Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)

docx 7 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_mon_vat_li_lop_9_co_dap.docx

Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 - MÔN VẬT LÍ LỚP 9 (Tham khảo) (Việc lập bảng trọng số là không bắt buộc, cần linh động theo phân phối chương trình của từng trường) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: 1. Biết được nguyên nhân gây ra sự 3. Phân biệt được thấu kính hội tụ và 5. Vẽ hình và tính Truyền tải điện hao phí điện năng khi truyền tải đi thấu kính phân kì toán khoảng cách từ năng đi xa - xa. 4. Tính toán với công thức ảnh đến thấu kính Thấu kính hội tụ P 2R (hoặc đến vật), 2. Biết đường truyền của tia sáng P và phân kì qua thấu kính hội tụ hoặc phân kì hp U2 chiều cao của ảnh (hoặc của vật) Số câu hỏi 2 1 1 1 5 Số điểm 1,0 0,5 1,0 2,0 4,5 Chủ đề 2: Mắt và 6. Nêu được biểu hiện của mắt cận 8. Sự phân tích ánh sáng bằng lăng 10. Kính lúp và số bội dụng cụ quang và cách khắc phục kính (hoặc đĩa CD). giác của kính lúp học; Ánh sáng và 7. Nêu được biểu hiện của mắt lão 9. Nêu kết quả sự trộn các ánh sáng tác dụng của ánh và cách khắc phục màu với nhau để được ánh sáng có sáng màu khác Số câu hỏi 2 1 1 1 1 6 Số điểm 1,0 1,0 0,5 1,0 2,0 5,5 TS câu hỏi 4 1 2 2 0 1 0 1 11 3,0 3,0 2,0 2,0 10 TS điểm (30%) (30%) (20%) (20%) (100%)
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 MÔN VẬT LÍ 9 (Tham khảo) (Hình thức trắc nghiệm khách quan 30% và tự luận 70%) ĐỀ SỐ 1 A> Trắc nghiệm (3,0điểm) 1. Tại sao khi truyền tải điện năng đi xa (hình 1) người ta thường dùng dây dẫn bằng đồng có tiết diện lớn? A. Giảm sự tỏa nhiệt trên đường dây dẫn, tránh hao phí điện năng. B. Vì đồng là vật liệu dẫn điện tốt nhất. C. Vì đồng là vật liệu rẻ tiền nên mang lại lợi ích về kinh tế. Hình 1: Tải điện đi xa D. Vì dây đồng không bị hoen rỉ do tác động của môi trường. 2. Tia tới đi qua tiêu điểm F của thấu kính hội tụ thì cho tia ló có đặc điểm gì? A. Đi qua tiêu điểm F. B. Song song với trục chính ∆. C. Truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. 3. Tại sao khi nhìn qua kính lúp (trong trường hợp như hình 2) thì thấy mắt của bạn học sinh to hơn? A. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ nên cho ảnh ảo to hơn. B. Vì kính lúp là thấu kính phân kì nên cho ảnh ảo to hơn. C. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ nên cho ảnh thật to hơn. D. Vì kính lúp là thấu kính phân kì nên cho ảnh thật to hơn. Hình 2: Học sinh quan sát qua kính lúp 4. Một học sinh bị cận thị nên phải đeo kính cận để khắc phục. Hỏi kính cận là thấu kính gì? A. Đó là kính hội tụ vì có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Đó là kính phân kì vì có phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. Đó là thấu kính phân kì vì có phần rìa dày hơn phần giữa. D. Đó là một thấu kính phẳng. 5. Một người lớn tuổi phải đeo kính lão. Đó là thấu kính gì? A. Kính có phần rìa xung quanh dày hơn phần ở giữa nên là thấu kính hội tụ. B. Kính có phần rìa xung quanh mỏng hơn phần ở giữa nên là thấu kính phân kì. C. Kính có bề mặt bị lõm nên là thấu kính phân kì. D. Kính có bề mặt bị lồi nên là thấu kính hội tụ. 6. Người ta có thể phân tích chùm sáng trắng hẹp bằng cách cho nó phản xạ trên bề mặt của dụng cụ nào sau đây? A. Kính cận. B. Kính lúp. C. Kính lão. D. Mặt ghi của đĩa CD. B> Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hãy nêu biểu hiện đặc trưng của mắt cận và mắt lão. Câu 2 (1 điểm): Nêu kết quả thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng và ánh sáng hồng. Câu 3 (2,0 điểm): - Kính lúp là gì? Người ta dùng kính lúp để làm gì? - Hãy tính số bội giác của kính lúp có tiêu cự f = 10cm.
