Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cổ Bi

docx 14 trang thienle22 6360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cổ Bi

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS CỔ BI NĂM HỌC 2019 - 2020 Bài thi môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 01 Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: Câu 1. Luôn công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là những biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Trung thực. B. Chí công vô tư. C. Tự trọng. D. Tôn trọng lẽ phải Câu 2. Người có tính tự chủ không có biểu hiện nào sau đây? A. Có lập trường, quan điểm sống vững vàng, không dao động. B. Không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác. C. Luôn làm chủ được hành vi của bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào? D. Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi? A. Ngưại đang chạp hành biạn pháp đưa vào cơ sạ giáo dạc bạt buạc. B. Ngưại bạ kạt án tạ hình đang trong thại gian thi hành án. C. Ngưại đang chạp hành hình phạt tù mà không đưạc hưạng án treo. D. Ngưại mạt năng lạc hành vi dân sạ. Câu 4: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? A. Là nhạng giá trạ vạt chạt. B. Là nhạng giá trạ tinh thạn. C. Là nhạng giá trạ tinh thạn hình thành trong quá trình lạch sạ cạa dân tạc. D. Là lạch sạ lâu dài cạa dân tạc. Câu 5: Câu nói “ Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất gì? A. Dân chủ. B. Chí công vô tư. C. Tình yêu hòa bình. D. Tự chủ. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình ? A. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình. B. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn. C. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết. D. Sống khép mình mới tránh được xung đột. Câu 7: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
  2. B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội. D. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội. Câu 8: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của A. cán bộ nhà nước. B. lực lượng vũ tranh nhân dân. C. quân đội nhân dân Việt Nam. D. toàn dân. Câu 9: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P: A. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh. B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi. C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật dân sự. Câu 10: Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. năng động, sáng tạo trong công việc. B. hợp tác cùng phát triển. C. tự chủ trong công việc. D. làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 11: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế? A. Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh. B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước thiên tai. C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng. D. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài. Câu 12: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính A. sáng tạo.B. năng động.C. tự chủ.D. kỉ luật. Câu 13: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm A. có giá trị cao trong một thời gian nhất định. B. trong một thời gian nhất định. C. kém chất lượng. D. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 14: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Đứng núi này trông núi nọ. B. Một điều nhịn chín điều lành. C. Có cứng đầu mới đứng đầu gió. D. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 15: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe theo sẽ báo cáo các cô giáo.
  3. Câu 16: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác? A. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác. B. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau. C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế. D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên. Câu 17: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. B. nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. C. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. D. hủ tục mê tín dị đoan. Câu 18: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sáng tạo, em sẽ làm gì? A. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. B. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. Câu 19: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. xung đột. B. hòa giải. C. hòa hoãn. D. hòa bình. Câu 20: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” – trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu biết về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 21: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, nên Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào? A. Tham gia buôn bán, tàng trữ ma túy. B. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. D. Vay tiền của ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động. Câu 22: Em đồng ý với tình huống nào sau đây? A. M và H có họ với nhau trong phạm vi ba đời, yêu nhau tha thiết. Gia đình, họ hàng đã khuyên bảo, ngăn cấm nhưng họ vẫn quyết lấy nhau. B. T và K yêu nhau từ khi còn học THPT. Sau khi tốt nghiệp ra trường, cả hai bạn đều đợi đến khi có công ăn việc làm ổn định rồi mới tính đến chuyện kết hôn. C. B và D cùng học một trường THPT và họ yêu từ lớp 11. Mặc dù được mọi người khuyên hai bạn nên lo chuyện học hành thi cử xong rồi mới xây dựng gia đình. Nhưng chưa thi xong lớp 12 thì B đã có thai.
