Đề tham khảo kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hưỡng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hưỡng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tham_khao_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hưỡng dẫn chấm)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN SINH HỌC 9 - Năm học 2020 – 2021 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Vận dụng cao Trắc Tự luận Trắc Tự luận Trắc Tự luận Trắc Tự luận nghiệm (1.25đ) nghiệm (2.25đ) nghiệ (2.25đ) nghiệm (1.25đ) (0.75đ) (0.75đ) m (0.75đ) (0.75 đ) Chương I: • Nhận biết các • Phân biệt được • Giải thích được • Giải thích Sinh vật và nhân tố sinh thái các mối quan hệ : sự thích nghi của được sự thích môi trường cạnh tranh, hỗ trợ , Sv với môi trường nghi của Sv trong (4 tiết) cộng sinh, hội sinh, • Liên hệ vẫn tự nhiên từ đó có 10% kí sinh, sinh vật ăn dụng giải thích biện pháp chăm T. số điểm thịt các sinh vật một số hiện tượng sóc Sv thích hợp =1.0 điểm khác. về đặc điểm sinh lí và tập tính của sinh vật Chương II: • Chỉ ra được • Những yếu • Xác định • Các bậc dinh Hệ sinh những dấu hiệu cơ tố làm thay đổi các mắt xích trong dưỡng trong lưới thái bản của quần xã quần thể sinh vật, chuỗi thức ăn và thức ăn (4 tiết) quần xã sinh vật t. lưới thức ăn. 30% • Mối quan hệ T. số điểm giữa ngoại cảnh và =3.0 điểm quần xã Chương • Các cách tác • Hiểu được hiệu • Các hoạt động • Trách nhiệm III: con động của con người quả của việc phát của con người làm của bản thân người dân đối với môi trường. triển MT bền vững. thay đổi thiên trong việc bảo vệ số và môi • Ô nhiễm môi • Tác hại của ô nhiên. môi trường cho trường trường và nguyên nhiễm môi trường • Các biện pháp hiện tại và tương (3 tiết) nhân gây ô nhiễm hạn chế ô nhiễm lai 25% môi trường. môi trường của bản T. số điểm thân và cộng đồng. =2.5 điểm Chương * Phân biệt được 3 • Hiểu khái niệm • Đề xuất những • Nắm được IV. Bảo vệ dạng tài nguyên phát triển bền vững. biện pháp bảo vệ những nội dung môi trường thiên nhiên. • Trình bày được phù hợp với hoàn chính của chương (4 tiết) • Tầm quan trọng hiệu quả của các cảnh của địa II và III trong 35% và tác dụng của việc biện pháp bảo vệ đa phương Luật Bảo vệ MT T. số điểm sử dụng hợp lí dạng các hệ sinh =3.5điểm nguồn tài nguyên thái thiên nhiên. Tổng cộng 2 điểm 3 điểm 3điểm 2điểm 100%= 10đ 20% 30% 30% 20%
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (Đề tham khảo số 1) MÔN: Sinh học - LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. vô sinh B. hữu sinh C. hữu sinh và vô sinh D. hữu cơ Câu 2. Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là: A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất C. Loài đóng vai trò quan trọng ( số lượng lớn) D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất Câu 3. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ: A. 0 – 50oC B. 70oC C. 90oC D. 100oC Câu 4. Yếu tố tác động làm thay đổi mật độ của quần thể sinh vật là: A. Tỉ lệ tử vong của quần thể sinh vật B. Biến động của điều kiện sống như lũ lụt, dịch bệnh, cháy rừng C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể sinh vật D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5. Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A. Số lượng cá thể cao. B. Môi trường sống ấm áp. C. Khả năng sinh sản giảm. D. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ Câu 6. Loài nào sau đây có mối quan hệ cộng sinh: A. Cỏ dại và lúa nước B. Nấm và tảo C. Địa y và cây gỗ D. Bò và trâu Câu 7. Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thủy B. Xã hội công nghiệp C. Xã hội nông nghiệp D. Đáp án A và B đúng Câu 8. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. làm giảm lượng nước gây khô hạn. C. gây ô nhiễm môi trường. D. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. Câu 9. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất A. Than đá B. Dầu mỏ C. Mặt trời D. Khí đốt Câu 10: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C. Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Than đá và dầu lửa Câu 11.Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống là: A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu B. Cho ta nhiều gỗ C. Phủ xanh vùng đất trống D. Bảo vệ các loài động vật Câu 12: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là:
- A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất B. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng C. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất D. Tự do sang nhượng đất II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1.(2.5 điểm) Trong một hệ sinh thái, gồm có các sinh vật sau: cây cỏ, giun đất, ốc, chuột, rắn, mèo, vịt, gà, người. Em hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn và liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên. Đồng thời cho biết các thành phần dinh dưỡng và mắt xích chung trong lưới thức ăn trên. Câu 2.(2.5 điểm) Nêu một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? Câu 3.(2.0 điểm) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường gây tác hại như thế nào tới đời sống con người? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? -HẾT-
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC - LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM 3.0 1. A ; 2. A; 3. A; 4. D; 5.D; 6B; 7.C; 8A; 9C; 10B; 11A; 12C II. TỰ LUẬN 7.0 Câu 1 (2.5đ) • Sơ đồ lưới thức ăn 1.0 Giun đất gà cây cỏ ốc vịt người chuột rắn mèo • Chuỗi thức ăn (HS liệt kê 4 chuỗi thức ăn) 0.5 • Các thành phần dinh dưỡng: - Sinh vật sản xuất: cây cỏ 0.5 - Sinh vật tiêu thụ: + Tiêu thụ bậc 1: giun đất, ốc, chuột + Tiêu thụ bậc 2: gà, vịt, rắn, mèo + Tiêu thụ bặc 3: người • Mắt xích chung: cây cỏ, chuột, người 0.5 Câu 2 (2.5đ) * Một số nôi dung cơ bản về luật BVMT: a. Phòng chống suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi 1.0 trường ( chương 2) - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, nhăn chặn, khắc phục các hậu qủa xấu do con người và thên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam . b. Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi 1.0 trường ( chương 3 ) - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp . - Các tổ chức và cá nhân gây ra sư cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu qủa về mặt môi trường * Mỗi học sinh cần: - Ý thức hành động thực hiện tốt luật BVMT 0.5 - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt luật BVMT.
