Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tham_khao_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_l.doc
Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)
- UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề/ nội Cấp độ thấp Cấp độ cao dung TN TL TN TL TN TL TN TL Quyền tham - Nêu được thế nào là quyền tham gia Hiểu được ý nghĩa của Vận dụng để liên hệ thực - Biết đề xuất giải pháp giải gia quản lí nhà quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công quyền tham gia quản lí tế; nhận xét, đánh giá quyết vấn đề. nước, quản lí dân; các hình thức tham gia quản lí nhà nhà nước, quản lí xã hội hành vi của người khác. - Vận dụng để kể, liên hệ Biết tham gia quản lí nhà xã hội của công nước, quản lí xã hội của CD. của công dân. những gương tốt trong xã hội phù hợp với lứa cuộc sống và rút ra bài học. dân - Nêu được trách nhiệm của nhà nước và tuổi. của công dân trong việc đảm bảo và thực hịên quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của CD. Vi phạm pháp - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật, Hiểu, phân biệt được các Liên hệ bản thân, đánh Biết xử lí tình huống, liên luật và trách phân biệt các loại vi phạm pháp luật loại vi phạm pháp luật và giá, nhận xét thái độ, hành hệ, vận dụng và đề xuất nhiệm pháp lí - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp các loại trách nhiệm pháp vi của người khác. giải pháp giải quyết vấn đề. lí, cho ví dụ. của công dân lí, các loại trách nhiệm pháp lí. Nghĩa vụ bảo - Nêu được thế nào là bảo vệ tổ quốc, nội Hiểu nội dung, ý nghĩa Liên hệ, đánh giá hành vi - Biết xử lí tình huống và vệ tổ quốc dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. của bảo vệ tổ quốc. của bản thân và của người đề xuất giải pháp giải quyết - Nêu được một số quy định trong Hiến khác. vấn đề. pháp 2013 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa - Vận dụng để kể, liên hệ đổi và bổ sung) những gương tốt trong cuộc sống và rút ra bài học. Sống có đạo Nêu được khái niệm sống có đạo đức và Hiểu được ý nghĩa của Liên hệ, đánh giá hành vi - Biết xử lí tình huống và đức và tuân tuân theo pháp luật; mối quan hệ giữa việc sống có đạo đức và của bản thân và của người đề xuất giải pháp giải quyết theo pháp luật. đạo đức và pháp luật. tuân theo pháp luật; trách khác. vấn đề. nhiệm của thanh niên học - Vận dụng để kể, liên hệ sinh những gương tốt trong cuộc sống và rút ra bài học. 100%TSĐ: 10 30%TSĐ = 3 điểm 30%TSĐ = 3 điểm 20%TSĐ = 2 điểm 20%TSĐ = 2 điểm điểm
- TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: ĐỀ THAM KHẢO Đề số: 01 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 9 Thời gian làm bài:45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1. (0,5 điểm) Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình? a. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong bộ luật hình sự. b. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự. c. Người 18 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma túy. d. Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự. Câu 2. (0,5 điểm) Một trong bốn nội dung của bảo vệ tổ quốc là: a. nộp thuế cho Nhà nước. b. thực hiện nghĩa vụ quân sự. c. tham gia xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương. d. được quyền bầu cử, ứng cử. Câu 3. (0,5 điểm) Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? a. Của quân đội nhân dân. b. Của lực lượng vũ trang nhân dân. c. Của công dân trên 18 tuổi. d. Của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Câu 4. (0,5 điểm) Theo Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành (năm 2021). Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến: a. hết 18 tuổi. b. hết 25 tuổi. c. hết 26 tuổi. d. hết 27 tuổi. Câu 5. (0,5 điểm) Hành vi, việc làm nào dưới đây là sống có đạo đức? a. Không đi xe đạp vượt đèn đỏ. b. Lễ phép với thầy cô giáo. c. Không đua xe. d. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Câu 6. (0,5 điểm) Hành vi, việc làm nào sau đây vừa là biểu hiện sống có đạo dức, vừa là biểu hiện tuân theo pháp luật? a. Không đi xe đạp dàn hàng ngang. b. Tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Đội. c. Chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau. d. Không chạy quá tốc độ. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: Hai 'bóng hồng' xinh đẹp tình nguyện nhập ngũ “ Sáng 12.2, hơn 1.100 tân binh tỉnh Lâm Đồng nhập ngũ đợt 1 năm 2020. Trong đó, có 2 nữ tân binh tình nguyện nhập ngũ vừa tốt nghiệp đại học, gồm Nguyễn Trúc Sơn (ngụ xã