  4. D. An mới 16 tuổi nhưng mẹ An đã ép gả An cho một người nhà giàu ở xã bên. An không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt An về nhà chồng. Câu 23: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? A. Linh hoạt xử lý các tình huống nảy sinh trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao. B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích. C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn chỉ bảo. D. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn nhưng không quan tâm tới chất lượng. Câu 24: Hành vi nào vi phạm nguyên tắc của chế độ hôn nhân? A. Thách cưới thật cao mang tính chất gả bán như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn để dẫn cưới. B. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. C. Nghiêm cấm tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời. D. Người phụ nữ góa chồng, người đàn ông góa vợ có quyền kết hôn với người khác. Câu 25: Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ: A. Kê khai đúng số vốn. B. Thu hút nguồn viện trợ. C. Thế chấp mọi tài sản. D. Tăng đầu cơ tích trữ. Câu 26: Em đồng ý với hành vi nào sau đây? A. Gia đình có điều kiện thuê người giúp việc vì thế Lan ỷ lại để cho người giúp việc làm hết từ việc gập quần áo, chăn màn. B. Hà là học sinh lớp 9. Ngoài thời gian học tập, Hà rất tích cực tự giác giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức. C. Vì đã đóng tiền thuê lao công dọn vệ sinh trường lớp nên các bạn lớp 9A kiên quyết không dọn vệ sinh của lớp cho dù lớp rất bẩn. D. Dù mới 14 tuổi nhưng An đã rất đam mê bán hàng trên mạng mà bỏ bê việc học hành. Câu 27: Theo em, hành vi nào sau đây thực hiện đóng thuế theo đúng pháp luật? A. Lấy tiền thuế sử dụng vào việc cá nhân. B. Thỏa thuận với cán bộ thu thuế để bớt tiền thuế. C. Buôn bán hàng lậu để trốn thuế. D. Nộp thuế đúng mặt hàng kinh doanh. Câu 28: Trường hợp nào sau đây không được miễn thuế? A. Bị thiên tại lũ lụt. B. Quen biết với nhân viên thuế vụ. C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh nhỏ. D. Người già yếu kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu. Câu 29: Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói: “Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi!” Nếu là Hoa em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Nhất trí với quan điểm của Liên.
  5. B. Tỏ thái độ khó chịu, bỏ đi không học cùng bạn nữa. C. Giúp bạn hiểu nếu tích cực học tập sẽ đem lại hiệu quả cao. D. Không quan tâm tới điều Liên nói. Câu 30: Theo em, công dân có nghĩa vụ gì đối với lao động? A. Tự ý phá bỏ hợp đồng vì người sử dụng lao động không đáp ứng được nhu cầu của mình. B. Thích thì đi làm không thích thì đi chơi. C. Thực hiện đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động. D. Làm thất thoát tài sản của nhà nước. Câu 31: Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật hình sự? A. Đi xe phân khối lớn khi chưa đủ 17 tuổi. B. Vay tiền đã quá hạn, dây dưa không trả. C. Cất giùm người quen một gói nhỏ Hê-rô-in. D. Lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh. Câu 32: Câu tục ngữ, ca dao nào thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. "Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi" B. "Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho" C. "Mồm miệng đỡ chân tay" D. "Một người hay lo bằng cả kho người hay làm" Câu 33: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam. D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam. Câu 34: Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng: A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lí xã hội. B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lí được xã hội. C. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. D. Câu A, B đúng. Câu 35: Theo em, Nhà nước thu thuế để làm gì? A. Đầu tư phát triển kinh tế. B. Xây dựng nhà tình nghĩa. C. Chi cho những công việc của nhà nước. D. Xây dựng an ninh quốc phòng. Câu 36: Trong những hành vi sau, hành vi nào biểu hiện người có đạo đức? A. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau. B. Không đua xe máy. C. Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều. D. Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma túy.
  6. Câu 37: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Góp ý cho kế hoạch của địa phương. B. Quyền vui chơi, giải trí. C. Quyền có việc làm. D. Quyền tự do kinh doanh. Câu 38: H 15 tuổi và đang là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình, theo em, H phải làm cách nào trong các cách sau: A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. B. Xin làm hợp đồng. C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. D. Mở cửa hàng kinh doanh rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng. Câu 39: Việc làm nào sau đây không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. B. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. C. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học. Câu 40: Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định của pháp luật để làm gì? A. Để trừng phạt những người vi phạm pháp luật. B. Để quản lí đất nước, quản lí xã hội. C. Để hình thành và bồi dưỡng lòng tin của nhân dân. D. Để ngăn chặn tệ nạn xã hội.
