết đoạn Nắm tác giả, văn cảm thụ KTKN được 1.Văn tác văn bản nội bản phẩm dung ý nghĩa văn bản Số câu 5 2 2 1 Điểm 5,5 1 1 3,5 Nắm được ý nghĩa tác dụng của biện Chuấn pháp tu 2.Tiếng KTKN từ. Việt Nắm chắc kiểu câu phân theo MĐN Số câu 2 2
  2. Điểm 2,5 2,5 Viết Chuấn đoạn KTKN văn NLX 3.TLV. H Số câu 1 1 Điểm 2 2 Số câu 1 7 2 4 1 Tổng Điểm 2 10 số 1 3,5 3,5 Tỉ lệ % 10% 3,5% 35% 20 Phòng GD- ĐT Gia Lâm ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Trường THCS Cổ Bi Năm học 2019-2020 Môn: Ngữ Văn (Thời gian:120 phút) Phần I: (6 điểm) Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong một bài thơ có viết về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa như sau: “ Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già” Cũng trong bài thơ này những người lính lái xe lại hiện lên ở một nét khác: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Câu 1: Những câu trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm này sáng tác năm nào? Trình bày hiểu biết của em về nhan đề tác phẩm? Câu 2: Trong câu thơ Võng mắc chông chênh đường xe chạy xét cấu tạo từ chông chênh thuộc từ loại gì? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy?
  3. Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu) để làm rõ tình đồng chí đồng đội và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan phơi phới của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đó có sử dụng một phép lặp và câu mở rộng thành phần.( Gạch chân và giải thích rõ phép lặp, câu mở rộng thành phần). Câu 4: Câu thơ: “Bụi phun tóc trắng như người già” khiến cho em nhớ tới một hình ảnh nào cũng viết về vẻ đẹp người lính thời chống Mỹ mà em đã học. Hãy ghi lại hình ảnh đó? Cho biết tên tác giả, tên tác phẩm? Từ hai hình ảnh này vẻ đẹp nào của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ được nhắc đến? Phần II: (4 điểm) Cho đoạn văn sau: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? Câu 2: Đoạn văn là lời của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói đó đã thể hiện được những phẩm chất nào của nhân vật ấy? Câu 3: Xét về mục đích nói câu văn cuối trong đoạn văn trên là câu gì? Nêu mục đích nói của câu này? Câu 4: Hãy viết bài nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
  4. Phòng GD- ĐT Gia Lâm HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ Trường THCS Cổ Bi Môn: Ngữ Văn (Thời gian:120 phút) Câu Phần I: 6điểm Điểm Câu 1 - Nêu đúng tên tác phẩm 0,25 đ 1 điểm -Năm sáng tác: 1969. 0,25 đ - Trình bày được nét độc đáo của nhan đề bài thơ. 0,5 đ Câu 2 -Từ láy: chông chênh giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. 0,25 đ 1 điểm -Tác dụng của biện pháp này: 0,75 đ + Gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi. + Trong hoàn cảnh bài thơ thì từ láy này còn gợi sự nguy hiểm. + Trong hoàn cảnh bài thơ thì từ láy này còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Câu 3 -Về hình thức (1 điểm) 3 điểm + Viết đúng đoạn văn quy nạp có độ dài từ 10 – 12 câu. 0,5 đ + Có sử dụng đúng 1 phép lặp, 1 câu mở rộng thành phần. 0,5 đ
  5. - Về nội dung (2 điểm) Học sinh làm rõ những ý sau: Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ tình đồng chí đồng đội và tinh thần lạc quan phơi phới của những người lính lái xe Trường Sơn: + Câu thơ 1,2: Tái hiện không khí sinh hoạt nghỉ ngơi chứa chan tình yêu thương của những người lính lái xe và cách định nghĩa về gia đình rất đặc trưng rất lính của Phạm Tiến Duật. + Hình ảnh võng mắc chông chênh nói tới sự chia sẻ của người lính trong những phút dừng chân vui vẻ, thoải mái; nhắc tới cái thi vị cái tinh nghịch pha chút mạo hiểm rất quen thuộc của lính lái xe; cho thấy sự nguy hiểm và phong thái hiên ngang của những người lính. + Điệp từ lại đi lại đi , hình ảnh ẩn dụ trời xanh thêm diễn tả tinh thần lạc quan chứa chan hy vọng của người lính. *Lưu ý: Đoạn văn quá dài ( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. Câu 4 -Nêu được hình ảnh: Những con quỷ mắt đen. 0,25 đ 1 điểm -Tên tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi. 0,25 đ -Tên tác giả: Lê Minh Khuê. 0,25 đ -Vẻ đẹp của người lính: Tinh thần lạc quan, dũng cảm. 0,25 đ Phần II: 4 điểm Câu 1 - Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí. 0,25 đ 0,5 điểm - Tác giả: Ngô Gia Văn Phái. 0,25 đ Câu 2 - Lời của Quang Trung – Nguyễn Huệ 0,25 đ 1 điểm - Nói trong hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra Bắc, tại núi 0,25 đ Tam Điệp, Quang Trung gặp Sở Lân và Ngô Thì Nhậm. - Phẩm chất: Tầm nhìn xa trông rộng, tài thao lược hơn người. 0,5 đ Câu 2 - Câu nghi vấn 0,25 đ 0,5 điểm - Mục đích để khẳng định: Bấy giờ nước ta giàu quân ta mạnh, 0,25 đ
  6. ta không sợ chúng. Câu 4 - Về hình thức : 0,5 đ 2 điểm Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn. Nhưng cũng có thể trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận.Tuy nhiên dù dưới hình thức nào cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau: + Có cấu trúc mạch lạc, đúng với thể loại văn nghị luận; + Diễn đạt không mắc lỗi nghiêm trọng về chính tả, ngữ pháp, dùng từ - Về nội dung : 0,25 đ a. Giải thích : - Thế nào là truyền thống hiếu học ? -Biểu hiện của truyền thống hiếu học. 0,5 đ b. Bàn luận : -Các thành tích, tấm gương hiếu học của tuổi trẻ Việt Nam. 0,5 đ -Các biểu hiện chưa tốt trong học tập. 0,25 đ c. Bài học rút ra, liên hệ bản thân.