- Tân Văn, huyện Lâm Hà) và Trần Thị Thanh Thủy (ngụ TT.Liên Nghĩa, H.Đức Trọng). Nguyễn Trúc Sơn năm nay tròn 24 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường đại học Kiểm sát Hà Nội niên khóa 2015-2019, là một trong 2 nữ thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2020. Trúc Sơn có bố công tác trong quân đội nhiều năm.Thời sinh viên, Trúc Sơn từng tham gia trong BCH Đoàn trường, là Bí thư chi Đoàn lớp nên toát lên sự mạnh mẽ và tự tin. Dẫu vậy, khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ Trúc Sơn vẫn cảm thấy bồi hồi. “Em rất vinh dự tiếp nối bố khoác lên mình màu xanh áo lính. Vẫn biết phía trước sẽ là muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng em tin rằng mình đủ nghị lực để vượt qua”. Một “bóng hồng” khác đã lấy bằng cử nhân Quản trị du lịch của Trường đại học Đà Lạt và hiện hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là Trần Thị Thanh Thủy (TT.Liên Nghĩa, Đức Trọng) có chút lo lắng khi nhận lệnh gọi công dân nhập ngũ. “Em tin mình có thể vượt qua thử thách, gian khổ trong môi trường quân đội để rèn luyện cho mình bản lĩnh, mạnh mẽ hơn và hoàn thành tốt nghĩa vụ của một công dân đối với Tổ quốc”, Thủy chia sẻ ”. (Báo Thanh Niên, ngày 12/02/2020) a) Em có suy nghĩ như thế nào khi đọc bài viết trên? b) Từ bài viết trên và những kiến thức đã học, em hãy cho biết vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc ? Câu 2 (1,5 điểm) Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? Câu 3 (4 điểm) Tình huống: “Một thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ và lập biên bản”. a) Anh thanh niên đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm gì? Vì sao? b) Hãy liên hệ và cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện vi phạm pháp luật của học sinh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn những hiện tượng nêu trên? (nêu ít nhất 4 giải pháp) Hết
- TRƯỜNG THCS . KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC ĐỀ THAM KHẢO Đề số: 02 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 9 Thời gian làm bài:45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1. (0,5 điểm) Việc làm nào sau đây là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? a. Tham gia tuyên truyền chính sách của Nhà nước. b. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. c. Tham gia lao động công ích. d. Gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn (xóm). Câu 2. (0,5 điểm) Vi phạm pháp luật hình sự là gì? a. Là hành vi xâm phạm các quan hệ tài sản. b. Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. c. Là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. d. Là hành vi xâm phạm các quan hệ kỉ luật lao động. Câu 3. (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật hành chính? a. Cướp tài sản có giá trị lớn của người khác. b. Chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng. c. Buôn bán ma túy. d. Đi xa đạp dàn hàng ba, hàng bốn trên đường phố. Câu 4. (0,5 điểm) Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? a. 2 loại. b. 3 loại. c. 4 loại. d. 5 loại. Câu 5. (0,5 điểm) Một trong bốn nội dung của bảo vệ tổ quốc là: a. Xây dựng quốc phòng toàn dân. b. tham gia xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương. c. nộp thuế cho Nhà nước. d. được quyền bầu cử, ứng cử. Câu 6. (0,5 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau? “ Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Vi phạm pháp luật là gì? Có những loại vi phạm pháp luật nào? nêu ví dụ về mỗi loại? Câu 2 (1,5 điểm) Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung nào? Thế nào là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? Câu 3 (4 điểm) Tình huống:
- “ Toàn hiện đang là học sinh lớp 9 tại một trường trung học cơ sở trên địa bàn. Là con của một gia đình có kinh tế trung bình. Cha mẹ Toàn ngày đêm làm việc vất vả để nuôi Toàn ăn học nhưng Toàn thì ngược lại, thường cãi lời cha mẹ, không lo học hành, lêu lổng, nhiều lần Toàn lừa dối gia đình để cúp học đi chơi, cùng nhóm bạn tồ chức đua xe trái phép ”. a) Em có nhận xét gì về những hành vi và việc làm của bạn Toàn? Trong cuộc sống, em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đạo đức và tuân theo pháp luật? b) Hãy liên hệ và cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn những vấn đề nêu trên? (nêu ít nhất 4 giải pháp) Hết
- TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 01 trang) CÂ BIỂU ĐÁP ÁN (Đề số: 01) U ĐIỂM I TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) Câu= 0.5 Câu 1: a; Câu 2: b ; Câu 3: d; Câu 4: d; Câu 5: b; Câu 6: d (3điểm) II TỰ LUẬN (7 điểm ) Câu 1: (1,5 điểm ) * Suy nghĩ về của bài viết: 0.5 Học sinh tự nói lên suy nghĩ của bản thân : Trân trọng, khâm phục chị Sơn và chị Thủy tình nguyện, tự giác nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, biết cống hiến tài năng, trí tuệ phục vụ quân đội * Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc ? - Đất nước ta do ông cha ta đã bao đời xây dựng, chiến đấu mới có được. 0.5 - Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính, phá hoại Tổ quốc ta->Bảo vệ quyền lợi của mỗi người, góp phần xây dựng đất nước,thể hiện 0.5 tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc Câu 2 (1,5 điểm) * Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? -> Là quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và 0.5 xã hội. * Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã 1.0 hội. Câu 3 : ( 4 điểm ) a) Anh thanh niên đã vi phạm pháp luật hành chính->phải chịu trách nhiệm 1.0 hành chính * Vì sao: Vi phạm giao thông là vi phạm những nguyên tắc quản lí Nhà Nước 1.0 về giao thông không phải là tội phạm b) - Liên hệ: Học sinh tự nêu và đánh giá một số hành vi vi phạm pháp luật của hs như: vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, làm nhục người khác -> Là 1.0 những hành vi sai trái, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm đạo đức, pháp luật đáng phê phán, mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Đề xuất: + Mỗi hs cần có ý thức tôn trọng bản thân, tự giác chấp hành pháp luật. + Phối hợp phụ huynh, công an xử lý hs vi phạm. 1.0 + Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật.tuyên dương cá nhân thực hiện tốt. + Lên án hành vi vi phạm, báo cho giáo viên hs vi phạm, thành lập đội xung kích
- TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 01 trang) CÂ BIỂU ĐÁP ÁN (Đề số: 02) U ĐIỂM I TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) Câu= 0.5 Câu 1: d; Câu 2: c; Câu 3: d ; Câu 4: c; Câu 5: a; Câu 6: chủ quyền, xã hội chủ (3điểm) nghĩa II TỰ LUẬN (7 điểm ) Câu 1: (1,5 điểm ) * Vi phạm pháp luật là gì? Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực 0.5 hiện, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ * Có những loại vi phạm pháp luật nào? nêu ví dụ về mỗi loại? - Vi phạp pháp luật hình sự: ví dụ: buôn bán ma túy, tham ô tài sản nhà nước 1.0 - Vi phạp pháp luật hành chính: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường - Vi phạp pháp luật dân sự: tranh chấp tài sản thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ - Vi phạp kỉ luật: Vi phạm nội quy an toàn lao động, nghỉ học không có giấy xin phép Câu 2: (1,5 điểm ) * Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung nào? - Xây dựng quốc phòng toàn dân. 1.0 - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. * Thế nào là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? 0.5 Là làm những việc mà người công dân phải thực hiện theo quy định của pháp luật để góp phần bảo vệ tổ quốc Câu 3 : ( 4 điểm ) a) - Nhận xét: 1.0 Biểu hiện của Toàn là người thiếu đạo đức, không thực bổn phận làm con trong gia đình và không tuân theo các quy định của pháp luật-> đua xe - Rèn luyện: Hs tự liên hệ 1.0 b) - Liên hệ Học sinh tự nêu và đánh giá một số hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật hiện nay như: Không thực hiện trách nhiệm với cha mẹ; vi phạm 1.0 luật giao thông; bạo lực học đường; bạo lực gia đình; ứng xử thiếu văn hóa; làm nhục người khác -> là những hành vi sai trái vi phạm đạo đức, pháp luật đáng phê phán, mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Đề xuất: + Mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tự giác chấp hành pháp luật. 1.0 + Phối hợp công an xử lý vi phạm. + Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật.tuyên dương cá nhân thực hiện tốt. + Lên án hành vi vi phạm, báo cho giáo viên hs vi phạm, thành lập đội xung kích