  7. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS CỔ BI NĂM HỌC 2019 - 2020 Bài thi môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 02 Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Không tham gia bất cứ hoạt động nào của lớp vì cho rằng điều đó ảnh hưởng đến học tập. B. Học sinh có thể làm việc riêng trong giờ học. C. Biết bạn mình có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý. D. Học sinh phải đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Câu 2: Hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hòa bình? A. Đối với những kẻ xấu, chúng ta chỉ có thể dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. B. Chỉ tôn trọng nền văn hóa của các quốc gia lớn và hùng mạnh hơn ta. C. Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh. D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Câu 3: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Em biết ý kiến của Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối. Em đã bảo vệ ý kiến của Trung và thuyết phục các bạn khác tin vào điều đó. B. Lan cố gắng vươn lên bằng mọi cách để đem lại lợi ích của bản thân và gia đình. C. Mai là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn ấy không muốn tham gia các hoạt động vì sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập. D. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. Câu 4: Những trường hợp nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Bạn B thường nổi nóng và văng tục mỗi khi gặp chuyện bực mình. B. Bạn K luôn làm theo ý mình mà không quan tâm đến người khác. C. Bạn H luôn quan sát, học hỏi để tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh để phù hợp với lẽ phải. D. Bị rủ rê, lôi kéo nên anh A rơi vào con đường nghiện hút ma túy. Câu 5: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ có tác dụng gì? A. Giúp mọi người sống đúng đắn và có đạo đức. B. Giúp mọi người xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức các hoạt động xã hội. C. Giúp mọi người cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học. D. Giúp mọi người góp phần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 6: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì? A. Để không làm phương hại đến lợi ích của các dân tộc khác. B. Để tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
  8. C. Để xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người. D. Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 7: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong một thời gian nhất định. B. Là cùng nhau chung sức làm việc vì một mục đích chung. C. Là góp phần kế thừa và phát huy những làng nghề của dân tộc. D. Là góp phần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người và con người. Câu 8: Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào trong những cách sau: A. Học sinh cần thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân. B. Phải hạn chế những đòi hỏi, mong muốn cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu. C. Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hòa bình. D. Mạnh dạn phê bình những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc. Câu 9: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân. B. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. C. Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. D. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. Câu 10: Trong các hành động sau đây, hành động thể hiện tính kỉ luật là A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học. B. Ngồi học không nói chuyện riêng, tích cực phát biểu xây dựng bài. C. Đi học trễ vì mải xem phim. D. Không tuân theo nội quy của lớp, của trường Câu 11: Những người như thế nào là người không có tính tự chủ? A. Đứng vững trước cám dỗ. B. Cân nhắc chín chắn. C. Làm chủ cảm xúc. D. Suy nghĩ bộc phát. Câu 12: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là A. Tự chủ. B. Tự lập. C. Hòa bình. D. Hòa hoãn. Câu 13: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Dân chủ. C. Liêm khiết D. Tự lập. Câu 14: Hợp tác là phải dựa trên cơ sở nào để hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác? A. Tôn trọng. B. Hỗ trợ. C. Giúp đỡ. D. Bình đẳng. Câu 15: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lịch sự, văn minh với người nước ngoài. B. Học tập là công việc của từng người, phải tự cố gắng.
  9. C. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè khi gặp khó khăn. D. Tham gia các hoạt động từ thiện Câu 16: Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tham gia các lễ hội truyền thống. B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. C. Hay đi xem bói toán. D. Đi thăm các di tích văn hóa, lịch sử. Câu 17: Yếu tố nào dưới đây góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc? A. Cẩu thả, tuỳ tiện trong công việc. B. Quản lí, đốc thúc nhân công. C. Rèn luyện sức khỏe, tích cực nâng cao tay nghề. D. Tăng thời gian làm việc. Câu 18: Hòa bình là gì? A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới. B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải. Câu 19: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay. B. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Lan thường đem bài tập của môn khác ra làm. C. Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập. D. Giành toàn bộ thời gian rành trong tuần để đi học thêm tất cả các môn. Câu 20: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người lao động trong mọi thời đại. C. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. Câu 21: Theo em, những ai cần rèn luyện đức tính chí công vô tư? A. Tất cả mọi công dân. B. Cán bộ, công nhân viên nhà nước. C. Những người có chức có quyền. D. Chỉ học sinh THCS. Câu 22: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động lợi ích nào dưới đây? A. Có thu nhập ổn định để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. B. Một cuộc sống giàu sang phú quí. C. Một cuộc sống nhà nhã, vui vẻ. D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Câu 23: Đâu là việc làm thể hiện đúng quyền tự do kinh doanh? A. Buôn bán hàng đa cấp.