  3. Câu 4 (1,0 điểm): Một nhà máy điện cần truyền tải một công suất 100kW với hiệu điện thế 10kV đến khu dân cư gần đó (hình 3). Biết điện trở của đường dây dẫn là 10Ω. Tính công suất hao phí điện năng trên đường dây tải điện đó. Hình 3: Điện được tải từ nhà máy đến các hộ dân cư Câu 5 (2 điểm): Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính ∆ của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm thì cho ảnh A’B’ hứng được trên màn và cao bằng vật. Hãy dựng ảnh A’B’ (theo tỉ lệ xích tùy ý) và tính khoảng cách từ ảnh đến vật. ___ Hết ___ (Chú ý: Những câu hỏi có kênh hình thì học sinh cần quan sát hình vẽ kĩ càng để có thêm thông tin trả lời)
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÍ 9 (Đáp án chỉ mang tính chất gợi ý, thầy cô linh động thực hiện) ĐỀ SỐ 1 A> TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B A C D D B>TỰ LUẬN (7,0 điểm) Nội dung trả lời Thang điểm Câu 1 (1,0 điểm): - Biểu hiện đặc trưng của tật mắt cận: Nhìn gần rõ, nhìn xa không rõ 0,5 điểm - Biểu hiện đặc trưng của tật mắt lão: Nhìn xa rõ, nhìn gần không rõ 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm): - Khi chiếu ánh sáng đỏ, lục và lam với cường độ như nhau lên màn 0,5 điểm hứng màu trắng thì ta thu được ánh sáng trắng. - Khi chiếu ánh sáng đỏ và lam với cường độ như nhau lên màn hứng 0,5 điểm màu trắng thì ta thu được ánh sáng hồng. Câu 3 (2,0 điểm): - Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn; kính dùng để quan sát các 1,0 điểm vật có chi tiết nhỏ. - G = 25/f = 25/10 = 2,5 1,0 điểm Câu 4 (1,0 điểm): Điện trở của đường dây dẫn điện: R = 10Ω 0,5 điểm P2R P hp U2 Tính theo công thức: 0,5 điểm Vậy công suất hao phí = 1000W Câu 5 (2,0 điểm): - Vẽ hình đúng 1,0 điểm - Tính đúng (dùng tính chất tam giác đồng dạng, tam giác bằng nhau ), 0,5 điểm ta được OA’ = 40cm Vậy ảnh cách vật một khoảng AA’ = 2.OA’ = 80cm 0,5 điểm Tổng điểm 10 điểm
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÍ 9 (Tham khảo) (Hình thức trắc nghiệm khách quan 30% và tự luận 70%) ĐỀ SỐ 2 A> Trắc nghiệm (3,0điểm) 1. Nguyên nhân xảy ra sự hao phí điện năng khi truyền tải đi xa (hình 1) là A. Do hiện tượng tỏa nhiệt trên dây dẫn điện quá lớn. B. Do hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn quá lớn. C. Do cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn quá nhỏ. D. Do điện trở của dây dẫn quá nhỏ. Hình 1: Tải điện đi xa 2. Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính hội tụ hoặc phân kì thì cho tia ló có đặc điểm gì? A. Đi qua tiêu điểm F. B. Song song với trục chính ∆. C. Truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. 