- Câu 3(2.0đ) * Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện 0.5 tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. * Tác hại của ô nhiễm môi trường: 0.75 -Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. -Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh. -Ô nhiễm môi trường góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật. * Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí: 0.75 - Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. -Xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu -Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống ô nhiễm -HẾT-
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (Đề tham khảo số 2) MÔN: Sinh học - LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây. D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. Câu 2. Yếu tố nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. vô sinh B. hữu sinh C. hữu sinh và vô sinh D. hữu cơ Câu 3. Tùy theo sự thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là: A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng Câu 4. Hai loài cùng sống với nhau và cả hai cùng có lợi là hình thức quan hệ: A. cạnh tranh B. cộng sinh C. hội sinh D. kí sinh Câu 5. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể sinh vật phụ thuộc vào: A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể Câu 6. Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật là: A. loài ưu thế B. loài đặc trưng C. loài phổ biến D.cả A, B, C đều đúng Câu 7. Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thủy là: A. hái lượm cây rừng và săn bắn động vật hoang dã B. biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể C. trồng cây lương thực D. chăn nuôi gia súc và hái lượm cây rừng Câu 8. Sự thay đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống con người và các sinh vật khác được gọi là: A. biến đổi môi trường B. ô nhiễm môi trường C.diễn thế sinh thái D. biến động môi trường Câu 9. Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất A.Than đá B. Dầu mỏ C. Suối nước nóng D. Khí đốt Câu 10: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A.Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
- C.Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Than đá và dầu lửa Câu 11. Đối với những vùng đất trống và đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là: A. trồng cây gây rừng B. chăn thả gia súc C.cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực D. làm nhà ở Câu 12. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xóa bỏ hành vi nào sau đây: A. Chăm sóc và bảo vệ rừng B. Du canh, du cư C. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường D. Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1.(2.5 điểm) Cho một sơ đồ lưới thức ăn sau: ( 3 ) ( 4 ) ( 2 ) ( 6 ) ( 5 ) ( 8 ) ( 1 ) ( 7 ) Biết các loài của lưới thức ăn trên là: Cáo, cây xanh, thỏ, gà, vi khuẩn phân giải, mèo, chuột và hổ. a. Hãy xác định tên sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn và nêu tên các mắt xích chung của lưới thức ăn (trừ cây xanh và vi khuẩn ) b. Liệt kê các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn trên Câu 2.(2.5 điểm) Thế nào tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Câu 3.(2.0 điểm) Hãy cho biết một số biện pháp mà con người có thể và cần phải thực hiện để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế phát triển dân số quá nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường? -HẾT-
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC - LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM 3.0 1. A ; 2. A; 3. D; 4. B; 5.A; 6A; 7.B; 8B; 9C; 10D; 11A; 12B II. TỰ LUẬN 7.0 Câu 1 (2.5đ) • Sơ đồ lưới thức ăn ( 3 ) ( 4 ) ( 2 ) (6 ) ( 5 ) ( 8 ) ( 1 ) ( 7 ) 1- Chuột; 2- cây xanh; 3- gà; 4- cáo 1.0 5- hổ ; 6- thỏ ; 7- mèo; 8- vi khuẩn • Mắt xích chung: cây xanh, cáo, thỏ, mèo 0.5 • Chuỗi thức ăn (HS liệt kê 5 chuỗi thức ăn) 1.0 Câu 2 (2.5đ) * Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn vật chất sơ khai 0.5 được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. * Các dạng tài nguyên thiên nhiên 1.0 ➢ Tài nguyên không tái sinh: là dạng TNTN sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD : than đá, dầu lửa, khí đốt ➢ Tài nguyên tái sinh : là dạng TNTN khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi trở lại. Ví dụ: Nước, đất, sinh vật * Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người 1.0 nhưng không phải là vô tận. Do vậy con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý để vừa phục vụ cho nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Câu 3(2.0đ) • Một số biện pháp: 1.0 - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên - Bảo vệ các loài sinh vật - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm - Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào cải tạo giống vật nuôi cây trồng.
- • Ý nghĩa: 1.0 ✓ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh: Thực hiện được điều này sẽ giảm rất nhiều quá trình khai thác rừng và các tài nguyên khác, đồng thời giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người tạo ra. ✓ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên: điều này tránh lãng phí tài nguyên; giúp quy hoạch hợp lý giữa việc khai thác sử dụng và bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên tái sinh vì sự phát triển bền vững. -HẾT-