  10. B. Bà H đã kinh doanh đúng 8 mặt hàng đã ghi trong giấy phép kinh doanh. C. Kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước cấm như các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm D. Nhân dịp Tết nguyên đán, ông H đã cũng những người trong gia đình sản xuất rất nhiều bánh kẹo giả. Câu 24: Theo em, tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm của thanh niên là trách nhiệm chủ yếu của ai? A. Chính bản thân người thanh niên. B. Gia đình. C. Của toàn xã hội. D. Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương. Câu 25: Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng xuất hiện khi nào? A. Khi họ bắt đầu chung sống với nhau. B. Khi họ tổ chức đám cưới. C. Khi quan hệ hôn nhân của họ được xác lập. D. Khi họ hàng hai bên của họ chấp nhận cho họ cưới nhau. Câu 26: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? A. Là sự nghiệp của toàn dân B. Là việc thực hiện chính sách hậu phương. C. Là quyền cao quý của công dân D. Là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Câu 27: Trong các quyền sau đây, quyền nào là quyền chính trị cao nhất của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. D. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. Câu 28: Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Người từ đủ 16 tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. B. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức mua bán ma túy. D. Người cao tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Câu 29: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005, công dân nam giới từ đủ bao nhiêu tuổi thì bắt đầu được gọi nhập ngũ? A. Từ đủ 15 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi. C. Từ đủ 16 tuổi. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 30: Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? A. Người từ đủ 10 đến dưới 14 tuổi. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. CẢ B, C đều đúng. Câu 31: Hành vi nào sau đây vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật? A. Vô lễ với thầy cô giáo. B. Đi xe đạp hàng hai, hàng ba. C. Giở tài liệu khi kiểm tra. D. Đi học muộn. Câu 32: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo? A. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
  11. B. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc. D. Thấy khó khăn trong công việc thì nản chí, trốn tránh trách nhiệm. Câu 33: Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật hình sự? A. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà. B. Trộm cắp tài sản của công dân. C. Sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra. D. Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe. Câu 34: Dòng nào không nêu đúng tác dụng của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? A. Giúp mọi người tiến bộ không ngừng. B. Làm được nhiều việc có ích cho xã hội. C. Làm giàu nhanh chóng. D. Được mọi người yêu quý, kính trọng. Câu 35: Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật hành chính? A. Giở tài liệu trong giờ kiểm tra. B. Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. C. Không chăm sóc cha mẹ. D. Ăn cắp tài sản của nhà nước. Câu 36: Theo em, trong các chức năng của gia đình thì chức năng nào là cơ bản nhất? A. Gia đình hòa thuận hạnh phúc. B. Phát triển kinh tế gia đình. C. Duy trì nòi giống. D. Nuôi dạy con tốt. Câu 37: Đối tượng nào sau đây phải thực hiện nghĩa vụ quân sự? A. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. B. Người từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi. C. Là con thương binh, liệt sĩ. D. Người tàn tật, mắc bệnh tâm thần. Câu 38: Theo em, ai có quyền đống góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp? A. Kiều bào ta ở nước ngoài. B. Cán bộ công chức nhà nước. C. Mọi công dân Việt Nam D. Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Câu 39: Trong các hành vi sau, hành vi nào phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Một người đang đi xe máy trên đường bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm người đi sau bị ngã. B. Một bệnh nhân tâm thần cướp giật túi tiền của khách qua đường. C. Một thanh niên phóng nhanh, vượt đèn đỏ đâm vào một em bé đi qua đường. D. Một em bé 4 tuổi nghịch lửa làm cháy một số đồ dùng của nhà bên cạnh. Câu 40: Theo em, công dân có nghĩa vụ gì đối với lao động? A. Tự ý phá bỏ hợp đồng vì người sử dụng lao động không đáp ứng được nhu cầu của mình. B. Thích thì đi làm không thích thì đi chơi. C. Thực hiện đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động. D. Làm thất thoát tài sản của nhà nước.