3. Một bạn học sinh đang dùng thấu kính để quan sát (hình 2). Theo em đó là thấu kính gì? Vì sao? A. Đó là thấu kính phân kì vì cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Đó là thấu kính hội tụ vì cho ảnh ảo lớn hơn vật. C. Đó là thấu kính hội tụ vì cho ảnh thật nhỏ hơn vật. D. Đó là thấu kính phân kì vì cho ảnh ảo lớn hơn vật. Hình 2: Học sinh quan sát qua thấu kính 4. Một học sinh đeo kính cận, nó là một thấu kính phân kì vì A. kính có phần rìa xung quanh dày hơn phần ở giữa. B. kính có phần rìa xung quanh mỏng hơn phần ở giữa. C. kính biến đổi chùm tia tới song song với trục chính ∆ thành chùm tia ló hội tụ tại F. D. kính có bề mặt bị lồi. 5. Một người lớn tuổi phải đeo kính lão là thấu kính hội tụ và ta có thể nhận biết được vì A. kính có phần rìa xung quanh dày hơn phần ở giữa. B. kính có phần rìa xung quanh mỏng hơn phần ở giữa. C. kính biến đổi chùm tia tới song song với trục chính ∆ thành chùm tia ló phân kì. D. kính có bề mặt bị lõm. 6. Người ta có thể phân tích chùm sáng trắng hẹp bằng cách chiếu nó qua dụng cụ nào sau đây? A. Kính cận. B. Kính lúp. C. Kính lão. D. Lăng kính. B> Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hãy nêu nêu cách khắc phục tật mắt cận và mắt lão. Câu 2 (1 điểm): Nêu kết quả thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng và ánh sáng vàng. Câu 3 (2,0 điểm): - Kính lúp là gì? Người ta dùng kính lúp như hình 3 ở bên để làm gì? 5x - Hãy tính tiêu của kính lúp ở hình 3. Hình 3: Kính lúp cầm tay
  6. Câu 4 (1,0 điểm): Một nhà máy điện cần truyền tải một công suất 100kW với hiệu điện thế 10kV đến khu dân cư gần đó cách nhà máy 10km (hình vẽ). Biết cứ 1km dây dẫn này thì có điện trở là 0,5Ω. Tính công suất hao phí điện năng trên đường dây tải Hình 4: Điện được tải từ nhà máy đến các hộ dân cư điện đó. Câu 5 (2 điểm): Một vật sáng AB cao 10cm đặt vuông góc trục chính ∆ của thấu kính phân kì và sao cho điểm A nằm ngay tại tiêu điểm F của thấu kính thì cho ảnh A’B’. Hãy dựng ảnh A’B’ (theo tỉ lệ xích tùy ý) và tính chiều cao của ảnh này. ___ Hết ___ (Chú ý: Những câu hỏi có kênh hình thì học sinh cần quan sát hình vẽ kĩ càng để có thêm thông tin trả lời)
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÍ 9 (Đáp án chỉ mang tính chất gợi ý, thầy cô linh động thực hiện) ĐỀ SỐ 2 A> TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C B A B D B>TỰ LUẬN (7,0 điểm) Nội dung trả lời Thang điểm Câu 1 (1,0 điểm): - Khắc phục tật mắt cận: Đeo thấu kính phân kì có tiêu cự f = OCV 0,5 điểm - Khắc phục tật mắt lão: Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm): - Khi chiếu ánh sáng đỏ, lục và lam với cường độ như nhau lên màn 0,5 điểm hứng màu trắng thì ta thu được ánh sáng trắng. - Khi chiếu ánh sáng đỏ và lục với cường độ như nhau lên màn hứng 0,5 điểm màu trắng thì ta thu được ánh sáng vàng. Câu 3 (2,0 điểm): - Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn; kính dùng để quan sát các 1,0 điểm vật có chi tiết nhỏ. - f = 25/G = 25/5 = 5cm 1,0 điểm Câu 4 (1,0 điểm): 0,5 điểm Điện trở của đường dây dẫn điện: R = 2.0,5.10 = 10Ω P2R Php 2 Tính theo công thức: U 0,5 điểm Vậy công suất hao phí = 1000W Câu 5 (2,0 điểm): - Vẽ hình đúng 1,0 điểm - Tính đúng (dùng cặp tam giác đồng dạng hoặc tính chất đường trung bình trong tam giác), ta được A’B’ = 5cm 1,0 điểm Tổng điểm 10 điểm Biên soạn: Nguyễn Vũ Thanh Hải - Điện thoại: 0960877090