Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_yen_vien.docx
Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 9 Các mức độ cần đánh giá Tổng Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết số Chủ đề hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Văn bản: Số câu 2 1 3 Chuẩn bị hành 3.5 trang vào thế kỉ Điểm 2.5 1 mới” 2. Văn bản: Những Số câu 2 2 1 5 ngôi sao xa xôi Điểm 1.5 3 2 6.5 Số câu 4 2 2 8 Tổng số Điểm 4 3 2 1 10
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề thi gồm 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật những lại thiếu đức tính tỉ mỉ.” 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Nêu thời điểm văn bản đó ra đời. Thời điểm ấy có ý nghĩa đặc biệt gì? 2.Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn trích trên. Nêu từ ngữ được dùng để liên kết. 3. Ngày nay, sự sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự sáng tạo bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Phần II: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị, Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy: - Trinh sát chưa về! Không hiểu sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngức. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.” 1. Những sự việc được kể lại trong đoạn trích trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? 2. Nhận xét cách đặt câu trong đoạn “Không hiểu sao mình gắt nữa Cao xạ đang bắn”. Cách đặt câu như vậy có hiệu quả như thế nào trong việc diễn đạt nội dung của đoạn trích? 3. Câu “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” thuộc kiểu câu nào xét về mục đích nói? Câu văn ấy thực hiện hành động nói nào? Qua câu văn đó, em hiểu gì về nhân vật “tôi”? 4. Hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 – 12 câu phân tích văn bản để thấy rõ những nét chung của Thao, Nho và “tôi”. Trong đoạn, có sử dụng câu chứa thành phần khởi ngữ và câu bị động. (gạch chân và chú thích). Giám thị không giải thích gì thêm
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Điểm Điểm Phần Câu Nội dung cần đạt thành tổng phẩn I 1 Nêu chính xác tên văn bản và tên tác giả. 0.5 1.5 Nêu chính xác năm ra đời. 0.5 Ý nghĩa đặc biệt: Thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ 0.5 và giữa hai thiên niên kỉ. 2 HS chỉ ra được một phép liên kết trong đoạn trích. 0.5 1.0 Nêu chính xác từ ngữ được dùng để thực hiện phép liên 0.5 kết đó. 3 Về hình thức: + Khoảng 2/3 trang giấy thi. + Tự chọn phương pháp lập luận, có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, hấp dẫn. Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bày tỏ được những suy nghĩ cá nhân của mình về sự sáng tạo: - Sáng tạo là gì? - Ý nghĩa của sự sáng tạo đối với đời sống con người là gì? - Biểu hiện của sự sáng tạo, những tấm gương sáng tạo. - Có những liên hệ cần thiết đối với bản thân và cộng đồng + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt 1.0 1.0 lưu loát, lập luận chặt chẽ. + Đảm bảo yêu cầu nội dung và hình thức, diễn đạt 0.75 lưu loát nhưng ý chưa thật sâu. + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt 0.5 chưa lưu loát, ý chưa thật sâu. + Bài làm đủ ý nhưng diễn đạt quá kém. 0.25 + Lạc đề. 0.0 (*) Lưu ý: Bài làm quá dài hoặc quá ngắn, thì trừ 0.5 điểm. II 1 Nho và Thao lên cao điểm còn Phương Định trực máy 0.5 0.5
- điện thoại trong hang. 2 Nhiều câu văn ngắn, câu rút gọn, câu đặc biệt. 0.5 2.0 Tác dụng: - Làm cho nhịp điệu dồn dập, gấp gáp. 0.5 - Thể hiện được không khí căng thẳng, nguy hiểm của 0.5 hoàn cảnh, của chiến trường. - Thể hiện được tâm lí căng thẳng, hồi hộp, lo lắng của 0.5 nhân vật. 3 Câu nghi vấn. 0.5 2.0 Hành động khẳng định (hành động trình bày) 0.5 Cho ta thấy: - Phương Định rất lo lắng cho những người bạn của 0.5 mình đang làm việc trên cao điểm. - Qua đó, ta thấy được tình đồng chí, đồng đội gắn bó 0.5 keo sơn giữa Phương Định với Thao và Nho. 4 Về hình thức: - Đúng dạng đoạn văn tổng phân hợp, đảm bảo số 0.25 0.75 lượng câu quy định. - Sử dụng hợp lí câu chứa thành phần khởi ngữ và câu 0.5 bị động (có gạch chân và chú thích) (*) Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hay viết thành nhiều đoạn thì trừ 0.5 điểm Về nội dung: 1.25 - Phân tích hoàn cảnh sống và làm việc đầy khó khăn, nguy hiểm của ba cô thanh niên xung phong. - Phân tích được những dẫn chứng trong tác phẩm để làm rõ những phẩm chất, tính cách đẹp đẽ của ba nhân vật: + Dũng cảm, có trách nhiệm với công việc, không sợ hi sinh. + Lạc quan, yêu đời. + Tinh thần đồng đội gắn bó keo sơn. + Có đời sống nội tâm phong phú. - Diễn đat được song ý chưa thật sâu. 1.0 - Diễn đạt dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 0.75 - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt. - Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội 0.5 dung, diễn đạt quá kém. 0.25 GV căn cứ vào các mức điểm trên để cho các điểm còn lại.