  12. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI THỬ MÔN GDCD TRƯỜNG THCS CỔ BI NĂM HỌC 2019 - 2020 Mã đề thi: 01 Các mức độ cần đánh giá Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TN TN TN Số câu Điểm 1. Chí công vô tư Số câu 2 1 3 Điểm 0,5 0,25 0,75 2. Tự chủ Số câu 2 2 Điểm 0,5 0,5 3. Dân chủ và kỉ Số câu 1 1 luật Điểm 0,25 0,25 4. Bảo vệ hòa bình Số câu 1 1 2 Điểm 0,25 0,25 0,5 5. Tình hữu nghị Số câu 1 1 Điểm 0,25 0,25 6. Hợp tác cùng Số câu 1 1 phát triển Điểm 0,25 0,25 7. Kế thừa và phát Số câu 1 1 1 3 huy Điểm 0,25 0,25 0,25 0,75 8. Làm việc năng Số câu 1 1 2 suất Điểm 0,25 0,25 0,5 9. Năng động, Số câu 1 1 1 1 4 sáng tạo Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1 10. Quyền và Số câu 1 1 2 nghĩa vụ của cd Điểm 0,25 0,25 0,5 trong hôn nhân 11. Quyền và Số câu 2 1 1 4 nghĩa vụ lao động Điểm 0,5 0,25 0,25 1 12. Quyền tự do Số câu 2 1 1 4 kinh doanh Điểm 0,5 0,25 0,25 1 13. Vi phạm pháp Số câu 1 1 2 luật Điểm 0,25 0,25 0,5 14. Quyền tham Số câu 2 1 1 4 gia quản lí Điểm 0,5 0,25 0,25 1 15. Nghĩa vụ Số câu 2 2 BVTQ Điểm 0,5 0,5 16. Sống có đạo Số câu 2 1 3 đức Điểm 0,5 0,25 0,75 Tổng số Số câu 20 10 6 4 40 Điểm 5 2,5 1,5 1 10 Tỉ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%
  13. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI THỬ MÔN GDCD TRƯỜNG THCS CỔ BI NĂM HỌC 2019 – 2020 Mã đề thi: 02 Các mức độ cần đánh giá Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TN TN TN Số câu Điểm 1. Chí công vô tư Số câu 2 2 Điểm 0,5 0,5 2. Tự chủ Số câu 2 2 4 Điểm 0,5 0,5 1 3. Dân chủ và kỉ Số câu 2 1 3 luật Điểm 0,5 0,25 0,75 4. Bảo vệ hòa bình Số câu 1 1 1 3 Điểm 0,25 0,25 0,25 0,75 5. Tình hữu nghị Số câu 1 1 Điểm 0,25 0,25 6. Hợp tác cùng Số câu 1 1 2 phát triển Điểm 0,25 0,25 0,5 7. Kế thừa và phát Số câu 1 1 2 huy Điểm 0,25 0,25 0,5 8. Làm việc năng Số câu 3 1 4 suất Điểm 0,75 0,25 1 9. Năng động, Số câu 1 1 2 sáng tạo Điểm 0,25 0,25 0,5 10. Quyền và Số câu 1 1 2 nghĩa vụ của cd Điểm 0,25 0,25 0,5 trong hôn nhân 11. Quyền và Số câu 1 1 2 nghĩa vụ lao động Điểm 0,25 0,25 0,25 12. Quyền tự do Số câu 1 1 kinh doanh Điểm 0,25 0,25 13. Vi phạm pháp Số câu 1 1 1 2 5 luật Điểm 0,25 0,25 0,25 0,5 1,25 14. Quyền tham Số câu 2 2 gia quản lí Điểm 0,5 0,5 15. Nghĩa vụ Số câu 1 1 1 3 BVTQ Điểm 0,25 0,25 0,25 0,75 16. Sống có đạo Số câu 1 1 2 đức Điểm 0,25 0,25 0,5 Tổng số Số câu 20 10 6 4 40 Điểm 5 2,5 1,5 1 10 Tỉ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%
  14. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ MÔN GDCD TRƯỜNG THCS CỔ BI NĂM HỌC 2019 - 2020 Mã đề thi 01 Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm 1.B 2.B 3.C 4.C 5.B 6.C 7.A 8.D 9.D 10.D 11.C 12.D 13.A 14.A 15.D 16.D 17.B 18.B 19.D 20.C 21.B 22.B 23.A 24.B 25.A 26.B 27.D 28.B 29.C 30.C 31.C 32.A 33.D 34.C 35.A 36.A 37.A 38.B 39.B 40.B Mã đề thi 02 Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm 1.D 2.C 3.A 4.C 5.B 6.D 7.A 8.B 9.B 10.B 11.D 12.C 13.A 14.D 15.B 16.C 17.C 18.C 19.C 20.B 21.A 22.A 23.B 24.C 25.C 26.D 27.C 28.B 29.B 30.A 31.A 32.C 33.B 34.C 35.B 36.C 37.A 38.C 39.C 40.C