Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh (Có đáp án)

docx 3 trang Thương Thanh 22/07/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Môn thi: Ngữ văn Năm học 2017 – 2018 Ngày thi: 29/3/2018 Thời gian: 120 phút Phần I (3.5đ): Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết: “Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2014) 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Chỉ ra một phép liên kết được dùng để nối câu 4 và câu 5 trong đoạn văn trên. 2. Văn chương là một loại hình của văn nghệ. Theo như Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” Vậy mà hiện nay, có không ít học sinh có tâm lý chán học văn. Đó là lối học lệch, học hình thức, để lại những tác hại khôn lường. Hãy trình bày những suy nghĩ của em về thực trạng chán học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. 3. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có một tác phẩm cũng bàn về vai trò của văn chương với đời sống con người. Đó là tác phẩm nào? Của ai? Phần II (6.5đ): Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của Viễn Phương và cũng là của biết bao người đối với Bác. 1. Chép lại chính xác khổ thơ thứ hai của bài. Đây là khổ thơ được tạo nên từ những cặp hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Hãy chỉ ra những cặp hình ảnh giàu tính biểu tượng đó. 2. Xét về hình thức, câu cuối cùng của khổ thơ vừa chép có điều gì khác với những dòng thơ trước? Hãy lý giải vì sao tác giả lại chọn cách thể hiện như vậy. 3. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong giờ phút sắp chia xa. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và câu bị động. (Gạch chân, chỉ rõ) Hết
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ văn Ngày 29/3/2018 Phần/Câu Nội dung trả lời Điểm Phần I 3.5đ * Phương thức biểu đạt của đoạn văn: nghị luận 0.5đ * HS chỉ ra được 1 phép liên kết đúng nối câu 4 với câu 5: 0.5đ Câu 1 - phép lặp (văn nghệ) - phép liên tưởng (sống – sự sống) Hình thức: 0.5đ - Đảm bảo hình thức một đoạn văn, đúng độ dài (khoảng 2/3 trang giấy thi) - Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục Nội dung: HS cần đảm bảo các ý sau: 1.5đ - Nêu vấn đề cần bàn luận: thực trạng hiện tượng học sinh Câu 2 chán học Ngữ văn hiện nay. - Thực trạng: HS nêu được mức độ, hình thức biểu hiện của hiện tượng học sinh chán học Ngữ văn. - Chỉ ra được nguyên nhân của hiện tượng trên (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan) - Đề xuất được cách giải quyết. Liên hệ bản thân và rút ra bài học thiết thực - Tác phẩm: Ý nghĩa văn chương 0.25đ Câu 3 - Tác giả: Hoài Thanh 0.25đ Phần II 6.5đ * Chép chính xác khổ thơ thứ hai: 1đ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Câu 1 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân * Các cặp hình ảnh tả thực và ẩn dụ sóng đôi trong khổ thơ: - mặt trời trên lăng - mặt trời trong lăng 0.25đ - dòng người đi trong thương nhớ - tràng hoa 0.25đ * Hình thức của câu thơ cuối khác biệt với các dòng thơ trước: - Câu thơ có 9 tiếng, dài hơn các dòng trước (8 tiếng) - Có dấu ba chấm ở cuối câu 0.25đ Câu 2 * Cách thể hiện như vậy góp phần: 0.25đ - Làm chậm nhịp thơ 0.5đ
  3. - Diễn tả sự thành kính, trang nghiêm, lắng đọng của tác giả 0.5đ cùng dòng người vào lăng viếng Bác. Hình thức: - Đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu 0.5đ - Có sử dụng một thành phần biệt lập và câu bị động 1đ Nội dung: HS bám sát văn bản, khai thác được các tín hiệu 2đ nghệ thuật để làm rõ: Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác: Câu 3 - Câu thơ đầu: lời giã biệt lưu luyến, bịn rịn, dâng tràn cảm xúc (thông báo ngắn gọn, “thương trào nước mắt”) - Ba câu thơ sau: ước nguyện hóa thân vào các sự vật quanh lăng để mãi ở bên Người (điệp từ “muốn làm”, các hình ảnh đẹp từ thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre”; sự lặp lại của hình ảnh tre ở đầu và cuối bài thơ ) - Căn cứ thang điểm trên, GV cho các mức điểm còn lại. - Bài làm viết sai hai lỗi chính tả hoặc viết tắt: trừ 0.25đ. - Trừ không quá tối đa biểu điểm của từng câu.