Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên

docx 4 trang thienle22 6030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_yen_vien.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Yên Viên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NGỮ VĂN 9 Các mức độ cần đánh giá Tổng số Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết Chủ đề hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Số 4 2 1 1 1. Văn bản: Ánh câu trăng Điểm 2 1 2 5 2. Văn bản: Số 1 4 2 1 Chuyện người con câu gái Nam Xương Điểm 2 2 1 5 Số 8 4 2 1 1 câu Tổng số Điểm 4 3 2 1 10
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề thi gồm 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: (5.0 điểm) Cho câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng” ( Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy ) Câu 1. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh đó có liên quan như thế nào đến chủ đề tác phẩm? Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và phân tích tác dụng? Câu 3. Từ các câu thơ em vừa chép, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu ghép (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép) Phần II: (5.0 điểm) Cho đoạn văn: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện . Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1/ NXB Giáo dục ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó. Câu 3: Vì sao Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm? Câu 4: Từ câu chuyện có đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người hôm nay. HẾT
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Điểm Điểm Phần Câu Nội dung cần đạt thành tổng phẩn I 1 Nêu chính xác tên văn bản và tên tác giả. 0.5 1.5 Nêu chính xác năm ra đời. 0.5 Học sinh nêu được mối liên hệ giữa hoàn cảnh sáng tác 0.5 và chủ đề: 3 năm là khoảng thời gian đủ dài để con người dễ thay đổi và lãng quên quá khứ, bài thơ =>lời gợi nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu => nhắc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. 2 HS chỉ ra được một phép tu từ nhân hóa “vầng trăng 0.5 1.5 thành tri kỉ” Nêu được tác dụng của phép tu từ 1.0 3 Về hình thức - Đúng một đoạn văn diễn dịch. Đảm bảo số câu theo yêu 0.25 cầu. - Có câu chứa thành phần biệt lập tình thái, câu ghép (chú 0.5 thích rõ trong đoạn văn). Về nội dung: * Nội dung: (2 đ) Làm rõ được nội dung của đoạn thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Cần đảm bảo một số ý sau: * Khổ 1 là sự hoài niệm về vầng trăng trong quá khứ : - Vầng trăng tuổi thơ: 2 câu đầu, giọng kể thủ thỉ,tâm tình, gợi nhắc sự gắn bó của con người với vầng trăng tuổi thơ. + Phân tích động từ với và phép liệt kê mở ra không gian rộng lớn,mênh mông 2.0 -Vầng trăng đồng hành với con người trong những năm tháng chiến tranh + Phân tích cụm từ ở rừng- nghệ thuật nhân hóa-> Trăng như người bạn xoa dịu nỗi đau chiến tranh, hiện thân quá khứ gian lao,tình nghĩa *Khổ 2 mối quan hệ giữa người và vầng trăng: + Phân tích 2 câu đầu và nghệ thuật so sánh -> tình cảm trong sáng, vô tư, hồn nhiên giữa người và trăng ( nêu ý
  4. nghĩa biểu tượng của trăng: hiện thân quá khứ, xoa dịu đau thương .) + Phân tích từ ngỡ và phép nhân hóa vầng trăng để trở thành quá khứ nghĩa tình và cái kết lắng đọng như lời gợi nhắc về quá khứ thủy chung ân tình . + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn 1.25 đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ. + Đảm bảo yêu cầu nội dung và hình thức, diễn đạt 1.0 lưu loát nhưng ý chưa thật sâu. + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn 0.75 đạt chưa lưu loát, ý chưa thật sâu. + Bài làm đủ ý nhưng diễn đạt quá kém. 0.5 + Lạc đề. 0.0 (*) Lưu ý: Bài làm quá dài hoặc quá ngắn, thì trừ 0.5 điểm. II 1 1.Tác phẩm: 0.5 Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ 0.5 1.0 2 - HS chỉ ra 1 phép liên kết 0.5 1.0 - Ghi rõ tên phép liên kết. 0.5 3 HS giải thích được lí do Vũ Nương không thể trở về nhân 1.0 gian. HS nêu được suy nghĩ về cách kết thúc tuy có hậu nhưng 1.0 2.0 vẫn mang tính bi kịch ( giải thích được tính bi kịch ngắn gọn) 4 Về hình thức: - Đúng một đoạn văn nghỊ luận xã hội. Đảm bảo dung 0.25 lượng câu theo yêu cầu. Cách trình bày : tự chọn phương pháp lập luận, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn 1.0 đạt sinh động,hấp dẫn. * Lưu ý; Bài quá dài hoặc quá ngắn thì trừ 0,25 điểm Về nội dung: 0.75 HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song phải làm rõ được quan niệm thế nào là hạnh phúc , biểu hiện và ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống đời thường, có những liên hệ thức tế bản thân sống thế nào để có hạnh phúc . (*) Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hay viết thành nhiều đoạn thì trừ 0.5 điểm